K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

I.                 DÀN Ý

1.               Mở bài:

-             Giới thiệu khung cảnh cuộc gặp gỡ giữa hai chú cháu (người chiến sĩ Vệ quốc và Lượm).

2.               Thân bài:

-                     Kể về Lượm, chú bé hồn nhiên, tinh nghịch, tham gia làm liên lạc cho bộ đội.

-             Kể về tinh thẩn sẵn sàng nhận nhiệm vụ, hành động dũng cảm và sự hi sinh anh dũng của Lượm trong một trận chiến đấu ác liệt.

-                     Lòng cảm phục, thương tiếc Lượm khôn nguôi của người chiến sĩ.

3.                Kết bài:

-             Cảm nghĩ của người kể chuyện. Hlnh ảnh hồn nhiên, dáng yêu và tinh thần lạc quan, dũng cảm của Lượm để lại ấn tượng sâu dậm trong tâm tưởng.

II.                 BÀI LÀM

Năm 1946, thực dân Pháp trở mặt xâm lược nước ta một lẩn nữa. Hồ Chủ tịch thay mặt Chính phủ lâm thời đọc Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, động viên nhân dân quyết hi sinh để bảo vệ chủ quyền độc lập, tự do mà chúng ta đã phải đổ bao xương máu mới giành lại được. Từ Hà Nội, tôi trở về quê hương, đúng lúc giặc Pháp tấn công vào Huế. Không khí những ngày đó thật sôi sục. Người dân xứ Huế không phân biệt già trẻ, gái trai, đồng lòng đánh giặc, bảo vệ quê hương.

Đang rảo bước trên đường Hàng Bè, tôi chợt nghe tiếng gọi vô cùng quen thuộc: “Ôi chú Lành! Chú về hồi nào vậy?”. Tôi ngẩng lên nhìn. Một chú bé loắt choắt, da sạm nắng, trên đầu là chiếc mũ ca lô đội lệch, trông mới tinh nghịch làm sao. Cháu cười, phô hàm răng trắng đều, sải bước thật nhanh về phía tôi, hai tay dang rộng, chiếc xắc cốt nhún nhảy trên lưng theo nhịp bước.

ô! Lượm! Đứa cháu bé bỏng thân yêu của tôi! Xa cháu chưa lâu mà tôi thấy cháu khác trước nhiều quá! Cháu chững chạc hẳn lên, trống như một anh bộ đội thực thụ. Tôi ôm chặt Lượm vào lòng, vội vã hỏi thăm về những người thân. Cháu vui vẻ khoe:

- Cháu làm liên lạc. ở với các chú bộ đội trong đồn Mang Cá, cháu được các chú ấy dạy chữ, dạy hát, dạy bắn súng, dạy cách làm liên lạc... Vui lắm chú à!

Lượm hào hứng kể rồi cười thích thú, mắt sáng ngời, đôi má ửng đỏ như trái bồ quân chín. Tôi cũng vui lây trước niềm vui trẻ thơ, hồn nhiên của Lượm. Cháu giơ tay lên mũ, đứng nghiêm chào tôi: “Thôi, chào đồng chí!” kèm theo nụ cười tinh nghịch. Tôi đứng lặng nhìn theo bóng cháu đang thoăn thoắt nt)ảy chân sáo trên đường. Tiếng huýt sáo vui vẻ của Lượm vẫn còn văng vẳng bên tai. Tôi rất vui vì Lượm dã trở thành đồng đội của tôi, một đồng đội tí hon.

Ngày tháng trôi qua, hai chú cháu tôi chiến đấu trên hai mặt trận khác nhau. Vào một ngày hè tháng sáu, tôi bàng hoàng khi nhận được tin Lượm đã hi sinh trong một trận tấn công đồn giặc. Giữa lúc cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt, Lượm nhận nhiệm vụ chuyển thư thượng khẩn ra mặt trận. Trong lửa đạn mịt mù, cháu lao lên như một mũi tên, không sợ hiểm nguy, quyết trao tận tay những người chỉ huy trận đánh lệnh của cấp trên. Một viên dạn thù đã bắn vào cháu. Lượm ngã xuống trên quê hương, giữa đồng lúa thơm mùi sữa lên đòng. Lượm đã hi sinh ngay trên mảnh đất chôn nhau cắt rốn của mình. Cháu ra đi mãi mãi, để lại niềm thương cảm khôn nguôi trong lòng tôi...

Mỗi khi nghĩ đến Lượm, trong tâm trí tôi lại hiện lên hình ảnh một chú bé loắt choắt, vai đeo chiếc xắc cốt đựng tài liệu, đầu đội lệch chiếc mũ ca lô, miệng huýt sáo vang, vừa đi vừa nhảy chân sáo trên con đường chan hoà ánh nắng.

2 tháng 9 2019

   Nhà thơ Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam. Thơ ông thường tập trung miêu tả quần chúng lao khổ thuộc mọi tầng lớp, lứa tuổi. Và trong tập thể quần chúng ấy có không ít bài thơ là hình ảnh về các em bé hồn nhiên, trong sáng mà anh dũng kiên cường, Lượm là một trong những bài thơ như vậy.

   Bài thơ là một câu chuyện ngắn về chú bé mang tên Lượm. Lượm làm công việc đưa thư, em là một đứa trẻ ngây thơ, hồn nhiên nhưng cũng vô cùng dũng cảm, kiên cường. Trong một lần chuyển thư Lượm đã anh dũng hi sinh. Lượm là một hình ảnh đẹp để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc.

   Tác phẩm mở ra bằng cuộc gặp gỡ thật tình cờ giữa người chiến sĩ và chú bé liên lạc: “Tình cờ chú cháu/ Gặp nhau Hàng Bè” . Hình ảnh Lượm qua mắt người chiến sĩ hiện lên thật hồn nhiên, yêu đời từ ngoại hình cho đến cử chỉ dáng điệu. Để miêu tả ngoại hình của chú tác giả đã sử dụng hàng loạt các từ láy giàu giá trị tạo hình: loắt choắt, chân thoăn thoắt, đầu nghênh nghênh, cùng đôi má đỏ bồ quân ửng hồng, cái mắt híp lại sau nụ cười rạng rỡ, tươi vui. Trang phục của chú bé cũng hết sức đơn giản chỉ là “cái xắc xinh xinh” chuyên để đựng những văn kiện, giấy tờ quan trọng và chiếc “ca lô đội lệch” đầy tinh nghịch. Sự đáng yêu của em còn được thể hiện qua hình ảnh so sánh đẹp đẽ “Như con chim chích/ Nhảy trên đường vàng” , có lẽ không còn hình ảnh nào phù hợp hơn hình ảnh những chú chim chích bé nhỏ để ví von với chú bé Lượm hồn nhiên, yêu đời. Một hình ảnh so sánh vừa chính xác, tinh tế nhưng đồng thời còn thể hiện được tình cảm yêu mến của tác giả đối em. Để nhấn mạnh hơn nữa vào nét ngây thơ của em, tác giả còn dẫn trực tiếp lời nói hết sức chân thật, đáng yêu: “Cháu đi liên lạc/ Vui lắm chú à/ Ở đồn Mang Cá/ Thích hơn ở nhà” . Niềm vui, sự hân hoan của Lượm chính là niềm vui khi được hoạt động cách mạng, khi được cống hiến cho đất nước, đây cũng là niềm vui chung của thế hệ trẻ trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. Cuộc gặp gỡ diễn ra hết sức ngắn ngủi, nhưng cho đã phần nào cho người đọc thấy những nét tính cách tốt đẹp của Lượm: vừa tinh nghịch, hồn nhiên nhưng cũng hết sức nhiệt huyết với cách mạng.

Giây phút hồi tưởng bỗng chùng xuống, khi nghe tin cháu đã hi sinh trên đường đi làm nhiệm vụ: Đến ngày tháng sáu/ Chợt nghe tin nhà. Câu thơ là nỗi niềm nghẹn ngào, bàng hoàng, chẳng thể nói nên lời của tác giả:

Ra thế
Lượm ơi!...

Hình thức câu thơ vô cùng đặc biệt, được ngắt làm đôi, như tiếng nấc nghẹn của tác giả trước tin Lượm đã hi sinh khi trên đường đi làm nhiệm vụ. Đồng thời câu thơ còn thể hiện sự bàng hoàng, không tin rằng Lượm hi sinh là sự thật. Sau phút nghẹn ngào, tác giả nói về quá trình làm việc và sự hi sinh anh dũng của chú bé. Hình ảnh của Lượm được khắc họa là một chú bé gan góc, kiên cường dũng cảm. Chú bé làm nhiệm vụ đưa thư, phải di chuyển qua những nơi vô cùng nguy hiểm và phải đối mặt với thần chết bất cứ lúc nào: “Vụt qua mặt trận/ Đạn bay vèo vèo/ Thư đề thượng khẩn/ Sợ chi hiểm nghèo?” . Mặc dù luôn ý thức được sự nguy hiểm rình rập khi “đạn bay vèo vèo” xung quanh nhưng chú bé không hề sợ hãi vẫn “vụt qua mặt trận” bằng tinh thần dũng cảm, đầy trách nhiệm. Chú bé không bao giờ lùi bước trước những khó khăn, nguy hiểm.

Nỗi đau đớn càng được nhân lên gấp đôi khi tác giả tái hiện chân thực sự hi sinh của người đồng chí nhỏ: Bỗng lòe chớp đỏ/ Thôi rồi Lượm ơi!/ Chú đồng chí nhỏ/ Một dòng máu tươi!” . Trong một khổ thơ bốn câu tác giả đã sử dụng liên tiếp hai câu cảm thản, cho thấy sự ngỡ ngàng, đau đớn đến tột cùng khi Lượm đã hi sinh, câu thơ vang lên thật đau xót biết nhường nào: “Thôi rồi, Lượm ơi!” . Làm sao có thể tin nổi, đứa bé hồn nhiên, tinh nghịch, người đồng chí giàu lòng dũng cảm và trách nhiệm ấy lại hi sinh khi còn quá nhỏ. Tác giả không tin rằng đó là sự thật, câu thơ buông xuống thể hiện nỗi đau đớn đến tột cùng. Lượm hi sinh, trở về với đất mẹ, tay em vẫn nắm chặt bông, phảng phất xung quanh là hương lúa, hương của đất mẹ, tuy em đã chết nhưng linh hồn, tinh thần yêu nước của em vẫn còn sống mãi với mọi người, với quê hương đất nước.

Hai khổ thơ cuối khép lại bài thơ không buồn thảm, bi ai mà thay vào đó là hình ảnh em bé với sự hồn nhiên, tinh nghịch được tái hiện lại một lần nữa. Dù em có hi sinh nhưng tinh thần anh dũng, sự hồn nhiên đáng yêu của em sẽ mãi được mọi người nhớ đến, em sẽ sống mãi với non sông, đất nước.

Tác phẩm sử dụng thể thơ bốn chữ, dùng linh hoạt các từ láy giàu giá trị tạo hình, giàu tính nhạc, ngôn ngữ miêu tả phù hợp tính cách, ngoại hình của nhân vật. Không chỉ vậy sử dụng những hình thức câu thơ đặc biệt đã giúp tác giả biểu lộ một cách chân thật những cung bậc cảm xúc khác nhau trước nhân vật trữ tình. Ngoài ra cũng cần đặc biệt lưu ý đến việc tác giả thay đổi cách xưng hô với nhân vật trữ tình trong các khổ thơ: chú bé, cháu, Lượm, chú đồng chí nhỏ bởi quan hệ giữa họ vừa là quan hệ chú cháu, vừa là một người đồng chí. Sau cái chết của Lượm, tác giả đã gọi là “chú bé” bởi lúc này Lượm và tác giả không chỉ nằm trong mối quan hệ riêng giữa hai người, mà Lượm đã trở thành người cháu chung của nhân dân Việt Nam, một người trẻ dũng cảm. Sự thay đổi linh hoạt các đại từ xưng hô như vậy khiến Tố Hữu thể hiện được đa dạng các cung bậc cảm xúc. Tất cả những yếu tố trên cùng với nội dung đã tạo nên thành công cho tác phẩm.

   Với sự kết hợp hài hòa về nhịp điệu, ngôn ngữ sử dụng linh hoạt, Tố Hữu đã xây dựng thành công chân dung của chú bé Lượm hồn nhiên, nhí nhánh mà vô cùng kiên cường, anh dũng. Qua đó tác giả thể hiện niềm yêu quý, cũng như sự xót xa trước sự hi sinh của Lượm.

   Nhà thơ Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam. Thơ ông thường tập trung miêu tả quần chúng lao khổ thuộc mọi tầng lớp, lứa tuổi. Và trong tập thể quần chúng ấy có không ít bài thơ là hình ảnh về các em bé hồn nhiên, trong sáng mà anh dũng kiên cường, Lượm là một trong những bài thơ như vậy.

   Bài thơ là một câu chuyện ngắn về chú bé mang tên Lượm. Lượm làm công việc đưa thư, em là một đứa trẻ ngây thơ, hồn nhiên nhưng cũng vô cùng dũng cảm, kiên cường. Trong một lần chuyển thư Lượm đã anh dũng hi sinh. Lượm là một hình ảnh đẹp để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc.

   Tác phẩm mở ra bằng cuộc gặp gỡ thật tình cờ giữa người chiến sĩ và chú bé liên lạc: “Tình cờ chú cháu/ Gặp nhau Hàng Bè” . Hình ảnh Lượm qua mắt người chiến sĩ hiện lên thật hồn nhiên, yêu đời từ ngoại hình cho đến cử chỉ dáng điệu. Để miêu tả ngoại hình của chú tác giả đã sử dụng hàng loạt các từ láy giàu giá trị tạo hình: loắt choắt, chân thoăn thoắt, đầu nghênh nghênh, cùng đôi má đỏ bồ quân ửng hồng, cái mắt híp lại sau nụ cười rạng rỡ, tươi vui. Trang phục của chú bé cũng hết sức đơn giản chỉ là “cái xắc xinh xinh” chuyên để đựng những văn kiện, giấy tờ quan trọng và chiếc “ca lô đội lệch” đầy tinh nghịch. Sự đáng yêu của em còn được thể hiện qua hình ảnh so sánh đẹp đẽ “Như con chim chích/ Nhảy trên đường vàng” , có lẽ không còn hình ảnh nào phù hợp hơn hình ảnh những chú chim chích bé nhỏ để ví von với chú bé Lượm hồn nhiên, yêu đời. Một hình ảnh so sánh vừa chính xác, tinh tế nhưng đồng thời còn thể hiện được tình cảm yêu mến của tác giả đối em. Để nhấn mạnh hơn nữa vào nét ngây thơ của em, tác giả còn dẫn trực tiếp lời nói hết sức chân thật, đáng yêu: “Cháu đi liên lạc/ Vui lắm chú à/ Ở đồn Mang Cá/ Thích hơn ở nhà” . Niềm vui, sự hân hoan của Lượm chính là niềm vui khi được hoạt động cách mạng, khi được cống hiến cho đất nước, đây cũng là niềm vui chung của thế hệ trẻ trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. Cuộc gặp gỡ diễn ra hết sức ngắn ngủi, nhưng cho đã phần nào cho người đọc thấy những nét tính cách tốt đẹp của Lượm: vừa tinh nghịch, hồn nhiên nhưng cũng hết sức nhiệt huyết với cách mạng.

Giây phút hồi tưởng bỗng chùng xuống, khi nghe tin cháu đã hi sinh trên đường đi làm nhiệm vụ: Đến ngày tháng sáu/ Chợt nghe tin nhà. Câu thơ là nỗi niềm nghẹn ngào, bàng hoàng, chẳng thể nói nên lời của tác giả:

Ra thế
Lượm ơi!...

Hình thức câu thơ vô cùng đặc biệt, được ngắt làm đôi, như tiếng nấc nghẹn của tác giả trước tin Lượm đã hi sinh khi trên đường đi làm nhiệm vụ. Đồng thời câu thơ còn thể hiện sự bàng hoàng, không tin rằng Lượm hi sinh là sự thật. Sau phút nghẹn ngào, tác giả nói về quá trình làm việc và sự hi sinh anh dũng của chú bé. Hình ảnh của Lượm được khắc họa là một chú bé gan góc, kiên cường dũng cảm. Chú bé làm nhiệm vụ đưa thư, phải di chuyển qua những nơi vô cùng nguy hiểm và phải đối mặt với thần chết bất cứ lúc nào: “Vụt qua mặt trận/ Đạn bay vèo vèo/ Thư đề thượng khẩn/ Sợ chi hiểm nghèo?” . Mặc dù luôn ý thức được sự nguy hiểm rình rập khi “đạn bay vèo vèo” xung quanh nhưng chú bé không hề sợ hãi vẫn “vụt qua mặt trận” bằng tinh thần dũng cảm, đầy trách nhiệm. Chú bé không bao giờ lùi bước trước những khó khăn, nguy hiểm.

Nỗi đau đớn càng được nhân lên gấp đôi khi tác giả tái hiện chân thực sự hi sinh của người đồng chí nhỏ: Bỗng lòe chớp đỏ/ Thôi rồi Lượm ơi!/ Chú đồng chí nhỏ/ Một dòng máu tươi!” . Trong một khổ thơ bốn câu tác giả đã sử dụng liên tiếp hai câu cảm thản, cho thấy sự ngỡ ngàng, đau đớn đến tột cùng khi Lượm đã hi sinh, câu thơ vang lên thật đau xót biết nhường nào: “Thôi rồi, Lượm ơi!” . Làm sao có thể tin nổi, đứa bé hồn nhiên, tinh nghịch, người đồng chí giàu lòng dũng cảm và trách nhiệm ấy lại hi sinh khi còn quá nhỏ. Tác giả không tin rằng đó là sự thật, câu thơ buông xuống thể hiện nỗi đau đớn đến tột cùng. Lượm hi sinh, trở về với đất mẹ, tay em vẫn nắm chặt bông, phảng phất xung quanh là hương lúa, hương của đất mẹ, tuy em đã chết nhưng linh hồn, tinh thần yêu nước của em vẫn còn sống mãi với mọi người, với quê hương đất nước.

Hai khổ thơ cuối khép lại bài thơ không buồn thảm, bi ai mà thay vào đó là hình ảnh em bé với sự hồn nhiên, tinh nghịch được tái hiện lại một lần nữa. Dù em có hi sinh nhưng tinh thần anh dũng, sự hồn nhiên đáng yêu của em sẽ mãi được mọi người nhớ đến, em sẽ sống mãi với non sông, đất nước.

Tác phẩm sử dụng thể thơ bốn chữ, dùng linh hoạt các từ láy giàu giá trị tạo hình, giàu tính nhạc, ngôn ngữ miêu tả phù hợp tính cách, ngoại hình của nhân vật. Không chỉ vậy sử dụng những hình thức câu thơ đặc biệt đã giúp tác giả biểu lộ một cách chân thật những cung bậc cảm xúc khác nhau trước nhân vật trữ tình. Ngoài ra cũng cần đặc biệt lưu ý đến việc tác giả thay đổi cách xưng hô với nhân vật trữ tình trong các khổ thơ: chú bé, cháu, Lượm, chú đồng chí nhỏ bởi quan hệ giữa họ vừa là quan hệ chú cháu, vừa là một người đồng chí. Sau cái chết của Lượm, tác giả đã gọi là “chú bé” bởi lúc này Lượm và tác giả không chỉ nằm trong mối quan hệ riêng giữa hai người, mà Lượm đã trở thành người cháu chung của nhân dân Việt Nam, một người trẻ dũng cảm. Sự thay đổi linh hoạt các đại từ xưng hô như vậy khiến Tố Hữu thể hiện được đa dạng các cung bậc cảm xúc. Tất cả những yếu tố trên cùng với nội dung đã tạo nên thành công cho tác phẩm.

   Với sự kết hợp hài hòa về nhịp điệu, ngôn ngữ sử dụng linh hoạt, Tố Hữu đã xây dựng thành công chân dung của chú bé Lượm hồn nhiên, nhí nhánh mà vô cùng kiên cường, anh dũng. Qua đó tác giả thể hiện niềm yêu quý, cũng như sự xót xa trước sự hi sinh của Lượm.

2 tháng 9 2019

xúc động, khóc ứa nc mắt ,chảy nc mũi

Sáng nay con đã nhận được thư của bố, con đã đọc đi đọc lại rât nhiều lần, từng câu, từng chữ, từng lời bố dặn, con đã khắc sâu trong lòng. Con rất hối hận. Con là đứa con bất hiếu phải không bố ? công lao của bố, của mẹ, tình cảm hai người dành cho con to lớn như vậy mà con vô tâm quên lãng bấy lâu nay. Lời thư của bố giúp con nhận ra nhiều điều và khiến con vô cùng ăn năn. Con xin lỗi bố, con gửi lời xin lỗi tha thiết từ sâu thẳm trong tim tới bố và mẹ. Bố ơi! lương tâm con như có vết dao vừa cứa vào vậy, con hối hận lắm, chỉ vì một phút thiếu suy nghĩ, thiếu chín chắn mà con đã làm tổn thương đến người đã hi sinh biết bao điều vì con, dành tất cả niềm tin và sự yêu thương ở con. Con cám ơn bố đã giúp tâm hồn u tối của con được thức tỉnh, cám ơn bố rất nhiều vì đã dành tình yêu thương bao la cho con, giúp con hiểu về người mẹ tuyệt vời của mình.
Con cảm thây thật hổ thẹn vì bấy lâu nay không để ý rằng: xung quanh con luôn có tình thương ấm áp và chỗ dựa vững chắc, rằng con là đứa trẻ may mắn nhất thế giơi vì có bố, có mẹ luôn quan tâm và tin tưởng con. Con hứa với bố ngay sau bữa cơm chiều hôm nay, con sẽ xin lỗi mẹ bằng sư ăn năn hối cải, sự day dứt từ sâu trong lòng mình. Con xin hứa sẽ không bao giờ khiến mọi người phải phiền lòng về con, sẽ không bao giờ để bô mẹ phải lo lắng và rơi nước mắt vì con. Để đap đờn công ơn sinh thành bao lỗi vất vả, nhọc nhằn bố mẹ phải trải qua, con sẽ không bao giờ, mãi mãi không để bố mẹ phải thất vọng. Con cầu xin bố, xin bố hãy tha thứ cho lỗi lầm không đáng có của con, xin bố hãy mở rộng tấm lòng mà xoa đi sự bất hiếu của con, được không bố? để xứng đáng với tấm lòng cao cả, mênh mông của bố mẹ, con sẽ tu sửa tinh nết và cố gắng học tập thật tôt.
Một lần nữa, con xin lỗi bố. Mong bố hãy tha thứ cho con, Bố mẹ là tất cả đối với con, con yêu bố mẹ!

2 tháng 9 2019

Mỗi người chúng ta ai ai cũng đều có gia đình riêng của mình, cũng đều được che trở trong vòng tay của người cha, người mẹ của mình, chính vì thế tình cảm gia đình là tình cảm thiêng liêng, cao quý nhất của dân tộc Việt Nam.
Tình cảm gia đình là tình cảm thiêng liêng, vô bờ bến của mỗi cá nhân con người, đây là nơi ấm áp chứa đựng tình thương giữa con người với con người với nhau. Trong nhiều hoàn cảnh con người được sống trong tình yêu thương của người thân, chính vì thế tình cảm gia đình là vô cùng thiêng liêng, cao quý đối với tất cả mọi người trong cuộc sống. Tình cảm đó chúng ta cần phải biết gìn giữ, chân trọng và phát huy những giá trị quý báu của dân tộc Việt Nam, mỗi giá trị đó cần phải biết tôn tạo và giữ gìn mỗi ngày.
Tình cảm gia đình là nơi thiêng liêng, hàm chứa nhiều xúc cảm quan trọng của con người, nó bao gồm nhiều cung bậc tình cảm quan trọng, cao quý mà con người dành với nhau. Ai cũng đều được cảm nhận tình cảm đó thông qua gia đình, những mối quan hệ trong xã hội. Từ xưa đến nay tình cảm gia đình là tình cảm thiêng liêng vô bờ bến của con người, đây là nơi chưa đựng những tình cảm đáng quý của con người với nhau, mỗi người đều được thể hiện tình cảm thiêng liêng với người mà mình yêu quý nhất.
Mỗi chúng ta cần có ý thức và giữ gìn tình cảm của mình với người thân, bởi tình cảm gia đình là tình cảm thiêng liêng nhất.

2 tháng 9 2019

đề 1 bn tham khảo ở link này nha

https://olm.vn/hoi-dap/detail/229009549468.html

cn câu 2  thì mik ko biết >_<

2 tháng 9 2019

Người ta có nhiều nơi để đến nhưng chỉ có mọt nơi để về đó là gia đình. Chính vì thế, gia đình chính là ngôi nhà yêu thương và thiêng liêng nhất trên trái đất cho ta sự bao dung và vị tha, nguồn suối nóng chân thành của yêu thương, vì thế mái ấm gia đình và tình cảm gia đình chính là thứ mà tất cả kho báu trên trái đất không thể nào sánh được.

Cái gì ta gọi là bất hạnh, là khổ đau? Phải chăng chính là những số phận vô gia cư, không nơi nương tựa, không người thân, không nơi nương náu, đi về. Mỗi ngày thức dậy lại lo cái ăn, chỗ ngủ làm sao, còn gì bất lực và tuổi thân hơn điều ấy. Chính vì thế, mái ấm gia đình là ngôi nhà cho ta nơi an cư, lạc nghiệp, cho ta sự bình yên và hạnh phúc trong tâm hồn. Tình cảm gia đình chính là tình cảm yêu thương chân thành, nồng hậu giữa những người cũng chung huyết thống. ai qua là bao chốn xa, có nơi đâu cho bằng mái nhà, có nguồn tình cảm thiêng liêng và cũng rất đỗi bình dị, thành thực hơn tình cảm gia đình.

Gia đình là ngôi thánh đường đầu tiên cho tuổi thơ học những điều hay lẽ phải. Là nơi ngay cả nước sôi cũng reo lên niềm vui hạnh phúc, là nơi mà ngay cả những món ăn đơn sơ cũng trở nên mĩ vị, là nơi mà trên trái đất thì đó là nhà máy cung cấp o xi khổng lồ cho sự sống bình yên và trong lành của mỗi người. Mái ấm gia đình giúp ta có nơi ăn, chốn ở không còn là kẻ bơ vơ, lang thang vật vờ như cô hồn không nơi nương tựa. Mái ấm gia đình là nơi giúp ta sống mà có một điểm tựa và niềm tin vững chãi hơn vào cuộc sống. tình cảm gia đình là tình cảm ruột thịt nồng nàn, chân thật và ấm áp, thiêng liêng. Ngoài kia trong xã hội nhộn nhịp, đầy rẫy những cạm bậy toan tính kia sẽ không bao giờ cho bạn sựu hiền lành và an toàn như vậy đâu. Nếu không người ta đã không ví thương trường như chiến trường, và cuộc sống là cuộc đấu tranh bất tận, rằng cuộc đời là một giấc mộng kê thôi, như một cuộc hí trường. gia đình là nơi đầu tiên cho tuổi thơ học những điều hay lẽ phải, là nơi ửng hồng gò má ta, là nơi ta cất tiếng khóc oa oa đầu tiên, là nơi rừng cho hoa con đường cho những tấm lòng. Chính vì thế, gia đình chính là quê hương thân thiết và thiêng liêng nhất trong cuộc đời mỗi con người. Duy chỉ có gia đình người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại những ta ương của số mệnh. Tình cảm gia đình là nguồn sức mạnh nâng đỡ ta trong những phút yếu lòng, là điểm tựa cho ta phát triển bền vững và ngay thẳng. tình cảm ấy giống như một thứ thần dược chữa lành mọi vết thương trong tâm hồn

Người không biết chân quý mái ấm gia đình và tình cảm gia đình sẽ bị đồng loại ruồng bỏ, sẽ sống không có cội nguồn và gốc rễ bền vững, cũng chính là kẻ tự biến mình thành cô lập, tự chặt đứt đi vây cánh và điểm tựa của chính mình. Nhưng để sống hạnh phúc và hòa thuận, cần biết nhường nhịn chia ngọt sẻ bùi, thấm nhuần những truyền thống đạo lí muôn thuở của dân tộc.

Có một nơi để về đó là nhà, có những người để yêu thương đó là gia đình, có được cả hai là hạnh phúc, khi đang được sống trong “hạnh phúc” hãy trân trọng nó bạn nhé.

 

2 tháng 9 2019

theo nguồn mạng

Mỗi người chúng ta ai ai cũng đều có gia đình riêng của mình, cũng đều được che trở trong vòng tay của người cha, người mẹ của mình, chính vì thế tình cảm gia đình là tình cảm thiêng liêng, cao quý nhất của dân tộc Việt Nam.

Tình cảm gia đình là tình cảm thiêng liêng, vô bờ bến của mỗi cá nhân con người, đây là nơi ấm áp chứa đựng tình thương giữa con người với con người với nhau. Trong nhiều hoàn cảnh con người được sống trong tình yêu thương của người thân, chính vì thế tình cảm gia đình là vô cùng thiêng liêng, cao quý đối với tất cả mọi người trong cuộc sống. Tình cảm đó chúng ta cần phải biết gìn giữ, chân trọng và phát huy những giá trị quý báu của dân tộc Việt Nam, mỗi giá trị đó cần phải biết tôn tạo và giữ gìn mỗi ngày.

Tình cảm gia đình là nơi thiêng liêng, hàm chứa nhiều xúc cảm quan trọng của con người, nó bao gồm nhiều cung bậc tình cảm quan trọng, cao quý mà con người dành với nhau. Ai cũng đều được cảm nhận tình cảm đó thông qua gia đình, những mối quan hệ trong xã hội. Từ xưa đến nay tình cảm gia đình là tình cảm thiêng liêng vô bờ bến của con người, đây là nơi chưa đựng những tình cảm đáng quý của con người với nhau, mỗi người đều được thể hiện tình cảm thiêng liêng với người mà mình yêu quý nhất.

Cha mẹ luôn dành tình yêu thương của mình cho con cái, họ cũng là người có thể tha thứ mọi lỗi lầm khi con họ mắc lỗi, sẵn sàng cho những người con của họ cơ hội để sửa sai, sửa chữa những lỗi lầm của mình. Cha mẹ cũng là người có thể dành tình cảm yêu quý vô điều kiện cho người con của mình, họ là những người cao cả, sẵn sàng hy sinh cả cuộc đời của mình cho những người con của họ.

Tình cảm gia đình là nơi chứa đựng nhiều tình thương, ở đó con người được sống là chính mình, được bao bọc và chở che bởi những người mà mình thương yêu nhất. Con người được sống, được vun đắp và được phát triển một cách toàn diện, trong môi trường đó.

Chúng ta cần phải có ý thức, và trách nhiệm hơn trong cuộc sống của mình, cần phải luôn tôn tạo những giá trị của cuộc sống, giá trị đó cần phải được cải thiện, biết giữ gìn và phát huy những giá trị tốt đẹp của con người. Cần phải có ý thức và biết trân trọng, yêu quý những người thân yêu xung quanh mình, đó là những điều đáng quý, đáng chân trọng của mỗi chúng ta.

Là con người ai ai cũng đều cần đến tình cảm gia đình, bởi đó là nơi ấm áp, hàm chứa tình cảm và sự yêu thương mà những người thân yêu của chúng ta đang trao tặng cho mình, luôn được sống và hưởng những điều tốt nhất từ cuộc sống này. Cần phải có ý thức, trách nhiệm hơn với cuộc sống, con người là tia sáng, là thành phần không thể thiếu của xã hội, chính vì thế học cách chân trọng và giữ gìn tình cảm gia đình, cũng là điều cực kì quan trọng trong cuộc sống của mỗi chúng ta.

Chúng ta cần chủ động, tích cực và biết giữ gìn những tình cảm đáng quý đó từ cuộc sống, biết giữ gìn, làm tròn trách nhiệm của mình với gia đình, xã hội là chúng ta đang góp phần làm nên một xã hội tươi đẹp hơn.

Con người cần phải có ý thức trách nhiệm của mình với những người xung quanh, đặc biệt đối với người thân của mình, luôn phải ý thức được trách nhiệm, luôn coi trọng tình cảm, giá trị và tình người.

Đúng như một nhà văn người Hy Lạp đã từng nói “ Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi không có tình thương”, qua đây chúng ta cũng có thể thấy, tình cảm gia đình là nơi ấm áp, chứa đựng nhiều tình cảm cao quý và thiêng liêng của con người, mỗi chúng ta cần phải có ý thức, trách nhiệm hơn với cuộc sống, với gia đình và với người thân yêu của mình.

Cần phải nâng cao được trách nhiệm của mình trước xã hội, gia đình, cần phải biết giữ gìn và ý thức được vai trò của mình trước các mối quan hệ xã hội, và người thân. Đặc biệt cần phê phán những thói quen thờ ơ, ghẻ lạnh của một số thành phần trong xã hội, đối với cha mẹ, hay các thành viên trong gia đình.

Mỗi chúng ta cần có ý thức và giữ gìn tình cảm của mình với người thân, bởi tình cảm gia đình là tình cảm thiêng liêng nhất.

vậy đó t.i.c.k đc ko

vì bài thơ khằng định về chủ quyền lãnh thổ dân tộc

2 tháng 9 2019

Vì lần đầu tiên xuất hiện 1 bài thơ mang khí phách dân tộc hào hùng nhằm khẳng định chủ quyền lãnh thổ của nước ta, nên Nam quốc Sơn Hà được coi là bảntuyeen ngoon độc lập của nước ta

                                                               _ Bạn tham khảo nhé _
 

Lí Thường Kiệt là một vị danh tiến thời Lí. Chiến công của ông gắn liền với cuộc chiến quân Tống trên sông Như Nguyệt. Nhắc đến ông nhân dân ta không chỉ nhớ đến các chiến công hiển hách vang dội của ông mà ta còn nhớ đến một người rất có tài văn chương. Và nhắc đến tài thơ văn của ông ta không thể không nhắc đến tuyên ngôn độc lập bằng thơ của nước Đại Việt ta. Tác phẩm là lời khẳng định chủ quyền lãnh thổ của đất nước ta từ trước đến nay

Mở đầu tác phẩm là một lời tuyên ngôn hùng hồn đối với quân giặc

“Nam quốc sơn hà Nam đế cư”
(núi sông nước Nam vua ở)

Câu thơ đầu tiên khẳng định một chân lí  không thể thay đổi “sông núi nước Nam vua Nam ở” sông núi nước nam là phải vua Nam ở. Đó là một sự thật rất hiển nhiên  không một ai có thể chối cãi được. Chữ “cư” ở trong bản nguyên tác chúng ta không chỉ hiểu là ở mà còn mang một ý nghĩa sâu sa hơn. Đó là vuu Nam có quyền làm chủ trên đất nước Nam này Tác giả muốn nói với người đọc nước Nam đã có vua mà ngày xưa vua là một đại diện tối cao cho một  quốc gia. Nước đã có vua nghĩa là đã có độc lập chủ quyền  và mỗi người nước Nam phải có trách  nhiệm cùng vua giữ gìn cái chủ quyền đó. Mặt khác biên giới nước Nam cũng đã được gi rõ trong sách trời.

“tiệt nhiên nhân định tại thiên thư”
(vằng vặc sách trời chia xứ xở)

Đó là một chân lí không thể thay đổi được. Có thể nói đó là một tuyên ngôn về chủ quyền và nền độc lập của nước Nam khẳng định niềm tin và ý chí về tinh thần tự lập của nước Nam. Chính nhờ có niềm tin ấy khiến nhân dân ta luôn vùng lên mạnh mẽ mỗi khi giặc ngoại xâm. Vậy mà không hiểu lí lẽ đó giặc Tống lại ỷ mạnh đem quân sang gây chiến tranh phi nghĩa khiến cho nhân dân ta lâm vào cảnh điêu tàn nhân dân phải sống một cuộc đời lầm than càng hun đúc tinh thần ý chí quật cường quyết tâm bảo vệ độc lập chủ quyền cho dân tộc. Dân tộc ta vốn là một dân tộc yêu hòa bình nhưng trước cuộc chiến tranh phi nghĩa chúng đang muốn vi phạm cái chủ quyền đã được sách trời quy định ấy.

“Giặc giữ cớ sao phạm đến đây”
(như hà nghịch lỗ sao xâm phạm)

Lời tuyên bố thật đanh thép: kẻ thù chớ có xâm phạm. Nếu chúng bay dám coi thường cả đấng tối cao là “Trời”, phạm vào “sách trời”; coi thường cả một dân tộc, phạm vào lòng tự tôn dân tộc, xâm phạm đến sông núi nước Nam thì sẽ chuốc lấy thất bại thảm hại, nhơ nhuốc đến ngàn đời. Có thể nói, Sông núi nước Nam là lời tuyên bố đanh thép và hùng hồn nhất từ trước đến nay về chủ quyền đất nước. Với ý nghĩa ấy, Sông núi nước Nam xứng đáng là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc.

Bản tuyên ngôn ấy kết tinh tất cả tư tưởng và tình cảm, khát vọng và ý chí của cả dân tộc Đại Việt suốt mấy ngàn năm dựng nước giữ nước và tỏa sáng đến muôn đời. Hành động xâm lược dã man, tàn bạo của quân giặc chắc chắn là trái với đạo trời. Hành động ấy là phi nghĩa vì thế mà chúng bay chắc chắn sẽ phải chuốc lấy bại vong". . Nếu hai câu thơ đầu là lời khẳng định chân lý về độc lập chủ quyền thì lời khẳng định chân lý về độc lập chủ quyền thì hai câu thơ sau là lời khẳng định niềm tin chiến thắng. Có niềm tin ấy bởi chúng ta có tinh thần đoàn kết, có truyền thống yêu nước lâu bền.

Chúng ta lại có ngọn cờ chính nghĩa và có cả những người con ưu tú, anh hùng luôn chiến đấu mưa lược và dũng cảm trong những cuộc chiến tranh để bảo vệ và gìn giữ sự tồn vong của đất nước, quê hương. Đó là một lời khẳng định. Cuộc chiến phi nghĩa nhất định thất bại. Và lịch sử đã chứng minh. Quân Tống thảm bại trên sông Như Nguyệt, phải tháo chạy nhục nhã. Lịch sử lại ghi thêm một chiến công chói lọi của quân và dân ta. 
Bài thơ “Nam quốc sơn hà” được xem như là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta, khẳng định chủ quyền của dân tộc, đồng thời nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước kẻ thù xâm lược. Tình yêu đất nước và niềm tự hào dân tộc từ bài thơ đã thấm sâu vào tâm hồn mỗi chúng ta, đã cùng đồng hành với biết bao thế hệ đi vào lịch.

Nam Quốc sơn hà là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn và sắc sảo. Nó xứng đáng là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên ngợi ca lòng yêu nước, ngợi ca niềm tự hào dân tộc, đồng thời cũng biểu thị ý chí, sức mạnh và tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam

2 tháng 9 2019

Yêu nước và tự hào dân tộc là một trong những tình cảm thiêng liêng nhất của mỗi người dân Việt Nam. Tình cảm ấy thấm đẫm trong tâm hồn dân tộc và dạt dào lai láng trên những trang thơ văn.

Nam quốc sơn hà (Sông núi nước Nam) là một áng thơ như thế!

Sông núi nước Nam không phải là sáng tác duy nhất thời Lí -Trần khơi nguồn từ cảm xúc về đất nước, về dân tộc. Gắn bó với một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt - thời đại hào hùng đấu tranh chống ngoại xâm, dường như đất nước và dân tộc là mối quan tâm hàng đầu của các nhà văn, nhà thơ. Và do đó, tình cảm yêu nước và tự hào dân tộc đã trở thành cảm hứng chủ đạo cho các sáng tác văn chương thời kì này.

Nhìn lại các sáng tác thời Lí - Trần, tuy tình cảm đất nước bộc lộ ở những khía cạnh khác nhau, trong những thời điểm khác nhau, nhưng đều rất sâu sắc. Trong Chiếu dời đô, nỗi lo lắng cho vận số của đất nước, dân tộc, hạnh phúc của muôn dân, trăm họ là niềm trăn trở lớn nhất của vị hoàng đế đầu tiên của triều Lí. Ở Hịch tướng sĩ, lòng căm thù giặc, nỗi xót đau trước cảnh đất nước bị giày xéo tàn phá, ý chí sẵn sàng xả thân vì nước trào dâng mãnh liệt trong lòng vị thân vương họ Trần. Còn trong Phò giá về kinh, lại là hào khí chiến thắng của dân tộc và khát vọng về một nền thái bình muôn thuở cho đất nước của thượng tướng thái sư Trần Quang Khải.

Ra đời trong máu lửa của cuộc kháng chiến chống Tống, Sông núi nước Nam là tuyên ngôn của Đại Việt về độc lập, chủ quyền đất nước. Đây là tuyên ngôn của hàng triệu trái tim Đại Việt nồng nàn, thiết tha yêu nước mình.

Ta hãy đọc kĩ lại bản tuyên ngôn để cảm nhận được tình cảm mãnh liệt, sục sôi của một dân tộc:

Nam Quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

 Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Dịch:

Sông núi nước Nam vua Nam ở

Vằng vặc sách trời chia xứ sở

Giặc dữ cớ sao phạm đến đây

 Chúng bay nhất định phải tan vỡ.

(Theo Lê Thước và Nam Trân dịch)

Sông núi nước Nam là của người Nam, đó là tư tưởng của hai câu thơ đầu của bài thơ. Tư tưởng này đối với chúng ta ngày nay tự nhiên như cơm ăn, nước uống. Nhưng ngày ấy, cái thời mà bọn phong kiến phương Bắc đã từng biến nước ta thành quận huyện và đang cố sức khôi phục lại địa vị thống trị, thì tư tưởng ấy mới thực sự thiêng liêng và có ý nghĩa biết chừng nào! Lòng tự tôn dân tộc hun đúc qua mấy mươi thế kỉ đã hoá thành tư thế đứng thẳng làm người, mặt đối mặt với kẻ thù. Đọc câu thơ, lòng ta không khỏi rưng rưng xúc động.

Nếu nhìn từ góc độ nguyên tác Hán tự, ta thật kinh ngạc. Câu thơ như một làn roi quất thẳng vào bộ mặt bá vương hợm hĩnh của triều đình phong kiến Trung Quốc - kẻ đang phát động chiến tranh xâm lược để thực hiện mưu đồ bá chủ. Lần đầu tiên trong lịch sử bành trướng, chúng gặp phải ý chí quật cường đến thế, một tinh thần khẳng khái đến thế! Chúng đã có Bắc Quốc (Trung Quốc) thì ta cũng có Nam Quốc chúng có Bắc đế thì ta cũng có Nam đế; nào có thua kém gì nhau! Từ ngôn từ và ý thơ thế hiện một niềm tự hào cao độ về đất nước và dân tộc mình. Đây là niềm tự hào mà mỗi thần dân Đại Việt đều có trong cuộc đấu tranh sinh tử với kẻ thù.

Lòng tự hào ấy, hơn ba thế kỉ sau được Nguyễn Trãi nhấn mạnh thêm:

Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác

Từ Triệu, Đinh, Li, Trần bao đời xây nền độc lập

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương

(Bình Ngô đại cáo)

Như vậy ý thức độc lập tự chủ đâu phải là mới thai nghén

Hôm nay, nó đã hình thành từ rất lâu trong tiềm thức của mỗi người dân đất Việt, có lẽ là từ thời các vua Hùng dựng nước Văn Lang. Trải qua bao thăng trầm trong lịch sử, qua rất nhiều biến cố đau thương, nhưng ý chí độc lập không bao giờ bị dập tắt. Máu xương của cha ông đã đổ mấy ngàn năm chẳng phải là để giành lại xã tắc đó sao? Ngày hôm nay, một lần nữa, tinh thần dó được phát biểu thành một tuyên ngôn hùng hồn, đanh thép. Hơn nữa, là niềm tin sắt đá vào sự thắng lợi tất yếu của cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập chủ quyền dân tộc:

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư

(Giặc dữ cớ sao phạm tới đây

Chúng bay nhất định phải tan vỡ).

Dám đánh và quyết tâm đánh thắng giặc thù. Đó chính là biểu hiện tập trung nhất, cao độ nhất của lòng yêu nước trong hoàn cảnh lúc bấy giờ.

Sau này, trong văn chương nước nhà, ta còn bắt gặp không ít những áng thơ văn dạt dào sâu lắng tình yêu quê hương đất nước mình như thế trong đó Sông núi nước Nam mãi xứng đáng là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất về lòng yêu nước và tự hào dân tộc.

Học tốt :) 

6 tháng 9 2019

a) người lớn đại đa số rất quan tâm đến việc học hành của con em .

ví dụ : họ đã không quản khổ đau để kiếm từng đồng tiền để đóng học cho con em để chúng không thua bè thua bạn 

b) 1 trẻ em là chủ nhân tương lai của đất nước 

2 trẻ em cần dc quan tâm cham sóc

2 tháng 9 2019

Từ láy : chiêm chiếp , ríu ran

-> Mieu tả về âm thanh 

Tính từ : ửng dần , rực rỡ     

-> miêu tả cảnh mặt trời mọc

Động từ : ngồi im , khoe , nhảy nhót , kêu , nói chuyện .

-> Miêu tả hành động của con người , cảnh vật .

Chúc bn hc tốt nhé ✔️✔️