K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 3 2018
Loại nhiệt kếNhiệt độ cao nhấtNhiệt độ thấp nhấtPhạm vi đoĐộ chia nhỏ nhất
Nhiệt kế thủy ngân130oC-30oCTừ -30oC đến 130oC1oC
Nhiệt kế y tế42oC35oCTừ 35oC đến 42oC0,1oC
Nhiệt kế rượu50oC-20oCTừ -20oC đến 50oC2oC
 
7 tháng 3 2018

cho mik hỏi nhiệt kế thuỷ ngân dùng để làm j

7 tháng 3 2018

Bài làm

Kỉ niệm về chiếc cặp mà em đựng sách vở đi học mãi mãi ở trong tâm trí em. Đã một năm trôi qua rồi, thế mà mỗi lần nghĩ đến, em vẫn còn cảm thấy nôn nao, bồn chồn đến lạ.

Hồi ấy, em đang còn sử dụng chiếc cặp của chị Hai lúc chị học ở Tiểu học. Chiếc cặp vẫn còn sử dụng tốt, chỉ nứt một số đường may ở trong các ngăn cặp và miệng cặp. Sách vở và đồ dùng học tập thường bỏ lẫn với nhau vì chỉ còn lại có một ngăn. Nhưng không phải vì thế mà em buồn. Trái lại em rất quý và rất yêu chiếc cặp vì nó là vật kỉ niệm của chị em. Chị Hai bây giờ là sinh viên năm thứ nhất khoa Quản trị Kinh doanh rồi. Em muốn nâng niu vật kỉ niệm ấy bên mình như thầm hứa với chị Hai sẽ noi theo gương chị. Do vậy mà em không đòi hỏi bố phải mua cặp mới cho em. Nhưng rồi vào một buổi học cuối học kì II năm lớp Ba, tan học, mưa tầm tã sách vở và đồ dùng học tập ngày hôm ấy lại khá nặng, tất cả đều dồn vào cặp nên khi nước mưa thấm vào đã làm đường chỉ khâu dưới đáy cặp bị bung ra. Và thế là bao nhiêu sách vở, đồ dùng học tập của em bị rơi xuống mặt đường. Em nhặt sách vở và đồ dùng học tập lên gói chung vào tấm ni lông tất tả chạy về nhà. Thấy em ôm chồng sách vở trên tay, vai đeo chiếc cặp không, bố hỏi: “Sao con không bỏ vào cặp?”. Em vừa cởi quai đeo vừa nói với bố: “Cặp hỏng rồi bố ạ!”. Bố nhìn em, nhìn chiếc cặp đã thủng đáy, rồi quay sang âu yếm nói: “Đừng buồn nghe con! Bố bận công chuyện quá không để ý đến chiếc cặp của con. Mẹ con lại đi làm xa, chắc cũng không biết chuyện này, thông cảm cho bố mẹ. Chiều nay, bố đưa con ra chợ thị xã, mua chiếc khác”. Thế là em đành phải từ biệt chiếc cặp, đế nó lên giá sách như lưu giữ lại một vật kỉ niệm của chị mình.

Chiếc cặp mà em có trong tay bây giờ là một chiếc cặp tuyệt đẹp! Có lẽ nó đẹp thuộc loại nhất, nhì trong lớp, bởi nó vừa mới lại vừa tốt, kiểu cặp trông rất xinh và rất tiện lợi. Chất liệu chiếc cặp được may bằng vải ni lông tổng hợp màu xanh lá cây. Chiều dài độ ba mươi lăm xăng-ti-mét, chiều rộng chừng hai mươi lăm xăng-ti-mét. Phía trên có quai xách. Đằng sau có hai quai đeo làm bằng chỉ dù to bản, vừa chắc lại vừa êm vai. Phía trước cặp có hai khoá móc láng bóng được mạ kền. Chỉ cần bấm nhẹ vào hai cái nút nhỏ lên như hai đầu đũa, móc bật ra là em có thể mở cặp một cách nhanh chóng, thuận tiện. Phía trong nắp cặp là một đường dây kéo tạo thành một cánh cửa đóng kín ba ngăn cặp. Nắp cặp được làm bằng một miếng mi-ca mỏng và được trang trí bằng một tấm hình chụp vị thuyền trưởng Sinbad trong bộ phim “Cuộc phiêu lưu của Sinbad” làm tăng thêm vẻ đẹp của chiếc cặp.

Chiếc cặp được cấu tạo ba ngăn. Ngăn giữa rộng hơn, em dùng để toàn bộ sách vở trong buổi học. Còn hai ngăn kia dùng để đồ dùng học tập và tấm vải mưa. Thật là tiện lợi. Đã gần một năm rồi mà chiếc cặp vẫn còn y như mới mua tuần trước. Đi học về, bao giờ em cũng dùng một miếng vải mỏng lau sạch bụi bặm hoặc nước mưa rồi mới để vào góc học tập của mình.

Chiếc cặp đã trở thành người bạn thân thiết của em từ dạo đó. Và bây giờ, ngày ngày, chiếc cặp lại cùng em tung tăng đến trường, rồi lại cùng em trở về nhà trong niềm vui vì những điểm mười mà em đạt được.

~Hok tốt~

7 tháng 3 2018

các bạn không chép trên mạng nha

7 tháng 3 2018

Tự làm đi Bảo ơi

7 tháng 3 2018

Ở những vùng quê nông thôn, cánh đồng lúa là cảnh vật vô cùng thân thuộc, gắn bó với đời sống cũng như nhu cầu của họ. Cánh đồng lúa quê em đang đến mùa thu hoạch, từng bông lúa ngả màu vàng. Em rất thích ngắm cánh đồng lúa chín vào buổi sáng mai.

Sáng sớm ở quê em rất thanh bình và dịu êm, khi mọi người thức dậy, tiếng gà cất tiếng gáy vang xa đến xóm bên cạnh. Bình minh thức dậy sau một giấc ngủ dài. Buổi sáng, cánh đồng lúa còn cúi xuống, nặng trĩu từng bông, lá cũng đã chuyển sang màu vàng nhạt. Khi ánh mặt trời lên cao, cả cánh đồng sẽ khoác một tấm áo màu vàng rực rỡ, trải dài đến muôn nơi.

Bình minh, những giọt sương mỏng manh còn e ấp đọng lại trên những lá lúa sắc nhọn. Lúc ánh mặt trời bắt đầu le lói thì những hại tròn bé tý ấy ánh lên màu vàng dịu nhẹ, hắt xuống mặt đường. Khoảnh khắc ấy thật tuyệt đẹp.

Từng bông lúa nặng trĩu hạt lúc bình minh hé đã bắt đầu gượng thức dậy, đung đưa khi có làn gió mát lành thổi qua. Vì sáng mai nên nắng còn nhẹ, màu vàng của lúa chưa chói chang. Cánh đồng lúa lúc ấy nhìn như một bức tranh chỉ được tô đậm bằng màu vàng, là thứ vàng hanh dịu nhẹ.

Thân lúa khi chín trở nên mềm hơn, đỡ cứng cáp hơn khi thì con gái nhưng rất dẻo dai. Vì dẻo dai nó mới có thể chứa được sức nặng của bông lúa khi trĩu xuống.

Người dân trong xóm em khi mùa lúa chín thường thức dậy rất sớm để ra đồng đi gặt. Nhiều bác nông dân dắt trâu ra đồng, buộc dây vào chiếc xe kéo và bắt đầu xuống gặt. Tiếng gặt lúa nghe sột soạt, phá tan đi sự yên lặng của sáng sớm.

Những chú trâu màu đen dường như điểm xuyết trên nền vàng của cánh đồng lúa, khiến cho bức tranh quê hương thêm sinh động hơn.

Cánh đồng lúa quê em buổi sáng mai thật đẹp, một vẻ đẹp bình dị, mộc mạc nhưng ý nghĩa. Em rất thích ngắm cánh đồng lúa chín buổi sáng mai như thế này.

7 tháng 3 2018

Lý Thị Lì không phải đội viên của đội.Chúc bạn học tốt!!!!!

7 tháng 3 2018

Vừ A Dính

7 tháng 3 2018

Trả lời:

Là thứ mà bạn đang nghĩ.

...

7 tháng 3 2018

Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

7 tháng 3 2018

Ko biết

7 tháng 3 2018

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

7 tháng 3 2018

bạn tự làm đi

7 tháng 3 2018

Xin chào những người bạn đang sống ở thế kỷ 21!

Tôi là Nana Pham - một công dân đang sống ở thế kỷ 30. Là người có thể nhìn rõ những gì xảy ra ở hiện tại, nên tôi đã nhờ cỗ máy thời gian chuyển đến các bạn lá thư này để cảnh báo với các bạn về vấn đề: Nguy cơ mà chiến tranh hạt nhân có thể gây ra cho Trái Đất.

Mỗi chúng ta có lẽ ít nhiều cũng đã nghe đến cụm từ “chiến tranh hạt nhân” nhưng ít ai hiểu rõ về chiến tranh hạt nhân và những tác hại kinh hoàng mà nó sẽ gây ra với Trái Đất của chúng ta.

Chiến tranh hạt nhân, hay chiến tranh nguyên tử, là chiến tranh mà trong đó vũ khí hạt nhân được sử dụng. Điều này cho đến nay chỉ mới diễn ra một lần, đó là vụ ném bom xuống Hiroshima và Nagasaki của nhằm vào Nhật Bản tại thời điểm kết thúc chiến tranh thế giới thứ 2.

 

Ngày nay, thuật ngữ Chiến tranh hạt nhân thường dùng để chỉ các cuộc đối đầu giữa các bên có trang bị vũ khí hạt nhân. Khác với chiến tranh thông thường, chiến tranh hạt nhân có mức độ và phạm vi phá hủy lớn hơn nhiều và gây những hậu quả lâu dài trong nhiều năm, thậm chí nhiều thập kỷ sau cuộc chiến. Một cuộc chiến tranh hạt nhân trên quy mô lớn có thể dẫn đến sự hủy diệt tất cả các dạng sống trên Trái Đất.

Được biết, hiện nay, trên toàn thế giới có nhiều quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân, với tổng cộng gần 16.000 đầu đạn hạt nhân theo thống kê của Hiệp hội Kiểm soát Vũ khí (ACA).

Với sức hủy diệt của nó, nếu chiến tranh hạt nhân xảy ra, nhiều nhà khoa học đã ví rằng “Trái Đất của chúng ta sẽ bị méo mó”.

Họ đã chỉ ra rằng, nếu xảy ra trong một khu vực trong phạm vi hẹp của quốc gia, trong đó mỗi phía cho nổ 50 quả bom nhỏ (tổng 100 quả) loại 15 koloton, tương đương quả bom ở Hiroshima năm 1945.

Tai họa đầu tiên sẽ là giết chết hàng loạt con người trong địa phận nổ bom. Cái chết này chủ yếu do những lý do cơ học như: Gia tăng áp suất, gió mạnh từ 250 đến 400 km/giờ làm đổ sập nhà cửa và trụ điện…

Thảm họa hạt nhân sẽ giết chết hàng trăm triệu người ngay lập tức. Chưa kể, nhiệt độ tăng lên hàng nghìn độ gây ra những đám cháy khắp vùng.

Còn tiếp theo sau đó, những người sống sót sẽ tiếp tục bị chiếu bởi những tia bức xạ do các mảnh vỡ của bom vung ra khắp nơi, dẫn đến cái chết sớm hoặc bị bệnh tật kéo dài và chết chậm.

Còn nếu xảy ra cuộc chiến tranh hạt nhân ở cấp độ toàn diện, rất có thể khiến cho loài người tuyệt chủng. Hoặc, chỉ có một số ít sống sót (những người ở những vùng xa cuộc chiến) nhưng với mức sống và tuổi thọ chỉ tương đương với thời kỳ trước Trung cổ trong nhiều thế kỷ.

Ngoài ra, nó cũng sẽ hủy diệt hệ sinh thái và tác động khủng khiếp đến khí hậu Trái Đất. 

Hệ quả là đại bộ phận bức xạ Mặt Trời đi vào tầng khí quyển bị lớp khói bụi hạt nhân này hấp thu và lượng ánh sáng Mặt trời xuống được tới Trái Đất giảm rõ rệt.

Bầu trời bị bao chùm bởi khói và bụi trở nên u ám, cây cối vì vậy không thể sống được dẫn đến lượng oxi giảm đi nhanh chóng, sự sống cũng lụi tàn.

Rõ ràng, một cuộc chiến tranh hạt nhân, dù lớn dù nhỏ, cũng tác hại lớn và gây chết chóc khôn xiết cho con người, không chỉ trong phạm vi một hai quốc gia tham chiến mà còn ảnh hưởng rộng lớn. Thậm chí cho tất cả loài người trên toàn cầu; không loại trừ một quốc gia nào.

Nhiều người cũng đã ví rằng: Vũ khí hạt nhân còn tồn tại thì nỗi ám ảnh về Ngày Tận thế khiến Trái Đất quay trở về thời tiền sử mấy trăm vạn năm trước sẽ luôn hiện diện.

Theo tôi được biết, hiện nay trên thế giới rất nhiều quốc gia sở hữu loại vũ khí nguy hiểm này và vì những lí do và lợi ích khác nhau, các quốc gia có thể sử dụng loại vũ khí này để đe dọa quốc gia khác cũng như bành chướng thế lực của mình mặc dù biết tác hại kinh hoàng của nó.

Với vai trò một công dân tương lai của thế giới, tôi viết lá thư này muốn gửi đến các bạn một thông điệp: Chúng ta hãy cùng chung tay để loại bỏ vũ khí hạt nhân ra khỏi thế giới tươi đẹp này để những thảm họa của nó không bao giờ xuất hiện và hủy diệt chính cuộc sống của chúng ta.

Thân ái chào quyết thắng!

có an cư mới nghiệp ổn

30 tháng 11 2018

Có an cư mới lạc nghiệp

7 tháng 3 2018

A. Kiến thức trọng tâm:

1. Nhiệt lượng của một vật thu vào để nóng lên phụ thuộc những yếu tố nào ? Nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc khối lượng độ tăng nhiệt độ của vật và nhiệt dung riêng của chất làm vật.

2. Công thức tính nhiệt lượng: Công thức tính nhiệt lượng thu vào Q = m . c . ∆t trong đó: Q là nhiệt lượng (J), m là khối lượng của vật (kg), ∆t là độ tăng nhiệt của vật (0C hoặc K), c là nhiệt dung riêng của chất làm vật (J/kg.K).

3. Nhiệt dung riêng của một chất: Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1 kg chất đó tăng thêm 10C

Lưu ý: Để tính được nhiệt lượng Q khi có sự trao đổi nhiệt (có vật tóa nhiệt, vật thu nhiệt), khi công nhận sự bảo toàn năng lượng, thì cần phải có được cả hai đại lượng Qtỏa và Qthu. Song cả hai đại lượng này đểu không đo được trực tiếp mà chỉ có thể kháo sát được qua các đại lượng trung gian (thời gian, lượng nhiên liệu tốn, những kiến thức này về sau khi học định luật Jun-len-xơ và năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu HS mới được học). Nhiệt lượng Q phu thuộc đồng thời vào ba đại lượng c, m, ∆t0C. Khi nghiên cứu sự biến đổi của Q phải xét sự biến đổi của từng đại lượng khi các đại lượng còn lại không đổi. Để có thể hiểu sâu hơn về kiến thức được học trong đời sống hàng ngày như: Khi đun cùng một siêu nước đến nhiệt độ càng cao (độ tăng nhiệt độ càng lớn) thì càng lâu, nghĩa là nhiệt lượng mà nước cần thu là càng lớn. Khi đun hai ấm nước thì thấy ấm nước đầy thu được nhiều nhiệt lượng hơn vì đun mất nhiều thời gian hơn. Đun hai lượng dầu ăn và nước có khối lượng bằng nhau tăng đến cùng một nhiệt độ thì thấy nước cần thu nhiều nhiệt lượng hơn. Từ đó ta nhận thấy, nhiệt lượng Q mà vật thu vào để nóng lên phụ thuộc vào độ tăng nhiệt độ, khối lượng m và chất làm vật.

7 tháng 3 2018

Gợi ý

Đoạn thơ nói về người chiến sĩ đi tuần trong hoàn cảnh có những khó khăn và thử thách: đêm khuya vắng vẻ (khi mọi người đã yên giấc ngủ say), gió mùa đông ngoài trời làm lạnh buốt đôi tay. Hai dòng thơ cuối cho ta thấy ý nghĩa thật đẹp đẽ và sâu sắc: người chiến sĩ rất quan tâm và yêu thương các cháu thiếu nhi, sẵn sàng chịu đựng khó khăn gian khổ của giá rét đêm khuya (“Rét thì mặc rét cháu ơi!”) để giữ mãi cho các cháu giấc ngủ ấm áp, bình yên (“Chú đi giữ mãi ấm nơi cháu nằm”). Đó cũng chính là vẻ đẹp của tinh thần trách nhiệm với cuộc sống và tình yêu thương sâu nặng của các anh chiến sĩ đối với con người.

hok tốt

7 tháng 3 2018

Đoạn thơ trên nói về người chiến sĩ đi tuần trong hoàn cảnh đêm khuya vắng vẻ,gió đông lạnh buốt.

Hai dòng thơ cuối cho chúng ta thấy sự dũng cảm bảo vệ các cháu học sinh nói riêng và Tổ quốc Việt Nam nói chung mặc dù việc đó rất khó khăn.

Chúc bạn học giỏi!