K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 10 2023

Vần chân là vần được gieo ở cuối dòng thơ, vần lưng là vần được gieo ở giữa dòng thơ.

Vần liền là vần được gieo liên tiếp ở các dòng thơ, ca dao, tục ngữ. 

 Vần cách là vần không gieo liên tiếp mà thường cách ra một dòng thơ ở ca dao, tục ngữ.

31 tháng 10 2023

Vần lưng: Vần được gieo ở giữa dòng thơ.

Vần cách: Vần không được gieo liên tiếp mà thường cách ra một dòng thơ.

Vần liền: Vần được gieo liên tiếp ở các dòng thơ.

Vần chân: Vần được gieo ở cuối dòng thơ.

31 tháng 10 2023

Chị ơi bài thơ nào

 

31 tháng 10 2023

ủa thơ ở đâu vậy bạn mk ko thấy đc ( = w = )

 

31 tháng 10 2023

Em đồng ý với ý kiến trên bởi ta có thể cảm nhận sâu sắc tình bạn của nhà thơ qua cách xưng hô: bác thể hiện thái độ niềm nở, thân tình, quý trọng của tác giả đối với bạn. Cách tạo ra hai câu thơ mở đầu thành hai vế sóng đôi như một lời reo vui, đón khách, thể hiện sự xúc động ngọt ngào. Chỉ qua chi tiết nhỏ ấy ta thấy được mối quan hệ gần gũi, thân mật giữa chủ và khách. Đặc biệt là cụm từ "ta với ta" ở cuối bài càng làm nổi bật quan hệ giữa chủ và khách dường như không còn khoảng cách, tuy hai mà một, gắn bó, hòa hợp, vui vẻ, trọn vẹn.

31 tháng 10 2023

EM LÀ 1 CHIẾC BÚT VÀ EM DÙNG ĐỂ VIẾT CHỨ CHẲNG ĐỂ LÀM GÌ

 

31 tháng 10 2023

Đọc bài thơ "Thả diều", em cảm thấy mình như được sống lại với những hồi ức tuổi thơ tươi đẹp. Đó là khoảng thời gian vô lo vô nghĩ có thể thỏa sức vui chơi, khám phá thế giới cùng bạn bè chơi những trò chơi thân thuộc như "Thả Diều". Qua bài thơ trên, em còn cảm nhận được tình cảm sâu sắc của tác giả Trần Đăng Khoa đối với quê hương đất nước và con người Việt Nam. Từ đó, em được tri nhận thông điệp trân trọng những kỉ niệm tốt đẹp của tuổi thơ và yêu quý, trân trọng vẻ đẹp quê hương của mình hơn.

31 tháng 10 2023

* Mở bài:

- Những nét khái quát về tác giả Trần Đăng Khoa và bài thơ Thả diều

- Dẫn vào đề: Bài thơ Thả diều nổi bật là nhờ những tình cảm đầy ấm áp và thân thuộc của tuổi thơ

* Thân bài:

- Khái quát nội dung bài tho Thả diều

- Cảm nhận về tình cảm của tác giả qua từng câu thơ

- Đánh giá về tài năng của tác giả và ý nghĩ trong thơ Trần Đăng Khoa

* Kết bài:

- Khẳng định lại giá trị tác phẩm và tài năng tác giả

- Suy nghĩ riêng của bản thân về tác phẩm và ý nghĩa nhân văn sâu sắc mà tác giả gửi gắm vào tác phẩm

31 tháng 10 2023

 20/10 năm hai không 10 rơi vào thứ tư 20/10 năm hai không 20 rơi vào ngày thứ mấy 

31 tháng 10 2023

Những yếu tô được tác giả sử dụng để miêu tả cảnh thiên nhiên Đồng Tháp Mười là: lũ, kênh rạch, sen, tràm chim.

31 tháng 10 2023

Năm 1946, thực dân Pháp trở mặt xâm lược nước ta một lần nữa. Hồ Chủ tịch đọc Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, động viên nhân dân ta quyết hi sinh tất cả để bảo vệ chủ quyền độc lập, tự do mà dân tộc ta đã phải đổ bao xương máu mới giành lại được. Từ Hà Nội, tôi trở về quê hương, đúng lúc Pháp tấn côngvào Huế (1947). Không khí những ngày đó thật sôi sục. Nhân dân Huế không phân biệt già trẻ, gái trai, đoàn kết một lòng đánh giặc.

   Đang rảo bước trên đường Hàng Bè, tôi chợt nghe tiếng gọi vô cùng quen thuộc: Ôi chú Lành! Chú về hồi nào vậy? Tôi ngẩng lên nhìn. Một chú bé loắt choắt, da sạm nắng, trên đầu là chiếc mũ ca lô đội lệch, trông mới tinh nghịch làm sao! Chú bé cười, phô hàm răng trắng đều rồi sải bước thật nhanh về phía tôi, hai tay dang rộng, chiếc xắc cốt nhún nhảy trên lưng theo nhịp bước.

   Ồ! Thì ra là Lượm! Đứa cháu bé bỏng thân yêu của tôi! Xa cháu chưa lâu mà tôi thấy cháu khác trước nhiều quá! Cháu chững chạc hẳn lên, trông như anh chiến sĩ vệ quốc thực thụ. Tôi ôm chặt Lượm vào lòng, vội vã hỏi thăm về những người thân. Cháu vui vẻ khoe:

   - Cháu làm liên lạc chú à! ở với các chú bộ đội trong đồn Mang Cá, cháu thấy vui ghê! Cháu được các chú ấy dạy chữ, dạy hát, dạy bắn súng, dạy cách làm liên lạc... Nhiều thứ lắm!

   Lượm hào hứng kể rồi cười thích thú, mắt sáng ngời, đôi má ửng đỏ như trái bồ quân chín. Tôi cũng vui lây trước niềm vui trẻ thơ, hồn nhiên của Lượm. Cháu giơ tay lên mũ, chào tôi: "Thôi, chào đồng chí! " kèm theo nụ cười tinh nghịch. Tôi đứng lặng nhìn theo bóng cháu đang thoăn thoắt nhảy chân sáo trên đường. Tiếng huýt sáo vui vẻ của Lượm vẫn còn văng vẳng bên tai. Tôi rất vui vì cháu đã trở thành đồng chí, đồng đội của tôi - một đồng đội tí hon.

   Ngày tháng trôi qua, hai chú cháu tôi chiến đấu trên hai mặt trận khác nhau. Vào một ngày hè tháng sáu, tôi bàng hoàng khi nhận được tin Lượm đã hi sinh trong một trận tấn công đồn giặc. Giữa lúc cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt, Lượm nhận nhiệm vụ chuyển thư thượng khẩn ra mặt trận. Trong lửa đạn mịt mù, cháu lao lên như một mũi tên, không sợ hiểm nguy, quyết trao lệnh của cấp trên tận tay những người chỉ huy trận đánh. Một viên đạn thù đã bắn vào cháu. Lượm ngã xuống trên quê hương, giữa đồng lúa thơm mùi sữa lên đòng. Lượm đã hi sinh ngay trên mảnh đất chôn nhau cắt rốn của mình. Cháu đã ra đi mãi mãi, để lại niềm thương cảm khôn nguôi trong lòng tôi...

   Mỗi khi nghĩ đến Lượm, tâm trí tôi lại hiện lên hình ảnh một chú bé loắt choắt, vai đeo chiếc xắc cốt đựng tài liệu, đầu đội lệch chiếc mũ ca lô, miệng huýt sáo vang, vừa đi vừa nhảy chân sáo trên con đường chan hoà ánh nắng.