K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 3 2018

== chuẩn nhưng thông cảm

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

22 tháng 3 2018

biết nội quy chưa bạn 

22 tháng 3 2018

Bài làm :

Tâm hồn, mỗi con người như một mảnh đất màu mỡ. Nơi đó có một hạt giống đang cựa mình và trỗi dậy. Ai cũng vậy. Và tôi cũng thế. Tôi đã gieo vào tâm hồn mình loài cây của hi vọng và niềm tin - cây xà cừ.

Xà cừ không phải loài cây “hoàn hảo”. Không phải ở đâu nó cũng đẹp, cũng nên thơ. Nhưng, hễ ai nhắc đến xà cừ, tôi lại nhớ đến kỉ niệm lần đầu tiên tôi gặp nó. Trên đường tới trường, tôi thấy những chiếc lá xanh mướt trải dài trên vỉa hè và vương đầy mặt phố. Tôi cúi xuống nhặt một chiếc lá lên, tự hỏi: “Cây nào mà lại có lá đẹp thế này nhỉ?”. Phải mất khá lâu tôi mới biết đó là cây xà cừ. Và... tôi yêu xà cừ từ lúc nào không biết. Tôi yêu xà cừ, yêu vẻ mộc mạc của nó, yêu những chiếc lá mướt xanh mà không phải cây nào cũng có được, tôi yêu những cánh hoa xà cừ mỏng manh và những quả xà cừ xanh thẫm.

Có một nhà văn từng nói: “Mỗi chiếc lá lại có một tâm hồn, tâm tư riêng”. Quả đúng vậy, cứ mỗi lần ngọn gió đi ngang qua xà cừ, tôi lại nghe tiếng reo vui của những chiếc lá. Cũng có khi tôi nghe lá thì thầm đầy trách móc, đó là khi những vết dao, vết rìu,... nhẫn tâm cứa vào cơ thể nó. Tôi hiểu được tấm lòng, tâm tư và tình cảm của những chiếc lá.

Không phải ai cũng yêu, cũng hiểu xà cừ. Nhiều người đã từng nghe cái tên này nhưng lại không biết xà cừ ra sao, hình dáng thế nào, bởi họ đâu có quan tâm đến nó. Còn tôi, tôi yêu loài cây này. Thử hỏi, có loài cây nào có những chiếc lá xanh mướt như xà cừ? Có loài cây nào vừa cao lớn vừa gần gũi hơn xà cừ? Nhiều người nói xà cừ đơn điệu quá, chẳng có gì đặc biệt. Nó không rực rỡ như phượng, không man mác như bằng lăng, không có tán to, lá dày như bàng... Nhưng tôi, tôi lại thích cái “đơn điệu”, mộc mạc đó.

Mùa hè, xà cừ không ngần ngại dang rộng cánh tay toả bóng mát cho người đi đường. Vậy mà, con người đã chẳng hề thương tiếc, chẳng hề “nhìn xa trông rộng”, họ thẳng tay chặt bỏ loài cây mộc mạc thân thương ấy để phục vụ cho một số mục đích không lấy gì làm cao cả lắm của mình. Việc làm này chẳng hề mang lại hiệu quả kinh tế hay thẩm mĩ, ngược lại, nó còn làm khí hậu biến đổi một cách xấu hơn. Biết ai có thể hiểu xà cừ, hiểu cho tâm tư, tình cảm và nỗi buồn của nó?

Tôi thấy xà cừ đẹp nhất là khi ra lá. Không biết tự bao giờ, như một phép màu, những chiếc lá từ đâu đã trở lại cành. Cây đã dồn nhựa sống để những chiếc lá có màu xanh như ngọc. Đối với tôi, được nhìn thấy xà cừ ra lá là một hạnh phúc lớn.

Tôi không biết xà cừ có hiểu tôi không, nhưng tôi biết, tôi hiểu và yêu nó. Tôi có thể dành hàng giờ kể chuyện cho cây nghe. Đôi lúc, tôi nhặt lá cây tung lên trời và vui cười thoả thích dưới cơn mưa của lá xà cừ. Tôi đã gửi tất cả lòng mình vào cây để đến khi trưởng thành, nhìn lại quá khứ, tôi lại thấy xà cừ - người bạn thân thiết của mình - lại thấy những kỉ niệm của tuổi học trò. Lúc đó, tôi sẽ ngồi với cây như trước kia tôi đã từng ngồi, tâm tình về những thành công và thất bại trong cuộc sống. Tôi tin chắc, xà cừ vẫn lắng nghe tôi.

Xà cừ sẽ lớn lên và cùng tôi đi tiếp chặng đường còn lại của cuộc đời.

  1. Ý nghĩa của cây xà cừ

Giống như loài hoa sữa, cây xà cừ được trồng rất nhiều trên những con phố hoặc trong những khu đông dân cư, chính vì vậy tuổi thơ của chúng ta được gắn liền với hình ảnh vui đùa dưới tán cây xà cừ.

Ngày nay cây xà cừ vẫn được trồng rất nhiều, thường có rất nhiều cây cổ thụ nó giống như những hồi ức đẹp đẽ của mỗi chúng ta.

  1. Đặc điểm của cây xà cừ

Cây còn được gọi với cái tên cây sọ khỉ,  có tên khoa học là Khaya senegalensis có quả cứng như gỗ. Cây có nguồn gốc từ các nước Trung phi, Đức và vờ biển ngà. Cây đượ trồng nhiều trên các con phố rộng lớn của thủ đô, của những khu dân cư có nhiều người sinh sống, ở vùng nông thôn cây xà cừ cũng được trồng rất nhiều để làn cây che bóng mát cho nguời dân.

Thân cây xà cừ to lớn và có dáng thẳng đứng, có chiều cao 35-40m, đường kính của cây có thể lên tới 2m nếu là cây cổ thụ sống lâu năm. Lá cây có màu xanh đậm, hình bầu dục, lá cây hay rụng theo mùa. Đến thời kì lá rụng chỉ còn trơ lại những cành cây khẳng khiu. Cây có hoa mọc thành từng cụm có màu trắng, cây xà cù có quả, quả của nó khá cứng giống như thân cây gỗ, quả chín vào tháng 10, khi quả chín nó sẽ bung ra thành 4 mảnh.

  1. Cách chăm sóc cây xà cừ

Để cây phát triển tốt, được xanh tươi quanh năm cần phải chăm sóc tốt và kỹ lưỡng, trước khi đem cây đi trồng cần đào một chiếc hố sâu trước đó 1 tháng.

Trộn đất với phân bón hữu cơ, phân NPK, phân lân, vôi… rồi đem tất cả những hỗn hợp đó đổ xuống hố đã đào trước đó.

Cây cần  được làm cỏ thường xuyên, khi cây còn nhỏ cần nhặt bỏ cỏ quanh gốc để chất dinh dưỡng từ đất cung cấp đầy đủ cho cây xà cừ. Ngoài ra cần ủ gốc giữ ấm cho cây trung bình 45 lần một năm là được.

Đất trồng cây xà cừ không cần phải quá cầu kỳ, cây có thể chịu được trên mọi loại đất, kể cả là đất nghèo dinh dưỡng, thế nhưng để cây phát triển tốt, cho ra nhiều cành lá nên trồng cây vào đất tơi xốp, kết hợp bón phân đầy đủ cho cây được phát triển khỏe mạnh.

22 tháng 3 2018

Ca dao

- Chặt tre cài bẫy vót chông

Tre bao nhiêu lá thương chồng bấy nhiêu

- Một cành tre, năm bảy cành tre

Đẹp duyên thì lấy chớ nghe họ hàng

Tục ngữ

- Tre già khó uốn

- Tre già là bà lim

- Tre già măng mọc

tk cho mk nhe

22 tháng 3 2018

cây tre trăm đôt

22 tháng 3 2018

Mỗi lần đi ra ngoài đường và mang theo đồ ăn là ba em vẫn bảo “Con ăn uống dừng vứt rác linh tinh nhé, phải giữ gìn môi trường sạch sẽ đấy”. Em đã được ba chỉ bảo về vấn đề phải có ý thức, trách nhiệm để bảo vệ môi trường xung quanh mình. Và hôm nay em rất vui khi làm được việc đóng góp vào việc bảo vệ môi trường.

Kể lại một việc em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường-Văn lớp 3

Chiều nay em với mẹ đi chợ ở gần đài phun nước của huyện. Em chờ mẹ ở đài phun nước trong khi mẹ vào lấy xe. Em thấy có rất nhiều anh chị cầm túi nilon to và đi nhặt nhạnh rác vứt bừa bãi hai bên vỉa hè. Các anh chị mặc màu áo xanh tình nguyện rất đẹp. Em thích thú nhìn các anh chị làm việc. Em thấy các anh chị đang làm việc để giữ gìn và bảo vệ môi trường. Chờ mẹ mãi không thấy ra, em liền bước xuống và chạy theo một chị nhặt rác xung quanh đài phun nước. Em bảo:

“Chị ơi chị cho em nhặt rác với nhé?”

Chị mỉm cười, xoa đầu em và bảo;

“Em ngoan quá, vậy đi theo chị và nhặt xung quanh đài phun nước này nhé”

Vậy là em xách túi nilon và nhặt những chiếc vỏ kẹo, lon bia mà mọi người vứt bừa bãi cho vào túi nilon. Chẳng mấy chốc em đã nhặt được đầy túi, vì hôm nay cuối tuần nhiều người đi chơi nên rác cũng nhiều hơn.

Em thấy rất vui khi được làm việc này, vì em đã đóng góp công sức của mình vào bảo vệ môi trường trong sạch hơn.

Khi mẹ ra và thấy em đang nhặt rác, mẹ tươi cười và bảo em ngoan. Tối hôm đó về nhà mẹ khoe ba và ba dẫn em đi ăn kem. Em rất vui.

22 tháng 3 2018

Tham khảo bài mk

Bài làm

Sáng thứ bảy hôm ấy, em cùng với Loan, Hồng, Phượng rủ nhau ra công viên chơi vì ở đây vừa sạch, vừa đẹp, lại có hoa, có cây bóng mát và để ngắm bức tượng anh Trần Văn Ơn vừa mới được khánh thành một tháng nay. Tình cờ, nhóm em cũng gặp ba bạn Hoa, Thủy, Ngọc đang ngồi tâm sự và ăn quà bánh ở hàng ghế đá đối diện. Ăn xong, các bạn vứt giấy kẹo giấy bánh bừa bãi ở dưới gầm ghế rồi thản nhiên đi dạo. Thấy vậy, em gọi ba bạn: “Hoa, Thủy, Ngọc ơi! Dừng lại một tí, mình nói cái này nè!” Khi cả ba dừng lại, em đến bên nhẹ nhàng nói: “Các bạn ăn xong, phải gói lại bỏ vào thùng rác chứ ai lại vứt như thế!”. Hoa sầm mặt lại: “Cậu có ý thức nhỉ? Đây là nhà cậu phải không? Chúng tớ có đụng đến cậu đâu mà cậu nhiều chuyện thế?”. Nghe Hoa nói vậy, Thủy, Ngọc ngăn lại: “Bạn Thu nói đúng đấy, Hoa ạ! Tụi mình làm ngay đây. Cảm ơn sự góp ý của Thu”.

Bạn hok tốt  nhé~

Khu phố tôi từ lâu đã có một hàng cây phượng vĩ. Cứ mỗi mùa hè đến, lòng tôi lại bồi hồi, xao xuyến, ngóng chờ hoa phượng nở ở hàng cây nơi góc phố.

Hàng phượng vĩ ở khu phố nhà tôi được trồng từ rất lâu rồi, từ khi tôi sinh ra đã có hàng phượng ấy. Đến bây giờ, cây nào cây nấy đều to, cao như những người vệ sĩ ngày đêm canh gác cho khu phố. Gốc cây sần sùi, những chiếc rễ dày sát đất nổi hẳn lên như những con rắn khổng lồ. Đây cũng chính là những chiếc ghế ngồi lí tưởng của những người khách bộ hành, mỏi chân dừng lại bên gốc cây ngồi hóng mát. Thân cây to, một vòng tay tôi ôm không xuể. Lớp vỏ cây xù xì, có những vết nấm mốc do tác động của thời gian. Những cành cây xòe rộng, tỏa ra tứ phía, nâng đỡ lấy tán cây rộng như chiếc ô khổng lồ.

Lá phượng nhỏ li ti, màu xanh nhạt, mọc chi chít thành những phiến lá trên những cành cây nhỏ. Mỗi khi có cơn gió nhẹ thoảng qua, từng đợt lá rụng lìa cành, vậy nên dưới gốc cây phượng, gốc nào gốc nấy đều được bao phủ bởi những tấm thảm lá nhỏ. Cứ mỗi dịp hè về, hoa phượng lại nở đỏ rực. Từng bông hoa năm cánh ôm lấy nhụy hoa nhỏ, mọc thành những chùm hoa tỏa rộng ra giống như những mâm xôi gấc ngày Tết. Ngày bé, mẹ thường hái cho tôi những chùm phượng đỏ để cài tóc, trang trí phòng. Màu hoa phượng từ bao giờ đã hằn sâu trong tâm trí tôi, khiến tôi mỗi khi nhớ về lại thấy bồi hồi Cả hàng cây phượng nở hoa rực rỡ, khoe sắc dưới ánh nắng mặt trời vàng tươi trông như một hàng đuốc khổng lồ, nhuộm đỏ cả khu phố. Tiếng ve kêu râm ran trong vòm lá như tấu nên một bản nhạc hòa ca, ca ngợi mùa hè tươi đẹp.

Cây phượng vĩ đã trải qua tuổi thơ cùng tôi ngày ngày ngồi dưới gốc cây hóng mát, chơi trò chơi. Những chùm phượng vĩ đỏ rực là kí ức về những buổi tựu trường đầy cảm xúc. Cả khu phố tôi ai cũng yêu thích hàng phượng vĩ ấy, chúng như những người bạn của phố tôi vậy. Tôi nhớ bác Hoàng, hàng xóm của tôi từng bảo rằng mùa hè mà không có hoa phượng thì còn gì là thú vị nữa. Nó là bản sắc riêng của khu phố ta mà không khu phố nào có được.

Bao nhiêu năm trôi qua, hàng phượng vĩ vẫn đứng đó, như những người bạn của cả khu phố tôi. Tôi sẽ không bao giờ có thể quên được hàng phượng vĩ nở hoa đỏ rực mỗi mùa hè về, gắn liền với tuổi thơ, tuổi học trò của tôi.

22 tháng 3 2018

Giữa sân trường em có cây phượng. Thầy Xuân hiệu trưởng cho biết cây phượng đã được trồng trong dịp Tết trồng cây năm 2001.

Cây phượng cao. Ngọn phượng đã vươn tới nóc nhà hai tầng. Gốc phượng to, phải anh học sinh lớp Năm mới ôm xuể. Lên cao hơn hai mét, cây phượng có ba cành, mọc chĩa ra ba phía, lao vút lên, tạo thành tán xanh với bao cành lá sum sê.

Mùa xuân, lá phượng xanh mơn mởn. Mỗi cành có nhiều chùm lá. Mỗi lá phượng có đến mấy chục, mấy trăm tia lá nhỏ và mỏng chia đều và mọc đều về hai phía cuống lá. Mỗi chùm có nhiều lá. Lúc còn non, lá phượng như những chiếc vòi xanh ngọc, có người bảo đó là vòi phượng. Gió thổi, những vòi phượng rung rinh như múa lượn.

Mùa hè, lá phượng xanh non toả mát sân trường. Phượng nở hoa từng chùm đỏ rực. Nụ phượng chúm chím, to nhỏ khác nhau, như hòn bi hồng, như đầu ngón tay thiếu nữ. Lớp hoa phượng này tàn thì lớp hoa phượng khác lại nở tiếp kéo dài trong mùa hoa phượng suốt ba tháng tư, năm, sáu. Mùa hè, hoa phượng gọi đàn ve đến. Ve kêu râm ran, ve kêu dắng dỏi sân trường.

Em rất thích cùng các bạn ngồi chơi dưới gốc phượng. Buổi sớm đi học vừa đến cổng trường, em thường dừng lại ngắm cây phượng, hoa phượng, ngắm mãi không chán.

23 tháng 3 2018

1. Hai câu đầu gợi lên nhiều cách hiểu về quê hương:
- Quê hương hiểu theo nghĩa hẹp là quê cha đất tổ, gắn với gia đình, dòng họ, mồ mả, bàn thờ tổ tiên.
- Quê hương hiểu theo nghĩa rộng là đất nước.
- Nói “Quê hương mỗi người chỉ một” là nhấn mạnh sự duy nhất cũng như vai trò quan trọng của quê hương trong tình cảm của mỗi con người.
- “Như là chỉ một mẹ thôi”: khẳng định sự duy nhất nêu trên như một quy luật của tự nhiên về nguồn gốc con người. Đã là quy luật tự nhiên thì điều đó (mỗi người chỉ một quê hương) là không bao giờ thay đổi.
- Mặt khác còn là nói lên tình đất nước như tình mẫu tử, một tình cảm sâu nặng nhất của con người, của cả muôn loài.
- Tình yêu mẹ, yêu làng, yêu đất nước là thống nhất: Càng yêu gia đình thì càng yêu làng và càng yêu làng thì càng yêu đất nước. Trung thành với đất nước là “đại hiếu” (theo lời Phi Khanh nói với Nguyễn Trãi).
- Trong mối quan hệ đó, đôi khi trong một hoàn cảnh cụ thể vẫn nảy sinh mâu thuẫn, buộc người ta phải lựa chọn, lúc đó phải để tình đất nước lên trên (Nguyễn Trãi nén nỗi đau từ biệt cha quay về tìm đường cứu nước, các thanh niên từ biệt mẹ già, làng xóm, lên đường nhập ngũ ra tiền tuyến;...).
 
2. Hai câu sau tác giả muốn nói rõ vai trò quê hương đôi vỏi sự trưởng thành của mỗi con người:
a) Cần hiểu “nhớ quê” cho đầy đủ ỷ nghĩa:
- “Nhớ”: một biểu hiện của tình cảm lưu giữ rõ nét đến từng chi tiết con người, cảnh vật quê hương và lúc nào cũng nghĩ đến và tha thiết muốn gặp lại.
- Nhớ quê là không chỉ nói nhớ một vùng đất, một lãnh thổ mà nhớ nhiều về cội nguồn, lịch sử, văn hóa, thuần phong mĩ tục, về con người đang đổ mồ hôi sôi nước mắt cho quê hương, đất nước,...
- Không chỉ ôm nỗi nhớ suông, nhớ quê là phải làm gì cho quê hương, có hoài bão xây dựng quê hương.
 
b) “Quê hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nổi thành người”:
- Với cách hiểu như trên thì thấy tình quê hương đất nước có ý nghĩa to lớn trong nhân cách một con người.
- Đối với tuổi trẻ, hai câu thơ cảnh tỉnh những kẻ không nhớ quê hương, cội nguồn và nhấn mạnh phải chăm lo bồi đắp tình cảm quê hương như đã nêu. Không nên chỉ chăm lo bồi dưỡng trí tuệ, sức khỏe, vật chất,...
(Có thể nêu dẫn chứng về số phận của những kẻ phản bội quê hương, đất nước).

6 tháng 7

A. Mở bài
- Quê hương mãi là nguồn cảm hứng vô tận cho văn thơ, nhạc, họa.
- Nghệ thuật là tiếng nói của tâm hồn mà một trong những tiếng nói tha thiết của tâm hồn là tình quê hương.
- Dẫn khổ thơ của Đỗ Trung Quân để đi đến luận điểm: Tình quê hương có vai trò rất lớn trong việc tôi luyện nên người.

B. Thân bài
1. Hai câu đầu gợi lên nhiều cách hiểu về quê hương:
- Quê hương hiểu theo nghĩa hẹp là quê cha đất tổ, gắn với gia đình, dòng họ, mồ mả, bàn thờ tổ tiên.
- Quê hương hiểu theo nghĩa rộng là đất nước.
- Nói “Quê hương mỗi người chỉ một” là nhấn mạnh sự duy nhất cũng như vai trò quan trọng của quê hương trong tình cảm của mỗi con người.
- “Như là chỉ một mẹ thôi”: khẳng định sự duy nhất nêu trên như một quy luật của tự nhiên về nguồn gốc con người. Đã là quy luật tự nhiên thì điều đó (mỗi người chỉ một quê hương) là không bao giờ thay đổi.
- Mặt khác còn là nói lên tình đất nước như tình mẫu tử, một tình cảm sâu nặng nhất của con người, của cả muôn loài.
- Tình yêu mẹ, yêu làng, yêu đất nước là thống nhất: Càng yêu gia đình thì càng yêu làng và càng yêu làng thì càng yêu đất nước. Trung thành với đất nước là “đại hiếu” (theo lời Phi Khanh nói với Nguyễn Trãi).
- Trong mối quan hệ đó, đôi khi trong một hoàn cảnh cụ thể vẫn nảy sinh mâu thuẫn, buộc người ta phải lựa chọn, lúc đó phải để tình đất nước lên trên (Nguyễn Trãi nén nỗi đau từ biệt cha quay về tìm đường cứu nước, các thanh niên từ biệt mẹ già, làng xóm, lên đường nhập ngũ ra tiền tuyến;...).
 
2. Hai câu sau tác giả muốn nói rõ vai trò quê hương đôi vỏi sự trưởng thành của mỗi con người:
a) Cần hiểu “nhớ quê” cho đầy đủ ỷ nghĩa:
- “Nhớ”: một biểu hiện của tình cảm lưu giữ rõ nét đến từng chi tiết con người, cảnh vật quê hương và lúc nào cũng nghĩ đến và tha thiết muốn gặp lại.
- Nhớ quê là không chỉ nói nhớ một vùng đất, một lãnh thổ mà nhớ nhiều về cội nguồn, lịch sử, văn hóa, thuần phong mĩ tục, về con người đang đổ mồ hôi sôi nước mắt cho quê hương, đất nước,...
- Không chỉ ôm nỗi nhớ suông, nhớ quê là phải làm gì cho quê hương, có hoài bão xây dựng quê hương.
 
b) “Quê hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nổi thành người”:
- Với cách hiểu như trên thì thấy tình quê hương đất nước có ý nghĩa to lớn trong nhân cách một con người.
- Đối với tuổi trẻ, hai câu thơ cảnh tỉnh những kẻ không nhớ quê hương, cội nguồn và nhấn mạnh phải chăm lo bồi đắp tình cảm quê hương như đã nêu. Không nên chỉ chăm lo bồi dưỡng trí tuệ, sức khỏe, vật chất,...
(Có thể nêu dẫn chứng về số phận của những kẻ phản bội quê hương, đất nước).
 
C. Kết bài
- Tiếng nói tha thiết và độc đáo của Đỗ Trung Quân khiến bài thơ đã được phổ nhạc và được các thế hệ yêu mến, thuộc lòng.
- Không nên chỉ ngâm nga bài thơ, bài hát đó. Để luôn nhớ yêu mến nó thì phải làm gì?

Ngày nay, cả nhân loại đang trên đường hướng đến một xã hội học tập. Vì vậy, sách trở thành một phương tiện quan trọng để con người đến với tri thức. Càng ngày sách càng cho chúng ta thấy tầm quan trọng của mình với đời sống nhân loại.

Con người lưu lại vào sách những suy nghĩ tâm tư, tình cảm của mình về những vấn đề trong cuộc sống: khoa học, nghệ thuật, đời sống,... Sách được phân loại chẳng những theo thể loại, lĩnh vực mà còn theo độ tuổi, sở thích của từng đối tượng. Sách được in với nhiều thứ tiếng, nhiều ngôn ngữ khác nhau và có thể mang đến bất kì đâu trên thế giới.

Sách có một vai trò rất quan trọng đối với việc mở rộng hiểu biết của con người và từ đó góp phần phát triển thế giới.

Sách lưu giữ những thông tin, những giá trị vật chất và tinh thần của nhân loại. Như vậy, sách chứa đựng toàn bộ những giá trị nhân loại trong quá khứ cũng như trong hiện tại, để các thế hệ sau tiếp nối và phát triển. Những phát minh của người Ai Cập, Hi Lạp cổ đại,... những phát minh của các nhà bác học lỗi lạc,... tất cả được lưu lại trong những mảnh da, những mai rùa hay những trang giấy trắng... đều đã trở thành tài sản vô giá của nhân loại.

Sách không chỉ dùng để luu trữ những giá trị đời sống mà sách còn cung cấp tri thức cho con người. Nhà văn M. Gorki đã nói: “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới”. Nhờ có sách mà con người thật sự người hơn. Sách cho ta những tri thức cần thiết trong học tập, trong công việc và trong đời sống. Ông cha ta từng dạy: “Một kho vàng không bằng một nang sách”, sách không chỉ là một kho kiến thức vô tận mà còn là của kho vô tận. Sách đã trở nên vô giá với nhân loại. Những phát minh của Ê-đi-sơn, Niu-tơn,... nhờ được lưu giữ lại trong sách mà thế hệ sau có thể hiểu được những gì cha ông đâ làm được từ đó kế thừa và tiếp tục phát triển những lĩnh vực khác.

Bên cạnh đó, sách còn giúp con người giao lưu với thế giới bên ngoài. Khi viết sách, người viết đã gửi gắm những kinh nghiệm, tâm tư, tình cảm,... của mình vào những trang giấy. Một quyển sách dù mỏng hay dày đều chất chứa bao nỗi lòng của tác giả. Không chỉ thế, khi đọc sách người đọc cũng bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ của mình. Đó chính là những vui, buồn, hờn giận hay căm ghét, bực bội... mà cảm xúc của ta hướng đến khi đọc những câu chuyện, những trang thơ.

Đặc biệt, sách còn có tác dụng lớn đối với việc giáo dục. Đó là giáo dục tình cảm, đạo đức, giáo dục ý thức thẩm mĩ,... Sách văn chương cho ta những tình cảm yêu thương con người, cho ta những kiến thức về thẩm mĩ,... như những bài ca dao, những tác phẩm văn học (“Truyện Kiều” của Nguyễn Du, “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn - Đoàn Thị Điểm,...). Sách đời sống lại cho ta những bài học đạo đức giá trị như câu chuyện “Cô bé bán diêm”, “Chiếc lá cuối cùng” của O. Hen-ri,..

Khi đọc sách, chúng ta cần chú ý lựa chọn loại sách phù hợp với bản thân. Đó là sự phù hợp về lứa tuổi, về nhu cầu phát triển, thẩm mĩ. Trong quá trình đọc, cần có sự chuyên tâm và tập trung để đạt hiệu quả lớn nhất. Sách giữ một vai trò quan trọng trong đời sống nhân loại. Nhờ có sách nhân loại mới tiến lên, xã hội mới phát triển. Với biết bao ích lợi từ việc đọc sách, mỗi người chúng ta đặc biệt là những người trẻ tuổi cần biết chăm chỉ, chuyên tâm vào việc đọc sách.



Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/vai-tro-cua-sach-doi-voi-doi-song-nhan-loai-c35a1374.html#ixzz5AQvhvMPV

xem thêm ở đó cũng được nha
22 tháng 3 2018

Răng của chiếc cào 

Làm sao nhai được

Mũi ....thuyền...rẽ nước

Thì ngửi cái gì?

22 tháng 3 2018

Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

22 tháng 3 2018

Mùa xuân về ngập tràn sắc mai vàng thanh nhã, sắc cúc vàng rực rỡ, hay sắc ly kiêu hãnh.... Nhưng đặc trưng nhất của ngày Tết miền Bắc là sắc đào đỏ với nhiều niềm may mắn...kèm những lời chúc tết cực kỳ ý nghĩa trong dịp tết nguyên đán.

Mỗi dịp Tết đến xuân về, trong gia đình tôi lại có một cây đào. Được cắt tỉa gọn gàng nên cây đào có hình chóp trông như một cái nón rất đẹp mắt. Đào được trồng trong một cái chậu cành rất to và trang trí nhiều hoa văn. Vẻ đẹp của cây đào như được tôn thêm nhờ vẻ đẹp của cái chậu cảnh ấy. Cây đào cao ngang đầu tôi nên thỉnh thoảng đứng gần, tôi thủ thỉ bên tai đào như hai người bạn. Thân cây nhỏ nhưng cứng cáp, mặc một cái áo gilê màu nâu sậm. Từ thân ấy đâm ra không biết bao nhiêu cánh tay tí hon. Những cành nhỏ vươn ra như khoe những nụ đào chúm chím, còn đang e ấp. Từng ngày trôi qua, những nụ hoa ấy cũng khẽ cựa mình khoe sắc thắm, khoe những cánh hoa màu hồng mềm mại, mỏng manh. Khi những cánh hoa xoè rộng, nhị vàng bên trong hé mình nhìn ngắm bên ngoài. Xen lẫn với nụ hoa là những mầm xanh nhú lộc nhưng có khi đã bật mình thành những chiếc lá xanh. Để thêm phân hấp dẫn, bố con tôi còn quàng lên mình cây đào những chòm đèn xanh đỏ nhấp nháy. Buổi tối, khi bật đèn nhìn cây đào càng thêm phần rực rỡ, kiêu sa.....

Cây đào dường như trở thành tâm điểm của sư chú ý. Cả gia đình tôi ai cũng thích cây đào. Không chỉ vì nó mang đến không khí ngày Tết mà còn là nhịp cầu nối mọi người gần nhau hơn. Thỉnh thoảng, cả gia đình tôi lại quây quần bên nhau ngắm hoa đào và thưởng thức những ngụm trà ấm nóng. Đó là khoảnh khắc đặc biệt quí giá với gia đình tôi.

Tết đến xuân về, muôn hoa khoe sắc. Nhưng như đã trở thành truyền thống, hoa đào là biểu tượng mùa xuân miền Bắc và của cả nước ta. Nhìn hoa đào, ta biết mùa xuân đã đến. Những đứa con xa nhà lại chuẩn bị trở về với gia đình thân yêu.

22 tháng 3 2018

Năm hết tết đến, ba chở em ra chợ hoa để mua cây hoa ngày tết, ngày xuân, hoa nở đẹp vô cùng, cây hoa nào cũng đẹp, cũng đáng yêu nhưng ba em quyết định chọn mua một cây hoa đào- loài hoa đặc trưng cho mùa xuân đất Bắc quê em.

Được cắt tỉa gọn gàng nên cây hoa đào ba mua có hình nón rất đẹp mắt. Cây đào nhìn cao ngang người em, thân cây nhỏ, mảnh khảnh nhưng cứng cáp, màu nâu sẫm, có nhiều cành vươn ra, trên mỗi cành lại có rất nhiều lá và hoa. Lá cây đào nhỏ nhắn, mọc xung quanh làm xanh tươi cây trông như những cánh tay nhỏ đưa ra đung đưa trước gió. Bông đào nhỏ nhắn, đầu cánh hoa có màu hồng đậm, càng dần về phía cành càng nhạt dần trông chúm chím đáng yêu làm sao. Nhụy hoa tủa ra những sợi vàng óng, đầu nhụy có phớt hồng. Khi những cánh hoa xòe rộng, tán nhụy bên trong lại hé mình trông ra ngoài tươi đẹp. Xen lẫn những nụ hoa e ấp là những mầm xanh đang từng ngày cựa mình nhú lộc ra ngoài để khoe hương, khoe sắc, tô điểm cho đời. Hương hoa không nồng nhưng dịu dàng, thoang thoảng, tạo cảm giác dễ chịu khi đứng gần. Em còn biết được hoa đào còn có công dụng làm trà, làm ô mai, làm thuốc chữa nhiều bệnh về dị ứng, khó tiêu hoặc có thể nấu với cháo ăn rất ngon.

Đẹp và hữu dụng là vậy, được vinh hạnh đại diện cho sắc xuân miền Bắc, hoa đào có rất nhiều ý nghĩa với cuộc sống. Với một vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm, kín đáo e lệ, kiều diễm, sang trọng tinh tế hình ảnh cành hoa đào là một đặc trưng của ngày tết miền Bắc, và cũng là hình ảnh của người con gái dịu dàng, thủy chung, rạng rỡ. Vẻ đẹp của nó đã mang lại sự ấm cúng cho mỗi nhà, gieo vào lòng mỗi người niềm vui, niềm tin yêu, hy vọng vào năm mới An Khang Thịnh Vượng, niềm tin, hy vọng về những điều tốt đẹp trong tương lai, là tượng trưng cho cuộc sống, cho ước vọng hạnh phúc, cho niềm vui và sự yên ấm, với ý nghĩa mang lại sự khởi đầu, sự tươi mới và trong trắng. Biết được những ý nghĩa này, có được cây đào trong nhà vào ngày tết càng làm em thấy hạnh phúc và vui sướng, mong rằng cây hoa đào sẽ đam lại một năm mới an khang và may mắn cho gia đình em. Để ngày tết thêm phần đẹp tươi, em cùng em trai đã lấy những dải tua rua, những đèn xanh đỏ nhấp nháy chăng lên cây đào để cay thêm phần lộng lẫy.

Càng nhìn ngắm cây đào em lại càng thấy lòng mình lâng lâng vui sướng vì cây hoa đào đã đem cả hương xuân về nhà của em.
 

23 tháng 12 2018

A. Mở bài
- Quê hương mãi là nguồn cảm hứng vô tận cho văn thơ, nhạc, họa.
- Nghệ thuật là tiếng nói của tâm hồn mà một trong những tiếng nói tha thiết của tâm hồn là tình quê hương.
- Dẫn khổ thơ của Đỗ Trung Quân để đi đến luận điểm: Tình quê hương có vai trò rất lớn trong việc tôi luyện nên người.

B. Thân bài
1. Hai câu đầu gợi lên nhiều cách hiểu về quê hương:
- Quê hương hiểu theo nghĩa hẹp là quê cha đất tổ, gắn với gia đình, dòng họ, mồ mả, bàn thờ tổ tiên.
- Quê hương hiểu theo nghĩa rộng là đất nước.
- Nói “Quê hương mỗi người chỉ một” là nhấn mạnh sự duy nhất cũng như vai trò quan trọng của quê hương trong tình cảm của mỗi con người.
- “Như là chỉ một mẹ thôi”: khẳng định sự duy nhất nêu trên như một quy luật của tự nhiên về nguồn gốc con người. Đã là quy luật tự nhiên thì điều đó (mỗi người chỉ một quê hương) là không bao giờ thay đổi.
- Mặt khác còn là nói lên tình đất nước như tình mẫu tử, một tình cảm sâu nặng nhất của con người, của cả muôn loài.
- Tình yêu mẹ, yêu làng, yêu đất nước là thống nhất: Càng yêu gia đình thì càng yêu làng và càng yêu làng thì càng yêu đất nước. Trung thành với đất nước là “đại hiếu” (theo lời Phi Khanh nói với Nguyễn Trãi).
- Trong mối quan hệ đó, đôi khi trong một hoàn cảnh cụ thể vẫn nảy sinh mâu thuẫn, buộc người ta phải lựa chọn, lúc đó phải để tình đất nước lên trên (Nguyễn Trãi nén nỗi đau từ biệt cha quay về tìm đường cứu nước, các thanh niên từ biệt mẹ già, làng xóm, lên đường nhập ngũ ra tiền tuyến;...).
 
2. Hai câu sau tác giả muốn nói rõ vai trò quê hương đôi vỏi sự trưởng thành của mỗi con người:
a) Cần hiểu “nhớ quê” cho đầy đủ ỷ nghĩa:
- “Nhớ”: một biểu hiện của tình cảm lưu giữ rõ nét đến từng chi tiết con người, cảnh vật quê hương và lúc nào cũng nghĩ đến và tha thiết muốn gặp lại.
- Nhớ quê là không chỉ nói nhớ một vùng đất, một lãnh thổ mà nhớ nhiều về cội nguồn, lịch sử, văn hóa, thuần phong mĩ tục, về con người đang đổ mồ hôi sôi nước mắt cho quê hương, đất nước,...
- Không chỉ ôm nỗi nhớ suông, nhớ quê là phải làm gì cho quê hương, có hoài bão xây dựng quê hương.
 
b) “Quê hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nổi thành người”:
- Với cách hiểu như trên thì thấy tình quê hương đất nước có ý nghĩa to lớn trong nhân cách một con người.
- Đối với tuổi trẻ, hai câu thơ cảnh tỉnh những kẻ không nhớ quê hương, cội nguồn và nhấn mạnh phải chăm lo bồi đắp tình cảm quê hương như đã nêu. Không nên chỉ chăm lo bồi dưỡng trí tuệ, sức khỏe, vật chất,...
(Có thể nêu dẫn chứng về số phận của những kẻ phản bội quê hương, đất nước).
 
C. Kết bài
- Tiếng nói tha thiết và độc đáo của Đỗ Trung Quân khiến bài thơ đã được phổ nhạc và được các thế hệ yêu mến, thuộc lòng.
- Không nên chỉ ngâm nga bài thơ, bài hát đó. Để luôn nhớ yêu mến nó thì phải làm gì?

23 tháng 3 2018

- Quê hương mãi là nguồn cảm hứng vô tận cho văn thơ, nhạc, họa.
- Nghệ thuật là tiếng nói của tâm hồn mà một trong những tiếng nói tha thiết của tâm hồn là tình quê hương.
- Dẫn khổ thơ của Đỗ Trung Quân để đi đến luận điểm: Tình quê hương có vai trò rất lớn trong việc tôi luyện nên người.