K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 10 2020

Ta là Thuỷ Tinh,một người đã năm lần bảy lượt đánh nhau với Sơn Tinh để cướp Mỵ Nương,nhưng chẳng hiểu vì sao mỗi lần ta đánh nhau với Sơn Tinh ta đều thua.

Nguyên nhân là do hôm đó,ta nghe bọn thuỷ binh và các loài vật dưới biển nói rằng:”Vua Hùng thứ mười tám có một người con gái xinh đẹp tuyệt trần,tính nết hiền hậu,dịu dàng và muốn kén cho con một người chồng xứng đáng để làm rể.”:M02: Nghe vậy,không đợi chờ gì nữa,ta liền đến xin cầu hôn nàng. Nhưng không biết ý trời thế nào,ta và một người nữa đến thành Phong Châu để xin cầu hôn nàng. Anh ta mặc bộ áo giáp,bước đi mạnh mẽ,hùng dũng và cũng có sức mạnh chẳng thua kém gì ta:vẫy tay về phía Đông,phía Đông nổi cồn bãi,vẫy tay về phía Tây,phía Tây mọc lên từng dãy núi đồi,mọi người đều gọi anh ta là Sơn Tinh. Sau đó,ta cũng trổ tài:ta vung tay,miệng cất tiếng oang oang,rồi một luồn gió mạnh nổi lên,mây đen đua nhau kéo đến,mưa trút xuống ào ào.Vua Hùng băn khoăn không biết chọn ai và từ chối ai,bèn cho mời các lạc hầu đến bàn bạc. Xong,vua phán:
_Hai ngươi đều vừa ý ta,nhưng ta chỉ có một người con gái,biết gả cho người nào. Thôi thì…ngày mai,ai đem sính lễ đến trước thì sẽ được vợ.
Chúng ta tâu hỏi đồ sính lễ,vua nghĩ ngợi một lúc rồi nói:
_Một trăm ván cơm nếp,một trăm nệp bánh chưng,voi chín ngà,gà chín cựa,ngựa chín hồng mao,mỗi thứ phải đủ một đôi.
Nghe vua phán như vậy ta cũng hơi lo vì những thứ vua ra đều là những sản vật ở rừng,Sơn Tinh dễ dàng kiếm được,nhìn mặt thằng Sơn Tinh cười hí hí trong miệng là thấy ghét.Còn ta lại ở dưới nước thì làm sao đây,lấy đâu ra những thứ ấy. Nếu vua yêu cầu cá,tôm hay rồng cũng được,như thế thì quá dễ.Phen này khó mà lấy được vợ.
Sáng hôm sau,từ lúc mặt trời còn ngáy ngủ,Sơn tinh đã đem lễ vật đến. Ta đến sau,không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đánh ghen với Sơn Tinh. Vừa đuổi theo,ta vừa hét:”Sơn Tinh trả Mỵ Nương lại cho ta,trả vợ yêu cho ta.”Trận đánh giữa ta và Sơn Tinh diễn ra rất ác liệt.Ta hô mưa,gọi gió,làm thành giông bão rung chuyển cả đất trời,dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng,tràn vào nhà cửa,dâng lên lưng đồi,sườn núi,tưởng như cả thành Phong Châu đang nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Ta biết,nàng Mỵ Nương đang lo lắng cho cha và các thần dân,nhưng ta không thể nào làm khác được,lí do là một điều vô cùng đơn giản vì ta muốn chiếm lại nàng. Nghĩ rằng có thể chiếm được Mỵ Nương nên tôi rất đắc chí và đánh đến cùng.Nhưng thằng Sơn Tinh chẳng hề nao núng vẫn bình thản như không có chuyện gì xảy ra. Ta dâng nước cao lên bao nhiêu,nó lại làm núi đồi cao bấy nhiêu. Đánh ròng rã mấy tháng trời,ta vẫn không thắng thằng Sơn Tinh đáng ghét,cuối cùng sức ta đã kiệt đành phải rút quân về.
Từ đó oán nặng thù sâu,năm nào ta cũng làm mưa đẻ đánh Sơn Tinh nhưng lần nào cũng vậy,ta đánh đến mỏi mệt,chán chê nhưng vẫn không thắng nó để cướp Mỵ Nương và rút quân về. Ta phải lủi thủi ra về tay không khi trong lòng đầy oán hận. Từ đó,nhân dân đã chế nhạo ta vì đã làm hại dân lành.

23 tháng 10 2020

ta là thuy cej2ht34rokm43myjiq5p;clv briurgbggovg mẹ mày

23 tháng 10 2020

à mik nhầm toán nhé

23 tháng 10 2020

Ta có: \(\left(x+1\right)^2=\left(x+1\right)^5\)

\(\Leftrightarrow\left(x+1\right)^5-\left(x+1\right)^2=0\)

\(\Leftrightarrow\left(x+1\right)^2\left[\left(x+1\right)^3-1\right]=0\)

\(\Leftrightarrow\orbr{\begin{cases}\left(x+1\right)^2=0\\\left(x+1\right)^3-1=0\end{cases}}\Leftrightarrow\orbr{\begin{cases}x+1=0\\\left(x+1\right)^3=1\end{cases}}\)

\(\Leftrightarrow\orbr{\begin{cases}x=-1\\x+1=1\end{cases}}\Leftrightarrow\orbr{\begin{cases}x=-1\\x=0\end{cases}}\)

c1 : 

  • Sự ra đời của Thạch Sanh.
  • Thạch Sanh lớn lên học võ và phép thần thông.
  • Thạch Sanh kết nghĩa anh em với Lí Thông.
  • Mẹ con Lí Thông lừa Thạch Sanh đi chết thay cho mình.
  • Thạch Sanh làm đc nhiều việc lớn lao , có ích nhưng đều bị Lí Thông cướp công.
  • - Cuối cùng , Thạch Sanh đc giải oan.
  • Thạch sanh đối đầu với 18 nc
  • Thạch Sanh lên ngôi Vua .
24 tháng 10 2020

 Bé Hà là em gái của tôi, vừa tròn mười hai tháng tuổi. Bé Hà có thân hình bụ bẫm, khuôn mặt bầu bĩnh trông rất dễ thương. Bé đang tuổi tập nói, tập đi nên bé hoạt động suốt ngày, nhất là hai bàn tay, thấy vật gì cũng cầm nhưng chỉ một lát là vứt ngay. Bé đi chưa vững, bước đi chập chững trông thật đáng yêu. Mẹ em đứng cách bé khoảng hai mét vỗ tay gọi bé đến. Đôi chân non nớt của bé tập đi từng bước. Đến gần mẹ, bé cười toe toét sà vào lòng mẹ như sợ ngã. Đôi tay của bé mũm mĩm nổi những đường ngấn. Mẹ đỡ vội, bồng lên hôn hít, cưng nựng, bé cười nắc nẻ, sung sướng. Bé đang tập nói, nên rất thích nói nhưng nói chưa được nhiều. Bé bập bẹ những tiếng nhỏ “ba...ba...”, “mẹ... mẹ” nghe thật vui tai. Bé Hà rất thích chơi búp bê, nhưng chơi một lúc rồi bé cũng chán. Bé thích tắm, vì ngồi vào thau nước là em lấy tay đập làm nước bắn tung tóe, rồi mắt nhắm, miệng cười để lộ hai chiếc răng mới nhú ra trông thật dễ thương.

27 tháng 10 2020

Cảm ơn bạn

23 tháng 10 2020

Từ trước đến nay bố mẹ vẫn luôn hài lòng vì những gì mà mà em làm. Nhưng có một lần, em đã khiến cho bố mẹ buồn lòng và lo lắng. Mỗi khi nhớ đến việc làm đó, em lại cảm thấy xấu hổ và tự hứa với bản thân mình rằng sẽ cố gắng không để bố mẹ phải buồn phiền khi nghĩ về mình nữa.

Hôm đó, vào một buổi trưa hè oi bức, cái nắng miền Trung như đổ lửa khiến cho gương mặt ai cũng mệt mỏi. Bố mẹ và em gái đều đi nghỉ ngơi, chiều bố mẹ còn đi làm, và nhiệm vụ của em là trông chừng em gái. Em gái em mới được 3 tuổi nên phải có người trông, vì chẳng may em đi lạc đâu không ai biết.

Em đã nhận trách nhiệm trông chừng em gái nhưng trưa hôm đó thằng Tý ở lớp đã rủ em đi bắn chim. Em quên mất trách nhiệm mà bố mẹ đã giao, nên hí hửng nhận lời thằng Tý đi bắn chim. Trong đầu chẳng mảy may nghĩ đến lời bố mẹ đã nói. Có lẽ đứa bé lớp 6 lúc ấy còn mải chơi hơn là nghe theo lời của bố mẹ.

Em ngồi sau xe đạp của thằng Tý sang làng bên cạnh, ở bên đó có một cái đồi lớn, rất nhiều cây và nhiều chim. Em đã bị hút hồn với khung cảnh nơi đây và say mê với trò bắn chim cùng thằng Tý. Hai đứa hì hục, rượt đuổi nhau trên đồi để bắn chim. Em bắn trượt mấy phát nhưng cũng bắn được mấy con chim. Thằng Tý bảo chim này mà nướng với lá bưởi thì thơm ngon lắm. Chỉ nghĩ đến được ăn thịt chim nướng lá bưởi do bố làm mà em đã thấy thích thú.

Bỗng nhớ đến bố, em mới cuồng cuồng nhớ ra việc bố mẹ giao trọng trách trông em. Em cuống quýt nói với thằng Tý và hai thằng hồng hộc đạp xe về nhà. Về tới nhà thì đã 3h chiều. Em thấy bố mẹ ngồi ở cửa, gương mặt vừa lo lắng, vừa tức giận. Khi thấy em và thằng Tý đứng trước cổng, mẹ em quát “Đi đâu mà bây giờ mới về, không nghe bố mẹ dặn gì sao”. Trong lúc mẹ nói thì bố vẫn im lặng. Em sợ nhất những lúc bố im lặng.

Thằng Tý thấy không khí căng thẳng nên đã bỏ mấy con chim bắn được và đạp xe nhanh về nhà. Em vẫn đứng trơ ra đó, rồi chầm chậm bước vào nhà.

Bố vẫn giữ gương mặt đó, bố tức giận vì những gì bố mẹ dặn mà em lại không nhớ đến, chỉ mải chơi. Vì em mải chơi mà bố mẹ đã lỡ mất việc quan trọng. Mẹ cứ quát em mãi, cuối cùng bố cũng cất tiếng, rất nhẹ nhưng lại có sức nặng “Lần sau bố mẹ dặn gì thì nhớ lấy, con đi thế lỡ có chuyện gì thì làm sao. Con cũng lớn rồi, đừng để bố mẹ lo lắng như thế nữa”.

Nghe lời bố nói, em chỉ cúi mặt, nước mắt ngắn dài cứ chảy ròng ròng trên má. Mẹ bảo nín đi, bố cũng bảo đừng khóc nữa. Lần sau đừng làm bố mẹ phiền lòng và lo lắng như thế nữa.

Em biết bố mẹ đã không còn giận nữa nhưng em rất xấu hổ và tự vấn lương tâm trong suốt buổi tối hôm đó. Em hứa từ nay sẽ không mải chơi, không làm phiền lòng bố mẹ nhiều như vậy nữa. Vì em yêu bố mẹ.

23 tháng 10 2020

Đó là một ngày đầy ý nghĩa đối với tôi. Một ngày tôi không thể quên. Câu chuyện như sau:

Hôm đó, ba mẹ tôi được nghỉ nên đưa chị em tôi về quê thăm ông bà. Tôi rất háo hức. Không biết dạo này ông bà thế nào? Gặp tôi chắc ông bà mừng phải biết Bên đường, những hàng tre xanh ngắt. Xa xa, những bác nông dân đang làm đồng. Đi thêm một đoạn nữa, lấp ló sau bụi cây bàng già là ngôi nhà cổ xưa của ông bà tôi. Gặp nhau, mọi người mừng rỡ, tíu tít chào hỏi. Tôi nhanh chóng cất đồ rồi chạy ra sân chơi với bọn trẻ con. Chơi được một lúc thì chán, chúng tôi cùng thi nhau nghĩ ra những trò chơi mới. Chợt có đứa nói: "Chị Thuỳ Anh bày trò chơi trên thành phố cho bọn em chơi đi". Tôi nghĩ một lúc rồi nói với lũ trẻ: "Chúng ta chơi trò trêu gà đi". Bọn trẻ có vẻ không hài lòng. Tôi bực mình: "Đứa nào không chơi thì cút". Nghe thế, chúng sợ sệt vội hò nhau chia thành hai phe chơi trò đuổi bắt gà. Thấy chúng tôi chơi trò này, bà cũng không hài lòng, bảo: "Thôi, các cháu chơi trò khác đi, gà nhà ta dạo này yếu lắm". Nghe thấy thế, tôi bực mình cả với bà và bảo chứng cứ chơi tiếp. Một lúc sau, tôi thấy một chú gà nằm lăn ra đất. Tôi tưởng nó ngủ, hoá ra không phải, vì mệt quá, nó đã chết. Tôi sợ hãi cùng bọn trẻ đi tìm một cái hộp chôn chú gà xuống đất. Sau đó, ai về nhà nấy, coi như không có chuyện gì. Buổi tối, khi ăn cơm, ông tôi nói với cả nhà: "Nhà mình bị mất một con gà. Không hiểu nó chết ở đâu hay ai bắt mất?". Tôi im lặng coi như không! Biết. Ăn cơm xong, tôi cùng chị chuẩn bị đồ đạc để mai về thành phố sớm. Đêm đó, tôi ngủ không yên. Sáng sớm, bà vào đánh thức chị em tôi dậy. Ông bà và bọn trẻ con tiễn chị em tôi ra tận đầu làng. Tôi thấy hối hận quá. Tôi quay lại ôm chầm lấy bạn: "Cháu xin lỗi, lần sau cháu sẽ nghe lời bà". Ông bà xoa đầu tôi, mỉm cười: "Cháu biết nhận lỗi thế là tốt. Thôi về đi kẻo muộn". Tôi như trút được một gánh nặng, chào ông bà và chay ra xe.

Sau chuyện đó, tôi hiểu rằng cần phải lắng nghe những gì người lớn khuyên bảo, cần phải biết dũng cảm nhận lỗi và sửa chữa lỗi lầm.

23 tháng 10 2020

Chi tiết Tiếng đàn thần trong truyện Thạch Sanh là một chi tiết nghệ thuật lấp lánh màu sắc hoang đường nhưng rất giàu ý nghĩa nhân sinh. Nó xuất hiện hai lần trong văn bản. Lần thứ nhất nó vang lên từ trong ngục tối, vạch mặt của Lí Thông, minh oan cho Thạch Sanh và giải câm cho công chúa. Đó chính là tiếng nói của công lí, của lẽ phải, tiếng đàn của hạnh phúc và tình yêu lứa dôi. Tiếng đàn đã làm rõ trắng đen, tốt xấu, bênh vực người có công, vạch mặt kẻ có tội, thể hiện khát vọng về chân lí của nhân dân ta. Và tiếng đàn chỉ thực sự có phép màu kì diệu khi ở trong tay người dũng sĩ có tâm hồn thanh cao. Lần thứ hai, tiếng đàn vang lên trước mặt binh sĩ mười tám nước chư hầu. Nó thức tỉnh nỗi nhớ quê nhà da diết của họ, khơi gợi tình người, lòng nhân ái trong họ, khiến cho quân sĩ bủn rủn tay chân, không muốn đánh. Đó là bức thông điệp hoà bình, phản ánh khát vọng, ước mơ xây dựng tình đoàn kết giữa các dân tộc của cha ông ta từ thời xa xưa. Hai chi tiết nghệ thuật hấp dẫn trên đã đem đến cho người đọc những cảm xúc thú vị, khiến ta càng thêm yêu thế giới truyện dân gian.

23 tháng 10 2020

Một hôm đang nằm nghỉ tại gốc đa, Thạch Sanh thấy một con Đại Bàng rất to quắp một con người bay qua. Chàng liền lấy cung tên vàng bắn trọng thương con ác điểu; rồi lần theo dấu máu tìm đến hang lạ cuối chân trời xa.

      Nhà vua vô cùng đau xót trước tai hoạ: công chúa bị chim lạ bắt mất. Vua truyền lệnh: ai cứu được công chúa sẽ được trọng thưởng và cho làm phò mã. Lý Thông lúc bấy giờ đã là một vị quan to. Hắn tổ chức một lễ hội rất lớn tại Kinh đô kéo dài trong 10 ngày đổ tìm người tài giỏi cứu công chúa. Đến ngày thứ 9, Thạch Sanh mới đến dự hội. Lý Thông gặp lại Thạch Sanh, hắn vô cùng mừng rỡ khi hắn nghe Thạch Sanh kể lại chuyện bắn trúng Đại Bàng và biết rõ hang ổ của nó.

      Dẫn Lý Thông đến hang ổ Đại Bàng, Thạch Sanh tay cầm búa thần, vai mang cung tên vàng leo vào hang núi. Còn Lý Thông đứng đợi ngoài cửa hang. Thấy người lạ xuất hiện, Đại Bàng với đôi cánh khổng lồ quạt thành dông bão, với mỏ nhọn vuốt sắc như giáo lao tới Thạch Sanh. Tiếng ác điểu rít lên vô cùng rùng rợn. Chàng dũng sĩ vung búa thần chém vào đầu chim lạ. Đại Bàng bay vút qua vút lại, lao vào cắn xé. Hang đá rung chuyển ầm ầm, ào ào. Mắt chim như hai cục lửa to đỏ rực. Thạch Sanh dùng cung vàng bắn gãy cánh Đại Bàng, rồi dùng búa thần chém nát đầu quái vật. Cứu được công chúa, Thạch Sanh dòng dây đưa công chúa ra ngoài cửa hang. Lý Thông vội sai quân lính vần đá to lấp kín cửa hang để hãm hại "đứa em kết nghĩa".

      Hang bị lấp, Thạch Sanh đi sâu vào mọi ngóc ngách. Chàng ngạc nhiên khi nhìn thấy một thanh niên tuấn tú đang bị nhốt trong cũi sắt. Thạch Sanh phá tan cũi sắt cứu được Hoàng tử con vua Thúy Tể. Hoàng tử ân cần mời chàng dũng sĩ đến thăm Thủy cung để được đền ơn đáp nghĩa.

23 tháng 10 2020

Đồng chí

Đồng dao

Đồng đội

Đồng cảm

Đồng hướng

Đồng lòng

23 tháng 10 2020

Đồng chí đêm rét tấm chăn đắp cùng

23 tháng 10 2020

Hè này em được bố mẹ cho lên thăm lăng Bác, trong lòng dâng lên niềm háo hức và vui sướng. Em đã xem nhiều thước phim về Bác, nghe nhiều người tả về lăng Bác nhưng đây mới là lần đầu tiên em được trực tiếp đến thăm nơi đây. Điều ấn tượng nhất với em từ cảm nhận đầu tiên là cái nắng gay gắt của mùa hè không thể ngăn cản được tình cảm, và sự kính yêu của mỗi người dân dành cho Bác, đoàn người cứ thế mỗi lúc một kéo dài thêm như vòng hoa lớn dâng lên Người. Quảng Trường Ba Đình rộng lớn càng làm cho lăng Bác trở nên uy nghiêm hơn. Đến gần mới thấy kĩ được hai bên lăng là hàng cây vạn tuế, cùng với bao loài hoa đủ hương đủ sắc hội tụ từ mọi miền đất nước về đây. Đứng song song với hàng cây là những người lính mặc áo trắng đứng trang nghiêm, gác súng trên vai ngày đêm bảo vệ lăng Bác. Lăng Bác là một tòa nhà to và đầy uy nghi. Bước lên trên mấy bậc thềm là đến nơi để lư hương nơi thắp hương tưởng niệm và đặt những vòng hoa của khách thập phương về đây viếng thăm. Mái lăng hình tam cấp, trước cửa lăng là những cột vuông bằng đá hoa cương sáng đẹp và vững chãi. BưỚc qua cánh cửa to bằng làm bằng gỗ quý, là vào đến trong lăng. Đi qua những bậc cầu thang là vào đến nơi Bác nằm. Bác nằm trong một hòm kính trog suốt được đặt trên thềm đá. Phía trong ấy là người lãnh tụ muôn vàn kính yêu, chòn râu dài, gương mặt phúc hậu, hiền từ. Xung quanh nơi Bác nằm lại là những người lính áo trăng cầm súng canh cho giấc ngủ của Người.  Cùng đoàn người đi một vòng trên bậc cầu thang xung quanh hòm kính ấy, em cảm thấy một niềm thiêng liêng dâng lên  trong tâm hồn, khoảnh khắc ấy, Bác đã đi xa mà bỗng thật gần gũi. Rời khỏi lăng Bác, lòng em không khỏi xúc động bồi hồi. Em nghĩ về những quãng đường lịch sử, nghĩ về những vĩ nhân, những tấm gương sáng của dân tộc. Em sẽ cố gắng học tập thật tốt để đúng với nguyện ước của Người khi ra đi.

* Chúc bạn học tốt!

Nhân dịp sinh nhật chị em lần thứ mười bốn, mẹ đã cho chúng em đi chơi hồ Gươm. Một cảnh đẹp nổi tiếng.

Hôm nay bầu trời trong xanh in bóng xuống mặt hồ. Mấy chú chim thay nhau hót những bài ca đặc biệt. Chị gió thì thướt tha đi qua tạo cho ai cũng cảm thấy dễ chịu. Sau ba mươi phút bon bon trên đường bằng chiếc xe máy của bố, cả em, mẹ và chị em đều cảm nhận được hồ Gươm đã ngay trước mắt, Mẹ và chúng em dắt tay nhau đi dạo một vòng quanh hồ, đã lâu lắm rồi em mới tới đây. Là chủ nhật nên ở đây có rất nhiều khách du lịch tới tham quan và mỗi người lại có một cách nghĩ riêng về hồ Gươm. Còn trong con mắt trẻ thơ của em hồ Gươm như một chiếc gương khổng lồ của thành phố Hà Nội. Em đã từng được nghe câu chuyện bà kể về việc vua Lê Lợi trả gươm cho thần rùa Kim Quy. Mẹ con em chọn một chỗ rõ nhất để nhìn Tháp Rùa. Tháp Rùa cổ kính, uy nghi đứng trên gò đất xanh rì cỏ nổi giữa mặt hồ. Mẹ bảo rằng đã từng có người nhìn thấy cụ Rùa từng lên gò đất đó và cũng từ đấy mọi người coi Tháp Rùa là cung điện của thần Rùa Kim Quy. Mẹ còn bảo Tháp Rùa cũng chính là một nhân chứng lịch sử nước ta. Nó đã chứng kiến nước ta bị xâm lược, đã chứng kiến nước ta giải phóng và bây giờ đang trên đà phát triển. Nó cũng là nơi đầu tiên cắm chiếc cờ đỏ sao vàng của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Nối hồ Gươm với đền Ngọc Sơn là chiếc cầu Thê Húc cong cong như con tôm và cũng là chiếc cầu duy nhất sơn màu đỏ chon chót, bóng bẩy. Cuối đuôi con tôm đặc biệt này được bao phủ bằng chiếc cổng lá cây làm từ các cây cổ thụ mát rượi. Ngay trước cửa đền là hàng chữ đẹp của Nguyễn Siêu, thần đồng nổi tiếng Việt Nam. Sát bên trái cửa đền là ngọn Tháp bút cao sừng sững mà theo nhiều người hàng ngày vẫn viết những việc làm tốt của mọi người lên trời cao. Đi sát vào đền ta còn có thể chiêm ngưỡng cụ Rùa to hơn cả bàn cô giáo lớp em. Đối với những người già thì hồ Gươm không những chỉ đẹp mà còn vì là nơi có không khí trong lành bởi cây đa nghìn tuổi, những cô gái liễu rủ hàng ngày gội mớ tóc dài. Hồ Gươm càng tưng bừng hơn khi bạn đến vào ngày giáp Tết như thế này bởi những bồn hoa hàng ngày đã được xếp thành chữ đầy sắc màu. Khách du lịch còn có thể ăn kem tại nhà Thuỷ Tạ mà theo cách nói vui của chúng em đó chính là cung điện của vua Thuỷ Tề.

Chiếc đồng hồ trên nóc nhà bưu điện điểm báo sáu giờ, mẹ con em vội vã về nhà. Ngay trên đường về em đã nghĩ rằng hồ Gươm là cảnh vật quý mà ta cần giữ gìn cho muôn đời sau.

23 tháng 10 2020

Chuyến du lịch Đồ Sơn cùng gia đình trong kì nghỉ hè vừa qua để lại nhiều ấn tượng khó quên cho bạn học sinh trong bài văn dưới đây. Bài làm: Một năm học vất vả đã qua, và đến kì nghỉ hè này, gia đình tôi tổ chức đi chơi biển Đồ Sơn. Tôi vô cùng thích thú vì đây là nơi mà tôi chưa từng đặt chân đến. Bốn rưỡi sáng, lơ mơ ngái ngủ, tôi đã bị bác đồng hồ chăm chỉ nhưng đôi khi hơi khó tính gọi dậy cho bằng được. Tôi uể oải dụi mắt đi chầm chậm vào nhà tắm vệ sinh cá nhân. Cả nhà tôi đã thức dậy từ bao giờ, đang lục cục sắp lại đồ. Đánh răng rửa mặt xong, tôi thay quần áo rồi theo bố mẹ ra cửa. Ở đó có một chiếc ô tô chễm chệ chờ đợi. Bố tôi xách va li, mở cốp xe rồi để vào đấy. Mẹ tôi, chị tôi, bố tôi và tôi cùng leo lên xe. Chiếc xe bon bon chạy luôn. Nhà cửa, cây cối như những thước phim quay nhanh cứ vùn vụt. Thích nhất là lúc qua cầu, được xem phim từ trên cao. Sau đó tôi ngủ lúc nào chẳng biết. Đánh một giấc dài dậy mà vẫn chưa tới nơi, tôi đâm sốt ruột. Nhưng... khoan, tôi nghe thấy tiếng nước àooo...oo, mùi mằn mặn mang đặc chất biển. Thôi, đúng rồi, đúng là tới biển thật rồi! Tôi sung sướng lâng lâng. Nắng vàng nhè nhẹ vươn từ mặt trời đi khắp nơi. Tôi nhảy phốc xuống xe ngay khi đến khách sạn. Gia đình tôi bước vào tiền sảnh.