K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Trong một lần đi làm về, em chứng kiến một cảnh tượng vô cùng cảm động. Đó là hình ảnh một người đàn ông đang cõng trên vai một người phụ nữ già yếu, tóc bạc phơ. Họ đi rất chậm và có vẻ rất vất vả.

Em tiến đến gần và hỏi chuyện họ. Người đàn ông cho biết ông là con trai của người phụ nữ, và bà đang bị bệnh nặng. Ông không có tiền để đưa bà đi khám bệnh nên đành cõng bà đi bộ đến bệnh viện. Nghe xong câu chuyện, em cảm động vô cùng. Em liền đề nghị giúp đỡ họ bằng cách chở họ đến bệnh viện bằng xe máy của em. Người đàn ông và người phụ nữ rất vui mừng và đồng ý. Trên đường đến bệnh viện, em hỏi chuyện người phụ nữ về cuộc sống của bà. Bà kể rằng bà đã từng là một giáo viên, cả đời bà cống hiến cho sự nghiệp giáo dục. Bà có hai người con, nhưng cả hai đều đã đi xa lập nghiệp và không có điều kiện để về thăm bà thường xuyên. Nghe những lời tâm sự của bà, em càng cảm thấy thương cảm cho bà hơn. Em thầm nghĩ rằng mình cần phải làm gì đó để giúp đỡ bà.  Sau khi đưa bà đến bệnh viện, em lấy tiền của mình ra để đóng viện phí cho bà. Họ liên tục cảm ơn em và nói rằng em là một người tốt bụng. Em cảm thấy rất vui khi có thể giúp đỡ họ. Em nghĩ rằng mỗi người trong chúng ta đều cần phải có lòng nhân ái và giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Câu chuyện này đã để lại cho em một ấn tượng sâu sắc. Nó khiến em hiểu rằng tình yêu thương giữa con người với nhau là vô cùng quý giá.

Em mong rằng mỗi người trong chúng ta đều có thể lan tỏa tình yêu thương và giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn để cuộc sống này trở nên tốt đẹp hơn.

24 tháng 3

Nhà tôi ở vùng ngoại ô Hà Nội, ngôi nhà nhỏ vì thuận tiện bán buôn nên có mở một cửa hàng tạp hóa và bán nước giải khát, nước mía. Cũng chính vì vậy mà tôi đã có cơ duyên gặp một người mà có lẽ câu chuyện, cuộc gặp gỡ với người đó cả đời tôi không thể quên.

Trưa nay đang dọn cửa hàng chuẩn bị về nhà thì có một ông cứ đứng trước cửa hàng nhìn nhìn thậm thụt ngó vào. Cứ thấy ông đứng đó chần chừ một lúc lâu, tôi mới chạy ra hỏi “Ông mua gì thế ạ?”. Ông ấy tèm nhèm nhìn lại tôi rồi trả lời lập bập “Còn bán nước mía không cô? Cô..cô bán cho cốc nước mía, ít thôi cô ạ”.

Ban đầu cũng ngại không muốn bán vì máy xay mía dọn vào cả rồi, dây dựa cũng rút ra hết cả. Nhưng nhác trông bộ dạng của ông, tôi không đành lòng, khuôn mặt già nhăn nheo méo xệch túa mồ hôi trong cái thời tiết đổ lửa, cái áo may-ô mỏng manh cáu bẩn trộn màu đất, cái quần đen ống thấp ống cao, đôi chân đất dẫm trên nền bê tông nóng sôi như chảo dầu và trên lưng vác ba bốn cái túi to nhỏ lỉnh kỉnh. Tất cả đã vẽ ra cái chân dung xập xệ, nhàu nhĩ giữa nền trời nóng như rang của trưa hè. vậy là tôi lại lạch cạch cắm lại máy, đập đá và chặt mía xay cho ông cốc nước.

Xay xong, đưa cốc nước mía cho ông, ông vội vội vàng vàng đón lấy. Tôi nhận ra thêm hai ngón tay bị cụt một đốt. Ông cuống cuồng uống liền một hơi, bàn tay cầm cốc run run, nước sóng trào ra ngoài đổ vào cái áo mỏng manh tội nghiệp. Tôi bảo ông uống từ từ thôi, hết cháu lại rót tiếp. Ông cười móm mém bảo với tôi “Mía ngọt ngon quá cô ạ, nhà cháu mới từ Kẻ Bá xuống đây xem có ai thuê gặt không. Nhưng ai cũng chê cái thân già này cả, chốc nhà cháu lại vào Gối xem thế nào…”. Tôi cười bảo ông vào ngồi quạt nghỉ một lúc, uống cốc nước cho đàng hoàng đã rồi đi. Tôi cũng quên mất việc dọn hàng đang dở dang, ngồi xuống cùng ông, không biết bắt đầu thế nào mà ông cứ kể những câu chuyện của ông, còn tôi ngồi lắng nghe mải miết không thôi. Lần đầu tiên, tôi nghe một người lạ kể chuyện chăm chú đến vậy.

Ông kể quê ông ở một vùng nào đấy xa chỗ này, tận Hòa Bình. Rồi duyên nợ thế nào theo người ta làm thuê đến đây, ngót nghét năm chục năm rồi. Ngày xưa đến đây cái nhà không có, đi làm thuê cho nhà người ta, nhà nào thương thì cho ở lại, không thì cứ màn trời chiếu đất, lấy gạch làm gối, bạt mùng lá chuối làm chăn sống qua ngày. Có lúc tưởng không sống nổi vì đói, không ai thuê, ấy thế mà vẫn sống tốt. Ông cười xuề xòa. Vừa lắng nghe, trí tò mò khiêu khích tôi “Thế ông không có vợ con gì ạ?”. Ông móm mém trả lời “Ôi chao, ngày xưa nghèo không ai người ta ưng cô ạ. Mà nhà cháu ăn bữa sáng lo bữa tối sao dám mơ tới người ta. Trước ở một mình cũng neo người lắm, giờ có thêm thằng con trai nuôi cô ạ. Thằng cu con cũng mất bố mất mẹ từ đỏ hỏn, giờ nó đi chạy công cho người ta hết chỗ nọ chỗ kia. Nó có hiếu lắm, bẩu nhà cháu không phải đi làm gì cho mệt cả, già yếu rồi, ở nhà thôi. Nhưng mà nhà cháu mặc kệ, cứ đi kiếm đôi ba đồng cho nó chỉ vàng lấy vợ”. Xong cái đoạn, ông lại thở dài xa xăm “Thằng cu con nó sắp tuổi lấy vợ, hăm tư hăm nhăm rồi bẩu ưng ai thì bẩu đi nhưng mà nó cứ tủi cái phận nhà nghèo. Đấy nó lại như nhà cháu ngày xưa…”. Ông cứ thế kể, lúc tự hào, khi buồn bã, lúc đứt quãng run run lập bập, khi lại ập tới những mong đợi. Những câu chuyện về thằng cu con, về hai đốt ngón tay bị cụt do làm công, cả những cái chuyện tít mù khơi đâu đâu. Tôi cứ yên lặng lắng nghe, những câu chuyện của người già miên man, dai dẳng khó dứt quá. Dường như khi họ tìm được người chịu lắng nghe, họ sẵn sàng nói hết tất cả về cuộc đời mình.

Ông nhắc về quê ông, tôi hỏi “Bao năm nay có bao giờ ông muốn về lại thăm quê không ông?”. Ông ngưng một lát xa xăm “Có chứ cô, xa mấy vẫn phải về quê.Nhà cháu bẩu thằng cu con rồi, bao giờ sắp chết nhà cháu bẩu nó đưa về. Dưới nhà còn mảnh đất rau không bán, để dành bao giờ chết còn có chỗ mà chôn cô ạ. Tiền đám ma nhà cháu cũng chuẩn bị xong hết rồi, khỏi làm tội thằng cu con”. Nghe ông kể đến đây, mấy cái suy nghĩ lùng bùng bên tai tôi, những con người khắc khổ, khi sống không trọn vẹn miếng cơm manh áo, nhưng lại chuẩn bị cái chết cho mình thật chu toàn. Vậy ra làm sao?

Cứ như thế cho đến lúc quá trưa, ông đứng dậy lần mò giở túi tiền ở bụng lấy ra 10 nghìn đưa tôi rồi hỏi “Nước mía mấy đồng hả cô, cô cho nhà cháu uống nhiều quá”. Tôi bảo với ông “Cháu không lấy tiền nước mía đâu ông ơi, ông kể chuyện cháu nghe coi như là trả tiền rồi”. Ông vội vàng xua tay từ chối “Chết, nhà cháu phiền cô là có tội chết, cô lấy tiền đi”. Tôi vẫn nhất quyết không nhận tiền từ ông. Thế là ông mở một trong mấy cái túi mang theo, lấy ra 5 quả mận dúi dúi vào tay tôi “Thế cô ăn đi lấy thảo nhà cháu không phải tội lắm”. Tôi hơi ngạc nhiên nhưng cũng vui lòng nhận mấy quả mận. Ông chào tạm biệt rồi bước ra khỏi cửa hàng nhà tôi, tôi trông theo mãi dáng lầm lũi tan dần trong cái nắng thiêu đốt của mùa hè…

5 tháng 1 2022

úp mik ạ, mik cần gấp

5 tháng 1 2022

Tham khảo

1. Hãy kể một kỉ niệm khó quên về tình bạn.
Em có một người bạn rất thân, hai đứa luôn khăng khít với nhau, cùng nhau chia sẻ niềm vui nỗi buồn. Dù Thắm đà theo gia đình về quê sinh sống nhưng những tình bạn tốt đẹp ấy vẫn luôn sống trong em.

Bạn Thắm có vóc dáng nhỏ nhắn, thân hình mảnh khảnh nhưng rất khỏe, mái tóc dài thường buông xõa lúc ở nhà và được cột gọn gàng khi đến trường. Với gương mặt sáng cùng chiếc mũi thanh tú, Thắm rất thông minh. Bạn là học sinh giỏi nhiều năm liền ở lớp. Vua siêng năng lại sáng dạ, học đâu hiểu đây và nhớ bài lâu, Thắm được các bạn mến phục. Thắm tốt lắm, luôn giúp đỡ những bạn gặp khó khăn về học tập lẫn sức khỏe.

Em nhớ như in một sự việc đã khiến em cảm thấy hổ thẹn, sự việc ấy đã là một kỉ niệm đẹp, một bài học quý cho em về tình bạn.

Bạn Dung trong lớp nghỉ học đã hai ngày, không rõ lí do,cô giáo và các bạn rất lo. Được cô giáo phân công, Thắm tìm đến nhà Dung. Gia đình Dung rất khó khăn. Bố mất sớm, mẹ lấy chồng và sinh sống nơi khác. Nhà chỉ còn Dung với bà. Bà lại già và thường xuyên đau ốm nên những ngày qua, bà không ra chợ mua bán rau củ được. Theo em, sau khi rõ căn nguyên, Thắm chỉ cần báo lại cho cô là xong. Thế mà bạn ấy ngày hai buổi đến với bạn Dung. Có hôm tôi mịt mới về. Thú thật rằng khi ấy em giận Thắm lắm. Em cho rằng Thắm không còn thân thiết với em nữa. Em tỏ thái độ lạnh nhạt với bạn ấy; thậm chí, em cũng chẳng thèm đến nhà Dung, dù Thắm và các bạn cùng lớp nhiều lần khuyên nhủ.

Hôm Dung trở lại lớp, cô giáo tuyên bố với lớp rằng bạn ấy vẫn đủ sức dự thi học kì. Cô đã kiểm tra và nhận xét tốt về những kiến thức mà bạn Dung còn thiếu trong thời gian vắng mặt. Có được kết quả ấy, công của bạn Thắm rất lớn. Cô giáo rất hài lòng về Thắm. Thắm là một người bạn tốt, luôn quan tâm đến mọi người, giúp đỡ ai thì giúp tận tình. Bà của Dung cũng gửi lời cảm ơn đến Thắm.

Thật ngại ngùng khi nghe Thắm rủ vào thư viện xem truyện vào giờ ra chơi. Em lấy hết can đảm, hỏi Thắm có giận mình không. Câu trả lời của Thắm khiến em không thể nào quên : "Giận về điều gì? Tình cảm bạn bè rất đáng quý, đáng trân trọng nhất trong quãng đời học sinh. Không hài lòng vì ta chưa hiểu, khi hiểu thì ta sẽ quý nhau hơn.

Em rất nhớ Thắm, người bạn tốt nhất của em. Em cố gắng học thật tốt, thật giỏi để sánh với bạn ấy. Bạn Thắm là tấm gương để em noi theo.

2. Hãy kể lại một câu chuyện mà em thích nhất trong những truyện đã được học.
Cuộc sống của con người gắn liền với những ước mơ. Có những ước mơ ngọt ngào làm cho ta hạnh phúc, lại có những ước muốn tham lam đem tới cho ta nhiều phiền toái. Câu chuyện sau nói lên điều đó: Điều ước của vua Mi - đát.

Tại đất nước Hi Lạp xa xưa, có ông vua nổi tiếng tham lam tên là Mi - đát.

Một ngày nọ, khi Mi - đát đang dạo chơi trong vườn thượng uyển thì gặp thần Đi - ô - ni - dốt và được thần ban cho một điều ước. Sẵn tính tham lam, Mi - đát ước ngay:

- Xin thần cho mọi vật tôi chạm vào đều biến thành vàng!

Thần ban cho Mi - đát cái ước muồn tham lam ấy rồi biến mất. Mi - đát sung sướng bẻ thử cành sồi, cành cây lập tức biến thành vàng. Ông ta lượm một quả táo, quả táo biến thành vàng nốt. Mi - đát hí hửng tưởng rằng lão là người hạnh phúc nhất mà không mảy may ngờ đến rắc rối đang chờ mình ở phía trước ...

Bữa ăn được người hầu dọn ra. Giờ thì ông ta hiểu rằng mình vừa ước một điều khủng khiếp : mọi thức ăn đều biến thành vàng khi ông ta chạm tới. Bụng đói cồn cào, Mi - đát hối hận, miệng không ngừng van nãi thần Đi - ô - ni - dốt. Bỗng, thần hiện ra, với vẻ mặt nghiêm nghị, phán:

- Nhà người hãy tới sông Pác - tôn, nhúng mình vào dòng nước, phép màu sẽ biến mất.

Mi - đát làm như vậy và quả nhiên phép màu biến mất.

Bạn thấy đấy, hạnh phúc không đến từ ước muốn tham lam mà làm nên từ bàn tay và trí óc.

3. Kể lại một câu chuyện cổ tích mà em biết theo lời một nhân vật trong câu chuyện đó.

Gia đình tôi có hai anh em trai, tôi là út. Bố mẹ tôi đã theo về với tổ tiên hơn mười năm nay. Tôi ở với anh được một thời gian thì anh tôi lấy vợ. Không muốn cho tôi ở chung, họ bèn chia gia tài. Lợi dụng quyền thế của mình, hai vợ chồng chiếm hết tài sản quý giá, chỉ đế lại cho tôi một mảnh nhỏ và cây khế ngọt ở cuối vườn. Là phận em, tôi không đòi hỏi gì cả, và cũng chẳng phàn nàn, chỉ lo làm thuê cuốc mướn kiếm sông qua ngày.

Đến mùa khế ra qua, bỗng nhiên có một con chim lạ đến ăn hết trái này đến trái khác. Tôi xót ruột lắm bèn than thở cùng chim:

- Chim ơi! Cơ nghiệp nhà tôi chỉ có mỗi cây khế, chim ăn hết, tôi biết trông cậy vào đâu!

Chim lạ liền nói:

- Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.

Thế rồi hôm sau chim lạ đưa tôi đi ra một hòn đảo ở tít ngoài khơi đầy vàng châu báu. Y theo lời dặn của chim, tôi chỉ lấy vừa đủ một túi ba gang rồi chim trở về nhà. Từ đó, cuộc sống của tôi trở nên khá giá, giàu có.

Biết chuyện, vợ chồng anh tôi ngày nào cũng sang nhà tôi năn nỉ xin đổi bộ gia tài để lấy cây khế. Thương anh, tôi đồng ý đổi. Đến mùa khế, vợ chồng anh tôi thay nhau chờ chực ở gốc cây chờ chim lạ đến. Rồi chim lạ cũng đến ăn. Sự việc giống như trước đây chim lạ đã nói với tôi. Chim lạ đi rồi, hai vợ chồng anh tôi hí hửng về nhà may một cái túi nhưng không phải ba gang như chim lạ bảo mà rộng đến mười hai gang.

Sáng hôm sau chim lạ đến chở anh tôi ra đảo. Vốn là người có tính tham anh tôi chất đầy vàng bạc châu báu ngọc ngà vào túi. Không những thế, anh tôi còn tìm kiếm chỗ nào trên người có thể nhét được, đều nhét vào rồi ì ạch lôi cái túi vàng khổng lồ và thân mình nặng trịch leo lên lưng chim. Nặng quá, chim phải vỗ cánh đến ba lần mới nhấc nổi mình lên được. Lúc bay qua biển, gặp một luồng gió mạnh, chim lảo đảo nghiêng cánh hất anh tôi cùng vàng rơi xuống biển sâu.

Tôi rất buồn vì cái chết của anh tôi nhưng nghĩ cho cùng đó cũng chính là học cho những kẻ tham lam, ích kỉ như lời ông cha đã dạy "tham thì thâm”.

1 tháng 4 2022

sao chép mạng lại bị báo cáo vậy

chưa nghe tới luật này luôn

1 tháng 4 2022

đây là bài về nhà nếu chép mạng thì bị cô mình mắng.nên mình ms bảo k chép mạng

13 tháng 4 2022

THAM KHẢO 

Tuần trước, trong giờ sinh hoạt lớp, cô em đã kể cho bọn em nghe rất nhiều những câu chuyện về những vị anh hùng và những danh nhân của nước ta. Nhưng trong số đó, em thích nhất là câu chuyện về Hai Bà Trưng.

Trưng Trắc là con gái Lạc tướng Mê Linh, nay thuộc tỉnh Phúc Yên. Khi bà cùng em là Trưng Nhị phất cờ khởi nghĩa thì các Lạc tướng và dân chúng hưởng ứng rất đông. Chẳng bao lâu, quân Hai Bà Trưng tràn đi khắp nơi, chiếm được 65 thành trì. Tô Định chống cự không lại trốn chạy về Tàu. Hai Bà lên ngôi vua, đóng đô ở Mê Linh (năm 40 sau tây lịch). Dân chúng vui mừng độc lập.

Trưng Nữ Vương trị vì được hơn một năm thì nhà Đông Hán sai danh tướng là Mã Viện đem binh sang đánh. Quân của Mã Viện là quân thiện chiến, quân ta thì mới nhóm lên, nhưng nhờ sự dũng cảm, quân ta thắng được mấy trận đầu. Quân giặc phải rút về đóng ở vùng Lãng Bạc. Sau đó, Mã Viện được thêm viện binh, dùng mưu lừa quân ta kéo lên mạn thượng du rồi đánh úp. Hai Bà thua trận nên rút quân về giữ Mê Linh.
Mùa thu năm 43, Mã Viện đem binh vây đánh thành Mê Linh. Quân ít, thế cùng. Hai Bà phải bỏ chạy. Mã Viện xua quân đuổi theo. Hai Bà nhảy xuống sông Hát (chỗ sông Đáy đổ ra sông Hồng Hà) trầm mình để khỏi sa vào tay giặc.

Hai Bà Trưng làm vua không được bao lâu nhưng là hai vị anh thư cứu quốc đầu tiên của nước ta nên được hậu thế sùng bái đời đời.

Hiện nay, ở làng Hát Môn, thuộc huyện Phúc Thọ, tỉnh Sơn Tây và làng Đồng Nhân, gần Hà Nội, có đền thờ Hai Bà, hàng năm, đến ngày mồng sáu tháng hai âm lịch là ngày hội để nhớ ơn hai vị nữ tướng.

17 tháng 2 2022

TK

Một buổi trưa hè đưa đến cho em giấc ngủ ngon lành. Trong mơ, em thấy túp lều tranh và một cây khế đang sai trĩu quả. Thì ra, là câu chuyện “Cây khế”.

Ngày xưa, một gia đình nọ có hai anh em. Gia đình họ sống thật hạnh phúc, được mấy năm thì bộ mẹ qua đời. Một thời gian sau, người anh lấy vợ. Vì không muốn cho em ở cùng, hai vợ chồng anh đòi chia tài sản. Vì thế còn có vợ con người anh chiếm hết tài sản chỉ để lại mọt túp lều và cây khế. Người em ra đi mà không oán trách anh mình điều gì. Đến mùa khế ra quả, có con chim lạ không biết đến từ đâu tới ăn hết trái này đến trái khác. Người em thấy vậy sốt ruột lắm, bèn nói với chim.

- “Cả gia sản nhà tôi chỉ có mỗi cây khế này chim mà ăn hết tôi biết trông cậy vào đâu” Thấy vậy chim bèn nói:

- “Ăn một quả trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng”. Theo đúng lời của chim, người am may túi ba gang. Sáng hôm sau, con chim bay đến một hòn đảo ở ngoài khơi xa. Hòn nào hòn đấy lấp lánh. Đến đó người em lấy đầy túi ba gang rồi theo chim ra về. Từ đó, người em có cuộc sống khá giả. Thấy em mình giàu có nhanh chóng người anh bèn đến thăm, lân la dò hỏi. Vốn thật thà người em kể hết chuyện cho anh nghe. Thấy vậy, người anh liền đổi cả gia tài lấy cây khế. Ngày nào anh cũng xin em đổi. Thương anh nền người em chấp nhận đổi. Đến mùa khế sai quả, hai vợ chồng người anh thay nhau trực dưới gốc cây đợi con chim lạ. Một hôm, vợ chồng người anh thấy một con chim rất to đậu trên cây khế ăn quả. Sự việc diến ra giống hệt người em. Nhưng thay vì may túi ba gang thì người anh may túi mười hai gang. Khi đến hòn đảo người anh ních đầy túi mười hai gang mà còn nhét đầy người. Người anh ì ạch vác túi vàng khổng lồ và thân mình nặng trịch leo lên lưng chim. Vì nặng quá nên chim phải vỗ cánh ba lần mới bay lên được.

Lúc bay qua biển, một luồng gió mạnh làm chim lảo đảo hất người anh và túi vàng xuống biển. Đúng theo câu tục ngữ “Tham thì thâm”. Đây cũng là bài học cho mọi người không nên tham lam ích kỉ.

17 tháng 2 2022

cái này trên mạng mà bạn

15 tháng 3 2021

Từ xa xưa, nhân dân ta đã coi trọng tinh thần đoàn kết, đại đoàn kết. Đoàn kết để sống, để tồn tại và vượt qua mọi thử thách to lớn trong cuộc đời. Đoàn kết đã trở thành niềm tin và đạo lí của nhân dân ta từ bao đời nay. Chính vì thế, ông bà, cha mẹ luôn nhắc nhở con cháu ghi nhớ câu tục ngữ:

“Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.

Tôi sẽ kể cho các bạn nghe chuyện có tựa đề là “Câu chuyện bó đũa”, ca ngợi về sức mạnh của tinh thần đoàn kết. Chuyện như sau:

“Ngày xưa ở một gia đình, có hai anh em. Lúc còn nhỏ hai anh em rất thương yêu nhau, có cái gì ngon, anh em thường nhường nhịn cho nhau, nhưng khi lớn lên anh có vợ, em có chồng, tuy mỗi người một nhà nhưng vẫn thường hay va chạm.

Thấy các con không thương yêu nhau, người cha rất buồn phiền. Một hôm, ông đặt một bó đũa và một túi tiền trên bàn, rồi gọi các con, cả trai, gái, dâu, rể lại và bảo:

– Ai bẻ gãy được bó đũa này thì cha thưởng cho túi tiền. Bốn người con lần lượt bẻ bó đũa. Ai cũng cố gắng hết sức mà không sao bẻ gãy được. Người cha bèn cởi bó đũa ra rồi thong thả bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng.

Thấy vậy, bốn người con cùng nói:

– Thưa cha, lấy từng chiếc mà bẻ thì có khó gì!

Người cha liền bảo:

– Đúng. Như thế là các con đều thấy rằng chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Vậy các con phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Có đoàn kết thì mới có sức mạnh”.

Câu chuyện khuyên chúng ta: anh chị em trong gia đình phải biết yêu thương, giúp đỡ, cưu mang nhau. Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh.

15 tháng 3 2022

Chép mạng à 

13 tháng 2 2023

chuyện Cao Ba Quát 

 

13 tháng 2 2023

Chuyện Lý Tự Trọng

 

16 tháng 12 2021

Để thể hiện lòng biết ơn các thương binh,liệt sĩ,Liên đội trường em thường tổ chức đến những gia đình thương binh,liệt sĩ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn để tham hỏi sức khỏe và làm những việc vừa sức của mình.

Chi đội của em được Liên đội phân công chăm sóc,giúp đỡ chú Thắng bị cụt 2 chân hồi đánh Mĩ.Chú đi lại bằng xe lăn hoặc hai cái nang kẹp hai bên nách.Ngoài tiền trợ cấp hàng tháng,chú còn phải đi bán thêm vé số để có thu nhập nuôi hai con ăn học cấp II và cấp III.Vợ của chú đi làm thuê làm mướn,ai thuê gì làm nấy.

Hàng tuần,vào ngày chủ nhật,chúng em gồm 10 bạn đi đến nhà chú Thắng làm những công việc:quét dọn nhà cửa,chăm sóc vườn rau,kéo nước từ giếng khơi đủ đầy các lu,khạp.Viếc làm của chúng em tuy nhỏ nhưng đủ làm chú Thắng ấm lòng.Chú khen chúng em ngoan,biết giúp đỡ người khác và chú thường nhắc nhở chúng em rằng phải cố gắng học hành cho giỏi.

BẠN THÍCH THAY TÊN GÌ THÌ THAY NHÉ

16 tháng 12 2021

Chúng ta được sinh ra trên cõi đời này là một hạnh phúc lớn lao, nhưng sống để hòa đồng, để yêu thương chia sẻ, chăm sóc lẫn nhau mới là hạnh phúc thật sự. Điều mà tôi muốn nói đến đây là lòng yêu thương con người. Trong đời sống cần phải có lòng thương yêu giữa người với người, như vậy gia đình mới hạnh phúc, xã hội được an ổn và cao hơn nữa là đem lại vùng trời bình yên cho thế giới.

Cho nên mới nói yêu thương là hạnh phúc cao nhất trong mỗi con người. Nhưng chúng ta phải thực hiện lòng yêu thương này như thế nào cho phù hợp mà không thiên về một phía nào. Trước tiên, chúng ta muốn thương yêu chia sẻ với người thì ta hãy yêu thương chính bản thân mình trước. Hãy sống một cách chân thật trong sáng, như vậy tình thương của chúng ta mọi người mới dễ dàng đón nhận. Gần hơn nữa là người thân trong gia đình, bởi cha mình không thương, mẹ mình không thương, mà thương yêu người khác thì có phải chăng là mưu đồ đạt được mục đích gì nơi người này chăng? Sau đó mới đem tình thương này đến chia sẻ với mọi người xung quanh. Nếu không làm được như vậy thì tình thương này không thể gọi là lòng yêu thương con người được. Bởi tình thương này không chân thật, không trong sáng, nên ít có ai đón nhận tình thương này vì nó chứa đầy sự giả dối. Khi chúng ta thực hiện lòng yêu thương con người thì phải biết quý trọng và quan tâm đến người khác, chúng ta phải tạo được lòng tin trong con người của họ.

 

Lòng thương yêu này không hạn chế ở một phương diện nào, mà luôn dang rộng vòng tay để chào đón mọi người. Không ghen tỵ, đố kỵ với sự thành đạt của người, không chê bai ghét bỏ khi người vấp phải sự thất bại, mà khi ấy ta hãy hóa thân thành một người bạn cùng chia sẻ những niềm vui nỗi buồn, thành công và thất bại, để họ đứng lên và vươn lên cao hơn nữa với sự thành công của mình, đó mới là một tình thương trọn vẹn. Cổ đức có câu: “Sanh ngã giả phụ mẫu, thành tác giả bằng hữu”. Chúng ta muốn thành công, thành đạt trong cuộc đời này thì hãy thương yêu con người, vì những người này sẻ là người bạn tốt của chúng ta, giúp cho chúng ta trở thành hoàn thiện. Chúng ta thương yêu bằng cả tấm lòng của chính mình, cả vật chất lẫn tinh thần, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn hoạn nạn. Khi có một người nào đó gây cho ta khổ đau thì chúng ta cũng nên khoan dung tha thứ cho họ bằng tình thương và lòng quan tâm giúp đỡ. Cũng như vậy, chúng ta hãy biết chia sẻ lòng yêu thương với tất cả mọi người, mọi loài nhất là bây giờ hãy chung tay giúp đỡ đất nước Nhật Bản vừa qua đã bị một trận thiên tai rất nặng nề. Chính vì vậy chúng hãy giúp đỡ bằng lòng yêu thương trọn vẹn, không chỉ về tiền tài vật chất, mà còn phải củng cố tinh thần cho họ nữa. Chúng ta hãy gom tâm thành cầu nguyện cho họ được vạn sự bình an, muôn điều phước lạc, và nhất là người quá vãng thì siêu sanh tịnh độ. Điều gì đáng quý hơn khi chúng ta thực hiện trọn vẹn tình thương giữa con người với con người? Chúng ta thử nghĩ xem nếu nhân rộng tình thương này ra toàn thế giới, mọi người đều thương yêu chăm sóc lẫn nhau, cùng dìu nhau đi đến chân thiện mỹ, thì làm sao có thể có chiến tranh, bạo loạn, hay các vấn đề xã hội? Như vậy lòng yêu thương con người không thể thiếu trong mỗi con người chúng ta, nó là một nhân tố cấu tạo nên hòa bình và sự vắng mặt của chiến tranh đàn áp.

Trong lòng thương yêu này luôn ẩn chứa một phẩm giá tốt đẹp của mỗi con người, đó là đức tính hy sinh, khoan dung, và cần phải có đức tính nhẫn. Như vậy mới có thể giúp chúng ta vượt qua mọi thử thách khi thực hiện trọn vẹn sự yêu thương này. Trong yêu thương, không thể thiếu đức tính nhẫn. Nên người xưa có câu: “Có khi nhẫn để yêu thương. Có khi nhẫn để tìm đường lo toan. Có khi nhẫn để vẹn toàn. Có khi nhẫn để tránh tàn hại nhau”. Chúng ta muốn thực hiện trọn vẹn tình thương yêu đó thì hãy tập cho mình những đức tính tốt đẹp như: nhẫn nhục, khoan dung, tha thứ, nhường nhịn… và biết hy sinh. Phàm là một con người thì phải biết thương yêu chia sẻ lẫn nhau, nó xuất phát từ bản chất tự nhiên của cuộc sống trong ca dao cũng nói lên được điều này: “Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”. Nghĩa là chúng ta sinh ra trong một cộng đồng, cùng chung tộc loại thì cần phải thương yêu lẫn nhau, không phân biệt người đó ở đâu, xứ nào, hễ sinh ra trên cõi đời này điều đầu tiên cần phải biết đó là lòng thương yêu giữa người với người. Nếu con người chúng ta bị tách ra khỏi cộng đồng thì chắc chắn rằng không thể nào mà tồn tại được. Cho nên chúng ta muốn tồn tại, phát triển và trưởng thành hãy sống hòa đồng vào xã hội.

 

Trong mỗi thời đại, tình yêu thương luôn luôn cần và đủ để thực hiện một cách trọn vẹn. Yêu thương con người vốn là đức tính cao đẹp theo dòng chảy truyền thống văn hóa dân tộc từ xưa đến nay. Vì vậy chúng ta hãy trân trọng và phát huy đức tính cao đẹp ấy.

Do đó chúng ta phải giữ gìn xây dựng, vun bồi lòng yêu thương và hoàn thiện con người trong mỗi lúc mỗi nơi. Phải biết tôn trọng môi trường sống, môi trường làm việc của mỗi người. Bên cạnh đó chúng ta hãy sống một cách thiểu dục tri túc, không xa xỉ lãng phí, không xa hoa phung phí. Có như vậy chúng ta mới hoàn thiện được nhân cách của con người.

Lòng yêu thương con người đem lại hạnh phúc cho nhân loại, vì vậy hãy dành tình yêu thương của mình cho mọi người thật nhiều. Bởi yêu thương để sống, sống để yêu thương, đó mới chính là hạnh phúc cần có của con người. Nhất là trong thời đại hiện nay, thế giới đang phát triển, thì tuổi trẻ chúng ta phải có lòng yêu thương nhiều hơn, yêu thương để học tập, yêu thương để cống hiến. Giai đoạn này được coi là sự cống hiến hăng say nhất của tuổi trẻ. Chỉ có yêu thương mới có thể xoa dịu những ngăn cách giữa người giàu và nghèo, những bất đồng nghi kỵ. Phải biết yêu thương gắn bó, cảm thông chia sẻ và đôi lúc phải nhẫn chịu, nhường nhịn để giải quyết những vấn đề khuất mắt. Như vậy sẽ tạo ra thế giới hòa bình, nhân sanh an lạc, ngày càng hạnh phúc văn minh và giàu đẹp.

21 tháng 6 2021

Tham Khảo

Mỗi ngày đối với em đều là một niềm vui. Buổi sáng, hôm nào phải đi học, em đều dậy rất sớm để tập thể dục, vệ sinh cá nhân, ăn sáng, rồi đến trường. Đến lớp, em chơi với các bạn, rồi nghe thầy cô giảng bài. Chiều đến, được ở nhà, em học lại bài trên lớp rồi đi chơi. Buổi tối, em ăn cơm cùng gia đình, phụ mẹ rửa bát, chuẩn bị bài hôm sau rồi đi ngủ.

21 tháng 6 2021

gạch dưới các động từ mà em đã dùng