K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 10 2017

Nhắc đến ngày nhà giáo việt nam là nhắc đến một ngày trọng đại, ý nghĩa nhất trong những ngày ý nghĩa. Là ngày để toàn nhân loại hướng về các thầy cô-những người lái đò âm thâm, lặng lẽ, những người ươm mầm xanh cho đất nước. 
Đôn-ki-xtôi đã có câu nói nổi tiếng là “Dưới ánh hào quang của ánh sáng mặt trời, không có nghề nào cao quý bằng nghề dạy học”. Quả thật vậy, nghề dạy học là một nghề vô cùng cao quý, đào tạo nên nguồn nhân lực quyết định tới sự phát triển của đất nước. Vì vậy, khi ngày 20-11 đến, từ cụ già mái tóc bạc phơ đến những em thơ cắp sách đến trường, từ miền xuôi đến miền ngược, từ hải đảo xa xôi đến miền núi đều đến chúc mừng, thăm hỏi và tỏ lòng biết ơn vô hạn tời các thầy cô giáo của mình. 
Là những học sinh đang ngồi học dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, là những chủ nhân tương lai của đất nước, tập thể lớp 8D chúng em đã, đang và sẽ phấn đấu ra sức rèn luyện tài đức để trở thành những người công dân có ích cho xã hội, để không phụ lòng mong mỏi của các thầy cô, để 8D là một khóm hoa đẹp trong mái trường. Điều đó được thể hiện qua từng giờ học, sự tiến bộ qua các tuần học của lớp, phấn đấu thi đua giành những bông hoa điểm 10 tươi thắm nhất kính tặng thầy cô nhân ngày 20-11.Và hơn nữa, chúng em đang ấp ủ trong mình những ước mơ, hoài bão, đó cũng là một động lực giúp chúng em vươn lên.Với cá nhân em, em luôn có một ước mơ cháy bỏng là trở thành cô giáo để đem ánh sáng văn hoá về thắp lên những tâm hồn bé nhỏ của các em thơ tại huyện nhà, tiếp bước các thầy cô dìu dắt những em nhỏ trở thành ngưòi có ích cho xã hội.

26 tháng 10 2017

rất buồn và chán

ko đi còn hơn

25 tháng 10 2017
Ngày xuân con én đưa thoi

 Theo mình đây những nguyên nhân chính :

Suy thoái môi trường có nhiều nguyên nhân trong đó một phần do sự đói nghèo tác động nên. Đói nghèo luôn đi đôi với sự khan hiếm tài nguyên sản xuất dẫn đến tình trạng khai thác tài nguyên quá mức làm tăng tình trạng khan hiếm và suy thoái. Với khoảng 80% dân số sống ở nông thôn, Việt Nam là một nước phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên Đất nông nghiệp ở nhiều nơi thiếu nghiêm trọng và nhiều người phải sống dựa vào rừng, đời sống rất thấp khoảng 50% gia đình thuộc vào diện đói nghèo. Vì thiếu ruộng, thiếu vốn đầu tư những người nghèo đói thường phải đến sinh sống tạo những nơi có điều kiện không thuận lợi mà cần ít vốn đầu tư phải bóc lột đất và tài nguyên thiên nhiên để duy trì cuộc sống làm cho các loại tài nguyên nay dần bị suy thoái nhanh chóng. Nhưng cũng phải chứng tỏ một điều là: nghèo đói không đồng nghĩa với việc được tàn phá rừng như hoạt động khai thác gỗ, củi, đặc sản rừng để đem đi bán. Vì nghèo, không có đất sản xuất, không có vốn đầu tư, buộc họ phải tàn phá để rừng nuôi sống bản thân và gia đình mình đây là những nguyên nhân chính 

25 tháng 10 2017

Suy thoái môi trường có nhiều nguyên nhân trong đó một phần do sự đói nghèo tác động nên. Đói nghèo luôn đi đôi với sự khan hiếm tài nguyên sản xuất dẫn đến tình trạng khai thác tài nguyên quá mức làm tăng tình trạng khan hiếm và suy thoái. Với khoảng 80% dân số sống ở nông thôn, Việt Nam là một nước phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên Đất nông nghiệp ở nhiều nơi thiếu nghiêm trọng và nhiều người phải sống dựa vào rừng, đời sống rất thấp khoảng 50% gia đình thuộc vào diện đói nghèo. Vì thiếu ruộng, thiếu vốn đầu tư những người nghèo đói thường phải đến sinh sống tạo những nơi có điều kiện không thuận lợi mà cần ít vốn đầu tư phải bóc lột đất và tài nguyên thiên nhiên để duy trì cuộc sống làm cho các loại tài nguyên nay dần bị suy thoái nhanh chóng. Nhưng cũng phải chứng tỏ một điều là: nghèo đói không đồng nghĩa với việc được tàn phá rừng như hoạt động khai thác gỗ, củi, đặc sản rừng để đem đi bán. Vì nghèo, không có đất sản xuất, không có vốn đầu tư, buộc họ phải tàn phá để rừng nuôi sống bản thân và gia đình

25 tháng 10 2017

Gợi ý: Đặt ra giả định: Người thân đi xa (đi công tác? chuyển chổ tới nơi khác? Đã mất?)

  • Người thân: Người có kỉ niệm gắn bó sâu nặng quen thuộc và thân thiết...
  • Hình thức kể:
    • Một giấc mơ, trong giấc mơ gặp lại ai? Quan hệ như thế nào với mình? Người đó hiện đang ở đâu? làm gì? Khi gặp lại: Hình dáng? cử chỉ? nét mặt? động tác? lời nói...ra sao? (Tả người và hành động)
  • Kết thúc buổi găp gỡ như thế nào?

Dàn ý

1. Mở bài:

  • Em đi vào giấc mơ như thế nào? Lúc đó tâm trạng em như thế nào?
  • Em gặp lại người thân là ai? Quan hệ với em như thế nào? Cách xa bao lâu? Lí do gì xa cách em lâu thế? Cảm xúc của em khi gặp lại người thân?

2. Thân bài:

  • Giới thiệu chung về người thân: Người thân bây giờ ở đâu? Làm gì? Tình huống nào em gặp lại người thân?
  • Khi gặp lại quan sát thấy người thân như thế nào? Diện mạo? Hình dáng? Y phục? Cử chỉ? Nét mặt? Động tác? Lời nói...(Chủ yếu tả người và hành động)
  • Người thân có những nét gì khác so với lúc trước khi xa không? ( So sánh từ hình dáng bên ngoài với tính cách bên trong trước đó và bây giờ?)
  • Nhận xét và suy nghĩ của em.
  • Nhớ và kể lại những kỉ niệm gắn bó với người thân.
  • Em và người thân đã trò chuyện như thế nào? Nói với nhau những gì? (Kể lại sinh động và lồng vào cảm xúc)
  • Cuối buổi gặp gỡ những việc gì xảy ra? Cảm xúc của em?
  • Cái gì đã đánh thức em dậy? Tâm trạng em như thế nào? Cảm xúc lâu lắng?

3. Kết bài:

  • Giấc mơ tan biến_trở về hiện thực_ấn tượng sâu sắc nhất của em và người thân là gì?
  • Cảm xúc của em ra sao, khi nhớ lại cuộc gặp gỡ này?
  • Em có cảm nghĩ gì? Sẽ làm gì để người thân vui lòng?

Gợi ý bổ sung:

  • Có thể người thân đã qua đời: (Ông, bà, cô....)
    • Nhắc nhở em: Sống tốt, phấn đấu có tương lại sáng lạng hơn.
    • Là anh (hoặc chị) chết sớm (do lầm lỗi... hoặc tai nạn...) nhắc nhở em biết suy nghĩ chính chắn để có hành động đúng để người thân vui lòng ở cõi hư không ...

                                                    Bài làm

Những ngày đầu mùa đông, trời trở lạnh, em đi ngủ sớm hơn mọi khi. Em nằm bên cạnh bà và được nghe những câu hát mượt mà của ngày xưa bà thường hay hát. Chắng mấy chốc, giọng hát ngọt ngào ấy đã đưa em chìm sâu vào giấc ngủ. Trong giấc mơ, em thấy ông nội trở về trò chuyện cùng với em.

Ông nội em năm nay cũng khoảng 70 tuổi nhưng ông đã không còn từ khi em mới bỡ ngỡ bước vào lớp một. Thời gian trôi qua thật nhanh, thấm thoắt cũng đã gần chục năm rồi em không đuợc sống bên cạnh ông, không đuợc nghe giọng nói ồm ồm chứa đựng bao tình thương của ông.

Em vẫn nhớ như in giấc mơ hôm đó, em thấy ông nội với hình dáng gầy gầy thân quen đi về phía em đang học bài. Em vui sướng chạy ra ôm chầm lấy ông. Đôi bàn tây ấm áp của ông nhẹ nhàng xoa lên đầu em rồi ông dắt em từ bàn học ra chiếc ghế nhỏ ngày xưa hai ông cháu dạy nhau tập đọc đặt ở phòng ngoài. Đã lâu lắm rồi mà nhìn ông vẫn không thay đổi là bao so với trước. Khuôn mặt vấn rạng ngời phúc hậu đã xuất hiện thêm nhiều nếp nhăn. Đôi mắt sâu hơi mờ đi nhưng đôi tai ông vẫn còn tinh lắm. Dường nhu chỉ có mái tóc bạc thêm là thấy rõ vì dấu ấn thời gian.

Ông hỏi han về tình hình học tập của em có tốt không? Em tự hào kể cho ông nghe về những thành tích mà mình đã đạt được. Nói đến đâu ông cũng gật đầu tỏ vẻ hài lòng và khen em đã có tiến bộ hơn ngày trước rất nhiều. Em cảm thấy ông rất vui và hãnh diện vì mình. Song ông vẫn nhắc nhở em phải biết lấy đó làm động lực để mình cố gắng. Ông mong em luôn chăm chỉ học tập, rèn luyện bản thân, không lúc nào được nguôi nhớ công ơn sinh thành và nuôi dưỡng của bố mẹ, thầy cô. Em ngồi im lặng và thấm thía những lời dạy đầy ý nghĩa của ông vào tâm trí. Rồi em hỏi thăm sức khoẻ của ông. Ông nói rằng ông rất khoẻ và luôn nhớ về mọi người. Ông hy vọng rằng em sẽ thay ông chăm sóc bà thật tốt. Em cảm động lắm, không biết nói gì em chỉ biết nhìn ông và gật đầu thay cho câu trả lời của mình. Ngồi nói chuyện được khá lâu, ông kể tiếp cho em nghe nhiều câu chuyện hay mà ngày trước ông vấn thường hay kể. hai ông cháu nói chuyện vui vẻ, giọng nói và tiếng cười ấm áp của ông vang khắp căn nhà bé nhỏ.

Trời về khuya hơn, màn đêm yên ắng, tĩnh mịch lạ thường. Em hỏi ông hay nói đúng hơn nó là lời trách móc ngây thơ rằng: "Sao ông không thường xuyên về thăm gia đình hay là ông đã quên mọi người? Lần này về ông phải ở đây thật lâu để chơi với chúng cháu". Ông khẽ nói với em rằng: "Hãy nhớ ông luôn ở bên cạnh mọi người". Nói xong, ông lẳng lặng bước ra cửa, vì sợ phải xa ông em vội chạy theo nhưng hình ảnh ông cứ xa dần, chỉ thỉnh thoảng ông ngoảnh lại vẫy tay tạm biệt. Em khóc gọi theo ông. Thấy mình khóc, em tỉnh dậy thì ra những gì mình vừa thấy chỉ là mơ. Đó là một giấc mơ mà em không bao giờ quên được.

Em sẽ luôn ghi nhớ và trân trọng giấc mơ quý giá này. Em tin rằng dù không có thật nhưng mỗi lời nói, cử chỉ ông dành cho em đều là động lực để em vươn lên trong cuộc sống.

25 tháng 10 2017

Ông ngoại là người rất thân yêu đối với em. Trong suốt quãng đời thơ ấu của mình, hình ảnh ông là hình ảnh thân thương yêu quý nhất trong tâm trí em. Ông cho em ăn, ru em ngủ, dạy em vẽ nhà, chơi trò chơi với em. Vậy mà giờ đây, ông không còn bên em nữa. ông ra đi trong một chiều chủ nhật thật lặng lẽ. Tuy ông đã mất nhưng em vẫn mong phép lạ xảy ra, ống có thể trở về và em đã gặp lại ông trong một giấc mơ của mình.

Hôm đó, em học rất mệt nên đi ngủ sớm. Sau khi nhắm mắt lại, em thấy mình chìm sâu vào giấc ngủ. Bỗng trước mắt em hiện ra khu vườn thân thương của nhà ông ngoại. Đúng là khu vườn ấy rồi. Góc vườn là cây khế ngọt ông thường hái cho em ăn. Lá cây vẫn xanh mướt và trên cành xuất hiện những quả khế nho nhỏ, xanh xanh. Còn giữa vườn là cây hồng xiêm là cây mà ông ngoại cưng nhất. Rồi hai cây bưởi mẹ con, chỗ rau ngải cứu mọc sát đất, cả cày liễu lá dài đến cây xoài đang trổ hoa vẫn nguyên như lúc em còn bé, ở dưới quê với ông ngoại. Trong khu vườn này, ông đã cùng em chăm sóc những cây xanh cho chúng lớn, ra hoa, kết quả. ông dạy em biết giá trị khi làm việc, đó là niềm vui, niềm Tự hào khi thấy cây mình bỏ công chăm sóc cho ra những trái ngọt đầu tiên. Nhìn khu vườn, bao nhiêu kỉ niệm với ông ngoại lại ùa về trong tâm trí em. Em thấy nhớ ông quá và đột nhiên em cất tiếng gọi – một tiếng gọi từ trái tim, em gọi thật to: Ông ơi! Bỗng òng từ từ hiện ra. Vì không tin vào mắt mình, em đưa tay lên dụi mắt. Và ông cất tiếng gọi: Bó cún của ông, ông đây mà. Đúng là giọng nói thân thương của ông rồi. Cái giọng nói đã từng mất đi bây giờ lại trở lại bên em. Em chạy thật nhanh ra chỗ ông. Lúc ấy không hiểu sao miệng em thì cười còn mắt lại đầy nước mắt. Em nhào vào lòng ông, khóc thật to. Ông xoa đầu em thật nhẹ: Cháu đừng khóc nữa, đừng khóc nữa, ông ở đây mà. Em ngửng mặt lên nhìn ông. Tóc ông vẫn bạc trắng như ngày xưa. Em còn nhớ hồi bé mỗi lần nghịch tóc ông, em lại ngô nghê hỏi: Sao tóc ông trắng thế?

Tuy ông đã ra đi nhưng cuối cùng em cũng đã hiểu ra, trước khi ông ra đi ông đã để lại cho cháu hai món quà. Món quà của sự trí thức, ông ra đi nhưng cháu vẫn thấy linh hồn ông đang ở bên cháu. Còn món quà nữa đó là khu vườn nhỏ mà ông đã chăm chút khi còn sống. Và em luôn tin rằng: Dù ông không còn nữa nhưng linh hồn ông vẫn sẽ còn hiện diện ngay ở bên cạnh tôi, với vườn cây đầy hoa trái mà ông trồng.

a;Phân tích bài thơ sau Không có kính không phải vì xe không có kínhBom giật, bom rung kính vỡ đi rồiUng dung buồng lái ta ngồi,Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắngNhìn thấy con đường chạy thẳng vào timThấy sao trời và đột ngột cánh chimNhư sa, như ùa vào buồng láiKhông có kính, ừ thì có bụi,Bụi phun tóc trắng như người giàChưa cần rửa, phì phèo châm điếu...
Đọc tiếp

a;Phân tích bài thơ sau

 

Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi,
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa, như ùa vào buồng lái

Không có kính, ừ thì có bụi,
Bụi phun tóc trắng như người già
Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.

Không có kính, ừ thì ướt áo
Mưa tuôn, mưa xối như ngòai trời
Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa
Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi.

Những chiếc xe từ trong bom rơi
Ðã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.

Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm.

Không có kính, rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.

b:Chỉ rõ giá trị nghệ thuật và giá trị nội dung có trong bài thơ trên

c; Phân tích câu thơ cuối của bài thơ

d:Đừng chép sách hay chép mạng

3
27 tháng 10 2017

a) Phạm Tiến Duật là một trong những nhà thơ trẻ tiêu biểu trong những năm kháng chiến chống Mĩ. Với phong cách trẻ sôi nổi, hồn nhiên mà sâu sắc, những bài thơ viết về hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam qua hình tượng những cô gái thanh niên xung phong và những anh bộ đội trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kì kháng chiến đã để lại trong người đọc ấn tượng sâu đậm. Bài thơ về tiểu đội xe không kính là một bài thơ như thế.

Những chiếc xe không có kính - hình ảnh thơ độc đáo đã khiến cho nhan đề bài thơ trở nên hết sức đặc biệt - tưởng chừng như tác giả sắp viết một câu truyện dài vậy. Hình ảnh ấy đã làm nổi bật lên hình tượng những người lính trẻ, những người lái xe ở thời kì đó: trẻ trung, sôi nổi và có gì đó ngang tàng, hóm hỉnh. Không biết nhà thơ đã bao giờ ngồi trong buồng lái hay trực tiếp cầm vô lăng chưa mà giọng thơ lại sôi động, tự nhiên và đầy hứng khởi đến vậy?

Không có kính không phải vì xe không có kính

Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi

Từ ngôn từ, phong cách, nội dung đến nhịp điệu thơ đều rất tự nhiên, mộc mạc, có sức gợi tả, gợi cầm. Câu thơ làm hiện lên trước mắt người đọc một hình ảnh lạ lùng: những chiếc xe không kính. Mặt khác, lời giải thích của tác giả về những chiếc xe đặc biệt ấy cũng rất đỗi chân thực đến gần như là lột trần ra một chiếc xe đã bị phá huỷ bởi bom giật, bom rung - những động từ mạnh làm nổi bật hình ảnh và ý thơ. Hai câu thơ thật tự nhiên, không có hình ảnh hoa mĩ, tráng lệ, không có hình ảnh tượng trưng, giọng thơ có chút gì đó ngang tàng tạo nên điểm khởi dầu đầy ấn tượng cho bài thơ. Rồi ở khổ cuối cùng của bài thơ, Phạm Tiến Duật lại một lần nữa tái hiện lại hình ảnh chiếc xe:

Không có kính rồi xe không có đèn

 Không có mui xe, thùng xe có xước,

Những chiếc xe ấy bị biến dạng, bị phá huỷ gần như là toàn bộ. Bom đạn, chiến tranh mới khốc liệt làm sao: sắt thép còn như thế nữa thì huống chi con người. Vậy mà, những chiếc xe ấy, dưới con mắt của Phạm Tiến Duật, vẫn hiện lên một cách rất độc đáo, rất có hồn, rất ngang tàng. Và vô hình trung, chúng đã trở thành biểu tượng đặc trưng của cuộc kháng chiến chông Mĩ. Và có lẽ vì thế, mà chúng dã làm nổi bật lên hình ảnh những người lính lái xe – thế hệ trẻ Việt Nam hiện lên trong cuộc kháng chiến trường kì. Thơ như lời nói, lời kể chân tình:

Ung dung buồng lái ta ngồi,

    Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.

Nhịp thơ ngắn, nhanh, điệp từ nhìn lặp lại tạo nên tiết tấu hết sức sinh động cho câu thơ. Rồi sau đó, lại là lời kể về những sự vật được nhìn thấy trên đường:

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng

          Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim

    Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

 Như sa như ùa vào buồng lái.

Những người lính lái xe vẫn ung dung, vẫn nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng. Lời thơ mà nhịp nhàng, sôi nổi như lời ca, tiếng hát, khiến không khí bài thơ thật vui tươi, sôi động.

Khi chiếc xe đã bị phá huỷ, nát tan đến như vậy thì biêt bao khó khăn đã nảy sinh cũng chỉ vì xe không có kính:

Không có kính, ừ thì có bụi,

      Bụi phun tóc trắng như người già

Không có kính, ừ thì ướt áo

        Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời

Thế nhưng, không có kính thì tác giả lại có bụi rồi có mưa tuôn, mưa xối. Cấu trúc thơ lặp đi lặp lại - ừ thì - đã làm toát lên thái độ bất chấp, không hề run sợ, coi thường mọi khó khăn. Những câu thơ như vang lên tiếng cười vui vẻ, cười để lạc quan yêu đời, để phớt lờ mọi khó khăn, để động viên mình và động viên đồng đội. Và niềm lạc quan ấy còn được thể hiện bằng hành động:

Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc

Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.

Và:

   Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa

 Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi.

Giọng thơ âm vang rộn rã, tràn đầy sức sống sôi nổi của tuổi mười tám, đôi mươi. Những người lính trẻ ấy thật kiên cường và trẻ trung, hóm hỉnh. Không chỉ vậy, họ còn là những người đồng chí gắn bó keo sơn, khăng khít. Sự tụ họp lại của những chiếc xe đồng cảnh ngộ đã gắn kết những người lính lại với nhau và qua của kính vỡ họ làm quen với nhau:

Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.

Chao ôi! Kì lạ làm sao! Những con người ấy vốn dĩ không hề quen biết vậy mà giờ đây, trong gian khổ, họ thân thiết gắn bó, họ chào nhau như những người bạn đã quen. Và rồi kỉ niệm như ùa về trong tâm trí nhà thơ. Có lẽ vì ông cũng là một người lính nên ông thấu hiểu, đồng cảm tình đồng đội, đồng chí:

Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy

Gia đình - hai tiếng thân thương gợi hình ảnh những con người cùng huyết thống. Họ, những người lính Trường Sơn ấy, cũng mang trong mình dòng máu nóng - dòng máu sôi sục khát vọng giải phóng miền Nam, giải phóng đất nước:

     Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

Chỉ cần trong xe có một trái tim.

Tuy chiếc xe có bị phá huỷ, nát tan đến mức nào, dù gian khổ khó khăn bao nhiêu, nhưng chỉ cấn trong xe có một trái tim. Đúng vậy! Chính tình yêu Tổ quốc đã cầm lái, đã là động lực thúc đẩy, giúp những người lính có thêm sức mạnh trước mỗi khó khăn. Lời thơ nhẹ nhàng như một lời khẳng định chắc nịch, ngắn gọn. Câu thơ kết của bài thơ có lẽ là câu thơ hay nhất đã kết lại sức mạnh của con người chính là ở tình yêu, tình yêu Tổ quốc, tình thương đồng bào và tình yêu hoá thành ý chí - kiên cường và vững bền. Nhưng đồng thời, nó cũng mở ra, gợi ra cánh cửa ánh sáng: miền Nam, nơi mà người dân đang trông ngóng cách mạng trong từng khoảnh khắc.

Phạm Tiến Duật với lời thơ, chất thơ trẻ trung, ngang tàng, nghịch ngợm, có phần tếu táo đã làm cho bài thơ trở nên thật đặc biệt, rất có hồn. Ngôn từ giản dị, thơ mà có nhạc, trong nhạc có thơ, hình ảnh sáng tạo mà vẫn đầy chân thực... Tất cả những yếu tố đó đã tạo nên dấu ấn đặc trưng cho tác phẩm - in sâu trong tâm trí người đọc một thế hệ trẻ anh hùng. Trong những năm kháng chiến chống Mĩ gian khổ, ác liệt.



 

5 tháng 11 2017

Giải như sau.

(1)+(2)⇔x2−2x+1+√x2−2x+5=y2+√y2+4⇔(x2−2x+5)+√x2−2x+5=y2+4+√y2+4⇔√y2+4=√x2−2x+5⇒x=3y(1)+(2)⇔x2−2x+1+x2−2x+5=y2+y2+4⇔(x2−2x+5)+x2−2x+5=y2+4+y2+4⇔y2+4=x2−2x+5⇒x=3y

⇔√y2+4=√x2−2x+5⇔y2+4=x2−2x+5, chỗ này do hàm số f(x)=t2+tf(x)=t2+t đồng biến ∀t≥0∀t≥0
Công việc còn lại là của bạn ! 

25 tháng 10 2017

Thúy Kiều là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, sống êm ấm cùng cha mẹ và 2 em là Thúy Vân và Vương Quan. Trong buổi du xuân, Kiều gặp Kim Trọng, thề nguyền đính ước với nhau. 
Kim Trọng về quê chịu tang chú, gia đình Kiều bị mắc oan, Kiều phải bán mình chuộc cha. Kiều bị Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh lừa đẩy vào lầu xanh, được Thúc Sinh cúư khỏi lầu xanh nhưng bị Hoạn Thư ghen, Kiều phải trốn đi nương náu ở chùa Giác Duyên. Vô tình Kiều lại rơi vào tay Bạc Hạnh, Bạc Bà phải vào lầu xanh lần thứ 2. Kiều gặp Từ Hải. Từ Hải lấy Kiều làm vợ, giúp Kiều báo ân báo oán. Từ Hải mắc lừa Hồ Tôn Hiến, bị giết. Kiều bị bắt ép gả cho tên thổ quan. Nàng tủi nhục trầm mình ở sông Tiền Đường, Được sư Giác Duyên cứu, nương nhờ cửa Phật lần thứ 2. 
Kim Trọng trở lại, kết duyên với Thúy Vân nhưng vẫn đi tìm Kiều. Nhờ sư Giác Duyên, Kim-Kiều gặp nhau, gia đình đoàn tụ. Kim gặp Kiều đổi tình yêu thành tình bạn.

25 tháng 10 2017

Thúy Kiều, nhân vật chính trong Truyện Kiều, một cô gái tài sắc vẹn toàn, có tâm hồn cao thượng. Nhân dịp du xuân, nàng gặp Kim Trọng, một thanh niên hào hoa phong nhã. Hai người yêu nhau và cùng nhau thề nguyền thủy chung. Nhưng tai họa bất ngờ ập đến với Kiều. Gia đình bị nạn. Kiều tự nguyện bán mình chuộc cha. Bị bọn Mã Giám Sinh và Tú Bà đưa vào lầu xanh. Kiều định tự tử để thoát khỏi cảnh ô nhục nhưng không được. Sau lần mắc mưu Sở Khanh đi trốn bị bắt lại, bị đánh đập tàn nhẫn, nàng đành chịu tiếp khách. Ít lâu sau, Kiều được Thúc Sinh – một kẻ giàu có say mê nàng, chuộc nàng về làm vợ lẽ. Nhưng chưa được một năm Kiều lại bị Hoạn Thư, vợ cả của Thúc Sinh, bày mưu bắt về hành hạ. Nàng bị bắt làm con ở hầu rượu gảy đàn mua vui cho vợ chồng ả. Khổ nhục quá, Kiều bỏ trốn khỏi nhà Hoạn Thư nhưng lại lọt vào một lầu xanh khác. Ở đây, nàng gặp Từ Hải và trở thành vợ người anh hùng này. Phất cờ khởi nghĩa, hùng cứ một phương, Từ Hải giúp Kiều báo ân báo oán. Nhưng cũng chẳng bao lâu, Kiều bị mắc lừa Hồ Tôn Hiến, nàng khuyên Từ Hải ra hàng phục triều đình, Từ Hải bị phản bội và chết đứng.

Kiều bị làm nhục và bị ép gả cho một viên thổ quan. Đau xót và tủi nhục, nàng đã tự tử ở sông Tiền Đường nhưng lại được sư Giác Duyên cứu sống. Kim Trọng và gia đình Thúy Kiều đi tìm.

Sau mười lăm năm trời lưu lạc, Kiều trở lại sum họp với gia đình. Nàng từ chối không chắp nối mối duyên xưa cùng Kim Trọng mà họ trở thành bạn bè để giữ tình cảm cho được trong sáng và đẹp đẽ.

bạn ấy làm đúng rồi đó

24 tháng 10 2017

a) Thuận lợi:
– Đất badan diện tích rộng, màu mỡ, thích hợp với cây công nghiệp lâu năm.
– Có những mặt bằng rộng lớn, thuận lợi cho thành lập các vùng chuyên canh quy mô lớn…
– Khí hậu cận xích đạo, nhiệt lượng dồi dào cùng với nguồn nước phong phú, là điều kiện thuận lợi cho cây trồng phát triển; mùa khô kéo dài thuận lợi cho phơi sấy.
– Nhiệt, ẩm có sự phân hóa theo độ cao thuận lợi cho trồng cả cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su…) và cây có nguồn gốc cận nhiệt (chè…).

b) Khó khăn:
– Mùa khô kéo dài gây trở ngại lớn cho sản xuất.
– Mùa mưa gây xói mòn đất, nhất là ở những nơi mất lớp phủ thực vật

k mk  nha ahihi :D

24 tháng 10 2017

Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

24 tháng 10 2017

Hỏi linh ta linh tinh!

24 tháng 10 2017

mk nè hihi

24 tháng 10 2017

thang than kinh

24 tháng 10 2017

Nguyễn Trãi (1380-1442) là nhà chính trị nổi tiếng. Ông đỗ Thái học sinh và ra làm quan dưới thời Hồ. Tuy gia thế hiển hách- mẹ là con quan Tư đồ Trần Nguyên Đán, cha là Nguyễn Ứng Long cũng làm quan lớn dưới triều nhà Trần nhưng Nguyễn Trãi sớm chịu nhừng mất mát đau thương: tang mẹ lúc 5 tuổi, sau đó ông ngoại qua đời khi Nguyễn Trãi mới 10 tuổi. Sau khi đỗ Thái học sinh, ông cùng cha ra làm quan dưới triều nhà Hồ.

Năm 1407, giặc Minh xâm chiếm nước ta, cha ông bi bắt sang TQ, Nguyễn Trãi trốn thoát về đầu quân cho Lê Lợi. Tùy là người trung thành nhưng vì “ nợ nước, thù nhà” ông đành làm kẻ phản chủ. Dưới sự giúp đỡ của Nguyễn Trãi, quân Lam Sơn giành được thắng lợi. Ông hăm hở giúp vua việc nước nhưng bị gian thần ghen ghét, bị nghi ngờ, không được tin dùng nhiều. Năm 1439, NGuyễn Trãi xin về ở ẩn, nhưng đến 1440, vua trẻ Lê Thái Tông lại mời ông ra giúp nước. Năm 1442, nhà vua đi duyệt võ ở Chí Linh, có ghé thăm Nguyễn Trãi ở Côn Sơn, rồi đột ngột băng hà ở Lệ Chi Viên. Nguyễn Trãi bị gian thần vu cho tội giết vua và bị xử án tru di tam tộc.

Đến năm 1464, vua Lê Thánh Tông minh oan cho Nguyễn Trãi, tìm con cháu, sưu tầm lại thơ văn của ông và khẳng định nhân cách, tấm lòng, tâm hồn lớn của Nguyễn Trãi với câu nói nổi tiếng “Ức Trai tâm thượng quang khuê tảo”.

Nguyễn Trãi còn là một nhà văn, nhà thơ tài ba. Ông là tác giả xuất sắc về nhiều thể loại văn học cả ở lĩnh vực chữ Hán và chữ Nôm . Ông để lại một khối lượng sáng tác lớn với nhiều tác phẩm có giá trị. Đó là “Đại cáo bình Ngô”, “Quân trung từ mệnh tập”, “Lam Sơn thực lục”, “Ức Trai thi tập”, “Quốc âm thi tập”,…

Nguyễn trãi- nhà văn chính luận kiệt xuất. Với tác phẩm “ Bình Ngô Đại Cáo” được coi là bản tiên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc. Các tác phẩm chính luận của Nguyễn Trãi có luận điểm vững chắc, lập luận sắc bén, giọng điệu linh hoạt. Trong đó luận điểm cơ bản cốt lõi là tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước thương dân. Văn chính luận của Nguyễn Trãi đạt tới trình độ nghệ thuật mẫu mực từ việc xác định đối tượng, mục đích để sử dụng bút pháp thích hợp đến kết cấu chật chẽ, lập luân sắc bén.

Ông còn là nhà thơ trữ tình sâu sắc. Thơ ông bộc lộ tâm hồn, con người ông từ khía cạnh bình thường, trần thế hòa quyện với con người anh hùng vĩ đại. Đọc thơ Nguyễn Trãi, ta thấy những nỗi ưu tư trăn trở về dân về nước, thấy được khí tiết thanh cao, lòng yêu thiên nhiên cây cỏ của ông.

Nguyễn Trãi được coi là một thiên tài văn học, văn chương của ông hội tụ hai nguồn cảm hứng lớn của văn học dân tộc là yêu nước và nhân đạo. Ông đem đến cho nền văn học dân tộc thơ Đường luật viết bằng chữ Nôm, gốm phần làm cho tiếng Việt trở thành ngôn ngữ văn học giàu va đẹp. Năm 1980,Nguyễn Trãi được tổ chức Giáo dục , Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới.

24 tháng 10 2017

Nguyễn Trãi (1380-1442) là nhà chính trị nổi tiếng. Ông đỗ Thái học sinh và ra làm quan dưới thời Hồ. Tuy gia thế hiển hách- mẹ là con quan Tư đồ Trần Nguyên Đán, cha là Nguyễn Ứng Long cũng làm quan lớn dưới triều nhà Trần nhưng Nguyễn Trãi sớm chịu nhừng mất mát đau thương: tang mẹ lúc 5 tuổi, sau đó ông ngoại qua đời khi Nguyễn Trãi mới 10 tuổi. Sau khi đỗ Thái học sinh, ông cùng cha ra làm quan dưới triều nhà Hồ.

Năm 1407, giặc Minh xâm chiếm nước ta, cha ông bi bắt sang TQ, Nguyễn Trãi trốn thoát về đầu quân cho Lê Lợi. Tùy là người trung thành nhưng vì “ nợ nước, thù nhà” ông đành làm kẻ phản chủ. Dưới sự giúp đỡ của Nguyễn Trãi, quân Lam Sơn giành được thắng lợi. Ông hăm hở giúp vua việc nước nhưng bị gian thần ghen ghét, bị nghi ngờ, không được tin dùng nhiều. Năm 1439, NGuyễn Trãi xin về ở ẩn, nhưng đến 1440, vua trẻ Lê Thái Tông lại mời ông ra giúp nước. Năm 1442, nhà vua đi duyệt võ ở Chí Linh, có ghé thăm Nguyễn Trãi ở Côn Sơn, rồi đột ngột băng hà ở Lệ Chi Viên. Nguyễn Trãi bị gian thần vu cho tội giết vua và bị xử án tru di tam tộc.

Đến năm 1464, vua Lê Thánh Tông minh oan cho Nguyễn Trãi, tìm con cháu, sưu tầm lại thơ văn của ông và khẳng định nhân cách, tấm lòng, tâm hồn lớn của Nguyễn Trãi với câu nói nổi tiếng “Ức Trai tâm thượng quang khuê tảo”.

Nguyễn Trãi còn là một nhà văn, nhà thơ tài ba. Ông là tác giả xuất sắc về nhiều thể loại văn học cả ở lĩnh vực chữ Hán và chữ Nôm . Ông để lại một khối lượng sáng tác lớn với nhiều tác phẩm có giá trị. Đó là “Đại cáo bình Ngô”, “Quân trung từ mệnh tập”, “Lam Sơn thực lục”, “Ức Trai thi tập”, “Quốc âm thi tập”,…

Nguyễn trãi- nhà văn chính luận kiệt xuất. Với tác phẩm “ Bình Ngô Đại Cáo” được coi là bản tiên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc. Các tác phẩm chính luận của Nguyễn Trãi có luận điểm vững chắc, lập luận sắc bén, giọng điệu linh hoạt. Trong đó luận điểm cơ bản cốt lõi là tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước thương dân. Văn chính luận của Nguyễn Trãi đạt tới trình độ nghệ thuật mẫu mực từ việc xác định đối tượng, mục đích để sử dụng bút pháp thích hợp đến kết cấu chật chẽ, lập luân sắc bén.

Ông còn là nhà thơ trữ tình sâu sắc. Thơ ông bộc lộ tâm hồn, con người ông từ khía cạnh bình thường, trần thế hòa quyện với con người anh hùng vĩ đại. Đọc thơ Nguyễn Trãi, ta thấy những nỗi ưu tư trăn trở về dân về nước, thấy được khí tiết thanh cao, lòng yêu thiên nhiên cây cỏ của ông.

Nguyễn Trãi được coi là một thiên tài văn học, văn chương của ông hội tụ hai nguồn cảm hứng lớn của văn học dân tộc là yêu nước và nhân đạo. Ông đem đến cho nền văn học dân tộc thơ Đường luật viết bằng chữ Nôm, gốm phần làm cho tiếng Việt trở thành ngôn ngữ văn học giàu va đẹp. Năm 1980,Nguyễn Trãi được tổ chức Giáo dục , Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới.