K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 4 2020

Có thể nói hình ảnh hoa sen qua ánh nhìn của tác giả dân gian là những bông sen đẹp đẽ  mà trong đầm nước không gì có thể sánh bằng. Những bông hoa sen ấy có màu sắc đặc biệt từ lá xanh bông trắng nhị vàng rồi lại bông trắng lá xanh nhị vàng ,cách tả ấy đã tôn lên vẻ dẹp thuần khiết của bông sen vừa đẹp đẽ vừa đặc biệt .cho dù những bông sen ấy có ở nơi đát bùn nhưng vẫn giữ được hương thơm thuần khiết của bông sen . cũng như con người việt nam cho dù có nghèo khổ đén mấy nhưng họ vẫn giữ được phẩm chất cao quý của mình .Tác giả dân gian đã tô đậm vẻ đẹp của bôn sen: một loài hoa đẹp đẽ,thuần khiết , tinh khôi...

Dòng máu Lạc Hồng, bốn nghìn nămDòng máu đỏ tươi chảy trong tim mìnhNòi giống Lạc Hồng, giống rồng tiên nguyện ôm bao đời đất mẹNhịp trống hào hùng, mãi còn vang, bao lớp người đi ra nơi biên thùyHình bóng mẹ già, đứng đợi con, tạc vào sử sách.... hào hùng.......Việt Nam ơi ! yêu mến ngàn đờiYêu lũy tre xanh, có con sông chảy quanhNào ta hát, khúc hát Lạc Hồng,là muôn cánh chim bay rợp...
Đọc tiếp

Dòng máu Lạc Hồng, bốn nghìn năm
Dòng máu đỏ tươi chảy trong tim mình
Nòi giống Lạc Hồng, giống rồng tiên nguyện ôm bao đời đất mẹ
Nhịp trống hào hùng, mãi còn vang, bao lớp người đi ra nơi biên thùy
Hình bóng mẹ già, đứng đợi con, tạc vào sử sách.... hào hùng.......
Việt Nam ơi ! yêu mến ngàn đời
Yêu lũy tre xanh, có con sông chảy quanh
Nào ta hát, khúc hát Lạc Hồng,
là muôn cánh chim bay rợp biển Đông
Việt Nam ơi ! Hãy nắm chặt tay,
tiến bước đi lên viết thêm trang sử vàng
Nào ta hát, khúc hát Việt Nam, con cháu rồng tiên
Con cháu Lạc Hồng, tự hào hai tiếng Việt Nam

1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản

2. Qua lời bài hát : " Việt Nam ơi , hãy nắm chặt tay . Tiến bước đi lên viết thêm trang sử vàng ". Đã thể hiện truyền thống quý báu gì của dân tộc ta ? Em hãy giải thích ngắn gọn ý nghĩa lời bài hát trên .

3, Từ ý nghĩa câu thơ : " Nòi giống Lạc Hồng, giống Rồng Tiên, nguyện ôm bao đời đất mẹ". Tác giả muốn gửi gắm tới chúng ta thông điệp gì ?

1
11 tháng 4 2020

1. Biểu cảm

2. Truyền thống đoàn kết

3. Niềm tự hào về truyền thống dân tộc.

9 tháng 4 2020

4 con vịt

9 tháng 4 2020

4 con vịt

9 tháng 4 2020

- Cảm nhận về anh trai Kiều Phương:

Nhân vật người anh trong văn bản: Bức tranh của em gái tôi do nhau văn Tạ Duy Anh sáng tác đã để lại trong tôi những ấn tượng sâu sắc đến khó quên. Mới đầu người anh rất quan tâm,  yêu quý, coi những trò lục lọi đồ đạc trong nhà hay chế thuốc ve chỉ là những trò đùa của trẻ thơ. Nhưng khi mà tài năng của em gái mình được phát hiện thì người anh cảm thấy rất buồn bã, thậm chí còn đố kị với tài năng của em. Suy nghĩ ấy đã tan biến ngay sau khi người anh đứng trước bức tranh đoạt giải nhất của cô em gái. Người anh đã cảm thấy xúc động, hối hận về cách cư xử không tốt của mình với cô em gái. Tôi cảm thấy rất hài lòng về người anh vì người anh đã biết suy nghĩ, hối hận về việc làm của mình. Cũng chính nhờ người anh trong câu chuyện, tôi đã rút ra được một bài học : trước thành công, tài năng của người khác, chúng ta không nên đem lòng ganh ghét, đố kị mà hãy có lòng vượt qua mặc cảm, tự ti để có được sự trân trọng và niềm vui thật sự. 

-Cảm nhận của Kiều Phương:

Sau khi học xong văn bản: Bức tranh của em gái tôi do nha văn Tạ Duy Anh sáng tác. Nhân vật Kiều Phương đã  để lại trong tôi những ấn tượng sâu sắc đến khó quên .Cô bé Kiều Phương nổi bật Lên những nét tính cách và phẩm chất đang quý: hồn nhiên, hiếu động, đam mê hội họa, có lòng tin cảm và Nhân hậu. Mặc dù tôi năng của mình được đánh giá cao nhưng cô bị không hề kiêu căng đánh mất đi sự trong sáng, hồn nhiên của tuổi thơ. Hình ảnh Kiều Phương được khắc hoa rõ nét là 1 cô bị có lòng vị tha, tính cách Nhân hậu bao dung. Kiều Phương hiện Lên trong mắt các bạn đọc thật đẹp thật cao cả, cô không chỉ vẽ bức tranh đoạt giải nhất mà cô còn vẽ lên bức hoa của chính mình. Từ cách cư xử của Kiều Phương, tôi khuyên mọi người rằng: cần sống mở lòng với mọi người xung quanh, không nên có thói ganh tị. Phai có lòng bao dung, độ lượng để cuộc sống tốt đẹp hơn. 

9 tháng 4 2020

Bạn tham khảo nhé :

    Truyện ngắn "Bức tranh của em gái tôi" của Tạ Duy Anh là một truyện ngắn hay. Hay ở lời viết, ở cách dùng ví von và bình dị nhưng lại có sức lay động mạnh mẽ. Trong hai nhân vật Kiều Phương và người anh đều có nét đáng yêu. Nhưng trong đó nhân vật người anh đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng nhất.

    Người anh trai của Kiều Phương đang độ tuổi chơi diều, hồn nhiên, rất yêu quý em gái. Cái biệt hiệu "Mèo" tặng em gái đã nói lên tính hồn nhiên, ngây thơ của người anh trai nhỏ tuổi. Một người anh cũng cảm thấy "khó chịu" khi thấy đứa em gái hay "lục lọi các đồ vật với sự thích thú". Thích bắt bẻ em gái: “Này, em không để chúng nó yên được à?” hay tò mò "bí mật theo dõi em gái" khi nó chế tạo thuốc vẽ.

Kể từ khi họa sĩ Tiến Lê phát hiện ra tài năng của Kiều Phương, hết lời ca ngợi, người bố thì “ngây người”, bất ngờ và vui sướng khi khám phá ra tài năng đặc biệt của con. Người mẹ hiền lành "không kìm được cơn xúc động" khi kịp nghe, kịp chứng kiến chuyện vui này. Từ cái khoảnh khắc ấy, người anh trai "luôn luôn cảm thấy mình bất tài nên bị đẩy ra ngoài", ngồi bên bàn học, chú bé ấy "chỉ muốn gục xuống khóc". Tâm trạng đó rất thực, rất người, nhất là đối với một bé trai đang tuổi nổi loạn. Người anh buồn vì cảm thấy mình không có tài năng, cảm thấy cô đơn vì bị bố mẹ hầu như chỉ săn sóc, yêu quý con gái nhiều hơn, nhất là khi thấy bố mẹ "hào hứng mua sắm cho em gái những thứ cần cho công việc vẽ". Có lẽ cảm xúc đó của người anh một phần do bố mẹ thiếu sự tinh tế trong cách thể hiện tình yêu thương với các con. Hậu quả chính là sự xa cách của hai anh em, người anh thậm chí “gắt um lên” khi phát hiện một nỗi nhỏ ở em gái.

Tạ Duy Anh còn nhấn mạnh hơn về tâm trạng của người anh khi diễn tả cảnh quyết định "xem trộm" những bức tranh của Mèo, một việc làm mà bản thân người anh từng “coi khinh". Tiếng thở dài của người anh càng thể hiện bản thân anh ta tự nhận mình bất tài chứ không còn là sự đố kỵ tài năng của em gái nữa. Trước kia thấy gương mặt "lem nhem" của em gái mới đáng yêu làm sao, nhưng giờ đây anh vậy thì lại quát mắng khiến cô em gái "xịu xuống, miệng dẩu ra". 

Khi em gái và bố mẹ trở về từ trại thi vẽ quốc tế đều vui sướng, hân hoan vì Mèo giành được giải nhất, muốn được anh chia vui cho, ôm lấy cổ anh nói thầm: "Em muốn cả anh cùng đi nhận giải" thì anh lại "viện cớ đang dở việc đẩy nhẹ nó ra". Những biểu hiện ấy có lẽ là một chút bốc đồng của tuổi thơ, ta càng cảm thông với người anh biết mấy.

Đến cuối truyện, cả gia đình đi nhận giải thưởng, khi người anh khi cùng mẹ đến phòng trưng bày xem bức tranh được giải nhất của em gái, cảnh này dường như xuất hiện hai nhân vật người anh. Người anh trong bức tranh rất đẹp: "Một chú bé đang ngồi nhìn ra cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ.". Đó là hình ảnh người anh lí tưởng rất thông minh, nhiều khát vọng, có tâm hồn mơ mộng do họa sĩ Mèo tí hon vẽ ra.

Người anh đứng nhìn bức tranh với bao tâm trạng. Xúc động cao độ đến mức "phải bám chặt lấy tay mẹ" vì ngạc nhiên ngỡ ngàng. Ngỡ ngàng vì cảm thấy người anh trong bức tranh kì diệu quá, ngoài sức tưởng tượng của mình. Sau đó là sự hãnh diện vì mình có một cô em gái có tài năng và tấm lòng nhân hậu bao la. Cuối cùng là sự xấu hổ vì bản thân mình. Lúc này, cái suy nghĩ: "Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo thế kia ư?" đã thể hiện rất rõ sự xấu hổ của mình. Cuối cùng người anh còn muốn bật khóc và nói với mẹ rằng: "Không phải con đâu. Đây là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy". Chú bé cảm thấy mình không được hoàn hảo, phải cố gắng vươn lên, càng yêu thương, quý mến em gái hơn bao giờ hết.

    Qua Bức tranh của em gái, ta cảm thấy nhân vật người anh trai càng ngày càng trưởng thành hơn. Dưới ngòi bút đầy chân thực của Tạ Duy Anh, hai anh em Kiều Phương hiện ra càng rõ nét biết mấy. Qua đó ta cũng cảm nhận được rằng: “Lòng nhân hậu và sự vị tha sẽ giúp con người tự vượt lên bản thân để sống thanh thản, tốt đẹp hơn.”.

Chúc bạn học tốt !

1/ áo chàm đưa buổi phân li (biện pháp nhân hoá) 

2/tre giữ làng giữ nước giữ mái nhà tranh giữ mái nhà tranh giữ  đồng lúa chín (biện pháp nhân hoá)

3/gần mực thì đen,gần đèn thì sáng (ẩn dụ)

4/công cha như núi thái sơn 

nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra (so sánh )

Chúc Bạn làm bài tốt ^-^

9 tháng 4 2020

Cho sửa : 2/Tre giữ làng , giữ nước , giữ mái nha tranh , giữ đồng lúa chín.

Viết văn thì phải cs mở,thân,kết chứ

9 tháng 4 2020

bạn lên google xem tham khảo nha

hok tốt

9 tháng 4 2020

v

Bức thư với lời dặn dò ân cần gửi học trò của thầy hiệu trưởng Nguyễn Xuân Khang được nhiều người chia sẻ trên mạng xã hội.

Trong bức thư gửi học trò ngày 13/2, thầy Nguyễn Xuân Khang - Hiệu trưởng trường Marie Curie, Hà Nội - viết: "Các con thân yêu, ngôi trường vắng bóng thầy trò chẳng còn nghĩa lý gì. Buồn. Nhớ”.

Thầy Khang kể ông nhận được thư của học trò Mỹ Linh (lớp 9P2) gửi “ông nội” - tên học sinh đặt cho thầy hiệu trưởng. Mỹ Linh vẽ các bạn học sinh ôm sách, cầm nước sát trùng tay và biển ghi dòng chữ “Tự tin chiến đấu”, thể hiện sự đoàn kết, quyết tâm đẩy lùi dịch bệnh.

Nữ sinh cho rằng kể cả khi học sinh được nghỉ thêm một tuần nữa, các cô, chú vẫn không quản ngại, tiếp tục tiến hành sát khuẩn tất cả hành lang, lớp học, xe buýt… Đến cả bàn ăn, từng nút bàn phím của máy vi tính trong phòng Tin học cũng được vệ sinh cẩn thận.Mỹ Linh viết: "Những ngày ở nhà, con không ngừng cập nhật thông tin về trường trên website và fanpage, có lẽ vì nhớ trường quá. Khó có thể diễn tả được cảm xúc của con khi đọc tin các cô, chú cán bộ, nhân viên tỉ mỉ làm sạch không gian trường tới từng milimét để chuẩn bị đón chúng con đi học trở lại".

"Thật cảm động biết bao khi giữa đại dịch, mọi người trong trường vẫn quyết tâm bảo vệ chúng con khỏi virus corona, đặt sự an toàn của chúng con lên hàng đầu", cô bé viết.

 thầy Nguyễn Xuân Khang cho rằng bức tranh của Mỹ Linh thật sâu sắc. Thầy hiệu trưởng đã viết thư ngỏ động viên học trò, giáo viên, nhân viên của trường.

“Những ngày khó khăn nhất rồi sẽ qua đi. Nếu không có gì thay đổi, ba, bốn ngày nữa là các con sẽ được đến trường, thầy trò, bạn bè gặp nhau. Giải bóng mùa xuân lại tiếp tục. Hàng chục cái cúp long lanh đã về, chờ các con", thầy hiệu trưởng viết.

Hiệu trưởng trường Marie Curie còn căn dặn “để ông nội nói cho mà nghe”: Khi đi học trở lại, nếu bạn nào bị sốt, ho, tạm thời ở nhà và nói bố mẹ đưa đi khám. Có sức khoẻ mới học và chơi hết mình được.

"Những bạn sức khoẻ bình thường thì yên tâm đến trường. Trường đã được các cô, chú vệ sinh sạch sẽ hơn bao giờ hết; cái sạch thấy được đã đành, có cả cái sạch không thấy được là diệt khuẩn... Các con vẫn phải duy trì hai việc cần thiết để tránh nhiễm Covid-19 là rửa tay và đeo khẩu trang thường xuyên trong thời gian ở trường", "ông nội" viết trong thư gửi học trò.

9 tháng 4 2020

Tả lại khu phố hay thôn xóm vào những ngày phòng chống dịch Covid-19 mà bạn

I. TRẮC NGHIỆM ( 5.0 điểm)Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất.Câu 1: Câu thơ nào dưới đây có sử dụng phép ẩn dụ?    A. Người cha mái tóc bạc.                       B.Bóng Bác cao lồng lộng.    C.Bác vẫn ngồi đinh ninh.                       D.Chú cứ việc ngủ ngon.Câu 2: Trong những trường hợp sau, trường hợp nào không sử dụng phép hoán dụ?   A. Con ở miền Nam ra thăm lăng...
Đọc tiếp

I. TRẮC NGHIỆM ( 5.0 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất.

Câu 1: Câu thơ nào dưới đây có sử dụng phép ẩn dụ?

    A. Người cha mái tóc bạc.                       B.Bóng Bác cao lồng lộng.

    C.Bác vẫn ngồi đinh ninh.                       D.Chú cứ việc ngủ ngon.

Câu 2: Trong những trường hợp sau, trường hợp nào không sử dụng phép hoán dụ?

   A. Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác.             B. Miền Nam đi trước về sau.

   C. Gửi miền Bắc lòng miền Nam chung thủy.      D. Hình ảnh miền Nam luôn ở trong trái tim Bác.

Câu 3: Hình ảnh nào sau đây không phải là hình ảnh nhân hóa?

    A. Cây dừa sải tay bơi.                             B. Cỏ gà rung tai.

    C. Bố em đi cày về.                                  D. Kiến hành quân đầy đường.

Câu 4: Câu nào sau đây định nghĩa đúng cho biện pháp nghệ thuật so sánh ?

   A. Gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa trên mối quan hệ tương đồng.

   B.Gọi tên sự vật này bằng tên sự vật hiện tượng khác có quan hệ toàn thể - bộ phận.

   C. Đối chiếu sự vật hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng.

   D.Gọi tên hoặc tả con vật, đồ vật bằng những từ dùng để tả hoặc nói về con người.

Câu 5: Trong các câu văn sau, câu nào không sử dụng phép so sánh?

  A. Trên gác cao nhìn xuống, hồ như một chiếc gương bầu dục lớn, sáng long lanh.

  B. Cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tôm, dẫn vào đền Ngọc Sơn.

  C. Rồi cả nhà – trừ tôi – vui như tết khi bé Phương, qua giới thiệu của chú Tiến Lê, được mời tham gia trại thi vẽ quốc tế.

  D. Mặt chú bé tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ.

Câu 6: Phép nhân hóa trong câu: “Chị Cốc rỉa lông cánh một lát nữa rồi lại bay là xuống đầm nước...” được tạo ra bằng cách nào?

  A. Dùng từ vốn gọi người để gọi vật.

  B. Dùng những từ vốn chỉ hoạt động của người để chỉ hoạt động của vật.

  C. Dùng những từ vốn chỉ tính chất.

  D. Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.

Câu 7: Phó từ đứng trước động từ, tính từ không bổ sung cho động từ, tính từ ý nghĩa gì?

A.Quan hệ thời gian, mức độ.          B.Sự tiếp diễn tương tự.      C.Sự phủ định cầu khiến.

D.Quan hệ trật tự.

Câu 8: Câu “Thế là mùa xuân mong ước đã đến” phó từ đã bổ sung ý nghĩa:

A.   Chỉ sự tiếp diễn tương tự.                                         B. Chỉ mức độ.              

    C. Chỉ quan hệ thời gian.                                               D. Chỉ sự cầu khiến.

Câu 9:                                    “ Dù ai nói ngả nói nghiêng,

Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân”

                                 ( Ca dao)

           Câu thứ hai có sử dụng phép so sánh:

     A. Người với người.                                        B. Vật với vật.

     C. Cái cụ thể với cái trừu tượng.                        D. Cái trừu tượng với cái cụ thể.

Câu 10: Từ ngữ chứa hình ảnh ẩn dụ trong câu:

                            “Thuyền về có nhớ bến chăng

                     Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”

A. Thuyền- bến.        B. Bến -dạ.        C. Thuyền- dạ .              D. Bến- nhớ.

                             

II.TỰ LUẬN ( 5.0 điểm)

Câu 1 ( 2 điểm): Tìm và phân tích phép so sánh (theo mô hình của phép so sánh) trong các câu thơ sau:

a.          Ngoài thềm rơi chiếc lá đa

      Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.

                       (Trần Đăng Khoa)

b.         “Quê hương là chùm khế ngọt

             Cho con trèo hái mỗi ngày

             Quê hương là đường đi học

             Con về rợp bướm vàng bay”.

                        ( Đỗ Trung Quân)

Câu  2 (3 điểm) : Viết một đoạn văn ngắn ( 5> 7 câu) tả cảnh thiên nhiên có sử dụng phép tu từ nhân hóa. Gạch chân.

1
9 tháng 4 2020

Câu 1: Câu thơ nào dưới đây có sử dụng phép ẩn dụ?

    A. Người cha mái tóc bạc.                       B.Bóng Bác cao lồng lộng.

    C.Bác vẫn ngồi đinh ninh.                       D.Chú cứ việc ngủ ngon.

Câu 2: Trong những trường hợp sau, trường hợp nào không sử dụng phép hoán dụ?

   A. Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác.             B. Miền Nam đi trước về sau.

   C. Gửi miền Bắc lòng miền Nam chung thủy.      D. Hình ảnh miền Nam luôn ở trong trái tim Bác.

Câu 3: Hình ảnh nào sau đây không phải là hình ảnh nhân hóa?

    A. Cây dừa sải tay bơi.                             B. Cỏ gà rung tai.

    C. Bố em đi cày về.                                  D. Kiến hành quân đầy đường.

Câu 4: Câu nào sau đây định nghĩa đúng cho biện pháp nghệ thuật so sánh ?

   A. Gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa trên mối quan hệ tương đồng.

   B.Gọi tên sự vật này bằng tên sự vật hiện tượng khác có quan hệ toàn thể - bộ phận.

   C. Đối chiếu sự vật hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng.

   D.Gọi tên hoặc tả con vật, đồ vật bằng những từ dùng để tả hoặc nói về con người.

Câu 5: Trong các câu văn sau, câu nào không sử dụng phép so sánh?

  A. Trên gác cao nhìn xuống, hồ như một chiếc gương bầu dục lớn, sáng long lanh.

  B. Cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tôm, dẫn vào đền Ngọc Sơn.

  C. Rồi cả nhà – trừ tôi – vui như tết khi bé Phương, qua giới thiệu của chú Tiến Lê, được mời tham gia trại thi vẽ quốc tế.

  D. Mặt chú bé tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ.

Câu 6Phép nhân hóa trong câu: “Chị Cốc rỉa lông cánh một lát nữa rồi lại bay là xuống đầm nước...” được tạo ra bằng cách nào?

  A. Dùng từ vốn gọi người để gọi vật.

  B. Dùng những từ vốn chỉ hoạt động của người để chỉ hoạt động của vật.

  C. Dùng những từ vốn chỉ tính chất.

  D. Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.

Câu 7: Phó từ đứng trước động từ, tính từ không bổ sung cho động từ, tính từ ý nghĩa gì?

A.Quan hệ thời gian, mức độ.          B.Sự tiếp diễn tương tự.      C.Sự phủ định cầu khiến.

D.Quan hệ trật tự.

Câu 8: Câu “Thế là mùa xuân mong ước đã đến” phó từ đã bổ sung ý nghĩa:

A.   Chỉ sự tiếp diễn tương tự.                                         B. Chỉ mức độ.              

    C. Chỉ quan hệ thời gian.                                               D. Chỉ sự cầu khiến.

Câu 9:                                    “ Dù ai nói ngả nói nghiêng,

Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân”

                                 ( Ca dao)

           Câu thứ hai có sử dụng phép so sánh:

     A. Người với người.                                        B. Vật với vật.

     C. Cái cụ thể với cái trừu tượng.                        D. Cái trừu tượng với cái cụ thể.

Câu 10: Từ ngữ chứa hình ảnh ẩn dụ trong câu:

                            “Thuyền về có nhớ bến chăng

                     Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”

A. Thuyền- bến.        B. Bến -dạ.        C. Thuyền- dạ .              D. Bến- nhớ.

9 tháng 4 2020

Tôi thích buổi sáng, yêu thích buổi chiều, nhưng tôi lại cũng rất thích buổi trưa hè trên quê hương có gió nồm nam mát mẻ.

Trong ánh nắng mặt trời oi ả, làng quê hiện lên với tất cả vẻ giản dị, thân thương. Những cây tràm cao vút chẳng khác gì những cây nến khổng lồ. Đầu lá ủ rũ như đầu lá liễu ở rừng dương ven biển. Mùi hương tràm ngát dậy bởi nó đang hong nóng dưới ánh mặt trời. Không chỉ có hương tràm mà có cả mùi khô của rơm rạ, mùi thơm của hương lúa được hong khô, mùi nồng ngai ngái của phù sa đất mới. Những mùi hương quen thuộc ấy đã làm tôi cảm thấy ấm áp lạ lùng. Mặc dù nắng hè như đổ lửa nhưng quê hương tôi vẫn hiện lên một vẻ đẹp hiền hòa. Trên những sân phơi, từng sợi rơm vàng óng, từng hạt thóc vàng giòn ánh lên dưới nắng. Ánh nắng ban trưa giúp con người có củi, có rơm, có thóc khô giòn. Nắng trưa tuy gay gắt nhưng giúp mọi người no ấm.

Tuy nắng chói chang nhưng gió nồm thổi đến cũng đủ làm cho con người dễ chịu. Những tàu dừa như chiếc lược chải vào không gian lộng gió. Văng vẳng đâu đó tiếng kĩu kịt của lũy tre làng, ngọn tre cong cong vẫn vô tư cho gió đưa đẩy. Dưới bóng râm của tre những bác trâu ung dung nằm nhai cỏ. Trâu nhai cả bóng râm của lũy tre xanh đang ta: trùm một khoảng trời nho nhỏ. Trên mấy cây cao, những chú chào mào, sáo sậu, sáo đen đua nhau chuyền cành, ca hát.

Dường như chúng cũng thích thú một buổi trưa hè đầy nắng, gió.

Làng quê yên ả. Làng quê yêu thương. Nơi ấy, tôi được sinh ra và lớn lên, nơi có tiếng hát ngọt ngào của bà ru tôi yên giấc ban trưa. Tôi yêu biết bao buổi trưa hè thân thương ấy trên quê hương.

Tham, khảo nha

# mui #

Đang giữa mùa hè oi ả của thành phố nhộn nhịp, tôi nhớ da diết buổi trưa ở quê tôi, những buổi trưa không ngủ, lén mẹ ra đầu làng đùa nghịch cùng lũ bạn. Những buổi trưa dưới khóm tre đầu làng ấy ghi sâu trong kí ức tuổi thơ tôi “Nhớ một buổi trưa nào, nồm nam cơn gió thổi, khóm tre làng rung lên man mác khúc nhạc của đồng quê..”
 Làng tôi nằm bên bờ sông Ba, một trong những con sông lớn nhất miền Trung. Có thể nói, quê tôi là một vùng đất trù phú của miền Trung. Quê tôi có những cánh đồng bát ngát, phì nhiêu do sông Ba tắm mát phù sa. Nhưng khí hậu quê tôi cũng khắc nghiệt như bất cứ nơi nào trên dãi đất miền Trung này. Mùa đông thì bão lụt triền miên. Mùa nắng thì thiêu đốt bởi những trận gió Lào nóng bức. Thế nên những lũy tre làng có thể xem là lá phổi xanh của quê tôi. Có ngồi dưới lũy tre đầu làng mới có thể quan sát và chiêm ngưỡng hết vẻ đẹp của quê tôi.
 Từ lũy tre đầu làng này, chúng tôi có thể nhìn thấy dòng sông Ba uốn khúc như con rắn khổng lồ trườn xuống uống nước biển Đông. Nằm trên bờ biển Đông là thành phố Tuy hòa, thành phố trẻ của quê tôi đang thay da đổi thịt từng ngày. Nhịp sống sôi động của thành phố thể hiện ở
những ngôi nhà cao tầng, ở những dòng người và xe tấp nập. 
 Quê tôi nằm ở ngoại vi thành phố. Cách chỉ mấy cây số thôi, mà dường như cái sôi động của thành phố không ảnh hưởng gì đến không khí êm đềm của quê tôi. Gió từ biển Đông thổi về, đồng lúa xao động từng đợt như những con sóng xanh. Lúa đang thì con gái, tươi tốt mỡ màng báo hiệu vụ hè thu của quê tôi sẽ bội thu. Giữa trưa, trời trong xanh, những đám mây trắng, mỏng manh như dãi lụa lửng lơ trôi theo chiều gió. Trên con đường xã lộ, thi thoảng lắm mới có chiếc xe vụt qua. Ai nấy cũng như vội vã tránh khỏi con đường nắng rát ấy để về đến đầu làng, được che mát dưới những khóm tre xanh.
 Dưới bóng mát của những khóm tre ấy, bọn trẻ chúng tôi bày ra đủ các trò chơi. Nào là rượt bắt, nào chơi bắn bi… Chơi chán, chúng tôi ngồi trầm ngâm ngắm cảnh như những “ông cụ non”. Bóng tre trùm mát rượi lên chúng tôi, những cành lá xao động rì rào theo gió như hàng ngàn chiếc quạt xinh xinh quạt mát cho bọn trẻ chúng tôi. Những bóng nắng lọt qua khóm tre, vẽ những hình thù kỳ dị trên mặt đất. Từ trong xóm, tiếng gà trưa vang lên như báo thức mọi người chuẩn bị công việc buổi chiều.
 Xa quê, theo ba mẹ vào thành phố sinh sống, nhưng hình ảnh quê hương với những khóm tre làng như sống mãi trong lòng tôi. Những buổi trưa bức bối giữa lòng thành phố lớn, tôi lại thèm được ngồi dưới bóng tre, thèm được hưởng làn gió mát quê nhà.

8 tháng 4 2020

12/16 = - x/4 = 21/y = z/-80

+ 12/16 = - x/4

=> Vì 12.4 = 16.(-x)

           48  = - 16x

            x   = 48 : (-16)

            x = -3

+ -3/4 = 21/ y

=> Vì (-3) . y = 4.21

           - 3y    = 84

               y    =  84 : ( -3)

               y    =  -28

+ 21/ -28 = z /-80

=> Vì 21.(-80) = (-28) . z

           - 1680  =  -28z

                   z  =  -1680: ( -28)

                   z = 60

  Vậy x = -3   ;  y = -28  ;  z = 60

9 tháng 4 2020

12/16 = -x/4 = 21/y = z/-80

=> 3/4 = -x/4 = 21/y = z/-80

* 3/4 = -x/4 => -x = 3 => x = -3

* -3/4 = 21/y 

Ta có : -3y = 4 . 21

-3y = 84

y = 84 : ( -3 ) = -28

* 21/-28 = z/-80

Ta có : 21 . ( -80 ) = -28z

            -1680 = -28z

            z = -1680 : -28 = 60

vậy x = -3 ; y = -28 ; z = 60