K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

  Chi tiết tưởng tượng, kì ảo là những chi tiết không có thật. Đó là những chi tiết có tính chất hoang đường, kì lạ. Trong truyện truyền thuyết, nhân dân sáng tạo ra những chi tiết tưởng tượng, kì ảo nhằm dựng lên những câu chuyện thần kì, giải thích những sự kiện, sự việc chưa thể giải thích theo cách thông thường hoặc là để thần thánh hoá các nhân vật mà nhân dân ngưỡng mộ, tôn sùng. Chi tiết Nữ Oa dùng đá ngũ sắc vá bầu trời để cứu nhân gian khỏi lầm than trong thần thoại Nữ Oa vá trời là một chi tiết như thế. Truyện kể rằng Nữ Oa là vị thần sinh ra muôn loài. Khi nhân gian đang sống trong cõi bình yên vô sự thì bỗng một hôm trên trời xảy ra sự cố, các vị thần đánh nhau dẫn đến vòm trời bị rách toạc, muôn cõi lầm than. Để cứu nhân gian, Nữ Oa đã dùng sức mình ngày đêm hì hục vá lại vòm trời. Bà chọn những viên đá ngũ sắc, dùng chúng chất thành núi, sau đó lần lượt vá hết các lỗ hổng trên vòm trời. Vì kiệt sức, người chết đi, thân xác hòa với thiên nhiên. Chi tiết này có vai trò tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ của nhân vật Nữ Oa, thể hiện sự biết ơn, tôn sùng của nhân dân. Đồng thời, chi tiết này góp phần lí giải vì sao trên trời lại có mây ngũ sắc.
#HỌC TỐT#

15 tháng 9

 Olm chào em, hiện nay câu hỏi của em chưa hiển thị, có thể là do lỗi file. Em vui lòng đăng lại câu hỏi trên diễn đàn Olm để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất cho tài khoản Vip em nhé.

Cảm ơn em đã đồng hành cùng Olm. 

 

10 tháng 5

Mỗi chúng ta, những người trẻ may mắn được sinh ra trong một thời đại hòa bình và tự do như hiện nay, nên biết ơn số phận. Nhưng sự may mắn này không đủ để làm cho chúng ta tự mãn và ngừng tiến về phía trước. Dù chúng ta đang sống trong thời kỳ bình yên, thì vẫn cần phải nuôi dưỡng ước mơ và đam mê, hướng tới sự thành công. Lý do đơn giản: khi bạn theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn.

Đam mê, đó là tình yêu và đam mê đối với một công việc, một mục tiêu nào đó. Đó là việc bạn học hỏi, phấn đấu, và luôn theo đuổi ước mơ của mình. Khi bạn sống với đam mê, bạn sẽ có động lực để làm việc, học tập và đóng góp cho cộng đồng. Mỗi người trên con đường thực hiện ước mơ của mình cũng đồng thời đang góp phần vào sự phát triển của xã hội và quốc gia.

Trong hành trình thực hiện đam mê, chắc chắn sẽ có những khó khăn và thách thức. Tuy nhiên, khi vượt qua những khó khăn đó, chúng ta sẽ thu thập những bài học quý báu, từ đó trở nên hoàn thiện hơn. Hơn nữa, những người sống với đam mê thường thấy cuộc sống tươi đẹp hơn, nhiều màu sắc hơn và truyền tải năng lượng tích cực và thông điệp tốt đẹp ra xã hội, để cho người khác cũng được tiếp lửa và học hỏi.

Tuy nhiên, thực tế xã hội vẫn có nhiều người sống mà không có ước mơ, hoài bão, mất cảm xúc, thờ ơ, và chấp nhận số phận mà họ không thể thay đổi. Còn những người khác, dù có ước mơ và đam mê, nhưng lại không nỗ lực thực hiện chúng, chỉ mơ mộng về cuộc sống tốt đẹp hơn mà không hành động. Những người này thường khó có thể đạt được thành công và có thể bị xã hội loại bỏ.

 

Với tư cách là người học sinh, chúng ta cần xác định mục tiêu, ước mơ và đam mê của riêng mình ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Chúng ta cần nỗ lực học tập, rèn luyện, và phát triển bản thân để chuẩn bị cho việc thực hiện những ước mơ và đam mê đó. Mỗi người có một đam mê và mục tiêu riêng biệt, và điều quan trọng là xác định được chúng. Dù không ai hoàn hảo, nhưng khi ta nỗ lực hoàn thiện bản thân và tiến lên phía trước, chúng ta sẽ đạt được những thành tựu xứng đáng với sự cố gắng của mình.

10 tháng 5

1. Mở bài

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam. (Thạch Lam là nhà văn nổi tiếng với nhiều tác phẩm tiêu biểu, trong đó phải kể đến Hai đứa trẻ).

2. Thân bài

a. Khái quát chung

  • Phong cách văn chương: mỗi truyện như một bài thơ trữ tình giọng điệu điềm đạm nhưng chứa đựng tình cảm mến yêu chân thành và sự nhạy cảm trước những biến thái của cảnh vật và lòng người. Văn Thạch Lam trong sáng, giản dị mà thâm trầm, sâu sắc.
  • Tác phẩm: một trong những truyện ngắn đặc sắc của Thạch Lam, có sự hòa quyện của hai yếu tố hiện thực và lãng mạn trữ tình.

b. Phân tích tác phẩm

• Bức tranh phố huyện lúc chiều tà

  • Cảnh vật: đám mây đỏ rực, lũy tre đen lại, các nhà dần dần lên đèn, phiên chợ chiều chỉ còn những rác rưởi (vỏ thị, lá nhãn, lá mía) bốc mùi ẩm mốc, mấy đứa trẻ con nhà nghèo nhặt nhạnh những thứ còn dùng được của người bán hàng để lại.
  • Âm thanh: tiếng trống thu không, tiếng ếch nhái ngoài đồng ruộng, tiếng người bán hàng về nói chuyện với nhau.

→ Bức tranh đặc trưng của một vùng quê nghèo khó.

• Bức tranh phố huyện lúc tối và đêm khuya

  • Con người: mẹ con chị Tí ra mở hàng nước, hai chị em Liên trò chuyện với nhau, bà cụ Thi hơi điên đi mua rượu với tiếng cười gây sợ hãi, hàng phở gánh của bác Siêu, vợ chồng bác xẩm với manh chiếu rách.
  • Cảnh vật: Đường phố và các ngõ con dần dần chứa đầy bóng tối; tối hết con đường thẳm thẳm ra sông; con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng càng sẫm đen hơn nữa; chỉ có những khe sánh, quầng sáng, chấm lửa nhỏ, hột sáng…

• Bức tranh phố huyện khi tàu đi qua

An và Liên: thức để bán hàng; để được nhìn chuyến tàu đêm đi qua.

Hình ảnh đoàn tàu:

- Khi xuất hiện: Các toa đèn sáng trưng, chiếu ánh cả xuống đường. Những toa hạng trên sang trọng lố nhố những người, đồng và kền lấp lánh, và các cửa kính sáng.

- Khi tàu đi vào đêm tối: Để lại những đốm than đỏ bay tung trên đường sắt. Chiếc đèn xanh treo trên toa sau cùng, xa xa mãi rồi khuất sau rặng tre.

→ Đoàn tàu mang ánh sáng, mang sự sống nhộn nhịp đến cho người dân phố huyện dù chỉ trong chốc lát nhưng làm bừng sáng nơi đây.

3. Kết bài

Khái quát lại nội dung, giá trị của tác phẩm.

Xuất sắc, cho bn 1 k nek

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 ĐIỂM) Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 5:         Tên làng                                 Y Phương Con là con trai của mẹ Người đàn ông ở làng Hiếu Lễ Ba mươi tuổi từ mặt trận về Vội vàng cưới vợ   Ba mốt tuổi tập tành nhà cửa Rào miếng vườn trồng cây rau Hạnh phúc xinh xinh nho nhỏ ban đầu Như mặt trời mới nhô ra khỏi núi   Con là con trai của...
Đọc tiếp

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 ĐIỂM)

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 5:

        Tên làng

                                Y Phương

Con là con trai của mẹ

Người đàn ông ở làng Hiếu Lễ

Ba mươi tuổi từ mặt trận về

Vội vàng cưới vợ

 

Ba mốt tuổi tập tành nhà cửa

Rào miếng vườn trồng cây rau

Hạnh phúc xinh xinh nho nhỏ ban đầu

Như mặt trời mới nhô ra khỏi núi

 

Con là con trai của mẹ

Người đàn ông ở làng Hiếu Lễ

Mang trong người cơn sốt cao nguyên

Mang trên mình vết thương

Ơn cây cỏ quê nhà

Chữa cho con lành lặn

 

Con là con trai của mẹ

Người đàn ông ở làng Hiếu Lễ

Lần đầu tiên ôm tiếng khóc lên ba

Lần đầu tiên sông núi gọi ông bà

Lần đầu tiên nhóm lửa trên mặt nước

Lần đầu tiên sứ sành rạn nứt

Lần đầu tiên ý nghĩ khôn lên

 

Ý nghĩ khôn lên nỗi buồn thấm tháp

Bàn chân từng đạp bằng đá sắc

Trở về làng bập bẹ tiếng đầu tiên

 

Ơi cái làng của mẹ sinh con

Có ngôi nhà xây bằng đá hộc

Có con đường trâu bò vàng đen đi kìn kịt

Có niềm vui lúa chín tràn trề

Có tình yêu tan thành tiếng thác

Vang lên trời

Vọng xuống đất

Cái tên làng Hiếu Lễ của con.

         (Mẹ yêu thương, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2008, tr.37-38)

Câu 1. Xác định thể thơ của bài thơ trên.

Câu 2. Trước khi trở về làng, người đàn ông ở làng Hiếu Lễ đã ở đâu?

Câu 3. Xác định biện pháp tu từ nổi bật trong đoạn thơ sau và nêu tác dụng của biện pháp tu từ vừa tìm được.

Ơi cái làng của mẹ sinh con

Có ngôi nhà xây bằng đá hộc

Có con đường trâu bò vàng đen đi kìn kịt

Có niềm vui lúa chín tràn trề

Có tình yêu tan thành tiếng thác

Câu 4. Việc lặp lại dòng thơ Người đàn ông ở làng Hiếu Lễ trong bài thơ đem lại hiệu quả gì ?

Câu 5. Chỉ ra điểm khác biệt về hình ảnh làng trong đoạn thơ Ơi cái làng đến làng Hiếu Lễ của con trong bài Tên làng (Y Phương) với hình ảnh làng trong đoạn thơ sau:

Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới:

Nước bao vây cách biển nửa ngày sông.

 

Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng,

Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá:

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.

Cánh buồm trương, to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…

    (Ngữ văn 8, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2011, tr.16)

0