K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 11 2018

con lừa mẹ là con hư

Bài 1:

Đáp án: Số 8 nằm ngang là vô cùng

Bài 2:

Con lừa mẹ là con bất hiếu (mất dạy)

(Từ nay về sau đừng đăng các câu linh tinh như câu hai nữa!)

26 tháng 11 2018

Thì sẽ bị ô nhiễm môi trường;con người dần dần bị bệnh vì ô nhiễm không khí

26 tháng 11 2018

Bạn hãy tưởng tượng xem điều gì sẽ xảy ra khi Trái Đất của chúng ta không còn cây xanh ? Đó chắc chắn là ngày tận thế của nhân loại . Vì một khi không có cây xanh , sẽ không có khí Oxi để thở . Đồng nghĩa với việc loài người , động vật và mọi loài khác trên thế giới sẽ chết hết . Và lúc đó , Trái Đất sẽ chỉ là một hành tinh chết , không có sự sống . Vì vậy , mọi người phải tích cực trồng cây xanh , trồng cây gây rừng , và hạn chế việc chặt phá cây xanh !!!

Viết hơn ngắn , bạn thông cảm nhé =))

26 tháng 11 2018

Ngày nay, việc bảo vệ môi trường sống của con người là một vấn đề đáng quan tâm.Có thể nói rằng bảo vệ môi trường là những hoạt động mang tính chất công đồng rất cao. Để bảo vệ môi trường một cách có hiệu quả nhất cần có sự chung tay góp sức của mỗi cá nhân và toàn xã hội. Nếu như, chúng ta có ý thức trồng một cây xanh mỗi tuần, nhặt rác thải mỗi tháng và không sử dụng túi ni lông mỗi năm thì chắc chắn một điều rằng chính bản thân bạn đã góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ môi trường của toàn xã hội. Mỗi người chúng ta ngày hôm nay hãy làm những việc nhỏ để góp phần vào những mục tiêu chung mà con người đang hướng tới đó là giảm đitác hại của vấn đề biến đổi khí hậu trên phạm vitoàn cầu mà nguyên nhân chính đó là ô nhiễm môi trường. Chính vì vậy việc bảo vệ môi trường trong tình hình hiện nay là vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của con người.mỗi sự vật trên Trái Đất đều mang trong đó một nhiệm vụ góp phần tô đẹp thêm cuộc sống này, chính vì vậy chúng ta đừng vì những nhu cầu trước mắt mà vô tình giết đi cuộc sống tươi đẹp mà hàng ngàn năm con người đã tạo dựng nên. Hãy bảo vệ môi trường, hãy bảo vệ hành tinh của chúng ta mãi mãi là một màu xanh vĩnh cửu.

Ngày nay, việc bảo vệ môi trường sống của con người là một vấn đề đáng quan tâm.Có thể nói rằng bảo vệ môi trường là những hoạt động mang tính chất công đồng rất cao. Để bảo vệ môi trường một cách có hiệu quả nhất cần có sự chung tay góp sức của mỗi cá nhân và toàn xã hội. Nếu như, chúng ta có ý thức trồng một cây xanh mỗi tuần, nhặt rác thải mỗi tháng và không sử dụng túi ni lông mỗi năm thì chắc chắn một điều rằng chính bản thân bạn đã góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ môi trường của toàn xã hội. Mỗi người chúng ta ngày hôm nay hãy làm những việc nhỏ để góp phần vào những mục tiêu chung mà con người đang hướng tới đó là giảm đitác hại của vấn đề biến đổi khí hậu trên phạm vitoàn cầu mà nguyên nhân chính đó là ô nhiễm môi trường. Chính vì vậy việc bảo vệ môi trường trong tình hình hiện nay là vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của con người.mỗi sự vật trên Trái Đất đều mang trong đó một nhiệm vụ góp phần tô đẹp thêm cuộc sống này, chính vì vậy chúng ta đừng vì những nhu cầu trước mắt mà vô tình giết đi cuộc sống tươi đẹp mà hàng ngàn năm con người đã tạo dựng nên. Hãy bảo vệ môi trường, hãy bảo vệ hành tinh của chúng ta mãi mãi là một màu xanh vĩnh cửu.

học tốt

Trả lời

Nhà nước

# không đăng câu hỏi linh tinh #

26 tháng 11 2018

Nhà nước

26 tháng 11 2018

Đó là Bà Bùi Hữu Nghĩa

26 tháng 11 2018

Hay có tên gọi khác là Nghi Chi

26 tháng 11 2018

TỪ LOẠI TIẾNG VIỆT.

03-11-2015

KIẾN THỨC VỀ TỪ LOẠI TIẾNG VIỆT.
I. PHÂN LOẠI TỪ
1. Từ đơn: 
- Là từ chỉ có một tiếng có nghĩa.
- Trong tiếng Việt có một số từ đơn đa âm: Ra-đi-ô, Bê-đan,... (chủ yếu là những từ phiên âm từ tiếng Pháp.
2. Từ phức:
a) Từ ghép:
- Từ ghép là từ có hai tiếng trở lên ghép lại có nghĩa.
- Từ ghép có quan hệ với nhau về nghĩa.
b) Từ láy:
- Là từ phức được tạo ra do phối hợp các tiếng có âm đầu hoặc vần (hoặc cả âm và vần) giống nhau. 
- Có 3 kiểu từ láy: Láy âm đầu (rì rào), láy vần (lao xao), láy cả âm và vần (loang loáng, xinh xinh).
- Có 3 loại từ láy: Láy đôi (ngoan ngoãn), Láy ba (sạch sành sanh), Láy tư (trùng trùng điệp điệp; rì rà rì rầm).
- Trong từ đôi (láy vần) có thể chuyển thành từ láy tư: róc rách: róc ra róc rách.
3. Từ tượng thanh: Là từ mô phỏng, gợi tả âm thanh. Có thể là từ đơn hoặc từ phức.
- Tiếng người nói: khúc khích, sang sảng, ...
- Tiếng loài vật: meo meo, gâu gâu, ò ...ó...o
- Tiếng động: thình thịch, đoàng, ...
4. Từ tượng hình: Là từ gợi tả hình ảnh, màu sắc, mùi vị, ... của sự vật.
- Dáng vẻ người, động vật: lom khom, bệ vệ, đủng đỉnh, ...
- Màu sắc, mùi vị: sặc sỡ, ngào ngạt, phưng phức, ...
* Hầu hết các từ tượng thanh, tượng hình là từ láy nhưng vẫn có nhiều từ đơn, từ phức khác.
5. Từ nhiều nghĩa: 
- Là từ có từ hai nghĩa trở lên. 
- Các nghĩa trong từ nhiều nghĩa gồm hai loại Nghĩa gốc và Nghĩa chuyển.
- Giữa các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối quan hệ với nhau.
- Trong từ điển giải thích tiếng Việt, nghĩa đầu tiên được giải thích là nghĩa gốc, các nghĩa còn lại là nghĩa chuyển.
VD: Từ “mũi” trong có các nghia như sau:
- “mũi người”: Là một bộ phận của cơ thể người. (nghĩa gốc).
- “mũi thuyền”: Là một bộ phận phía trước của con thuyền. (nghĩa chuyển)
- “mũi mác”: Là phần đầu nhọn của một cái mác; ... (nghĩa chuyển)
6. Từ đồng nghĩa: Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau.
VD: Máy bay - Phi cơ - Tàu bay
a) Từ đồng nghĩa hoàn toàn
- Là những từ có nghĩa giống nhau hoàn toàn.
- VD: lợn - heo.
- Từ đồng nghĩa hoàn toàn có thẻ được thay thế cho nhau trong lời nói.
b) Từ đồng nghĩa không hoàn toàn: 
- Là những từ đồng nghĩa có nghĩa ít nhiều khác nhau.
- VD: ăn - xơi - chén; mang - vác - khiêng.
- Các từ đồng nghĩa không hòan toàn không phải lúc nào cũng thay thế được cho nhau trong lời nói. Do đó, khi dùng những từ này phải cân nhắc để lựa chọn cho đúng, cho phù hợp. 
7. Từ trái nghĩa: Là những từ có nghĩa trái ngược nhau
- VD: đục/ trong; xanh/ chín, ...
- Sử dụng đúng các từ trái nghĩa làm nổi bật những sự việc, tính chất, ... đối lập với nhau.
8. Từ đồng âm:
- Những từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác nhau về nghĩa.
- Nghĩa của các từ đồng âm không có mối liên hệ nào cả.
- Từ đồng âm được sử dụng nhiều trong thuật chơi chữ: “Bà già đi chợ Cầu ....”
VD: hòn đá/ đá bóng; con ngựa đá con ngựa đá.
“Các cháu nhi đồng đã đồng sức ra ngoài cánh đồng tìm quặng đồng về bán cho bà đồng nát để kiếm ít đồng bạc để may đồng phục. 
II. CÁC TỪ LOẠI
1. Danh từ: 
a) Khái niệm, đặc điểm của danh từ;
- Danh từ là những từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị).
- Danh từ gồm hai tiểu loại: Danh từ riêng và Danh từ chung.
Danh từ chung gồm danh từ chỉ người, sự vật, hiện tượng (mưa, nắng, gió), khái niệm (cuộc sống, đạo đức), đơn vị (cái, con, tấm, hòn, ...).
b) Cụm danh từ:
- Trong cụm danh từ, danh từ giữ vị trí trung tâm. Những từ khác đi kèm danh từ trung tâm là các phần phụ trong cụm danh từ.
VD: Tất cả / học sinh / lớp tôi ...
- Phần phụ trong cụm danh từ có thể bổ sung ý nghĩa về số lượng (ba người), tổng thể (tất cả học sinh), về đặc điểm (áo vàng), tính chất của sự vật được nêu ở danh từ.
c) Phân biệt cụm danh từ với từ ghép
- Trong tiếng Việt, nhiều khi cụm danh từ có hình thức giống với từ ghép có nghĩa phân loại.
- Để xác định được đâu là từ ghép, đâu là cụm danh từ, cần phải đặt chúng vào trong câu, từ đó xác định nghĩa của chúng.
VD: Trong vườn có nhiều loại hoa: hoa hồng, hoa huệ, hoa lan, ... 
(“hoa hồng” là từ ghép).
Trong vườn hoa thật nhiều màu: hoa hồng, hoa đỏ, hoa trắng, ... 
(“hoa hồng” là cụm danh từ).
2. Động từ:
a) Khái niệm, đặc điểm của động từ
- Động từ là từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.
b) Cụm động từ:
- Khi sử dụng, động từ có thể kết hợp với từ khác tạo thành cụm động từ.
- Trong cụm động từ, động từ giữ vị trí trung tâm. Những từ khác đi kèm động từ trung tâm là các thành phần phụ trong cụm động từ.
Phần phụ trong cụm động từ có thể bổ sung nghĩa thời gian, cách thức, mức độc, kết quả, sự khẳng định, phủ định, mệnh lệnh, tương hỗ, đối tượng, … của hoạt động, trạng thái được nêu ở động từ.
3. Tính từ:
a) Khái niệm: 
Tính từ là những từ chỉ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, của hoạt động, trạng thái, …
Các loại tính từ: chỉ màu sắc; chỉ hình dáng; chỉ kích thước, khoảng cách; chỉ số lượng; chỉ khối lượng; chỉ phẩm chất. 
b) Cụm tính từ: 
Tính từ có thể kết hợp với các từ khác để tạo thành cụm tính từ.
VD: rất đẹp; đẹp như tiên.
Trong cụm tính từ, tính từ giữ vị trí trung tâm. Những từ khác đi kèm tính từ trung tâm là các phần phụ trong cụm tính từ.
Phần phụ trong cụm tính từ có thể bổ sung ý nghĩa về thời gian, mức độ, phạm vi, … của đặc điểm, tính chất được nêu ở tính từ.
Ví dụ: - Thời gian: sắp chín
- Mức độ: rất ngon, ngon quá
- Phạm vi, đối tượng: giỏi Toán
c) Cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất
Để thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất, có thể sử dụng một trong các cách sau: 
- Tạo ra từ ghép có một yếu tố là tính từ đã có.
VD: trắng: trắng tinh; đỏ: đỏ au
- Dùng các từ hơi, rất, lắm, quá, … kèm với tính từ (trước hoặc sau tính từ). Ví dụ: trắng: rất trắng, trắng quá; đỏ: hơi đỏ, đỏ lắm,…
- Tạo ra phép so sánh. 
Ví dụ: trắng: trắng như bông; đỏ: đỏ như gấc,…
4. Đại từ:
a) Khái niệm:
Đại từ là những từ dùng để xưng hô hoặc để thay thế cho danh từ, động từ, tính từ trong câu.
b) Mục đích sử dụng: 
Sử dụng đại từ để thay thế có tác dụng làm cho câu không bị lặp từ.
Ví dụ: Tôi thích văn thơ, em gái tôi cũng vậy.
Chim chích bông sà xuống vườn cải. Nó tìm bắt sâu bọ.
c) Đại từ xưng hô: 
Là từ được người nói dùng để tự chỉ mình hay chỉ người khác khi giao tiếp.
d) Các ngôi của đại từ xưng hô:
- Ngôi thứ nhất: tôi, tao, tớ, chúng tao, …
- Ngôi thứ hai: mày, mi, chúng mày, chúng bay, …
- Ngôi thứ ba: y, hắn, nó, chúng nó, họ, …
e) Một số lưu ý khi dùng đại từ:
- Trong tiếng Việt, có những đại từ vừa có thể được dùng để chỉ ngôi thứ nhất, vừa có thể được dùng để chỉ ngôi thứ hai.
VD: Mình về mình có nhớ ta. (mình: ngôi thứ hai – trỏ người nghe).
- Có những đại từ số nhiều vừa bao gồm người nói, vừa bao gồm người nghe.
VD: Chúng ta là giáo viên.
- Để xưng hô, ngoài các đại từ chuyên dụng, người Việt còn sử dụng nhiều danh từ như đại từ. Đó là:
+ Quan hệ họ hàng: bố, mẹ, ông, bà, anh, chị, em, …
VD: Mẹ cho con đi chợ với.
+ Nghề nghiệp, chức vụ, xã hội: giám đốc, thủ trưởng, thầy, bạn, …
VD: Giám đốc gọi em có việc gì vậy ?
- Các từ xưng hô trong tiếng Việt luôn kèm sắc thái tình cảm và thể hiện rõ thứ bậc, quan hệ, … Khi xưng hô, cần chú ý lựa chọn từ xưng hô cho lịch sự phù hợp với quan hệ giữa người nói với người nghe và người (vật) được nhắc tới.
5. Quan hệ từ:
a) Khái niệm: 
Quan hệ từ là những từ dùng để nối từ với từ, câu với câu, đoạn văn với đoạn văn, nhằm thể hiện các mối quan hệ giữa các từ ngữ, giữa các câu, các đoạn với nhau.
Các quan hệ từ thường dùng: và, với, hay, hoặc, nhưng, mà, thì, của, ở, tại, bằng, như, để, về, …
b) Quan hệ từ có thể được sử dụng thành cặp trong các vế nối của câu ghép đẳng lập.
- Vì … nên (cho nên) … ; do … nên (cho nên) …; bởi … nên (cho nên) …; tại … nên … (cho nên)… ; nhờ … mà … (thường dùng để biểu thị quan hệ nguyên nhân – kết quả).
- Nếu … thì …; hễ .. thì … (thường dùng để biểu thị quan hệ giả thiết – kết quả).
- Tuy … nhưng …; mặc dù … nhưng … (thường dùng để chỉ quan hệ tương phản).
- Để … thì … (thường dùng để chỉ quan hệ mục đích).

đây là tất cả những j liên quan đến từ loại

26 tháng 11 2018
Trả lời :  Trong ngữ pháp, từ loại là một lớp từ ngôn ngữ học được xác định bằng các hành vi cú pháp hoặc các hành vi hình thái học của mục từ vựng trong câu hỏi. Phân loại ngôn ngữ học phổ biến gồm có danh từ và động từ và các loại từ khác. Chúc bạn học tốt !   
26 tháng 11 2018

Rồi hôm sau, khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con chim họa mi ấy lại hót vang lừng

   TN                                        TN                                         CN                                     VN

Hk tốt

26 tháng 11 2018

Hôm ấy họa mi ngừng hót =)))

26 tháng 11 2018

Mẫu : Lá lành đùm lá rách

Ở bầu tròn, ở ống thì dài 
* Ở gần nhà giàu đau răng ăn cốm 
Ở gần kẻ trộm ốm lưng chịu đòn 
* Ở hiền gặp lành, ở ác gặp dữ 
* Bán bò đi tậu ễnh ương 
* Bé không vin, cả gãy cành 
* Lợn thả, gà nhốt 
* Bỏ thì thương, vương thì tội 
* Đen đầu thì bỏ, đỏ đầu thì nuôi 
* Đất có chỗ bồi chỗ lở, ngựa có con dở con hay 
* Sượng mẹ, bở con 
* Mã nhật, tượng điền, xe liền, pháo cách 
* Én bay thấp mưa ngập cầu ao, én bay cao mưa rào lại tạnh 
* Cao bờ thì tát gàu dai. gàu sòng chỉ tát được nơi thấp bờ 
* Ruộng cao trồng màu, ruộng sâu cấy chiêm 
* Căng da bụng , chùng da mắt 
* Nhanh chân thì được, chậm chân thì trượt 

26 tháng 11 2018

1

tap the duc khi ngu

2

an chua an it ngot

3

Do đó, giải pháp quan trọng để phòng chống tình trạng thừa cân béo phì ở trẻ em rất cần các bậc cha mẹ phải thay đổi tư duy, phải có sự hiểu biết trong việc chọn lựa các thực phẩm lành mạnh cho con (nên ăn giảm đường, giảm béo, nhiều rau củ quả, hạn chế thức ăn nhanh, chọn sữa phù hợp…), thường xuyên tạo điều kiện cho trẻ vận động, chơi thể thao ít nhất 60 phút mỗi ngày, theo dõi cân nặng và chiều cao của trẻ mỗi tháng hay mỗi quý để kiểm soát việc tăng cân, tăng chiều cao sao cho phù hợp với các giai đoạn phát triển của con.

26 tháng 11 2018

Những bài thơ về Tuổi Học Trò



Người ta bảo màu tím là chung thuỷ
Tím chân thành son sắt của con tim
Tím u buồn với dáng dấp im lìm
Tím đau khổ của tình yêu đổ vỡ
Tím là sắc hoa màu nhung nhớ
Tím đoan trinh thể hiện ở tâm hồn
Tím âm thầm chịu đựng mọi cô đơn
Tím son sắt cho đi không đòi lại
Tím đã yêu ai là mãi mãi
Tím không cần nhung lụa với vàng son
Tím đơn sơ trong cuộc sống tâm hồn
Tím chấp nhận thả mình trong bóng tối
Tím bước đi không có hoa trải lối
Tím cuối đầu thua thiệt với quyền uy
Tím chua cay khi tình chẳng còn gì?
Tím u hoài với niềm đau chất ngất
Tím lặng lẽ yêu gió buốt vào lòng
Tím thương sầu ai có biết cho chăng?
Tím run rẩy dưới trời đông băng giá
Không hiểu sao tôi lại yêu màu tím
Có lẽ tím dại,tím buồn,tím cô đơn
Thương màu tím bơ vơ chiều chủ nhật
Phố lên đèn màu tím vẫn lang thang...!



Xao Xuyến

Lòng trong trắng như mùi thơm sách vở
Chưa một lần vướng bận những sầu đau
Chỉ bâng khuâng khi mùa hạ qua mau
Và sung sướng ngày khai trường chợt đến
Tuổi học trò biết bao là kỉ niệm


Bâng Khuâng Tháng 9

Tôi nghe tiếng trống trường bâng khuâng tháng 9
Nghoảng lại sau lưng mùa hạ đã qua rồi
Ai nép vội góc hiên trường bỡ ngỡ
Chờ heo may về vương tóc rối bay
Đốm phượng vĩ cất vào ngăn cặp mới
Thu soi gương tô bờ má thêm hồng
Đừng vẫy gió thả rơi mùa cũ vội
Kẻo nắng sân trường hỏi lá có vàng không?
Làn mắt biếc tiếng nói cười xao xuyến
Ai thênh thang trong một khúc giao mùa
Tôi khép lại đôi dòng lưu bút cũ
Gọi tháng 9 về nghe nhịp trống bâng khuâng


Học Trò

Ngày xưa nhớ tuổi học trò
Những chiều tan học mình chờ đợi nhau
Nhớ gì trong gió lao xao
Em cười trong mắt mà sao ngượng ngùng
Sao em tôi cũng ngượng ngùng
Từng màu hoa phượng thẹn thùng rụng rơi
Bài thơ đã viết hết lời
Muốn trao rồi ngại,ngại rồi không trao
Để mùa hạ ấy qua mau
Để rồi kỉ niệm đi vào tháng năm
Để giờ tôi đã xa xăm
Còn đâu trong gió tiếng thẹn thùng xưa


Những Bài Thơ Không Đề

1.Mực tím dễ thương áo trắng ai
Đừng đem mây xuống vắng chân trời
Em đi một bước ta dừng lại
Nghe tím dọc đường cỏ non phơi

2.Ngập ngừng áo trắng ô hay
Bài thơ lưu bút trao tay thẹn thùng
Đến rồi ngày đỏ rưng rưng
Con ve rã giọng trên lưng phượng hồng

3.Một chút thu vàng một chút xuân
Rằm trăng ngày ấy chẳng bâng khuâng
Tinh khôi trang giấy thơm mùi vở
Cỏ rối đường về không vướng chân

4.Áo nàng vàng tôi yêu hoa cúc
Áo nàng xanh tôi mến lá sân trường
Sợ thư tình không đủ nghĩa yêu thương
Tôi thay mực cho vừa màu áo tím

5.Một mai rồi tháng năm sẽ lớn
Ai sẽ quên một thoáng trời hồng
Sẽ quên có một người đợi trông
Một kẻ đứng dọc đường mãi đợi

6.Vậy đó mà bỗng nhiên họ lớn
Tuổi 20 đã đến có ai ngờ?
Một hôm giai khúc mùa ve lại
Đứng ngẩn trông vời màu áo tuổi thơ

7.Xin được mãi là thiên thần áo trắng
Giọt mực hồn nhiên đậu lại trên tay
Xin nghe hoài loài sơn ca thánh thót
Của những ngày hoa nắng thơ ngây

8.Đừng đến nữa ngày giã từ lớp học
Đừng chia tay để rồi ai cũng khóc
Khi tất cả quanh mình hóa thân thương
Và đừng quên nghe một thuở học đường

9.Hững hờ gió thổi rung cây
Một bông hoa phượng rơi ngay đầu thềm
Ra sân định nhặt tặng em
Ngờ đâu em đã đến xem trước rồi

10.Kỉ niệm xưa ngỡ chừng như im bặt
Chợt hiện vế nguyên vẹn ở trong tim
Nghe bâng khuâng sao cứ muốn đi tìm
Tháng ngày qua lấm lem màu mực tím

11.Mấy nhịp cầu tre đưa ta về chốn cũ
Chút ân tình xin nhắn gởi về ai
Ngõ vắng năm xưa giờ còn chung kỉ niệm
Khi xa rồi còn đọng mãi trong tim


Trong hơi thở của thời gian rất khẽ
Tuổi thơ kia ra đi cao ngạo thế
Hoa súng tím vào trong mắt lắm mê say.
Chùm phượng hồng yêu dấu ấy rời tay
Tiếng ve trong veo xé đôi hồ nước
Con ve tiên tri vô tâm báo trước
Có lẽ một người cũng bắt đầu yêu.
Muốn nói bao nhiêu, muốn khóc bao nhiêu
Bài hát đầu, xin hát về trường cũ
Một lớp học bâng khuâng màu xanh rủ
Sân trường đêm – Rụng xuống trái bàng đêm.
Nỗi nhớ đầu anh nhớ về em
Nỗi nhớ trong tim em nhớ về với mẹ
Nỗi nhớ chẳng bao giờ nhớ thế
Bạn có nhớ trường, nhớ lớp, nhớ tên tôi?
“Có một nàng Bạch Tuyết, các bạn ơi
Với lại bảy chú lùn rất quấy”
“Mười chú chứ, nhìn xem trong lớp ấy”
(Ôi những trận cười trong sáng đó lao xao).
Những chuyện năm nao, những chuyện năm nào
Cứ xúc động, cứ xôn xao biết mấy
Mùa hoa mơ rồi đến mùa phượng cháy
Trên trán thầy, tóc chớ bạc thêm.
Thôi hết thời bím tóc trắng ngủ quên
Hết thời cầm dao khắc lăng nhăng lên bàn ghế cũ
Quả đã ngọt trên mấy cành đu đủ
Hoa đã vàng, hoa mướp của ta ơi!
Em đã yêu anh, anh đã xa vời
Cây bàng hẹn hò chìa tay vẫy mãi
Anh nhớ quá! Mà chỉ lo ngoảnh lại
Không thấy trên sân trường – chiếc lá buổi đầu tiên.

Nguồn : http://vforum.vn/diendan/showthread.php?34438-Tho-hay-ve-tuoi-hoc-tro-hoc-sinh

26 tháng 11 2018

Trong mỗi cuộc đời của chúng ta, ai cũng có một thời cắp sách tới trường, ai cũng có những k‎ý ức thân thương của tuổi phượng hồng với bạn bè, Thầy Cô dưới mái trường thân yêu, để khi đã xa sẽ luôn nhớ và mang theo mình trong mỗi trang lưu bút, trong mỗi bước chân trên đường đời. Thời gian dần trôi đi, và dường như cuốn nó theo cái dòng chảy của thời gian, để rồi khi bất chợt nó ngồi nơi đây, nơi chỉ còn một mình nó, thì những kí ức của những người bạn , những hồi ức về tình cảm tuổi học trò lại ùa về với nó ... lung linh và thật đẹp. Trong những thời khắc ấy, có biết bao nhiêu những cảm xúc được thăng hoa thành những bài thơ thật đẹp, thật ý nghĩa. Những bài thơ ấy như một sự gửi gắm những tình cảm và nỗi niềm của một thời học sinh. Hãy cùng Toplist theo chân những cảm xúc thăng hoa ấy qua các bài thơ viết về tuổi học trò nhé bạn thân mến!