K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bố muôn vàn kính yêu của con!Trước hết, con mong bố hiểu rằng con đã ân hận biết bao sau khi mắc lỗi với mẹ. Và sau khi đọc những lời bố viết trong thư, con đã cảm nhận được sâu sắc hơn những tình cảm mà bố mẹ dành cho con. Đặc biệt, là sau những hình ảnh mà bố đã gợi lại về tình cảm mẹ dành cho con thì con rất hối hận khi nghĩ lại hành vi thiếu lễ độ của mình đối với...
Đọc tiếp

Bố muôn vàn kính yêu của con!

Trước hết, con mong bố hiểu rằng con đã ân hận biết bao sau khi mắc lỗi với mẹ. Và sau khi đọc những lời bố viết trong thư, con đã cảm nhận được sâu sắc hơn những tình cảm mà bố mẹ dành cho con. Đặc biệt, là sau những hình ảnh mà bố đã gợi lại về tình cảm mẹ dành cho con thì con rất hối hận khi nghĩ lại hành vi thiếu lễ độ của mình đối với mẹ.

Bố kính yêu, trong lòng con luôn kính trọng và yêu quý bố mẹ. Con hiểu bố mẹ sinh ra con, nuôi con lớn lên thành người là cả chuỗi ngày vất vả. Đó là những ngày mẹ phải thức suốt đêm để chăm sóc con khi con bị ốm. Mẹ đã vô cùng lo lắng sợ hãi khi nghĩ rằng sẽ mất con, rồi còn biết bao nỗi vất vả mà con cũng như bố không thể kể hết ra ở đây. Và như bố đã viết: Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn; người mẹ có thể đi ăn xin đẻ nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con. Con hiểu sâu sắc lời bố nói trong thư. Mẹ là người duy nhất trên đời này tạo cho con một cuộc sống bình yên và con hiểu mẹ bao giờ cũng yêu thương con hết lòng. Chính bởi vậy, con vô cùng hối lỗi khi trong một phút dại khờ con đã thiếu lễ độ với mẹ.

Con càng ân hận hơn khi hiểu rằng người buồn nhất sẽ là mẹ vì mẹ đã dành tất cả tình yêu thương cho con. Bởi chắc chắn mẹ sẽ đặt nhiều niềm hi vọng về con: một đứa con ngoan, hiếu thảo với cha mẹ, học hành giỏi giang. Thế mà con đã khiến mẹ buồn vì không thực hiện được điều mẹ hi vọng. Con rất biết lỗi của mình, con tin rằng từ nay trở đi điều đó sẽ không thể xảy ra nữa.

Bố kính yêu! Cũng như bố nói, con rất sợ một ngày nào đó mẹ thân yêu của con không còn ở bên con, chăm sóc con những lúc con ốm đau hay buồn tủi, con sẽ không còn ai để được nũng nịu, vuốt ve. Con biết rằng trong đời con có thể trải qua những ngày buồn thảm nhưng ngày buồn thảm nhất sẽ là ngày con mất mẹ. Và dù sau này có khôn lớn trưởng thành thì đối với mẹ con vẫn chỉ là đứa con bé bỏng. Chính vì lẽ đó, tình mẹ còn là tình cảm thiêng liêng cao đẹp nhất. Khi con làm bất cứ điều gì sai trái với mẹ cũng là một sai lầm không bao giờ sửa chữa được và khi đó mọi sự hối hận sẽ là vô nghĩa. Nghĩ được những điều này lòng con càng hối hận hơn khi nghĩ về hành động đã qua của mình. Con cảm thấy hổ thẹn với bố mẹ, với chính bản thân mình.

Bố kính yêu! Con xin hứa từ nay sẽ không nặng lời với mẹ và con sẽ đến trước mặt mẹ để xin mẹ tha thứ cho hành vi thiếu suy nghĩ đó của con. Và để phần nào đền đáp công lao sinh thành và dưỡng dục của bố mẹ, con xin hứa sẽ luôn ngoan ngoãn, lễ phép với bố mẹ, đặc biệt là sẽ cố gắng học tập thật tốt để trờ thành người con  có ích đối với xã hội, với bố mẹ.

các bạn thấy bài viết này như thế nào

 

2
17 tháng 9 2016

được lắm bạn ạ

nhưng mà đoạn cuối bạn thiếu

Con gái bất hiếu của bố,

En-ri-cô

17 tháng 9 2016

Bức thư này khá là ổn nhưng mình nghĩ đoạn cuối lúc chốt bài thì nên có câu " đó là sự chừng trị cho những người đã chà đạp lên tình yêu thương của cha mẹ" và thêm lời chúc với cha nữa như vậy bài của bạn sẽ gây cảm xúc ấn tượng với người đọc, người nghe

Chúc bạn học ốt!

a) Hãy sửa lại đoạn văn để En-ri-cô có thể hiểu được ý bố mình.Muốn sửa lỗi liên kết, phải nắm đoán định được ý đồ của người viết. Trong đoạn văn trên, người bố muốn nói cho En-ri-cô nhận thấy lỗi của mình khi đã thiếu lễ độ với mẹ, cũng là để giúp En-ri-cô hiểu được tình thương yêu vô bờ bến của mẹ dành cho con. Với định hướng về chủ đề như vậy, có thể...
Đọc tiếp

a) Hãy sửa lại đoạn văn để En-ri-cô có thể hiểu được ý bố mình.

Muốn sửa lỗi liên kết, phải nắm đoán định được ý đồ của người viết. Trong đoạn văn trên, người bố muốn nói cho En-ri-cô nhận thấy lỗi của mình khi đã thiếu lễ độ với mẹ, cũng là để giúp En-ri-cô hiểu được tình thương yêu vô bờ bến của mẹ dành cho con. Với định hướng về chủ đề như vậy, có thể sửa đoạn văn như sau:

Trước mặt cô giáo, con đã thiếu lễ độ với mẹ. Con biết không, cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con! Hãy nghĩ xem, En-ri-cô à! Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con! Người ấy có đáng để con cư xử như thế không? Bố rất buồn vì hành động của con. Thôi, trong một thời gian con đừng hôn bố.

b) Chỉ ra sự thiếu liên kết trong đoạn văn sau và sửa lại:

Một ngày kia, còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được. Giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một li sữa, ăn một cái kẹo. Gương mặt thanh thoát của đứa trẻ tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo.

c) Qua hai đoạn văn trên, hãy tự rút ra:

- Một văn bản như thế nào thì được xem là có tính liên kết?

- Các câu trong văn bản phải sử dụng những phương tiện gì để văn bản có tính liên kết?

1
8 tháng 7 2018

a, Trong đoạn văn trên thiếu ý:

+ Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố

+ Nhớ lại điều ấy bố không thể nén được cơn tức giận đối với con

⇒ Điều này khiến đoạn văn tối nghĩa và khó hiểu

b, Đoạn văn thiếu tính liên kết vì không có gì gắn bó với nhau

- Để đoạn văn trở nên hợp lý, có nghĩa cần phải thêm cụm từ “Còn bây giờ” trước câu thứ hai và thay từ “đứa trẻ” bằng từ “con” ở câu ba

c, Một văn bản có thiếu tính liên kết phải có điều kiện: Người nói và người viết phải làm thống nhất, gắn bó chặt chẽ nội dung với nhau. Các câu trong văn bản phải được liên kết hợp lí.

Mọi người trên hoc24 cho mình 1 lời nhận xét về bài văn mới nha. Giúp nha chứ mai mình kiểm tra rồi, muốn có người coi qua, nhận xét và chấm thử.    Dòng sông trong ký ức của nhiều người là nơi gắn liền với những kỷ niệm vui buồn, và đôi khi chỉ cần nhìn dòng sông là bao nhiêu nỗi buồn chợt tan biến vì nhờ làn gió mát rượi thổi bay đi...Tôi cũng thế. Khi tôi sinh ra trong ngôi nhà nằm...
Đọc tiếp

Mọi người trên hoc24 cho mình 1 lời nhận xét về bài văn mới nha. Giúp nha chứ mai mình kiểm tra rồi, muốn có người coi qua, nhận xét và chấm thử.

    Dòng sông trong ký ức của nhiều người là nơi gắn liền với những kỷ niệm vui buồn, và đôi khi chỉ cần nhìn dòng sông là bao nhiêu nỗi buồn chợt tan biến vì nhờ làn gió mát rượi thổi bay đi...Tôi cũng thế. Khi tôi sinh ra trong ngôi nhà nằm cạnh bờ kè Cổ Chiêng, thì 13 năm nay, kỉ niệm và tình cảm của tôi đã gắn bó với sông như bè như bạn. Kỉ niệm sâu sắc, chân thành, không có vật gì thay thế được.

    Tôi nhớ mỗi buổi sáng trên bờ kè, khi cơn gió nhẹ nhàng lướt qua con sông, làm dòng nước chao đảo, bay bỗng mái tóc những cô gái xinh xắn dạo trên bờ kè. Buổi sáng nắng sớm, tôi thích ngắm nhìn những tia nắng sáng đầu tiên chiếu nhẹ lấp lánh qua cửa sổ nhà, trên mái nhà, bên hàng cây xanh xanh và luống rau nhà tôi và cả chiếu lấp lánh trên con sông với những cơn sóng nhè nhẹ sáng sớm.

    Tia nắng sáng đã lên. Đúng, đã làm cho mọi thứ quanh con sông bừng tỉnh giấc. Những con thuyền đánh cá hàng loạt bắt đầu ra khơi, những chiếc thuyền chở những con cá trắng tinh, tươi sống, đuôi còn vẩy đành đạch trên những con tàu đang tiến về phía bờ kè nơi tôi đang sống. Họ từ phương xa đến, mang những con cá trông thật là ngon, tấp nập bán hàng “mốt” của họ quanh con sông Cổ chiêng. Mỗi sáng thế này mẹ em đều nhờ em lấy xuồng ra sông rồi mua giùm mẹ vài con cá “phương xa” để mẹ bắt tay đổi hương vị cho bữa trưa trước khi em đến trường.

    Hằng ngày, tôi đều xoay quanh một cuộc sống, một cái trọng tâm cứ xoay vòng, xoay vòng mỗi ngày. Mỗi buổi sáng đi học, qua con sông ấy, cơn gió mát thổi vào cơ thể giúp tôi tỉnh táo, khích lệ tôi nhanh nhanh tới trường, bước tới tương lai. Khi về ngày với cơn căng thẳng của bài học trong lớp mệt mỏi, tôi chợt nhận ra hạnh phúc nhất chính là cùng gia đình vui vẻ ăn cơm, ăn những con cá do sông nuôi dưỡng lâu nay và trong đó có cả tình yêu mẹ dành cho gia đình, hương vị mặn mà tình quê, vị hương con sông. Mỗi buổi chiều khi hoàng hôn xuống, tôi hay cùng em gái và bạn bè ngắm sông, ngắm cảnh đẹp đất nước ta trên bờ sông. Cảnh sắc hoàng hôn luôn huyền ảo, in bóng xuống nước, sắc cam cam, đỏ đỏ, khi lại có tia sáng nhỏ của mặt trời sắp lặn còn nhớ trời, chiếu xuống sông như để thể hiện nỗi nhớ nhung, không muốn của xa rời thế giới. Những lúc tôi buồn, tôi khóc, hãy rơi nước mắt xuống dòng sông, sông sẽ an ủi cậu bằng cơn gió mát, khích lệ cậu bằng ánh nắng ấm áp của mặt trời. Mỗi ngày mỗi ngày, cho dù xoay quanh chỉ có thế, tôi cũng cảm thấy đủ rồi.

    Vào một ngày mùa đông se lạnh, khi đang đến trường. Đi ngang qua con sông ấy, tôi dừng lại, nhắm mắt và khẽ nói nhỏ bên tai sông:

- nè, cảm ơn cậu nhiều lắm, người bạn thân thương, ôm ấp tôi sự hạnh phúc bao ngày qua. Tôi yêu cậu lắm, dòng sông bé nhỏ ủ ấp kỉ niệm thân thương.

3
18 tháng 10 2016

Hay lắm !

18 tháng 10 2016

Còn 1 cái nữa wên nói đó là đừng chấm lỗi chính tả hay lỗi số, mình viết thế cho ngắn. 

Đọc hai truyện sau:(1) Có một con ếch quen thói coi trời bằng vung, nên cứ nghênh ngang đi lại khắp nơi, nhâng nháo nhìn trời và kêu ồm ộp. Trước kia, ếch sống ở trong giếng. Tại vì năm ấy trời mưa, nước trong giếng dâng lên tràn bờ, đưa ếch ta ra ngoài.Trước đó, ếch ta đã từ đáy giếng nhìn lên và nó thấy trời bé tị chỉ bằng cái vung thôi. Còn nó thì lại oai ghê lắm, Vì nó mà đã...
Đọc tiếp

Đọc hai truyện sau:

(1) Có một con ếch quen thói coi trời bằng vung, nên cứ nghênh ngang đi lại khắp nơi, nhâng nháo nhìn trời và kêu ồm ộp. Trước kia, ếch sống ở trong giếng. Tại vì năm ấy trời mưa, nước trong giếng dâng lên tràn bờ, đưa ếch ta ra ngoài.

Trước đó, ếch ta đã từ đáy giếng nhìn lên và nó thấy trời bé tị chỉ bằng cái vung thôi. Còn nó thì lại oai ghê lắm, Vì nó mà đã cất tiếng kêu thì tất cả bọn cua, ốc, nhái ở giếng đều phải hoảng sợ. Cuối cùng, nó bị một con trâu giẫm bẹp. Từ đấy, trâu trở thành bạn của nhà nông.

(2)Ngày xưa, có một anh tính rất hay khoe. Một hôm, anh ta may được cái áo mới, liền đem ra mặc, rồi đứng hóng ở cửa, đợi có ai qua người ta khen. Đứng mãi từ sáng đến chiều chả thấy ai hỏi cả, anh ta tức lắm.

Nhưng rồi anh ta cũng khoe được áo với một người rằng: “Từ lúc tôi mặc chiếc áo mới này, tôi chả thấy con lợn nào chạy qua cả Đấy là cho người kia tính cũng hay khoe, bỗng không biết từ đâu tất tưởi chạy đến hỏi anh ta: “Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?”

a. Hai câu chuyện trên đã rõ bố cục chưa?

b. Cách kể chuyện trên bất hợp lí ở chỗ nào?

c. Theo em, nên sắp xếp bố cục hai câu chuyện trên thế nào?

3. Các phần của bố cục

a. Hãy nêu nhiệm vụ của ba phần, Mở bài, Thân bài, Kết bài trong văn bản tự sự và miêu tả.

b. Có cần phân biệt rõ ràng nhiệm vụ từng phần không? Vì sao?

c. Nói như vậy có đúng không? Vì sao?

1
24 tháng 6 2018

- Hai câu chuyện trong SGK tr. 29 có bố cục không hợp lí. Các sự việc được kể không theo trình tự, không thể hiện rõ mục đích giáo huấn và gây cười

- Cách kể chuyện ở (1) bất hợp lí ở chỗ: sự việc quen ngồi đáy giếng tạo cho ếch tính chủ quan, coi trời bằng vung kể sau sự việc nó ra ngoài giếng.

+ Câu chuyện không liên quan tới việc “con trâu trở thành bạn của nhà nông”

- Câu chuyện (2) không làm rõ được tính cách của hai người:

+ Anh chàng nào cũng cố khoe phần mình, không thèm chú ý đến người khác

+ Mặt khác câu chuyện không làm bật ra tiếng cười khi anh áo mới, anh lợn cưới cố thêm những yếu tố không bản chất vào câu hỏi và câu hỏi.

Đúng thế Enrico yêu dấu của bố, việc học quả là khó nhọc với con, như mẹ đã nói với con, con vẫn chưa đến trường với thái độ hăm hở và vẻ mặt tươi cười như bố muốn thấy. Nhưng con  hãy nghĩ một tí xem một ngày của con trống trải biết bao nếu con không đến trường học; và chắc chắn là sau một tuần lễ thôi, thế nào con cũng xin trở lại trường. Hiện nay, tất cả thiếu niên...
Đọc tiếp
Đúng thế Enrico yêu dấu của bố, việc học quả là khó nhọc với con, như mẹ đã nói với con, con vẫn chưa đến trường với thái độ hăm hở và vẻ mặt tươi cười như bố muốn thấy. Nhưng con  hãy nghĩ một tí xem một ngày của con trống trải biết bao nếu con không đến trường học; và chắc chắn là sau một tuần lễ thôi, thế nào con cũng xin trở lại trường. Hiện nay, tất cả thiếu niên đều đi học, Enrico yêu dấu ạ. Con hãy nghĩ đến những người thợ tối tối đến trường học sau khi đã lao động suốt cả ngày, hãy nghĩ đến những cô gái đi học ngày chúa nhật sau cả tuần lễ bận rộn trong các xưởng thợ, đến những người lính ở thao trường trở về là đã viết viết, đọc đọc.  Hãy nghĩ đến những cậu bé câm và mù mà cũng vẫn học. Con hãy nghĩ rằng mỗi buổi sang khi con bước ra đường thì cũng giờ ấy, trong thành phố ta ba vạn trẻ em cũng như con, đến khép mình ba giờ  liền trong một lớp để học tập. con hãy nghĩ đến tất cả trẻ em gần cùng một lúc, ở tất cả các nước trên thế giới, cũng đang đi học. Con hãy hình dung trong trí tưởng tượng những học sinh ấy đang đi trên những con đường ở nông thôn, trên những đường phố của các thành thị nhộn nhịp, dưới trừi nắng gắt hay dưới tuyết rơi, đi thuyền ở những xứ  dọc kinh rạch, đi ngựa qua những cánh đồng rộng lớn, đi xe trượt trên mặ băng, qua các thung lũng và các đồi gò, qua rừng , qua suối, trên những đường mòn hẻo lánh băng qua núi, đi một mình, đi từng đôi hay từng tốp, thành hang dài, tất cả đều cắp sách vở, mặc quần áo hàng nghìn kiểu, nói những thứ tiếng khác nhau, từ ngôi trường xa xôi nhất khuất nẻo trong tuyết của nước Nga cho đến ngôi trường hẻo lánh nhất của nước Arabia núp dưới bong cây cọ. Hàng triệu, hàng triệu trẻ em, tất cả cùng học những điều như nhau dưới những hình thức khác nhau.a, đoạn văn trên đc viết theo thể loại nàob, phương thức biếur đạt của đoạn văn trên là gìc, tư tưởng chủ đạo của đoạn trích là gìd, phân tivhs ngắn gọn hình ảnh người cha trong đoạn trích
1
21 tháng 10 2016

b/ biểu cảm

1 Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới : (1) En-ri-cô yêu dấu của bố ! việc học quả là khó nhọc đối với con. Như mẹ đã nói, con vẫn chưa đến trường với thái độ hăm hở và vẻ mặt tươi cười.Nhưng con hãy nghĩa xem,một ngày sẽ trong trải biết bao nếu con không đến trường. Và chắc chắn chỉ một tuần lễ thôi, thế nào con cũng xin trở lại lớp học. Hiện nay tất...
Đọc tiếp

1 Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới :

 (1) En-ri-cô yêu dấu của bố ! việc học quả là khó nhọc đối với con. Như mẹ đã nói, con vẫn chưa đến trường với thái độ hăm hở và vẻ mặt tươi cười.Nhưng con hãy nghĩa xem,một ngày sẽ trong trải biết bao nếu con không đến trường. Và chắc chắn chỉ một tuần lễ thôi, thế nào con cũng xin trở lại lớp học. Hiện nay tất cả thiếu niên đều đi học, En-ri-cô yêu dấu ạ. Con haỹ nghĩa đến những người thợ tối đến vẫn đến trường sau khi đã lao động vất vả suốt cả ngày ; hãy nghĩ đến những cô gái đã đi học ngày chủ nhạt vì cả tuần lễ phải bận rộn trong các xưởng thợ, đén những người lính ở thao trường trở về là đã viết viết,  đọc đọc. Con hãy nghĩ đến những cậu bé câm và mù mà vẫn phải học [...]. Hãy can đảm lên con, người lính nhở của đạo quân mênh mông ấy. Sách vở là vũ khí của con, lớp học là đơn vị của con, trận địa là cả hoàn cầu và chiến thắng là nền văn minh của nhân loại..

(2) Bố nhớ, mấy năm trước đây, mẹ con đã thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi  thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng  có thể mất con!... Nhớ lại điều ấy, bố không thể nào nén được cơn tức giận đối với con. Hãy nghĩ xem, En-ri-cô à! Con mà lại xuc phạm đến mẹ con ư ? Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con !   

a) Xác định nội dung chính và đạt nhan đề cho mỗi đoạn văn trên.

b) Nội dung hai đoạn văn trên có gì giống với văn bản Cổng trường mở ra của Lý Lan ?

c) Em hay viết từ một đến hai câu và đầu và cuối mỗi đoạn văn để khái quát lại nội dung của đoạn văn.   

1
27 tháng 8 2016

a) nội dung đoạn 1: vai trò của việc học tập mà người bố giảng dạy  cho em-ri-cô thuở trước. nhan đề: vai trò của việc học

nội dung đoạn 2: người bố đã nói về sự to lớn của tình yêu thương của người mẹ dành cho en-ri-cô thuở trước. nhan đề: tình thương của mẹ

b) nội dung đoạn 2 trên giống văn bản cổng trường mở ra ở điểm: văn bản cổng trường mở ra và 2 đoạn văn này cùng ns về vai trò của việc học và tình mẹ

 

1 Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới : (1) En-ri-cô yêu dấu của bố ! việc học quả là khó nhọc đối với con. Như mẹ đã nói, con vẫn chưa đến trường với thái độ hăm hở và vẻ mặt tươi cười.Nhưng con hãy nghĩa xem,một ngày sẽ trong trải biết bao nếu con không đến trường. Và chắc chắn chỉ một tuần lễ thôi, thế nào con cũng xin trở lại lớp học. Hiện nay tất...
Đọc tiếp

1 Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới :

 (1) En-ri-cô yêu dấu của bố ! việc học quả là khó nhọc đối với con. Như mẹ đã nói, con vẫn chưa đến trường với thái độ hăm hở và vẻ mặt tươi cười.Nhưng con hãy nghĩa xem,một ngày sẽ trong trải biết bao nếu con không đến trường. Và chắc chắn chỉ một tuần lễ thôi, thế nào con cũng xin trở lại lớp học. Hiện nay tất cả thiếu niên đều đi học, En-ri-cô yêu dấu ạ. Con haỹ nghĩa đến những người thợ tối đến vẫn đến trường sau khi đã lao động vất vả suốt cả ngày ; hãy nghĩ đến những cô gái đã đi học ngày chủ nhạt vì cả tuần lễ phải bận rộn trong các xưởng thợ, đén những người lính ở thao trường trở về là đã viết viết,  đọc đọc. Con hãy nghĩ đến những cậu bé câm và mù mà vẫn phải học [...]. Hãy can đảm lên con, người lính nhở của đạo quân mênh mông ấy. Sách vở là vũ khí của con, lớp học là đơn vị của con, trận địa là cả hoàn cầu và chiến thắng là nền văn minh của nhân loại..

(2) Bố nhớ, mấy năm trước đây, mẹ con đã thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi  thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng  có thể mất con!... Nhớ lại điều ấy, bố không thể nào nén được cơn tức giận đối với con. Hãy nghĩ xem, En-ri-cô à! Con mà lại xuc phạm đến mẹ con ư ? Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con !   

a) Xác định nội dung chính và đạt nhan đề cho mỗi đoạn văn trên.

b) Nội dung hai đoạn văn trên có gì giống với văn bản Cổng trường mở ra của Lý Lan ?

c) Em hay viết từ một đến hai câu và đầu và cuối mỗi đoạn văn để khái quát lại nội dung của đoạn văn.   

1

a) ND Đ1:

vai trò trong việc học tập mà ng bố giảng dạy cho en-ri-co. nhân đề vai trò của vc học

ND Đ2: 

ng bốđã ns về sự to lớn của tyêu thương mà mẹ đã dành cho en=ri-co thuở trc. nhan đề: tìnhthương của mẹ.

b) nội dung 2 đoạn trên giống vs văn bản CTMR ở điểm: văn bản CTMR và 2 đoạnvăn trên cùg ns về vc học và tình mẹ.

c) mk ko bt lm ! ha

                                      SỐ RYYYYYYYYYYYYY        oaoa

- Hãy đọc đoạn văn sau:Trước mặt cô giáo, con đã thiếu lễ độ với mẹ. Bố nhớ, cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con! Hãy nghĩ xem, En-ri-cô à! Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể...
Đọc tiếp

- Hãy đọc đoạn văn sau:

Trước mặt cô giáo, con đã thiếu lễ độ với mẹ. Bố nhớ, cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con! Hãy nghĩ xem, En-ri-cô à! Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con! Thôi, trong một thời gian con đừng hôn bố.

a) Theo em, nếu bố En-ri-cô chỉ viết như vậy thì En-ri-cô có thể hiểu được điều bố muốn nói chưa?

b) Nếu En-ri-cô chưa hiểu được điều bố muốn nói thì tại sao? Hãy xem xét các lí do sau:

+ Vì có câu văn viết chưa đúng ngữ pháp;

+ Vì có câu văn nội dung chưa thật rõ ràng;

+ Vì các câu văn chưa gắn bó với nhau, liên kết lỏng lẻo.c) Vậy, muốn cho đoạn văn có thể hiểu được thì nó phải có phẩm chất gì?

1
14 tháng 2 2018

a, Nếu bố En-ri-cô chỉ viết mấy câu như vậy thì En-ri-cô không thể hiểu được điều bố định nói

b, En-ri-cô chưa hiểu ý bố vì:

- Có câu văn nội dung chưa rõ ràng

- Giữa các câu còn chưa có sự liên kết

c, Muốn cho đoạn văn có thể hiểu được thì các câu văn phải rõ ràng, nội dung phải có tính liên kết

Đêm qua ra đứng bờ aoTrông cá cá lặn trông sao sao mờ…    Cảnh minh họa trong bài học có bóng một người đội khăn, mặc áo dài, chắp tay sau lưng, quay mặt trông trời lấp lánh sao, bên cái cầu rửa ở bờ ao tối mờ mờ.    Có lúc tôi đã nghĩ đây là một người quen thật của tôi, có thể là họ hàng ruột thịt kiếm ăn ở một phương xa đang hướng về cố hương:Buồn trông con nhện giăng...
Đọc tiếp

Đêm qua ra đứng bờ ao

Trông cá cá lặn trông sao sao mờ…

    Cảnh minh họa trong bài học có bóng một người đội khăn, mặc áo dài, chắp tay sau lưng, quay mặt trông trời lấp lánh sao, bên cái cầu rửa ở bờ ao tối mờ mờ.

    Có lúc tôi đã nghĩ đây là một người quen thật của tôi, có thể là họ hàng ruột thịt kiếm ăn ở một phương xa đang hướng về cố hương:

Buồn trông con nhện giăng tơ

Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai?

  Tôi chỉ lơ mơ nghe thầy giáo giảng các nghĩa, các ý và so sánh hình tượng.Tất cả tâm trí và mắt nhìn của tôi càng như dính vào mạng tơ rung rung trước gió với một con nhện lơ lửng giữa khoảng không đang giơ giơ càng, vừa ra vẻ nghển trông, vừa ra vẻ vờn đón, ngạc nhiên và thất vọng.Tiếng gió khuya vu vu.Và chính bóng người chỉ thấy đầu đội khăn, tay chắp sau lưng mà không thấy mặt kia, đang nấc lên mà gọi trời, gọi sao, gọi nhện.

Đêm đêm tưởng dải Ngân Hà

Chuôi sao Tinh Đẩu đã ba năm tròn….

  Thì ra cái vùng sao như cát, như thủy tinh vãi kia ở trong tranh minh họa là dải Ngân Hà? A! Sông Ngân! Sông Ngân! Thế là con sông điển tích mà tôi được biết bấy lâu, hằng năm cứ đến tháng bảy thì có một đôi vợ chồng tên là Ngưu Lang và Chức Nữ được quá giang gặp nhau, và chỉ được gặp nhau có một ngày thôi ấy, lại chính là con sông có một người không có tên nhưng tôi thấy lại quen quen và thân thương, đang ngước mặt lên trông ngắm mà nhớ thương, mà mong đợi. Mong đợi và nhớ thương không tả rõ là ai, là đâu, là gì, mà sao vẫn thấy có một người, có một nơi, có một tình, có một cảnh, vừa man mác, vừa bâng khuâng, vừa da diết vô cùng.

Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn

Tào Khê nước chảy vẫn còn trơ trơ.

  Lại con sông Tào Khê này nữa! Hơn bốn mươi năm sau đấy, tôi đã được tới đứng bên bờ phù sa của nó mà trông trời mây sông nước rồi cả sao khuya. Sông Tào Khê vắt qua huyện Quế Võ tỉnh Hà Bắc(a), thông ra sông Cầu, nhỏ hẹp thôi, nhưng cũng chảy xiết lòng người, khiến những ai kia đã phải nghẹn ngào:

Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn

mà nói với sông:

   – Ôi Tào Khê! Nước Tào Khê làm đá mòn đấy! Nhưng dòng nước Tào Khê không bao giờ cạn chính là lòng chung thủy của ta!

  Vì nhớ mà buồn, một bài không phải học kĩ mà cũng thuộc lòng ngay, cả nhiều bạn tôi xưa cũng thấy như thế.

(Nguyên Hồng, Một tuổi thơ văn)

a) Bài văn viết về bài ca dao nào? Hãy đọc liền mạch bài ca dao đó.

b) Tác giả phát biểu cảm nghĩ của mình về bài ca dao bằng cách tưởng tượng, liên tưởng, hồi tưởng, suy ngẫm về các hình ảnh, chi tiết của nó. Hãy chỉ ra các yếu tố đó trong bài văn.

1
25 tháng 8 2019

a, Bài văn của Nguyên Hồng viết về bài ca dao nói về nỗi nhớ của người bình dân

b, Tác giả phát biểu cảm nghĩ của mình bằng cách tưởng tượng người cụ thể đội khăn, mặc áo dài

- Đó là một người quen, ở phương trời xa đang hướng về cố hương

     + Tác giả tưởng tượng ra cái mạng nhện, con nhện nghển trông, ngạc nhiên tác giả tưởng tượng ra ngân hà trong điển tích Ngưu Lang, Chức Nữ nơi có người thân quen và thân thương đang ngẩng lên ngắm nhìn, trông đợi.

 

     + Từ con sông sao trên trời, tới con sông Tào Khê, nhỏ hẹp nhưng cũng xiết lòng người, liên hệ tới lòng chung thủy không bao giờ vơi cạn