K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

mik tra lời rùi đó nha!bn cứ lặp đi lặp lại câu hỏi này hoài!

Trả lời :
  Câu tục ngữ có 8 chữ chia thành 2 vế đối nhau, chữ “hay” vần với chữ “cày”: “Có học mới hay // có cày mới biết”. Vế 1 nói về việc học chữ, học văn hóa: vế 2 nói về học trong lao động, học cày, học làm ruộng. Nghề nông là nghề chính rất lâu đời của nhân dân ta. Câu tục ngữ này còn nêu lên bài học: học đi đôi với hành, học văn hóa kết hợp với học trong lao động sản xuất.

hok tốt

28 tháng 7 2021

-Đề nghị, cầu khiến, nhấn mạnh : làm nổi bật lên câu đó.

-Nếu dùng dấu chấm thfi chỉ đơn giản kết thúc một câu. Nó ko làm nổi bật như khi dùng dấu chấm thang.

    @Chúc bạn học tốt!.

vì đây là câu cảm phán 

Hi vọng là một thứ rất tuyệt diệu. Hi vọng cong, xoắn, thỉnh thoảng nó khuất đi, nhưng hiếm khi nó tan vỡ… Hi vọng duy trì cuộc sống của chúng ta mà không có gì có thể thay thế được… Hi vọng cho chúng ta có thể thể tiếp tục, cho chúng ta can đảm để tiến lên phía trước, khi chúng ta tự nhủ là mình sắp bỏ cuộc…          Hi vọng đặt nụ cười lên gương mặt chúng ta khi mà trái tim...
Đọc tiếp

Hi vọng là một thứ rất tuyệt diệu. Hi vọng cong, xoắn, thỉnh thoảng nó khuất đi, nhưng hiếm khi nó tan vỡ… Hi vọng duy trì cuộc sống của chúng ta mà không có gì có thể thay thế được… Hi vọng cho chúng ta có thể thể tiếp tục, cho chúng ta can đảm để tiến lên phía trước, khi chúng ta tự nhủ là mình sắp bỏ cuộc…

          Hi vọng đặt nụ cười lên gương mặt chúng ta khi mà trái tim không chủ động được điều đó…

          Hi vọng đặt đôi chân chúng ta lên con đường mà mắt chúng ta không nhìn thấy được …

          Hi vọng thúc giục chúng ta hành động khi tinh thần chúng ta không nhận biết được phương hướng nữa… Hi vọng là điều kỳ diệu, một điều cần được nuôi dưỡng và ấp ủ và đổi lại nó sẽ làm cho chúng ta luôn sống động… Và hi vọng có thể tìm thấy trong mỗi chúng ta, và nó thể mang ánh sáng vào những nơi tăm tối nhất…

          Đừng bao giờ mất hi vọng!

          (Trích, Luôn mỉm cười với cuộc sống - NXB Trẻ)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên ?

Câu 2. Hình ảnh hi vọng được tác giả miêu tả qua những từ ngữ nào?

Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn bản ?

Câu 4. Tìm câu rút gọn trong đoạn trích? Cho biết thành phần được rút gọn? Mục đích rút gọn?

Câu 5. Thông điệp mà em tâm đắc nhất trong văn bản là gì?

2
28 tháng 7 2021

Trra lời:

Bn tham khỏa nhé:

https://thayhieu.net/de-thi-thu-ngu-van-huong-moi-va-bai-lam-mau/

~HT~

6 tháng 10 2021

PTBĐ chính: Tự sự

câu thành ngữ trên khuyên chúng ta rằng:chúng ta phải học thì mới có kiến thức,chúng ta mới làm nên chuyện,còn nếu chúng ta không học,không có kiến thức thì chúng ta sẽ không làm được gì hết.

ht

nhớ k cho mik nha

28 tháng 7 2021

Tuổi thơ của bố rất khó nhọc. Những lúc rảnh rỗi, bố thường kể cho tôi nghe về những ngày thơ ấu vất vả ấy. Những chuyện đó bao giờ cũng khiến tôi vô cùng xúc động. Qua đó, bố đã dạy cho chúng tôi nhiều bài học nhưng câu chuyện về đôi giày của bố đã để lại cho tôi ấn tượng sâu đậm.

Ngày còn đang đi học, bố chịu nhiều thiệt thòi hơn so với chúng bạn. Biết gia đình mình nghèo nên không bao giờ bố đua đòi theo chúng bạn. Bố luôn chịu khó học tập. Về nhà, bố giúp đỡ ông bà những công việc ở nhà. Một hôm, bà đưa bố đi chợ chơi. Khi đi qua cửa hàng bán giày, bà muốn mua cho bố một đôi giày mới. Đôi giày của bố đã cũ quá rồi. Dù rất thích có đôi giày mới nhưng bố nghĩ đến cảnh ông bà lại phải tiết kiệm hơn, chịu nhiều vất vả hơn. bố lại không đành lòng. Bố bảo: "Con không thích đôi giày ấy đâu. Giày của con nhìn cũ thế này thôi nhưng vẫn còn tốt lắm". Bố kéo tay bà nội đi qua cửa hàng giày.

Ngày hôm sau, bố sang nhà bác hàng xóm và nói với Bác hàng xóm: "Bác ơi, khi nào bác có việc gì làm thì bác nhớ bảo cháu với nhé". Bố đã kể cho bác hàng xóm nghe về ước muốn có một đôi giày thay cho đôi giày của bố đã sắp hỏng. Bác hàng xóm rất ngạc nhiên khi bố xin "Bác đừng nói cho bố mẹ cháu biết. Bác phải giúp cháu giữ bí mật". Bác hàng xóm vui vẻ đồng ý.

Từ hôm đó, cứ sau giờ học, bố lại đi làm vận chuyển với bác hàng xóm. Công việc vận chuyển bao gạo vô cùng vất vả. Người bố thì gầy gò và nhỏ bé. Bê những bao gạo nặng như vậy nhưng bố vẫn cố gắng, không kêu tiếng nào. Lần nào về đến nhà, mình mẩy cũng đau nhừ và nhức mỏi khắp nơi. Hai tay bố phồng rộp lên. Bố mệt đến mức chẳng buồn ăn cơm. Về nhà, bố chỉ muốn lăn ra ngủ. Nhưng sợ ông bà phát hiện, bố vẫn phải tỏ ra bình thường. Số tiền tiết kiệm được mỗi ngày, bố vuốt lại cho thẳng, kẹp vào một quyển vở. Dù có bận nhưng ngày nào bố cũng ghé qua cửa hàng bán giày, ghé mắt vào ngắm đôi giày một lúc cho đỡ thèm, sau đó, lại nhanh chóng chạy đến chỗ làm cùng bác hàng xóm.

Để mua được đôi giày đó, bố đã dành dụm và tích góp tiền trong suốt ba tháng trời. Ngày nào cũng như ngày nào, không quản nắng mưa, bố vất vả làm việc. Bố đã biết tự mình lao động, dành dụm để mua đôi giày mới. Đó là một bài học giúp bố hiểu thêm giá trị của sức lao động.

Và bố đã giữ gìn đôi giày cẩn thận trong những năm đi học. Tôi thấy thương bố quá. Tôi luôn được bố mẹ mua cho những thứ tôi thích, chơi chán tôi lại vứt đi, chẳng hề thấy tiếc. Câu chuyện của bố đã dạy cho tôi phải biết quý trọng đồ vật của mình. Biết quý trọng nó cũng là biết yêu bố mẹ, biết trân trọng tình cảm và sức lao động của bố mẹ.

28 tháng 7 2021
Kể lại một câu chuyện làm em cảm động Với bài văn mẫu Kể lại một câu chuyện làm em cảm động, có rất nhiều định hướng cho em để kể lại câu chuyện này, các em có thể kể lại một câu chuyện về tình bạn, tình mẹ con, tình anh em, câu chuyện về những người thân/ những người em không quen biết, đó có thể là câu chuyện em đã được trực tiếp chứng kiến hay em được đọc/ nghe ai đó kể lại…. gây xúc động mạnh mẽ đối với em. Dưới đây là một số câu chuyện đã gây ấn tượng mạnh nơi người viết, các em có thể tham khảo.

Bài viết liên quan

  • Kể lại một câu chuyện cảm động nói về tình bạn
  • Kể lại một câu chuyện em đã chứng kiến hoặc một việc em đã làm thể hiện tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước
  • Hãy kể lại một câu chuyện mà em thích nhất trong những truyện đã được học
  • Soạn bài Bài tập làm văn, phần Kể chuyện
  • Kể lại một lần em mắc khuyết điểm khiến bố mẹ buồn
   

ke lai mot cau chuyen lam em cam dong

Bài làm:

Tuổi thơ của bố rất khó nhọc. Những lúc rảnh rỗi, bố thường kể cho tôi nghe về những ngày thơ ấu vất vả ấy. Những chuyện đó bao giờ cũng khiến tôi vô cùng xúc động. Qua đó, bố đã dạy cho chúng tôi nhiều bài học nhưng câu chuyện về đôi giày của bố đã để lại cho tôi ấn tượng sâu đậm.

Ngày còn đang đi học, bố chịu nhiều thiệt thòi hơn so với chúng bạn. Biết gia đình mình nghèo nên không bao giờ bố đua đòi theo chúng bạn. Bố luôn chịu khó học tập. Về nhà, bố giúp đỡ ông bà những công việc ở nhà. Một hôm, bà đưa bố đi chợ chơi. Khi đi qua cửa hàng bán giày, bà muốn mua cho bố một đôi giày mới. Đôi giày của bố đã cũ quá rồi. Dù rất thích có đôi giày mới nhưng bố nghĩ đến cảnh ông bà lại phải tiết kiệm hơn, chịu nhiều vất vả hơn. bố lại không đành lòng. Bố bảo: "Con không thích đôi giày ấy đâu. Giày của con nhìn cũ thế này thôi nhưng vẫn còn tốt lắm". Bố kéo tay bà nội đi qua cửa hàng giày.

Ngày hôm sau, bố sang nhà bác hàng xóm và nói với Bác hàng xóm: "Bác ơi, khi nào bác có việc gì làm thì bác nhớ bảo cháu với nhé". Bố đã kể cho bác hàng xóm nghe về ước muốn có một đôi giày thay cho đôi giày của bố đã sắp hỏng. Bác hàng xóm rất ngạc nhiên khi bố xin "Bác đừng nói cho bố mẹ cháu biết. Bác phải giúp cháu giữ bí mật". Bác hàng xóm vui vẻ đồng ý.

Từ hôm đó, cứ sau giờ học, bố lại đi làm vận chuyển với bác hàng xóm. Công việc vận chuyển bao gạo vô cùng vất vả. Người bố thì gầy gò và nhỏ bé. Bê những bao gạo nặng như vậy nhưng bố vẫn cố gắng, không kêu tiếng nào. Lần nào về đến nhà, mình mẩy cũng đau nhừ và nhức mỏi khắp nơi. Hai tay bố phồng rộp lên. Bố mệt đến mức chẳng buồn ăn cơm. Về nhà, bố chỉ muốn lăn ra ngủ. Nhưng sợ ông bà phát hiện, bố vẫn phải tỏ ra bình thường. Số tiền tiết kiệm được mỗi ngày, bố vuốt lại cho thẳng, kẹp vào một quyển vở. Dù có bận nhưng ngày nào bố cũng ghé qua cửa hàng bán giày, ghé mắt vào ngắm đôi giày một lúc cho đỡ thèm, sau đó, lại nhanh chóng chạy đến chỗ làm cùng bác hàng xóm.

Để mua được đôi giày đó, bố đã dành dụm và tích góp tiền trong suốt ba tháng trời. Ngày nào cũng như ngày nào, không quản nắng mưa, bố vất vả làm việc. Bố đã biết tự mình lao động, dành dụm để mua đôi giày mới. Đó là một bài học giúp bố hiểu thêm giá trị của sức lao động.

Và bố đã giữ gìn đôi giày cẩn thận trong những năm đi học. Tôi thấy thương bố quá. Tôi luôn được bố mẹ mua cho những thứ tôi thích, chơi chán tôi lại vứt đi, chẳng hề thấy tiếc. Câu chuyện của bố đã dạy cho tôi phải biết quý trọng đồ vật của mình. Biết quý trọng nó cũng là biết yêu bố mẹ, biết trân trọng tình cảm và sức lao động của bố mẹ.

28 tháng 7 2021

Tham khảo !

Tất cả chúng ta ai ai cũng muốn mình làm được một điều tốt cho mọi người, dù việc đó nhỏ hay lớn thì điều do cái tâm của mọi người. Còn riêng tôi, tôi không bao giờ quên được hình ảnh cụ bà đáng thương ngồi xin ăn trên vỉa hè.

Một hình ảnh cách đây hơn một năm, khi trên đường tôi đi học về thấy một bà cụ đang ngồi xin ăn hai tay run lẩy bẩy trông có vẻ đói lắm. Thấy thế, tôi chạy lại kế bên bà khẽ nói :

- Bà ơi bà! Chắc bà đói lắm phải không ạ? Bà chờ một tí cháu chạy lại đằng kia mua thức ăn cho bà nhé!

Bà cụ đáng thương nhìn tôi và nói thì thầm với tôi:

- Bà cám ơn cháu rất nhiều lắm! Cháu ngoan quá!

Thế là tôi chạy một mạch đến chỗ cô bán bánh bao rồi mua cho bà một cái, và quay lại hàng nước mua cho bà một chai nước ngọt bỏ vào túi ni lông mang đến cho bà. Và hai tay mời bà dùng:

- Con mời bà dùng cho đỡ đói, thưa bà!

Một lần nữa tôi lại thấy trên khuôn mặt nhăn nheo của bà chứa ẩn một điều gì đó rất đáng thương. Bà liền nói:

- Bà cảm ơn cháu nhiều lắm. Tuy cháu còn nhỏ nhưng tấm lòng cháu biết thương yêu những kẻ nghèo hèn giống như bà. Bà rất cảm động.

Hai hàng nước mắt tôi không biết từ nơi đâu cứ tuôn trào trên khuôn mặt. Tôi ngồi cho đến khi bà ăn xong rồi mới thưa bà trở về nhà kẻo bố mẹ mong chờ. Sau đó, tôi lấy ra số tiền nhỏ mà bố mẹ cho làm quà rồi xin biếu cho bà.

Ngày nào cũng vậy, khi đi học về là tôi ghé lại thăm bà mua thức ăn biếu bà và hai bà cháu ngồi tâm sự với nhau rất vui.

Sau hôm đó, tôi vẫn thường hay đến nơi đã gặp được bà cụ để hỏi thăm tình hình của bà. Nhưng tôi đã không gặp lại bà nữa. Nghe cô chú xung quanh đấy nói bà đã ra đi vĩnh viễn vì chứng bệnh của người lớn tuổi. Lúc đó, lòng tôi cảm thấy nặng trĩu, sao hôm nay con đường khó đi và xa quá.

28 tháng 7 2021

Chỉ cần đoạn văn thế này thôi:

Cuối tuần này, bố mẹ đã đưa em về quê thăm ông bà ngoại. Sau đó, em còn được ở lại chơi với ông và thêm vài ngày vì bây giờ đã là nghỉ hè. Buổi sáng hôm đó, ông em đang tưới cây trong vườn. Em nhìn thấy liền chạy đến giúp ông tưới cây. Ông còn kể cho em nghe về các loại cây trong vườn. Đến trưa, khi bà em đang nấu cơm. Em cũng xung phong được vào bếp giúp bà. Nhưng em chỉ giúp được những việc đơn giản như nhặt rau, rửa hoa quả… Buổi trưa hôm đó, em đã có một bữa cơm rất ngon miệng. Em cảm thấy rất vui khi được về quê thăm ông bà.

27 tháng 7 2021

Tuy em sống trong một ngôi nhà nhỏ và không được đầy đủ tiện nghi nhưng em vẫn rất yêu gia đình của mình. Bởi nơi ấy em lúc nào cũng được yêu thương.

Bố mẹ em bằng tuổi nhau, năm nay cả hai đều đã 36 tuổi. Bố em là kỹ sư xây dựng nên thường xuyên phải đi làm công trình ở xa. Thường thường thì chỉ có cuối tuần gia đình em mới sum vầy bên nhau. Đối với em, đó là những giây phút thật quý báu. Mỗi khi đi công tác xa về, bố lại mua cho em một con búp bê nhỏ. Bố nói, búp bê sẽ thay bố làm người bạn đồng hành cùng với em lớn lên. Có lần em nghe bố mẹ nói chuyện, bố đang cố xin về làm gần nhà để được ở gần hai mẹ con.

Mẹ em là giáo viên dạy tại chính ngôi trường mà em đang học. Vậy nên mỗi ngày em đều được mẹ đưa đến trường. Mẹ tuy không dạy lớn của em nhưng việc học của em mẹ đều nắm được. Tuy nhiên, mẹ em không vì thế mà gây áp lực cho em. Mẹ thường nói, việc học đôi khi cũng cần năng khiếu, con hãy coi việc học như một người bạn, tự nhiên con sẽ yêu quý nó và học tập tốt hơn. Nghe lời mẹ, em không đặt nặng vấn đề học tập và thành tích lên. Em chỉ cố học làm sao để tiếp thu được hết kiến thức mà cô giáo giảng.

Mỗi cuối tuần khi bố trở về nhà, mẹ em thường chuẩn bị một mâm cơm khá tươm tất. Bữa cơm hôm ấy sẽ có một đĩa nem, một bát bong bóng cá nấu mẻ và vài quả trứng ốp. Đây đều là những món mà bố em rất thích. Bố bảo, đi xa, thèm nhất là được về ăn cơm mẹ nấu. Sau bữa tối, bố sẽ ôm em vào lòng và nghe em kể câu chuyện của cả một tuần.

Em rất buồn vì mỗi sáng thứ 2 lại phải tạm biệt bố. Em chỉ mong sao bố được về làm gần nhà để gia đình em lúc nào cũng quây quần bên nhau.

Mỗi người sinh ra đều có gia đình của mình. Đó là nơi là chúng ta cất tiếng khóc chào đời, nơi có cha mẹ, anh chị em luôn đồng hành cùng chúng ta trên mỗi bước đường đời. Gia đình chính là nơi niềm tin và tình yêu thương được đặt trọn vẹn.

Gia đình em có 6 người gồm ba mẹ và 4 chị em em. Em có hai chị và một anh trai. Chị cả em đã ra trường và đi làm. Chị hai của em đang học đại học Ngoại thương năm thứ 2. Anh ba của em học lớp 10. Và em năm nay học lớp 2. Gia đình đông anh chị em rất vui và hạnh phúc. Em là con út nên được ba mẹ và anh chị yêu chiều.

Mỗi lần mẹ em đi chợ về, anh ba bao giờ cũng phần quà bánh cho em nhiều hơn. Chị cả thì một năm về được có một lần vào dịp Tết. Bởi vậy em rất nhớ và mong chị về thường xuyên. Chị hai thì vài tháng mới về một lần. Ở nhà chơi với em chỉ còn anh ba. Nhưng anh cũng đi học suốt nên em chới với mấy bạn hàng xóm.

Ba em thường xuyên đi công tác xa nhà, cũng ít về thăm nhà. Gia đình bao giờ cũng chỉ có 3 mẹ con quây quần bên mâm cơm. Mỗi lần có ba về là không khí gia đình rộn ràng, vui tươi hơn hẳn. Đặc biệt khi gia đình em có đủ 6 người thì lúc đó mới thực sự hạnh phúc và vui vẻ đến vô cùng. Tiếng cười của gia đình em dường như lan sang cả nhà hàng xóm bên cạnh. Nhưng cả nhà em đều không quan tâm vì ai cũng thấy niềm vui được sum vầy là điều thực sự nên trân trọng.

Mặc dù gia đình em ít khi mới được đông đủ nhưng tình yêu mọi người giành cho nhau vẫn luôn đong đầy và thật hạnh phúc. Ai cũng ý thức được điều này và trân trọng tình cảm này hơn.

27 tháng 7 2021

Tham khảo:

“Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, để trở về với giấc mơ ngày xưa…”. Đó là câu hát được trích từ ca khúc Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ của ca sĩ Lynk Lee. Đó là nỗi lòng chung của rất nhiều người trên thế giới này. Nỗi lòng ấy chẳng có gì lạ khi những ngày tháng tuổi hồng mộng mơ ấy quá đẹp đẽ, quá tuyệt vời. Và nó càng lung linh hơn khi nó đã trôi qua là không trở lại. Nó chỉ có thể trở lại trong hồi tưởng của mỗi người. Cũng như em, mỗi buổi trưa hè, lại nhớ mãi về kỉ niệm năm đó.

Còn nhớ hồi đó, em là cô bé học lớp 1 nhỏ con nhưng nghịch ngợm. Bà thường ví em là một chú khỉ đáng yêu. Thuở đó, ngủ trưa là một cực hình đối với em cũng như các bạn nhỏ khác. Cứ chờ bố mẹ ngủ say, em sẽ lẻn qua bờ rào thưa phía sau nhà, chạy ra bụi tre đầu làng, tụ tập cùng các bạn. Ngồi dưới bóng mát của cây tre, tránh đi cái nắng oi ả của mùa hè, chúng em ngồi tụm lại với nhau nói đủ thứ chuyện trên đời. Rồi bắt đầu nghĩ ra đủ trò để chơi. mà em mê nhất chính là trò bện đồng hồ từ lá tre gà. Những chiếc lá tre dài, qua bàn tay điệu nghệ của những đứa trẻ trở thành chiếc đồng hồ xinh đẹp màu xanh. Thế nhưng em lại rất vụng về, mãi chẳng làm được. Những chiếc lá cứ bị nhàu đi trong tay em mà mãi chẳng thành hình. Những đứa trẻ khác thấy vậy, lén tụ vào cười khúc khích khiến em ngượng chín cả mặt. Chỉ riêng Cúc là không như vậy. Cậu ấy vẫn kiên trì làm cô giáo nhỏ, dạy em bện đồng hồ. Suốt bao buổi trưa hè, dưới bóng mát tre ngà, hai cô trò nhỏ cần mẫn dạy nhau đan lá. Dưới sự chỉ bảo của Cúc, cuối cùng em cũng đan thành công một chiếc đồng hồ lá tre đầu tiên. Tuy nó rất xấu nhưng vẫn là thành quả tuyệt vời mà em cố gắng bao lâu. Cuối cùng, em đã đem chiếc đồng hồ đó tặng cho Cúc, còn Cúc đan một chiếc khác tặng cho em. Còn bảo là đó là cặp đồng hồ tình bạn, chỉ cần còn giữ nó thì sẽ mãi không xa nhau.

Đến bây giờ, gốc tre vẫn còn đó, chiếc đồng hồ ngày nào tuy đã héo khô, nhưng vẫn được em cất giữ cẩn thận. Nhưng còn Cúc thì đã rất lâu rồi em chẳng được gặp. Vì cuối mùa hè năm đó, Cúc theo gia đình sang Mĩ định cư. Ngày chia tay đó, nắng hạ đỏ rực như đỏ lửa, nhưng lòng em thì nguội lạnh dần. Từ đó đến nay, bao mùa hạ đã đi qua, cảnh xưa vẫn vậy, chỉ là người đã rời đi. Nhưng em vẫn tin chắc rằng, một ngày nào đó, Cúc sẽ trở về, chúng em sẽ ôm nhau thật lâu, rồi lại ngồi xuống nơi gốc tre này, đan lại từ đầu chiếc đồng hồ tình bạn.

Kỉ niệm đó là mảnh ghép đẹp nhất, trân quý nhất của em về những ngày tháng tuổi thơ đã trôi qua. Em luôn nhớ về nó để hoài niệm, nhưng cũng để tiến tới tương lai phía trước. Một tương lai sáng rỡ với những đoàn tụ và hạnh phúc.

Cre: mạng

27 tháng 7 2021

Chứng tỏ rằng : 

\(\frac{1}{3^2}+\frac{1}{4^2}+\frac{1}{5^2}+...+\frac{1}{60^2}\)

Giúp mk với !

Mùa này, người làng tôi gọi là mùa nước ngập, không gọi nước lũ, vì nước dâng lên một cách hiền hoà chớ không dữ dội như những nơi khác. Nước mỗi ngày mỗi dâng lên, dòng nước đổ một chiều, cuồn cuộn đầy bờ. Dòng sông Cửu Long đã no đầy, lại tràn qua bờ, chảy qua các sàn nhà, tràn qua cả mặt con đường đá. Nước trong ao hồ, trong đồng ruộng của mùa mưa hoà lẫn với nước...
Đọc tiếp

Mùa này, người làng tôi gọi là mùa nước ngập, không gọi nước lũ, vì nước dâng lên một cách hiền hoà chớ không dữ dội như những nơi khác. Nước mỗi ngày mỗi dâng lên, dòng nước đổ một chiều, cuồn cuộn đầy bờ. Dòng sông Cửu Long đã no đầy, lại tràn qua bờ, chảy qua các sàn nhà, tràn qua cả mặt con đường đá. Nước trong ao hồ, trong đồng ruộng của mùa mưa hoà lẫn với nước dòng sông Cửu Long. Đồng ruộng, vườn tược và cây cỏ như biết giữ lại hạt phù sa ở quanh mình, nước lại trong dần. Ngồi trên nhà, ta thấy cả những đàn cá ròng ròng, từng đàn, từng đàn theo cá mẹ xuôi theo nước, vào tận đồng sâu. Không phải ai cũng làm nổi nhà sàn. Có những nhà nghèo không đủ gỗ, phải đào mương, đào ao lấy đất đắp nền, nền phải cao, thật cao, cho nước đừng tràn về. Nhưng cũng có nhà không đủ đất đắp một cái nền nhà quá mặt nước. Nước lên, nước tràn qua nền nhà. Lúc nước còn thấp, người ta lấy gạch đặt lên nhà, bước lên đó khỏi bị dơ, bị ướt chân. Ngủ một đêm, sáng dậy, nước lại ngập lên khỏi những viên gạch ấy rồi; ngồi trên giường, thấy cả những con cá lòng tong, con cá he vàng đang nhởn nhơ trong nhà.

                                                      (Theo Những tấm lòng cao cả)

Hình ảnh: “Ngủ một đêm, sáng dậy, nước lại ngập lên khỏi những viên gạch ấy rồi; ngồi trên giường, thấy cả những con cá lòng tong, con cá he vàng đang nhởn nhơ trong nhà.”

Em có suy nghĩ gì về cuộc sống của người dân nơi đây?

0
27 tháng 7 2021

   “Quê hương” hai tiếng ấy nghe mà gần gũi thân thương làm sao? Tuổi thơ ai cũng có những kỉ niệm đẹp để mà nhớ, mà yêu ở quê hương, tuổi thơ của em gắn bó với cánh đồng thẳng cánh cò bay, dòng sông nước chảy hiền hoà,… nhưng gắn bó với em nhất vẫn là con đường từ nhà tới trường. Với em, con đường này có biết bao kỉ niệm.

    Đó là con đường rải đá dăm như bao con đường khác. Tuy không rộng lắm, lại gồ ghề, lồi lõm nhưng đường cũng đủ cho một chiếc xe tải chạy qua. Mỗi khi đặt chân lên con đường lòng em lại cảm thấy bồi hồi. Đầu làng, cây gạo đứng giương dù che nắng.

    Nơi đây đã chứng kiến những ván bi quyết liệt của bọn trẻ chúng em. Hai bên đường là hàng bạch đàn với những chiếc lá nhỏ như con mắt nhìn xuống đường. Sau hai hàng cây là cánh đồng rộng bát ngát, thẳng cánh cò bay. Tuy vậy, đi trên đường vẫn nhìn thấy những ngôi nhà xinh xắn nằm giữa một màu xanh mượt mà của vườn tược.

    Ông mặt trời từ từ nhô lên thả ánh nắng ấm áp lọt qua kẽ lá chiếu xuống mặt đường như những hoa nắng đang nhảy nhót. Mọi người đổ ra đường mỗi lúc một nhiều. Trẻ em đến trường cùng bà con đi làm, đi chợ…. ồn ã. Trưa về, người đi lại thưa thớt, con đường như chìm vào trong giấc ngủ.

    Những chiếc lá khẽ đu đưa trong gió như quạt mát cho con đường. Chiều về con đường như thức giấc. Lại ồn ào náo nhiệt khi các bác nông dân đi làm về. Tiếng nói, tiếng cười gọi nhau í ới, tiếng xe cộ cứ ồn ào suốt cả con đường. Trên cây những chú chim hót véo von tạo ra một bản nhạc giao hưởng. Với em, con đường đã quen thân từ khi cắp sách tới trường. Đi trên con đường mùi ngai ngái của đất, mùi của lúa đồng, cỏ nội phà vào mũi lòng em lại cảm thấy bâng khuâng.

    Em rất yêu con đường. Hằng ngày, em đi trên con đường này. Có lẽ vì vậy mà em và nó trở thành đôi bạn thân thiết. Dù đi xa, được đi trên con đường đẹp hơn nhưng hình ảnh con đường làng quê vẫn in đậm mãi mãi trong kí ức của em, bởi vì nó đã nâng từng bước đi lẫm chẫm đầu tiên của đời em.

27 tháng 7 2021

chị ơi hiện tại em mới về việt nam em chưa hiểu gì mấy em có trồng rồi em vào đây học tiếng việt mới hiểu.