K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 4 2018

số cây mà lớp 5a phải trồng là:

180(1-45%)=99(cây)

đ/s:99 cây

17 tháng 4 2018

99 cây nữa

18 tháng 4 2018

"Chú đi giữ mãi ấm nơi cháu nằm"- Lã Bá Tình

"Gió hun hút lạnh lùng

Trong đêm khuya phố vắng

Súng trong tay im lặng

Chú đi tuần đêm nay

Hải Phòng yên giấc ngủ say

Cây rung theo gió, lá bay xuống đường…

Chú đi qua cổng trường

Các cháu miền Nam yêu mến

Nhìn ánh điện qua khe phòng lưu luyến

- Các cháu ơi! Giấc ngủ có ngon không?…"

Đó là đoạn đầu bài thơ "Chú đi tuần" in trong sách giáo khoa mà tôi đã thuộc từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường cách đây hơn 40 năm. Hình ảnh người chiến sĩ cảm thông, thương yêu và muốn chở che cho các em nhỏ miền Nam như người ruột thịt, giữa thời tiết khắc nghiệt, cứ ám ảnh mãi trong tâm trí tôi.

Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi vào phục vụ trong quân đội. Đến năm 1983, được về Báo Quân đội nhân dân công tác, tôi rất bất ngờ khi biết tác giả bài thơ "Chú đi tuần" chính là nhà báo lớp đàn anh của chúng tôi: Đại tá Trần Ngọc (ông nguyên là trưởng phòng kinh tế Báo Quân đội nhân dân và nguyên là Tổng biên tập Báo Cựu chiến binh Việt Nam). Từ ngày về nghỉ hưu ở một cái ngõ nhỏ Hà Nội, thỉnh thoảng, ông trở lại thăm tòa soạn Báo QĐND. Vào một buổi sáng gần dịp kỷ niệm lần thứ 30 ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, ông đi xe đạp đến tòa soạn để gửi cho chúng tôi một số bài viết cho mục "Một thời trận mạc". Nét chữ của ông thật chân phương. Ông viết bằng loại giấy học trò. Mỗi bài của ông còn giá trị ở chỗ có kèm theo tấm ảnh của nhân vật mà ông chụp từ thời kỳ chống Mỹ.

Rót nước mời ông, rồi chúng tôi mạo muội hỏi ông xung quanh việc ông sáng tác bài thơ "Chú đi tuần" trước đây như thế nào?

Ông xúc động kể: Bài thơ "Chú đi tuần" ông viết vào năm 25 tuổi, khi đó là chính trị viên đại đội. Với cảm xúc thương mến vô bờ các cháu học sinh miền Nam còn rất nhỏ tuổi (học cấp 1 ở trường số 4, số 6, gần cảng Hải Phòng) đã phải sống xa gia đình, quê hương, đang còn bị kìm kẹp dưới ách thống trị của đế quốc và bè lũ tay sai, ông đã viết bài thơ trong một đêm đông gió thổi hun hút, lạnh buốt. Bài thơ viết vừa ráo mực, ông liền gửi đến Tạp chí Văn nghệ Quân đội với lời đề tặng các cháu học sinh miền Nam. Bài thơ đã sớm được đăng trên tạp chí năm 1956. Rồi ông nhận được tặng phẩm của tạp chí gửi cho là một hộp thuốc đánh răng. Sau này, bài thơ được đưa vào sách giáo khoa lớp 3 từ bao giờ ông cũng không biết. Cuối năm 1959 đầu năm 1960, ông là giáo viên Trường sĩ quan Lục quân 1, đóng quân ở Sơn Tây. Một hôm, ông và các giáo viên tổ chức cho đơn vị học viên đi tập chiến thuật quân sự. Giờ nghỉ, ông và học viên ngồi tản ra dưới bóng cây gần một trường tiểu học, bỗng nghe thấy các em học sinh trong lớp đọc thuộc lòng bài thơ này. Ông rất ngạc nhiên rồi chờ đến cuối giờ học, ông hỏi cô giáo thì mới biết bài thơ "Đêm nay đi tuần" do ông sáng tác in trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội ngày nào đã được đổi tên là "Chú đi tuần" và trích đăng ở tập 2, sách giáo khoa lớp 3.

Có dạo, một người bạn ở Thành phố Hồ Chí Minh ra thăm Hà Nội kể với ông rằng, trong cuộc họp mặt của học sinh miền Nam học ở miền Bắc trước kia, có người tâm sự về kỷ niệm xưa và đọc bài thơ "Chú đi tuần" rồi nêu câu hỏi: "Chú bộ đội trẻ viết bài thơ năm xưa bây giờ ở đâu? Còn hay mất?". Nghe anh bạn nói, ông nghẹn ngào không nén nổi nước mắt bởi tình cảm chân thành của ông đối với học sinh miền Nam nói riêng và đối với nhân dân miền Nam nói chung vẫn được các anh, các chị em bây giờ nhớ tới.

Mới đây, trong dịp kỷ niệm lần thứ 34 ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, nhớ tới bao kỷ niệm làm báo với Đại tá, nhà báo Trần Ngọc, anh em phóng viên trẻ chúng tôi đã gọi điện hỏi thăm ông. Từ đầu dây bên kia, giọng ông khi sôi nổi, lúc bùi ngùi. Trong câu chuyện với ông tôi biết thêm, năm 2009 này, ông đã sang tuổi 80. Tuổi thơ của ông chịu nhiều mất mát, thiệt thòi, vì mồ côi cha mẹ từ nhỏ. Ông đi bộ đội từ năm 1946, một năm sau, tức là năm 1947, ông được kết nạp Đảng. Năm 1949, ông là chính trị viên trung đội. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, ông tham gia chiến đấu ở nhiều địa phương thuộc vùng đất Tây Bắc, trung du và đồng bằng Bắc Bộ. Đến đâu chứng kiến cảnh đời thương tâm, xúc động, ông thường chia sẻ bằng những vần thơ chắt ra từ đáy lòng mình. Có thời gian, ông làm cán bộ tuyên huấn và làm báo ở một trung đoàn. Đến đầu năm 1964, ông được về công tác ở Báo Quân đội nhân dân. Vào một ngày giáp Tết Nguyên đán năm 2008, ông rất phấn khởi khi nhận được món quà tết gồm thư chúc tết của Nhà xuất bản Giáo dục, tập sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5, tập 2, in lại bài thơ "Chú đi tuần" của ông và nhuận bút bài thơ ấy là 100.000 đồng. Biết được tin này, các cháu ông quê ở Hải Phòng vui lắm, vì các cháu đã thuộc từ lâu bài thơ "Chú đi tuần" của ông trong sách giáo khoa mới.

Sau khi chúc mừng Đại tá, nhà báo Trần Ngọc, chúng tôi lựa lời nói, nhiều nhà thơ, nhà báo có tập thơ riêng, hoặc được in thơ ở tuyển tập này, tuyển tập kia, nhưng lại không có hạnh phúc như ông có thơ trong sách giáo khoa. Ông đáp rằng, cả đời ông đã viết nhiều bài thơ và thật may mắn khi bài thơ "Chú đi tuần" của ông được đưa vào sách giáo khoa. Trong giai đoạn cải cách sách giáo khoa, bài thơ đó đã đưa ra khỏi sách giáo khoa. Nhưng thời gian gần đây, bài thơ đó lại được đưa vào sách giáo khoa. Bài thơ có tác dụng giáo dục truyền thống cho học sinh về một thời điểm lịch sử quan trọng của đất nước. Đó cũng là nguồn động viên tinh thần rất quý giá với tác giả bài thơ, một thời cầm súng, làm thơ, viết báo!

Đại tá, nhà báo Trần Ngọc cúp máy điện thoại, tôi nóng lòng ra phố tìm đến một cửa hàng sách giáo khoa ngay. Tôi thật hồi hộp khi mở từng trang sách Tiếng Việt lớp 5, tập 2 (tái bản lần thứ hai) của Nhà xuất bản Giáo dục. Đúng như nhà báo Trần Ngọc tâm sự, bài thơ "Chú đi tuần" của ông in ở trang 51, 52 phần tập đọc của tập sách này, có minh họa các chú bộ đội đi tuần bằng màu sắc rất trẻ trung. Lúc đó bao nhiêu cảm xúc, bao nhiêu kỷ niệm của tôi về bài thơ và tác giả bài thơ lại ùa về.

19 tháng 4 2018

 cảm ơn  bn mik kết bạn nha

17 tháng 4 2018

Chọn lọc, lựa chọn, chọn ra 

17 tháng 4 2018

Soạn bài: Tập đọc: Kì diệu rừng xanh

Nội dung chính

Vẻ đẹp bí ẩn của rừng thẳm hiện lên qua mỗi bước chân. Những cây nấm đầy màu sắc như một lâu đài kiến trúc. Rừng chuyển động bởi những con vượn, con chồn sóc chuyền cành. Rừng lại từ âm u chuyển sang vàng rực bởi cây khộp. Rừng thật kì bí.

Câu 1 (trang 76 sgk Tiếng Việt 5): Những cây nám rừng đã khiến tác giả có những liên tưởng thú vị gì? Nhờ những liên tưởng ấy mà cảnh vật đẹp thêm như thế nào?

Trả lời:

- Tác giả đã thấy vạt nấm rừng như một thành phố nấm, mỗi chiếc nấm nhỏ một lâu đài kiến trúc tân kì, bản thân mình như một người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của vương quốc những người tí hon với những đền đài, miếu mạo, cung điện lúp xúp dưới chân.

- Nhờ những liên tưởng ấy mà cảnh đẹp trở nên huyền hoặc, kì ảo như một thế giới cổ tích.

Câu 2 (trang 76 sgk Tiếng Việt 5): Những muông thú trong rừng được miêu tả như thế nào? Sự có mặt của chúng mang lại vẻ đẹp gì cho cảnh rừng?

Trả lời:

- Những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyền nhanh như tia chớp. Những con chồn sóc với chùm lông đuôi to đẹp vút qua không kịp đưa mắt nhìn theo. Mấy con mang vàng hệt như mùa lá khộp đang ăn cỏ non. Những chiếc chân vàng giẫm trên thảm lá vàng và sắc nắng cũng rực vàng trên lưng nó.

- Sự xuất hiện của chúng thoắt ẩn, thoắt hiện làm cho cảnh rừng trở nên sinh động, làm cho rừng đầy những bất ngờ và thú vị.

Câu 3 (trang 76 sgk Tiếng Việt 5): Vì sao rừng khộp được gọi là "giang sơn vàng rợi"?

Trả lời:

"Vàng rợi": màu vàng ngời sáng, rực rỡ, đều khắp, rất đẹp mắt. Rừng khộp được gọi là "giang sơn vàng rợi" vì có sự hòa quyện của rất nhiều sắc vàng trong một không gian rộng lớn. Lá úa vàng như cảnh mùa thu. Những sắc vàng động đậy; mấy con mang vàng, chân vàng giẫm lên thảm lá vàng và sắc nắng cũng rực vàng trên lưng nó…

Câu 4 (trang 76 sgk Tiếng Việt 5): Hãy nói cảm nghĩ của em khi đọc bài văn trên.

Trả lời:

- Vẻ đẹp của rừng qua cái nhìn của tác giả thật kì diệu.

- Bài văn hay và đẹp khiến em yêu mến hơn những cánh rừng và mong muốn mọi người chung sức bảo vệ thiên nhiên.

- Khu rừng mà tác giả miêu tả đẹp như một khu vườn cổ tích, em ao ước một lần mình được lạc vào thế giới diệu kì ấy.

17 tháng 4 2018

“Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho ta, mà hãy hỏi ta đã làm gì cho tổ quốc hôm nay”.

Những câu hát đó như nhắc nhở chúng ta phải hoàn thành nghĩa vụ công dân đối với đất nước mình. Vì thế khi chiến tranh nổ ra đã có biết bao con người xông pha đi giành độc lập lại cho Tổ quốc. Đại tướng Võ Nguyên Giáp chính là đại biểu cho những con người đáng kính đó. Với tài năng quân sự kiệt xuất và những đóng góp vĩ đại cho quân sự Việt Nam, Đại tướng được báo chí thế giới ca ngợi là “vị tướng huyền thoại”, sánh cùng các vĩ nhân trong suốt 2.000  năm qua. Ông là nhân vật vĩ đại của mọi thời đại. Nhưng Bác Giáp thì cho rằng “Vị tướng dù có công lớn lao đến đâu cũng chỉ là giọt nước trong biển cả. Chỉ có nhân dân Việt Nam là người đánh thắng Mỹ. Các ngài gọi tôi là vị tướng thần thoại, nhưng tôi tự nghĩ tôi bình đẳng với những người lính của mình”.

Thời chiến, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một vị tướng nổi tiếng với trận đánh Đông Khê, chiến dịch Điện Biên Phủ, chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng Sài Gòn (4/1975). Và những chiến dịch đó mang lại thắng lợi cho dân tộc ta. Những trận đánh do Bác chỉ huy luôn luôn là những trận đánh mang tính táo bạo nhưng rất tỉ mỉ khiến các nước Pháp, Mỹ phải e dè khiếp sợ. Bởi Bác luôn cẩn thận thảo luận với các đồng chí, quan sát thật kĩ trận địa trước khi phát lệnh nổ súng. Tất cả những điều đó đã làm nên một ngày 7/5/1954, lá cờ quyết chiến quyết thắng của nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng Đờ Cát, chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Và từ thời khắc đó, những cái tên Việt Nam, Hồ Chí Minh, Điện Biên Phủ, Võ Nguyên Giáp được cả thế giới nhắc đến như biểu tượng của chiến thắng và lòng dũng cảm.

Thời bình Bác Giáp là người cố vấn để cải cách các lĩnh vực, giáo dục, quốc phòng… Tất cả các đóng góp, cống hiến của Bác đều đáng để chúng ta ngưỡng mộ. Nhưng ngoài ra ở Bác, vị Đại tướng kính yêu còn là những bài học quý giá cho thế hệ trẻ học tập, noi theo.

Điều đầu tiên theo tôi ở Bác mà chúng ta cần học tập chính là lòng nồng nàn yêu nước. Chỉ có lòng yêu nước, Bác mời không đứng nhìn đất nước trong kiếp nô lệ và quyết định nổi dậy đấu tranh giành lại sự tự do cho đất nước. Thế hệ trẻ chúng ta thì may mắn được sinh ra trong thời bình. Nhưng không vì thế mà chúng ta thôi yêu Tổ quốc. Ta vẫn có thể thể hiện lòng yêu nước qua việc chúng ta cố gắng học tập thật tốt để có thể dung những kiến thức ta đã học xây dựng phát triển đất nước.

Không có việc gì khó

Chí sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên

Đại tướng Võ Nguyên Giáp còn là biểu tượng, ý chí của những con người có quyết tâm cao. Những cuộc chiến tranh vì chính nghĩa, vì độc lập luôn đầy khó khăn. Thiếu lương thực, vũ khí quá thô sơ, cuộc sống kham khổ. Thế nhưng Bác và những người lính của mình vẫn vượt qua. Còn chúng ta thì sao? Gặp chút thử thách của cuộc đời đã buông xuôi, đầu hàng số phận. Một số bạn trẻ hiện nay thường đổ lỗi cho đổ vỡ của gia đình, thất bại trong học tập dễ ngụy biện khi sa đà vào hút chích, nghiện ngập. Các bạn có sống trong đói khổ chưa? Có sống trong những nơi rừng sâu chưa? Tất cả đều chưa. Nhưng chỉ là những khó khăn nhỏ đã oán trách cuộc đời. Nên nhớ lúc cuộc sống vây quanh ta nhiều thử thách nhất chính là lúc cuộc sống ưu ái ta nhất. Nó muốn ta hiểu được ta sẽ học được rất nhiều từ những thử thách 

Lý tưởng sống cao đẹp và lòng can đảm là hai điều mà thanh niên chúng ta phải học tập Bác Giáp. Bác luôn lấy hình ảnh tự do của đất nước làm mục tiêu làm động lực. Chính những lý tưởng đó đã giúp đất nước ta đại thắng và giành lại độc lập vào chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng Sài Gòn (4/1975).  Song song đó, Bác cũng trang bị lòng can đảm cho mình. Vì không  có lòng can đảm thì thực sự đến ngày hôm nay đất nước ta vẫn chịu kiếp nô lệ. Thanh niên ta càng cần lý tưởng sống và lòng can đảm hơn ai hết. Vì thanh niên chính là những chủ nhân tương lai của đất nước sau này. Nếu một đất nước mà những con người sống ở đó sống một cách buông thả, không có mục đích sống, sống nhút nhát, không can đảm thoát khỏi vỏ bọc của mình thì liệu đất nước đó có phát triển không? Hãy chứng tỏ thanh niên Việt Nam là những mầm non đầy nhiệt huyết , ý tưởng sống, luôn trang bị lòng can đảm. Hãy để cho các nước bạn biệt rằng Việt Nam chúng ta sau này sẽ được làm chủ bởi những con người luôn dám đương đầu với khó khăn.

Và điều cuối cùng ở Bác, vị Đại tướng tài ba đáng ngượng mộ nhất chính là sự khiêm tốn và lòng yêu thương. Bác không cho rằng mình là vị tướng huyền thoại, không cho rằng mình đánh đuổi Mỹ mà là cả nhân dân Việt Nam. Bác khiêm tốn và đê cao sức mạnh tập thể của toàn dân. Bác giúp chúng ta hiểu rằng “một cánh én nhỏ không thể làm nên mùa xuân”. Bác không tự cao, Bác cho rằng mình bình đẳng với những người khác. Sự khiêm tốn của Bác nhận được rất nhiều tình yêu thương từ nhân dân . Thanh niên như chúng ta dường như bị thời đại ngày nay cuốn hút đi quá nhanh. Việc rèn luyện tính khiêm tốn, ý thức sức mạnh tập thể và lòng yêu thương ngày càng cần thiết. Khi ngày nay giới trẻ càng ngày càng mang thêm tính tự cao, sống riêng lẻ và đặc biệt là căn bệnh vô cảm. Đất nước trong thời đại công nghiệp hóa, rô bốt được sản xuất mang những đặc tính giống con người càng nhiều nhưng con người chúng ta càng ngày càng rô bốt hóa.

Không biết yêu thương, dửng dung trước những khó khăn của người khác, chà đạp, đánh giá thấp người khác. Thử hỏi ai cũng như thế thì ai dám đầu tư vào đất nước Việt Nam nữa. Bởi không ai muốn phải làm việc với những người có tài năng nhưng quá kém nhân cách.

Thanh niên chúng ta hãy học tập Bác, Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Vì Bác chính là hiện thân của những tinh hoa dân tộc. Học tập Bác để sau này dung những phẩm chất từ bản thân đã học của Bác để phát triển đất nước. Nhưng hiện tại bây giờ đầy, Bác Giáp đã mãi mãi ra đi ở tuổi 103. Cả không khí đau thương mất mát bao trùm lên đất nước Việt Nam. Toàn dân dù biết Bác đã sống rất thọ nhưng sao vẫn nghe trong lòng đau nhói.

"Mùa thu lặng lẽ lá vàng rơi

Cả nước tiếc thương tiễn một Người".

Bác đã biết bao lần ra đi nhưng lần này là khác. Không phải ra đi xông pha chiến trận, không phải ra đi khảo sát đời sống nhân dân mà là sự ra đi về cõi vĩnh hằng. Sự ra đi mà khiến hàng chục triệu trái tim người Việt Nam thổn thức. Nhưng sự ra đi của Bác không phải là dấu chấm hết cho hình ảnh một vị tướng anh hùng. Mà đây chỉ là sự ra đi về thể xác, còn tâm hồn và trái tim của Bác mãi mãi ở lại.  Bác Giáp ở lại như một sự hiện diện để xem những bàn tay tuổi trẻ  đổi mới đất nước. Bác ở lại để nhân dân ta hiểu Bác vẫn luôn là người Việt Nam, không bao giờ rời xa mảnh đất thân thương này.

"Có những phút làm nên lịch sử

Có cái chết hóa thành bất tử"

(Tố Hữu)

Dẫu biết với ngòi bút nhỏ bé của mình vẫn không thể kể hết những chiến công, những phẩm chất cao đẹp đáng để giới trẻ học tập của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Nhưng với tình cảm, sự kính trọng tôi vẫn viết. Và thanh niên Việt Nam ơi đừng phụ lòng mong đợi của Bác. Hãy cố gắng học tập thật tốt để tương lai có thể xây dựng và phát triển đất nước. Ở một nơi nào đó, vị Đại tướng kính yêu luôn theo dõi chúng ta.

“Mùa thu lặng lẽ vòng tạo hóa

Đại tướng! Ngàn thu ru giấc người”

Đặc biệt chúng ta hãy sống, sống sao để như Bác, về với cõi vĩnh hằng một cách thanh thản.

17 tháng 4 2018

Mỗi ngày tôi có cơ hội xem nhiều người nổi tiếng khác nhau tỏa sáng và truyền cảm hứng cho mọi người trên TV; tuy nhiên người truyền cảm hứng nhiều nhất cho tôi là Taylor Swift. Cô ấy là một ví dụ điển hình cho người phụ nữ mạnh mẽ, thông minh và độc lập. Cô ấy từng chỉ là một cô gái nhỏ bị bắt nạt trong suốt những năm học ở trường. Tuy nhiên, cô ấy đã vượt qua qua được mọi khó khăn để trở thành một ca sĩ và nhà sáng tác nhạc thành công nhất nước Mỹ. Cô ấy luôn thách thức bản thân trong những dòng nhạc khác nhau, từ nhạc đồng quê, nhạc nhẹ cho đến nhạc Pop, và mọi bài hát của cô ấy đề mang những ý nghĩa sâu sắc. Hầu hết mọi người đều có thể liên tưởng đến chính bản thân họ qua những ca từ và giai điệu của cô ấy. Bên cạnh sự nghiệp ca hát, Taylor còn là một nữ doanh nhân nắm trong tay những doanh nghiệp và nhãn hàng riêng. Cô ấy đã cố gắng rất nhiều trong những năm tháng tuổi trẻ để đạt được những thứ tôi luôn mơ ước; ví thế cô ấy là một biểu tượng tuyệt vời mà tôi luôn ngưỡng mộ. Taylor Swift mãi mãi là thần tượng mà tôi yêu quý, và nỗ lực của cô ấy là mục tiêu để tôi không bao giờ bỏ cuộc.

NGƯỜI ĐI TÌM “CHÂN TƯỚNG” SỰ SỐNG               “Tôi còn có thể sống được bao lâu nữa?” – Đó hầu như là câu hỏi đầu tiên của rất nhiều người sau khi biết mình mắc bệnh nan y, không thể qua khỏi. Năm 1981, lúc 40 tuổi, Xti– phen Guôn– đơ, nhà sinh vật học người Mĩ, cũng đã thốt lên với các bác sĩ câu hỏi này khi ông biết mình đã bị ung thư…         Những người mắc bệnh...
Đọc tiếp

NGƯỜI ĐI TÌM “CHÂN TƯỚNG” SỰ SỐNG

               “Tôi còn có thể sống được bao lâu nữa?” – Đó hầu như là câu hỏi đầu tiên của rất nhiều người sau khi biết mình mắc bệnh nan y, không thể qua khỏi. Năm 1981, lúc 40 tuổi, Xti– phen Guôn– đơ, nhà sinh vật học người Mĩ, cũng đã thốt lên với các bác sĩ câu hỏi này khi ông biết mình đã bị ung thư… 

        Những người mắc bệnh giống ông đều biết rằng khoảng nửa trong số họ sẽ bị tử thần “rước đi” chỉ sau tám tháng nữa. Họ than vãn đầy tuyệt vọng: “Thế là hết, tôi chỉ còn tám tháng nữa thôi”. Nhưng Guôn-đơ thì khác, suy nghĩ của ông lúc đó là: “Chẳng phải ta còn tới 50% hi vọng đó sao?”

        Để có thể “gia nhập” vào nhóm người sống quá tám tháng, Guôn-đơ đã tham khảo ý kiến của các chuyên gia miễn dịch học về phương thức chữa trị tốt nhất. Ông nhận được từ họ câu trả lời: “Trong cuộc chiến ung thư, yếu tố quan trọng nhất là tinh thần. Có được lòng tin ắt sẽ chiến thắng được mọi thứ!”

        Vậy là Xti-phen Guôn-đơ đã quyết tâm dùng ý chí chiến đấu với cặn bệnh quái ác ấy. Ông vẫn tiếp tục công việc giảng dạy về địa chất, sinh vật học và khoa học lịch sử ở đại học Ha-vớt. Ngoài ra, Guôn-đơ còn đảm nhiệm cương vị chủ biên tạp chí khoa học – một tạp chí có uy tín nhất trong lĩnh vực khoa học và tự nhiên và là Chủ tịch Hội xúc tiến khoa học Mĩ. Năm 1982, dựa vào những phát hiện khảo cổ, Guôn– đơ đã cùng những người công tác với mình cho ra đời lí luận về nguồn gốc tiến hóa các loài khác hẳn với những tiến hóa truyền thống của Đác – uyn. “Lí thuyết tiến hóa cân bằng giai đoạn” – tên công trình nghiên cứu của ông – có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của khoa học sinh vật đương đại. Và sau này, những phát hiện mới, phong phú của ngành khảo cổ đã càng chứng minh tính đúng đắn trong quan điểm tiến hóa có tính nhảy vọt của Xti-phen Guôn – đơ…

        Cuối cùng, sau khi hoàn thành tác phẩm nổi tiếng dày 1500 trang có tên “Kết cấu của lí luận tiến hóa”, Xti-phen Guôn - đơ – nhà sinh vật học uyên bác của thế giới, đã qua đời tại Niu Oóc ngày 20 - 5 - 2001, hưởng thọ 60 tuổi. Như vậy, ông đã không chỉ lọt vào danh sách những người “sống quá 8 tháng” mà còn có thêm 20 năm cống hiến hết mình cho khoa học. Cuộc đời của Xti-phen Guôn – đơ là một tấm gương sáng về một nghị lực phi thường.                                                                      (Theo Vũ Bội Tuyền)

  • Viest 1 đoạn nói lên suy nghĩ của em về Xti-phen Guôn-đơ
  • hãy giúp Xti-phen Guôn-đơ viết bản thảnh tích nghiên cứu khoa học
1
22 tháng 4 2018
Ai giúp đi tôi cũng đang cần
17 tháng 4 2018

danh từ

17 tháng 4 2018

C. danh từ

17 tháng 4 2018

mùa hè :sốt ,thuy đậu, rôm

mùa đông: cúm,viêm mũi,viêm họng,

17 tháng 4 2018

sốt, thủy đậu

17 tháng 4 2018

-Danh từ chung

-Danh từ chỉ đồ vật

Học tốt

17 tháng 4 2018

là danh từ chung chỉ đồ vật

17 tháng 4 2018

Đủ rồi còn điền gì nữa, lần sau chú ý bn nha

17 tháng 4 2018

Đủ r mà bn