K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

''Cậu bé và cây si già''Bờ a đầu làng có một cây si già.Thân cây to cành lá xum xuê,ngả xuống mặt nước.Một câu bé đi qua.Sẵn con dao nhọn trong tay,cậu hí hoáy khắc tên mình lên thân cây.Cây đau điếng nhưng cố lấy giọng vui vẻ,hỏi cậu:– Chào cậu bé. Tên cậu là gì nhỉ?– Cháu tên là Ngoan.– Cậu có cái tên mới đẹp làm sao!Mặt cậu bé rạng lên. Cậu nói:– Cảm ơn cây.– Này, vì sao...
Đọc tiếp

''Cậu bé và cây si già''

Bờ a đầu làng có một cây si già.Thân cây to cành lá xum xuê,ngả xuống mặt nước.Một câu bé đi qua.Sẵn con dao nhọn trong tay,cậu hí hoáy khắc tên mình lên thân cây.Cây đau điếng nhưng cố lấy giọng vui vẻ,hỏi cậu:

– Chào cậu bé. Tên cậu là gì nhỉ?

– Cháu tên là Ngoan.

– Cậu có cái tên mới đẹp làm sao!

Mặt cậu bé rạng lên. Cậu nói:

– Cảm ơn cây.

– Này, vì sao cậu không khắc tên lên người cậu? Như thế có phải tiện hơn không? – Cây hỏi.

Cậu bé rùng mình, lắc đầu:

– Đau lắm, cháu chịu thôi!

– Vậy, vì sao cậu lại bắt tôi phải nhận cái điều cậu không muốn?

a,Hãy rút ra bài học về câu chuyện trên

b,Hãy viết một bài văn ngắn khoảng một trang rưỡi giấy thi trình bày cảm nghĩ của em về bài học câu chuyện trên

Nhanh giúp mình nha.Sắp thi khảo sát rồi

3
12 tháng 5 2018

bạn tham khảo trên trang này nhé:

https://h.vn/hoi-dap/question/94610.html

Cần đảm bảo các ý sau:
+ Từ câu chuyện thí sinh có thể xác định được trong cuộc sống, có nhiều điều mà bản thân mình không muốn nhận ( sự đau đớn, khổ đau, mất mát, bất hạnh...). Và dù vẫn có lúc không tránh được nhưng bản thân mỗi người không ai mong những điều đó đến với mình. 
+ Không nên đem lại cho người khác những điều mà mình không muốn (nỗi đau đớn, khổ đau, sự mất mát hay bất hạnh…) dù vô tình hay cố ý. 
+ Không được ích kỷ hay thờ ơ, dửng dưng, vô tình trước hậu quả của những lời nói hay hành động mà chính bản thân mình đã gây nên đối với người khác và phải biết đặt mình trong hoàn cảnh của người khác để thấu hiểu, sẻ chia và thông cảm… 
+ Mỗi con người không chỉ biết đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho bản thân mà còn cần biết đem lại cho người khác niềm vui, niềm hạnh phúc… + Bài học rút ra cho bản thân trong quan hệ với người khác.

Có người cha mắc bệnh rất nặng. Ông gọi hai người con trai đến bên giường và ân cần nhắc nhở: “Sau khi cha qua đời, hai con cần phân chia tài sản một cách thỏa đáng, đừng vì chuyện đó mà cãi nhau nhé!”Hai anh em hứa sẽ làm theo lời cha. Khi cha qua đời họ phân chia tài sản làm đôi. Nhưng sau đó người anh cho rằng người em chia không công bằng và cuộc tranh cãi nổ ra. Một ông già thông...
Đọc tiếp

Có người cha mắc bệnh rất nặng. Ông gọi hai người con trai đến bên giường và ân cần nhắc nhở: “Sau khi cha qua đời, hai con cần phân chia tài sản một cách thỏa đáng, đừng vì chuyện đó mà cãi nhau nhé!”
Hai anh em hứa sẽ làm theo lời cha. Khi cha qua đời họ phân chia tài sản làm đôi. Nhưng sau đó người anh cho rằng người em chia không công bằng và cuộc tranh cãi nổ ra. Một ông già thông thái đã dạy cho họ cách chia công bằng nhất:” Đem tất cả đồ đạc ra cưa đôi thành hai phần bằng nhau tuyệt đối”. Hai anh em đã đồng ý. Kết cục tài sản đã được chia công bằng tuyệt đối nhưng đó chỉ là đống đồ bỏ đi a,vì sao khi qua đời,2 anh em đã phân chia tài sản ra làm đôi những vẫn cãi nhau

b,Nhà thông thái đã dạy họ cách chia tài sản như thế nào?Vì sao họ lại đồng ý?

c,Qua câu chuyện trên em rút ra bài học gì về tinh anh em

d,Hãy viết một vài căn ngắn khoảng 1 trang trình bày suy nghĩ cảu em về ý nghĩa câu chuyện trên

1
12 tháng 5 2018

bạn tham khảo trên trang này:

https://vanmau.org/thi-hoc-sinh-gioi-van-8-truong-thcs-duc-hiep-2013.html

12 tháng 5 2018

mở bài :

Từ xưa đến nay, ông bà, cha mẹ thường khuyên nhủ chúng ta là phải “Thương người như thể thương thân”. Như vậy với đúng với truyền thống tốt đẹp của dân tộc VN là lấy chữ nhân làm gốc. Và đó cũng là một trong những phẩm giá của con người VN.

kết bài :

Câu tục ngữ "Thương người như thể thương thân" là một bài học sâu sắc vé đạo lý làm người. Yêu thương người khác như yêu thuơng chính bản thân mình mãi mãi nhắc nhở ta về lòng nhân ái, về tình người mà mỗi người chúng ta cần phái thực hiện tốt. Phát huy truyền thống tốt đẹp ấy của cha ông là ta vừa thể hiện nhân cách làm người vừa góp phần xây dựng một đất nước văn minh tiến bộ.

                    ~~hok tốt ~~

12 tháng 5 2018

Tết năm ngoái, bố mẹ về thăm hai chị em tôi. Cả gia đình tôi lại được ngồi bên nhau trò chuyện thân mật sau một thời gian dài xa cách.
Cả nhà dang ngồi uống trà, đón tết trong phòng khách. ánh đèn nê ông toả ánh sáng xanh dịu. chiếc tủ đứng bằng gỗ cẩm ly được đánh véc ni láng bóng như mặt gương, nổi bật các đường vân như những nét hoa văn kì ảo. ấm trà nóng bốc hương sen nghi ngút bên cạnh đĩa bánh mứt thơm ngon. Cây hoa đào với muôn ngàn cánh hoa nở rộ vẫy chào năm mới. đồ dùng trong nhà được mẹ tôi sắp xếp rất gọn gàng.
Mẹ lấy trong va ly ra hai chiếc hộp quà xinh xắn. Ba nói:
- Nào! hai chị em con mở ra xem bố mẹ mua tặng món quà gì?
- à! Đó chính là một chú thỏ bông ngộ nghĩnh mà tôi mong có được nó từ bấy lâu nay. Bà tôi mang ra một gói kẹo đưa cho hai chị em tôi:
- Hai cháu ăn xong nhớ đánh răng kẻo bị sún thì khổ.
Bé Long chen vào quả quyết:
- Long thương bà này, thương ba, mẹ, chị My và …cô Hiền nữa. Vừa nói Long vừa giơ ngón tay ra đếm làm cho cả nhà phì cười. Ba hỏi với giọng nói sao mà ấm áp quá.
- Thế năm nay con có được giấy khen không?
Tôi thưa với bố và khoe tấm giấy khen:
- Có ạ!
Bố xoa đầu tôi cười:
- Tốt lắm! Cố học giỏi cho mẹ và ba mừng nhé con.
Mẹ nhìn tôi với ánh mắt trìu mến, chứa đựng cả một biển trời yêu thương dành cho tôi. Mẹ nở một nụ cười kín đáo, một niềm vui khôn tả. Trên ti vi chiếu chương trình đón tết. A! ở hồ Gươm đang bắn pháo hoa đẹp quá! Đêm giao thừa đó, cả gia đình tôi quây quần bên nhau suốt đêm.
Cứ năm nào cũng thế, gia đình tôi luôn có được những giờ phút sum họp thật vui vẻ, đầm ấm. Hai chị em tôi thật hạnh phúc trong mái ấm gia đình, trong vòng tay yêu thương của ba mẹ.

12 tháng 5 2018

Có, mk nè! Kb nha!

12 tháng 5 2018

mik nữa

12 tháng 5 2018

Khác nhau

Quốc hội : là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan có quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam,  có nhiệm vụ và quen hạn:

 - Làm hiến pháp và sửa đổi hiến pháp, làm luật và sửa đổi luật

- Quyết định mục tiêu ,chỉ tiêu hiến pháp

- Quyết định những nguyên tắc về tổ chức và hoạt động bộ máy nhà nước và hoạt đọng của nhân dân

Mk làm tới đấy rồi đó

Còn lại bạn tự làm nha

Một cây làm chẳng lên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao ”

Trong kho tàng ca dao tục ngữ Việt Nam, có rất nhiều câu nói về sự tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa người với người. Bàn về tư tưởng này, không thể không kể đến câu thành ngữ “Một cây làm chẳng lên non – Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.

Vậy những ý nghĩa sâu xa chất chứa trong chiêm nghiệm này của ông cha ta là gì? Tại sao lại nói như vậy? “Một cây” ở đây ý chỉ sự đơn lẻ, duy nhất, “ba cây” là phép nói ẩn dụ tượng trưng cho rất nhiều cái cây. Từ ba cây trở lên đã là số nhiều. Như vậy, về cơ bản có thể hiểu câu thành ngữ theo nghĩa một cái cây không thể tạo nên một quả đồi, nó vẫn chỉ là một cái cây đơn độc lẻ loi giữa trời đất, nhưng nếu có nhiều cây cùng đứng cùng nhau, chụm lại một chỗ thì sẽ tạo nên cả quả đồi, cả rừng cây. Trên thực tế, con người không thể sống tách rời khỏi cộng đồng cũng như không thể làm nên việc lớn nếu không có sự chung tay góp sức của những người khác. Giống như trong chiến tranh, một vị tướng hay một người lính dù giỏi đến mấy cũng sẽ không thể đánh thắng được kẻ thù nhưng nếu cả nghĩa quân, cả dân tộc cùng nhau đồng lòng thì sẽ nhấn chìm những ý định xâm lăng của kẻ địch. Câu thành ngữ ngợi ca tinh thần đoàn kết, gắn bó giữa người với người và trong một tập thể với nhau. Chỉ cần có tinh thần đoàn kết ắt con người sẽ cùng nhau vượt qua khó khăn gian khổ. Cũng chính trong ý nghĩa cổ động này, đại tướng Võ Nguyên Giáp từng động viên toàn quân ta trong kháng chiến “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công” tinh thần đoàn kết càng cao thành quả đạt được càng lớn. Câu thành ngữ làm ta nhớ đến câu chuyện Một bó đũa, khi người cha yêu cầu nắm ngườ con bẻ từng cây đũa một, mỗi cây đũa đều gẫy, còn khi cầm cả bó đũa lên chụm lại thì không một ai có thể bẻ được nó. Người cha đã giáo dục thành công việc nếu các con mình cùng biết chung tay góp sức, chung sức đồng lòng thì có thể vượt qua tất cả. Câu thành ngữ đã ngợi ca những đức tính tốt đẹp, biết một người vì mọi người, chung lưng đấu cật, để cùng dẫn dắt nhau vượt qua gian nan thử thách làm nên việc lớn. Trên thực tế hiện nay, lối sống ích kỉ, toan tính đang có xu hướng gia tăng trong cộng đồng. Con người vụ lợi cho bản thân, vì lợi ích cá nhân của mình mà trở nên vị kỉ. Nhưng cuối cùng sức mạnh, kết quả mà cá nhân ấy đạt được, cho dù có thành công thì cũng không thể là tối đa. Nhưng nếu biết làm việc nhóm, biết kết hợp sức mạnh của cá nhân và cả đồng đội thì những thành tựu đạt được sẽ vĩ đại hơn bởi nó là thành quả của sự cố gắng của tất cả mọi người. Đây là một câu thành ngữ đầy tính triết lý mà sự thật vẫn luôn đúng trong mọi hoàn cảnh thời đại, giá trị vận dụng thực tế của nó vẫn đang được ngợi ca hiện nay. Trong một công ty, một nhóm, việc tất cả các thành viên biết kết hợp và vận dụng ưu điểm, thế mạnh của từng người áp dụng vào công việc chung của nhóm thì hiệu suất đạt được sẽ đồng nhất và cao hơn so với việc mỗi cá nhân tự lộn xộn hoạt động theo cá tính riêng của mình. Dù thời bình hay thời chiến, dù trong xã hội xưa cũ trước đây hay thời buổi hiện đại ngày nay, dù ở một môi trường nhỏ hay những phạm vi rộng lớn thì đoàn kết và tương trợ lẫn nhau vẫn luôn là sức mạnh chiến thắng mọi khó khăn. Câu thành ngữ đã chỉ dạy con người không chỉ trong hành vi lối sống mà còn trong đạo đức nhân cách. Là một học sinh, việc rèn luyện, học tập khả năng phối kết hợp với bạn bè, đồng đội từ trên ghế nhà trường là vô cùng quan trọng. Cũng giống như trò chơi kéo co, tất cả các thành viên trong một đội đều phải ra sức kéo, người đằng sau hỗ trợ người đằng trước, nếu thua cả đội cùng ngã và ngược lại nếu thắng sẽ là chiến tích của cả tập thể.

Học sinh phải biết suy nghĩ cho tập thể, không thể lúc nào cũng vì thành tích cá nhân mà vị kỉ trong suy nghĩ và hành động. Muốn vậy, mỗi người phải biết giúp đỡ bạn bè để cùng nhau vươn lên, biết đoàn kết xây dựng tập thể vững mạnh, xuất sắc. 

11 tháng 5 2018

Có 2 nghĩa :

-Nghĩa đen: Đó là một cái cây làm không nên gì mà ba cây chụm lại thì thành một hòn núi cao

-Nghĩa bóng: Đó là một con người thì không làm được gì nếu chúng ta đoàn kết thì sẽ thành một kết quả tốt hơn kết quả mà mình mong đợi.

Chúc bạn học giỏi!

em cảm thấy văn học Việt Nam rất sâu sắc, nhất là đối với truyền thống “thương người như thể thương thân”, khuyên mọi người phải thương người khác như chính bản thân mik. về phần mình, em sẽ luôn yêu thương mọi người xung quanh, giúp đỡ mọi người để góp phần xây dựng đất nước, giữ gìn và phát triển kho tàng văn học Việt Nam.Để phát huy truyền thống '' uống nước nhớ nguồn''  thì  chúng ta phải  tiếp tục thực hiện tốt công tác chính sách và phong trào "Đền ơn đáp nghĩa"

mik biết làm có từng đó thôi
 

11 tháng 5 2018

ook bạn

11 tháng 5 2018
Mạng đầy í bạn
11 tháng 5 2018

Lênin là nhà cách mạng kiệt xuất của nhân loại. Tên tuổi của Người gắn liền với cuộc Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại. Bên cạnh đó, đối với nhiều thế hệ người Việt Nam, tên tuổi Lênin đã trở thành thân thuộc với câu châm ngôn nổi tiếng: “Học, học nữa, học mãi”.

Khái niệm “học” mà Lênin sử dụng ở đây có thể hiểu theo những cách khác nhau, tùy theo mức độ rộng hay hẹp trong ý nghĩa.

Theo nghĩa hẹp: học là hoạt động thu nhận và tái hiện tri thức của học sinh dưới sự hướng dẫn và truyền đạt của thầy giáo trong nhà trường. Hoạt động học như thế gắn liền với một giai đoạn cụ thể trong cuộc đời: lứa tuổi thanh thiếu niên, gắn liền với một khòng gian xác định: nhà trường.

Theo nghĩa rộng: Hoạt động học diễn ra ở mọi nơi mọi lúc, trong suòt cuộc đời một con người. Không phải ngẫu nhiên người ta gọi cuóc đời là “trường đời”. đây là mái trường mở ra theo bước chân của con người trên mọi nẻo đường đời, ở mọi lứa tuổi. Theo ý nghĩa này, Gorki đã gọi cuộc đời là “trường đại học của tôi”. Và đây cũng là ý nghĩa chính trong khai niệm học của Lènin. Bản thân cuộc đời Lênin là một minh chứng cho quan niệm này. Qua trường đời, Lênin thu nhận tri thức để trở thành nhà trường có kiến thức sâu rộng. Qua trường đời, Lênin “học làm cách mạng" rồi trở thành nhà cách mạng vĩ đại. Tri thức của nhà trường theo nghĩa hẹp dù phong phú, toàn diện đến đâu cũng có giới hạn. Tri thức của tnrờng đời mới là nguồn tri thức rộng lớn, phong phú. Trong trường đời moi sự kiện, mọi lĩnh vực đời sống là trang sách. Mọi người quanh ta đều là thầy ta. Người ta phải học tất thảy mọi điều dù là nhỏ nhặt nhất như câu tục ngữ đã tổng kết: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”.

Với cách hiểu trên, hoại động học là rất cần thiết. Nhờ học mà xã hội loài người luôn phát triển. Thế hệ sau kế thừa những thành tựu của thế hệ trước để từ đó tạo lập nên những thành tựu mới. Lí giải về sự thành công của mình, nhà bác học Niutơn đã nói một cách hõm hỉnh: Tôi đã đứng trên vai người khổng lồ. “Người khổng lồ” ở đây lá một cách nói hình tượng về những tri thức đã được nhà bác học tiếp thu qua nhưng hoạt động học tập của mình.

Nghĩa gốc của từ “học” trong tiếng Nga mà Lênin sử dụng chỉ hoạt động diễn ra trong một quá trình kéo dài. Người lặp lại từ này ba lần chính là để nhàn mạnh tính thường xuyên, liên tục, không ngừng của hoạt động học. Có điều đó là bởi tri thức trong trường đời là vô hạn. Nó bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau và luôn luôn được bổ sung, phát triển. Đây chính là lí do để chúng ta phải “học nữa, học mãi”. Ngừng học tập cũng tức là chúng ta đặt mình ra khỏi vòng quay của cuộc sống đang không ngừng đổi thay, phát triển.

Nhưng “học nữa, học mãi” không có nghĩa là học tràn lan mọi lĩnh vực, học không có trọng điểm kiến thức. Bên cạnh việc học toàn diện, chúng ta còn phải biết hướng sự học vào giải quvết những mục tiêu cụ thể trong cuộc sống. Mục đích của học không phải chỉ để tiếp thu tri thức mà còn phải vận dụng tri thức đó vào thực tế cuộc sống, để đạt tới những thành tựu có ý nghĩa, để tạo ra tri thức mới. Học như thơ mới đem lại sự say mê và bổ ích. Đây là động lực để hoạt động học gắn bó với con người trong cuộc đời của mình.

Chúng ta đang sống trong một xã hội được mệnh danh là “xã hội tri thức”, “xã hội thông tin”: Hơn bao giờ hết, phương châm “Học, học nữa, học mãi” của Lênin thật sự trở nên thiết yếu với mồi con người. Sự giàu có đích thực của mỗi con người, mỗi quốc gia ngày nay là sự giàu có tri thức. Chỉ có phát triển tri thức mới đưa đất nước “sánh vai các cường quốc năm châu” như mong ước của Bác Hồ vĩ đại.

Câu châm ngôn “Học, học nữa, học mãi” của Lê nin thật gián dị nhưng lại hàm chứa một chiều sâu trí tuệ. Đất nước đang đứng trước những vận hội mới. Thế hệ thanh, thiếu niên Việt Nam vì thế phải khắc sâu lời nhắc nhở của Lênin và biến nó trở thành hiện thực bằng những hoạt động cụ thể của mình.

11 tháng 5 2018

Trong cuộc đời của mỗi con người ai cũng mong muốn sau này lớn lên sẽ trở thành một con người có ích trong xã hội, đặc biệt trong thời đại mà xã hội ta đang trên con đường đổi mới theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để đất nước có thể theo kịp các nước khác chúng ta phải có nhiều nhân tài. Và đối với thế hệ học sinh, nhiệm vụ học tập là vô cùng quan trọng vì họ chính là người chủ tương lai đất nước, họ phải là những con người có tri thức có trình độ mới có thể làm tốt vai trò quan trọng của mình sau này. Về ý thức học tập Lênin có một câu nói rất nổi tiếng “Học, học nữa, học mãi”.

Để hiểu nội dung của lời khuyên này trước hết chúng ta cần hiểu học là gì? Học là một quá trình thu nhận, tích lũy kiến thức, kĩ năng để giúp cho bản thân có thêm hiểu biết về trình độ khoa học, kĩ thuật. Học là một khái niệm rất rộng chứ không phải bó hẹp trong phạm vi ngôi trường mà ngay từ nhỏ khi sống giữa vòng tay yêu thương của cha mẹ, ông bà chúng ta đã được dạy dỗ từ cách ăn nói, ứng xử, đi đứng đối xử với người trên với bạn bè. Thế rồi khi đến trường chúng ta lại được các thầy cô dạy kiến thức về khoa học về xã hội, và dưới bàn tay chăm sóc Ân cần của các thầy cô giáo ta còn được học cả rèn luyện cả về đạo đức. Và khi đi ra ngoài xã hội ta còn được học hỏi qua bạn bè, qua những người xung quanh mình, rồi còn qua các thông tin đại chúng như đài báo sách vở… Song có một điều chúng ta cần chú ý là phải học toàn diện tránh tình trạng hỏi về bất cứ vấn đề về tự nhiên thì đều biết còn hỏi về các vấn đề xã hội thì chẳng biết gì.

“Học nữa” là học hết trình độ này chúng ta phải chuyển sang trình độ khác, từ dễ đến khó, từ phạm vi hẹp đến phạm vi rộng. Việc học không bao giờ được ngừng nghỉ mà là một mạch nối tiếp nhau và không ngừng nâng cao để ta có cơ hội trau dồi tri thức, nâng cao trình độ hiểu biết của mình. Mỗi lần nâng lên một mức học con người sẽ trưởng thành và vững chắc thêm một bước về tri thức và trình độ và đó là thứ hành trang quý giá giúp con người tự tin khi bước vào cuộc sống tự lập sau này và quan trọng nhất là có tri thức trí tuệ để có thể vận dụng tốt vào công việc và có thể sáng tạo ra những công trình khoa học, góp phần xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.

Còn “học mãi” là học liên tục, học không ngừng nghỉ suốt đời, luôn nâng cao trình độ hiểu biết của mình. Học mãi để tạo thành thói quen ham học hỏi, say mê với khoa học. Và việc học phải được liên tục không bị hạn chế bởi tuổi tác. Khi ta còn trẻ việc học tập là đương nhiên thế nhưng khi ta càng cao tuổi thì việc học không vì thế mà ngưng trệ, mà ta cũng cần chăm chỉ học hỏi hơn nữa bằng cách tự học, nghiên cứu qua sách vở. Như vậy việc học là vô tận vừa học vừa làm vô cùng có lợi bởi quá trình làm việc sẽ giúp ta hiểu được mình còn thiếu kiến thức gì và việc học sẽ bổ sung cho ta. Như vậy câu nói rất đơn giản của Lênin đã cho ta thấy cần phải học như thế nào mới giúp ta trở thành con người hoàn thiện, một người có tri thức.

Vậy vì sao chúng ta phải hiểu như vậy? Trước hết việc ta học tập tốt sẽ có lợi cho chính bản thân ta, bởi nếu ta không học sau này ta sẽ không thể làm tốt công việc được. Kết quả công việc sẽ không được tốt đẹp như ta mong muốn và chúng ta sẽ không thể nuôi sống bản thân mình, không thể giúp được gia đình công như không thực hiện được nghĩa vụ cao cả của đất nước; là người làm chủ tương lai đất nước. Bác Hồ đã từng nói: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai với các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ một phần công lao học tập của các cháu”. Đúng như vậy nếu chúng ta không học tập thì cả thế hệ trẻ sẽ chẳng có ai tài giỏi để giúp cho đất nước tiến lên, vì thế việc học tập là vô cùng cần thiết và hơn thế còn là trách nhiệm đối với mỗi người học sinh chúng ta để đưa đất nước sáng ngang với các nước khác trên thế giới. Và chúng ta không học tập tốt không nắm được những tri thức khoa học hiện đại chúng ta sẽ trở thành những người lạc hậu trước sự lớn mạnh như vũ bão của khoa học kĩ thuật trong ngày nay. Như vậy học tập tốt là giúp cho ta và cho xã hội hơn nữa là phát huy truyền thống hiếu học của ông cha ta từ xưa cho đến nay.

Ngày xưa ông cha ta đã có một truyền thống hiếu học như Mạc Đĩnh Chi là con nhà nghèo nhưng vẫn ham mê học đêm đến vì nhà nghèo không có đèn học nôn ông phải bắt đom đóm cho vào vỏ trứng để học và sau thành tài… Ngày xưa chúng ta có biết bao tấm gương chăm học tập và ngày nay chúng ta cũng cần noi gương theo cha ông.

Song việc học như thế nào để đem lai hiệu quả tốt thì chúng ta thấy cần phải học tập thật chăm chỉ, học say mê hứng thú và phải luôn sáng tao, bên cạnh đó chúng ta cũng cần xem xét phương pháp học tập sao cho đại được kết quả cao. Khi đến lớp cần chăm chú nghe cô giáo giảng bài, ghi chép đầy đủ về nhà học lại và làm bài tập đầy đủ, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp. Ngoài ra ta còn phải học hỏi thêm bạn bè thầy cô giáo và quan trọng là chúng ta phải luôn chủ động trong việc học tránh sự sao chép học tủ học lệch để có thể phát huy được tính sáng tạo của mình. Luôn tạo cho mình một thói quen học tập thật nghiêm túc, say mê, sáng tạo. Học phải đi đôi với hành bởi có như vậy chúng ta mới nhớ lâu kiến thức đã được học.

Câu nói trên của Lênin đã khuyên chúng ta phải học tập thật nhiều học không mệt mỏi để tạo thành nguồn kiến thức vô tận trong mỗi người để sau này trưởng thành có thể làm chủ mọi công việc, góp phần xây đựng đất nước, xã hội ngày một giàu đẹp văn minh. Đó là một lời khuyên mà mỗi học sinh chúng ta cần nhớ và làm theo.