K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 5 2021

câu 2 : Mã Giam Sinh vi phạm phương châm lịch sự

18 tháng 10 2017

Khái niệm: Từ đơntừ chỉ gồm một tiếng có nghĩa tạo thành.

Khái niệm: Từ ghép là những từ được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.

T.G được chia thành 2 kiểu :

- T.G có nghĩa tổng hợp (T.G hợp nghĩa, T.G đẳng lập, T.G song song ): Là từ ghép mà nghĩa của nó biểu thị những loại rộng hơn, lớn hơn, khái quát hơn so với nghĩa các tiếng trong từ.

-T.G có nghĩa phân loại ( T.G phân loại, T.G chính phụ ): Thường gồm có 2 tiếng, trong đó có 1 tiếng chỉ loại lớn và 1 tiếng có tác dụng chia loại lớn đó thành loại nhỏ hơn.

19 tháng 10 2017

Từ đơn là từ được cấu tạo bởi chỉ một tiếng.
VD: sách, bút, tre, gỗ....
* Từ phức là từ được cấu tạo từ hai tiếng trở lên.
VD: xe đạp, bàn gỗ, sách vở, quần áo, lấp lánh...
* Phân biệt các loại từ phức: Từ phức đựoc chia ra làm hai loại là Từ ghép và Từ láy.
+ Từ ghép: là những từ có cấu tạo từ hai tiếng trở lên, giữa các tiếng có quan hệ với nhau về mặt nghĩa.
Căn cứ vào quan hệ mặt nghĩa giữa các tiếng trong từ ghép, người ta chia làm hai loại: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ
VD: sách vở, bàn ghế, quần áo ( từ ghép đẳng lập)
Xe đạp, lốp xe, ( từ ghép chính phụ)
+ Từ láy: là những từ được cấu tạo bởi hai tiếng trở lên, giữa các tiếng có quan hệ với nhau về mặt âm. Trong từ láy chỉ có một tiếng gốc có nghĩa, các tiếng khác láy lại tiếng gốc
VD: Lung linh, xinh xinh, đo đỏ..
Từ láy chia ra làm hai loại: Láy bộ phận ( láy âm và láy vần) và láy toàn bộ

2 tháng 5 2017

hghhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuy,mmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmm

1 tháng 3 2017

Con người sinh ra vốn không ai hoàn hảo, và mỗi người chúng ta cũng đã tự chất vấn về bản thân mình không biết bao nhiêu lần trong đời? Khi chúng ta nhìn lại mình, hẳn ta sẽ thấy còn thật nhiều điều thiếu sót, những chỗ khuyết, những vết xước. Và như thế, câu chuyện về chiếc bình nứt mà chúng ta sắp bàn dưới đây chính là câu chuyện dành cho những ai chưa bao giờ thấy mình hoàn hảo.

Chuyện kể về một người có hai chiếc bình lớn để chuyển nước. Một trong hai chiếc bình bị nứt nên khi gánh từ giếng về, nước trong bình chỉ còn một nửa. Chiếc bình nứt vì thế mà luôn thấy dằn vặt, cắn rứt, nên một ngày nó nói với người chủ nỗi xấu hổ của mình, nó xin lỗi ông vì không hoàn thành nhiệm vụ gánh nước một cách trọn vẹn. Và rồi, trước nổi mặc cảm của chiếc bình nứt, người chủ đã trả lời: chính nhờ vết nứt của chiếc bình mà nước gieo xuống cho những luống hoa mọc lên, duyên đáng và xinh đẹp…

Vâng, cuộc sống của mỗi chúng ta đều có thể như chiếc bình nứt kia. “Vết nứt” ấy tượng trưng cho khiếm khuyết, cho những gì không trọn vẹn trong bản thân mỗi con người. Nhưng cũng như chiếc bình – dù nứt mà vẫn có ích cho đời – gieo nguồn nước cho những luống hoa mọc lên. Mỗi người chúng ta – dù không hoàn hảo như chiếc bình lành, nhưng ai cũng có những giá trị riêng, những đóng góp riêng cho xã hội. Chính điều đó làm nên những chỗ đứng khác nhau của mỗi con người trong cuộc đời.

Con người vẫn thường hay băn khoăn về bản thân, vì theo cách tự nhiên, tất cả mọi người trong cuộc đời này đều yêu thích và hướng về cái đẹp, ưa chuộng sự toàn thiện, toàn mĩ. Vì thế nên khi chúng ta nhận thấy mình không hoàn hảo, thấy mình có những khuyết điểm, những mặt hạn chế, thấy mình không bằng được người ta, không được tốt đẹp như người khác… chúng ta sẽ thấy khó chịu và cắn rứt – cũng như chiếc hình nút luôn mang niềm mặc cảm khi so sánh nó với chiếc bình lành. Thật vậy,có biết bao khiếm khuyết khiến chúng ta mặc cảm về bản thân mình. Một đôi tay không lành lặn, một giọng hát không hay, một khả năng toán học dở tệ hay một gia cảnh kém đầy đủ… tất cả đối với chúng ta thật đáng buồn, thật là những vết nứt khó xoá bỏ. Và như thế, chúng ta cứ mãi dằn vặt về bản thân mình.

Thế nhưng, chúng ta quên mất rằng, đằng sau những khiếm khuyết ấy, mỗi người vẫn luôn có những giá trị riêng. Nước chảy ra từ khe nứt của chiếc bình không lành lặn kia đã gieo mầm sự sống cho những luống hoa ven đường.

Chúng ta cũng từng biết một Nguyễn Ngọc Ký dù liệt hai tay nhưng vẫn đi học và học giỏi với những nét chữ, những con số viết ra khó nhọc từ đôi chân. Ông trở thành tấm gương chiến đấu với nghịch cảnh không mệt mỏi. Từ một đôi tay không trọn vẹn, từ nỗi bất hạnh của số phận – từ những “vết nứt”, Nguyễn Ngọc Ký đã làm được hơn rất nhiều những gì mà số phận đã định cho ông.

Mỗi người chúng ta cũng thế, chúng ta có thể thiếu sót, khiếm khuyết ở điểm này nhưng ta vẫn còn những giá trị tốt đẹp ở điểm khác. Có thể bạn hát không hay, nhưng bạn có thể chơi trống. Có thể bạn không biết đánh đàn, nhưng bạn lại là một vận động viên marathon rất cừ. Có thể bạn sinh ra trong một gia đình không hạnh phúc, nhưng nhờ đó bạn biết nâng niu những niềm vui dù nhỏ nhặt nhất ở cuộc đòi, biết quý trọng và bảo vệ tình yêu thương giữa mình với mọi người xung quanh. Bỏi vì mọi thứ trong cuộc sống chỉ có tính tương đối, bởi vì không có gì là “bất hạnh hoàn toàn”, “khiếm khuyết hoàn toàn” – nếu bạn biết mở rộng đôi mất lạc quan để nhìn nhận và yêu thương cuộc sống, để yêu thương và quý trọng chính bản thân mình.

Mỗi con người, đối diện với những khiếm khuyết của bản thân, nên học cách chấp nhận sự không hoàn hảo ấy và đồng thời cần biết vươn đến những điều tốt đẹp. Hay nói cách khác, chúng ta cần học cách hiểu về bản thân, biết điểm mạnh, điểm yếu của chính mình để tự hoàn thiện, để làm nên một “ta” ngày càng tốt đẹp hơn. Chúng ta sống giữa xã hội, sống với mọi người, nên việc ta nhìn vào người khác là một điều tất yếu. Nhưng ta hãy chỉ nên nhìn người khác để học hỏi, để lấy đó làm gương, làm động lực hoàn thiện bản thân mình, hơn là nhìn người khác rồi chỉ toàn thấy mình xấu xí, kém cỏi và cử mãi dằn vặt trách cứ bản thân. Một người khôn ngoan là người luôn “biết người biết ta”, biết về người khác và hiểu về chính mình sẽ giúp mỗi người có thái độ nhìn nhận xác đáng về những ưu – khuyết của cuộc đời.

Và chúng ta hãy học cách nhớ rằng: cuộc sống này không có ai là hoàn hảo, không có gì là tuyệt đối. Chiếc bình lành tưởng chừng rất hoàn hảo, nhưng hoá ra nó “khuyết” ở chỗ không thể làm những luống hoa ven đường mọc lên. Như vậy, một cách nào đó, chiếc bình lành và chiếc bình nứt đã bổ khuyết cho nhau, cùng nhau giúp ông chủ vừa có nước đầy, vừa có những luống hoa xinh đẹp. Cuộc sống cũng vậy; vì con người không ai hoàn hảo nên con người phải tìm đến nhau, bổ khuyết cho nhau. Ấy chính là một trong những điều kì diệu của cuộc sống. Và néu có một ngày nào đó tắt cả mọi người trong vũ trụ này đều hoàn hảo, thì có lẽ con người cũng sẽ không còn khát khao vươn đến cái đẹp như con người đã và đang khát khao. Khi ấy, có lẽ con người sẽ không còn cần tìm đến nhau, bởi bản thân mỗi người đã đủ là một thế giới hoàn hảo rồi.

Và như thế, chính những vết xước, những mảnh khuyết, chính sự không – hoàn – hảo đã và đang duy trì vẻ đẹp của cuộc sống này…

Câu chuyện “Chiếc bình nứt” khép lại, để lại cho chúng ta thật nhiều suy tư. Đối diện với những khiếm khuyết của chính mình, mỗi người cằn học cách chấp nhận, đồng thời biết hướng đến những điều tét đẹp của bản thân. Bởi vì mỗi chúng ta sinh ra đều mang trong mình những giá trị và khả năng vô giá. Bởi vì cuộc sống của mỗi chúng ta đều có thể như chiếc bình nứt, dù nứt nhưng vẫn gieo nguồn nước cho những luống hoa mọc lên, tươi đẹp và có ích cho cuộc đời…


Tham khảo thôi nhé đừng nên chép giống nhé bạn

1 tháng 3 2017

ukm, mk cảm ơn bạn nkahihivui

1 tháng 12 2016

BÀI LÀM

Tiết trời bắt đầu se lạnh, hàng cây so đũa trước nhà lác đác trổ bông, từng chùm trắng muốt chen lẫn giữa đám lá xanh um đong đưa theo gió. Cánh hoa màu sữa mịn màng xếp chồng lên nhau. Hoa chưa nở trông giống những chiếc móc câu treo lủng lẳng. Khi nở những cánh hoa bung ra khoe nhị vàng. Phía dưới đài hoa là một điều tuyệt diệu: túi mật ngọt lịm thơm lừng ẩn chứa một sự quyến rũ đến vô cùng.

Thuở nhỏ tôi thường trèo lên cây so đũa hái hoa chỉ để hút lấy phần mật thơm ngon ấy. Lớn hơn một chút tôi biết hái hoa mang về cho mẹ nấu canh chua. Một rổ bông so đũa, ít trái đậu rồng, vài cọng rau muống và một mớ cá rô đồng. Chỉ bấy nhiêu thôi cả nhà tôi đã có bữa cơm chiều ngon miệng. Bông so đũa luộc hoặc hấp cơm thì ngon phải biết, vừa thơm, vừa dai lại vừa ngọt.

Mỗi năm cây so đũa chỉ trổ bông một lần khoảng từ tháng mười âm lịch đến sau Tết. Qua mùa hoa, trên cây chỉ toàn là trái. Những trái dài khoảng hai gang tay, trổ song song, ngay ngắn, đều đặn cứ y như người ta so đũa trước mỗi bữa ăn. Phải chăng vì thế mà cây có tên là: “so đũa”? Cũng chính nhờ hình ảnh đó mà cây có thêm một ý nghĩa đặc biệt. Những chàng trai, cô gái quê yêu nhau lấy thời điểm cây ra hoa làm hẹn ước “ra giêng rồi so đũa thành đôi”.

Em tham khảo :

I. Mở bài:

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Bàn về lời xin lỗi, suy nghĩ về vai trò, ý nghĩa của lời xin lỗi trong cuộc sống

Ví dụ:

Người xưa từng nói: “Nhân bất thập toàn”, nghĩa là không ai sinh ra đã trở nên hoàn hảo. Sai lầm là một biểu hiện thường thấy trong cuộc sống con người. Có những sai lầm mới có những thành công. Từ con người bình thường đến các vĩ nhân đều có những sai lầm nhất định trong cuộc đời và sự nghiệp của mình. Lời xin lỗi luôn là một hành động cần thiết trong cuộc sống. Mỗi khi sai lầm xảy ra để hạn chế những hậu quả đáng tiếc và làm cho tâm hồn được bình yên hơn thì lời xin lỗi thực sự cần thiết.

II. Thân bài:

1. Giải thích

- "Xin lỗi": là hành động tự nhận khuyết điểm, sai lầm về mình, là sự đồng cảm, sẻ chia đối với người bị ta làm tổn thương, thiệt hại. Biết xin lỗi là mong muốn được đền bù thiệt hại và tha thứ.

- Xin lỗi không chỉ là cách thể hiện thái độ biết lỗi, tự nhận thấy sai lầm mà còn là phép lịch sự trong giao tiếp, ứng xử giữa người với người.

2. Bàn luận:

a) Biểu hiện của người biết nói lời xin lỗi:

- Luôn chủ động mở lời xin lỗi, tự nhận khuyết điểm về mình khi gây ra một lỗi lầm, hoặc một hành động sai trái gây ra hậu quả nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến người khác

- Tích cực tìm cách khắc phục hậu quả đã gây ra

- Biết nhận thấy sai lầm của mình và mong muốn được khắc phục

- Người biết nói lời xin lỗi luôn sống hiền hòa, chuẩn mực, quan tâm, kính nhường và tôn trọng người khác.

b) Tại sao sống phải biết nói lời xin lỗi?

- Xin lỗi là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa của con người, là hành vi văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội

- Lời xin lỗi chân thành phản ánh phẩm chất văn hóa của cá nhân, giúp mọi người dễ cư xử với nhau hơn.

- Xin lỗi là một phép lịch sự trong giao tiếp, thể hiện sự văn minh và thái độ tôn trọng con người

- Lời xin lỗi chân thành có thể cứu vãn được sự việc đáng tiếc có thể đã xảy ra

- Xin lỗi đúng cách, đúng lúc giúp ta tránh được những tổn thất về vật chất và tinh thần

- Lời xin lỗi còn để thể hiện sự chia sẻ, đồng cảm với mọi người

- Lời xin lỗi chân thành hàn gắn những chia rẽ và hận thù do những lỗi lầm ấy gây nên.

- Xin lỗi còn để dạy cho con cái biết học cách lớn lên là người có ý thức trách nhiệm.

- Biết nói lời xin lỗi giúp cho cuộc sống của chúng ta được an lành, hạnh phúc hơn.

3. Bài học nhận thức và hành động

- Biết sống chân thành, tôn trọng, quý trọng người khác, thành thật nhận khuyết điểm về mình, không được né tránh trách nhiệm hay ngụy biện về hành động của mình

- Lời xin lỗi phải xuất phát từ đáy lòng mới thật sự hữu dụng

- Hiểu rõ đối tượng là ai để bày tỏ thái độ xin lỗi một cách đúng đắn và hiệu quả nhất.

- Xin lỗi đúng lúc, đúng nơi sẽ làm cho người được xin lỗi thấy dễ tha thứ hơn, đặc biệt cần biết sửa sai sau khi xin lỗi.

III. Kết bài:

- Khẳng định vai trò, ý nghĩa của lời xin lỗi trong các mối quan hệ cuộc sống

- Nêu quan điểm của mình về vấn đề này.


24 tháng 8 2016

Bạn em say mê học Toán nhưng lại chưa thích học Văn. Em hãy góp ý với ban để giúp bạn học tập toàn diện hơn và đạt kết quả cao hơn.

Bạn là "nhà toán học tương lai". Thật đáng khám phục. Trí thông minh, sự nhạy bén linh hoạt của bạn số giúp bạn thành công trên lĩnh vực toán học. Nhưng nếu suốt quá trình học tập cũng như cả cuộc đời của bạn sau này đều chỉ là những bài toán, những con số thì cuộc sống va học tập của bạn nhàm chán biết bao!

Dường như nó bị hụt hẫng, nó thiếu vắng cuộc sông tâm hồn vốn rất cần thiết từ mỗi con người. Cho nên học giỏi toán, cóỏ sự say mê toán học không hẳn là chỉ biết có môn toán mà ta cần và rất cần các môn học khác thì mới phát triển' toàn diện được, nhất lá môn văn. Văn và toán thuật nghe như hai môn này đối nghịch nhau nhưng thật ra chúng hỗ trợ cho nhau rất nhiều: và chúng giúp ta phát triển trí tuệ, tâm hồn một cách trọn vẹn.

Để hiểu vấn đề một cách sâu rộng hơn, trước hết ta cần tìm hiểu văn học là gì, và học văn để làm gì? Văn học là sáng tạo của con người, vì lợi ích và đời sống của con người. Một tác phẩm hay, tốt, trước hết là "bồi dưỡng" tính từ chổ mỗi chúng ta, giúp ta có thái độ sống cho đúng đắn. Văn học còn là tấm gương phản ánh hiện thực xã hội. Thông qua văn học, chúng ta nhận thức được điều bổ ích về con người và cuộc sống trong quá khứ cũng như trong hiện tại. Văn học giúp ta hiếu cuộc sống một cách đầy đủ hơn. Văn học chính là món ăn tinh thần không thể thiếu ở mỗi con người. Nó làm cho tâm hồn, tư tưởng, tình cảm thêm phong phú, nhạy cảm trước cái đẹp, cái thiện, cái thực của cuộc đời.

Văn học sẽ giúp con người hoàn thiện nhân cách, sống tốt hơn, cao thượng hơn, biết yêu thương mọi người và có ích cho mọi người. Ngoài ra văn học còn là phương tiện giải trí lành mạnh. Cho nên văn học rất là cần thiết. Học văn trước hết là ta học tiếng nói, ngôn ngữ của dân tộc, học cách nói, cách viết, cách diễn đạt. Hai điều này rất cần thiết đối với mỗi người. Học văn sẽ giúp ta sữ dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ, tạo điều kiện thuận lợi trong học tập cũng như trong sinh hoạt, làm việc... của mỗi người. Riêng về kĩ năng viết văn, thông qua học văn và làm văn tạ sẽ được phát triển nâng cao từ viết đúng đến viết tốt, viết hay. Năng lực viết văn ngày càng cần thiết cho cuộc sống của mỗi con người. bởi vì trên lĩnh vực nào, ngành nghề nào trong thực tế cũng cần những người đọc thông, viết thạo. Từ các văn bản thủ tục hành chính đến lĩnh vực kinh tế, chính trị xã hội văn hóa nghệ thuật đêu rất cần những người có khả năng nói hay, viết tốt - một xã hội tiến bộ văn minh thì phải có những con người thông minh, lịch thiệp, có phong cách, đạo đức, biết cư xử tốt với mọi người. Những vấn đề ấy học văn giỏi sẽ giúp cho ta rất nhiều. Tìm hiểu, đi sâu vao lĩnh vực văn học ta sẽ nâng cao được nhận thức, bồi dưỡng được tư tưởng tốt, tình cảm đẹp yà năng lực thẩm mĩ. cảm thụ đuợc các tác phẩm văn học ta sẽ có được tâm hồn cao quí, biết yêu thương mọi người, sống có. nghĩa có tình hơn. Cho nên học văn cũng là học đạo làm người vậy.

Bạn say mê học toán, có được và muốn trở thành các nhà khoa học, các nhà kĩ thuật có trình độ cao, đó là những ước mơ chân chính. Nhất là trong tình hình đất nước ta hiện nay, thời kì đổi mới, thời kì của khoa học kĩ thuật tiên tiến, một đất nước còn nghèo nàn lạc hậu như ta thì đang rất cần những tài năng trẻ, những nhà khoa học kĩ thuật để xây dựng đất nước giàu đẹp. Và môn toán chính là môn học cửa ngõ đẽ đi vào kỉ thuật hiện đại. Nhưng không vì thế mà ta chỉ học toán thôi và bỏ mặc các môn học khác. Như vậy ta sẽ trở thành người khập khiễng trong sự hiếu biết và trong tâm hồn nữa. Bạn cần phải sáng suốt mà nhận ra rằng ở bậc phổ thông từ tiểu học đến trung,học, chúng ta cần phải học đẩy đủ các môn để có vốn kiến thức cơ bản, để tạo sự cân đối trong việc phát triển trí tuệ tài năng cũng như là hình thành nhân cách con người. Muốn giỏi toán mà lại giỏi văn bạn sẽ dễ thành đạt hơn Sự phát triển cùa bạn sẽ toàn diện hơn và tạo được một nền tảng vững chắc trong sự hiểu biết cùa mình. Từ đó làm đại học bạn có đi chuyên sâu vào ngành nào cũng dễ dàng nắm bắt. Sự thành đạt tốt đẹp sẽ đến với bạn. Hiểu được điều đó bạn sẽ cảm thấy có hứng thú học tập văn tốt và cũng như các môn học khác. Chúng ta nên nhớ rằng sự phát triển toàn diện rất cần thiết cho mỗi con người trong xã hội.

Tóm lại, văn là một môn học quan trọng không thể thiếu trong nhà trường. Nó vừa là môn học cơ sớ giúp ta học tốt các môn học khác, vừa là môn học giáo dục tư tưởng, tình cảm con người, là môn học làm đẹp tâm hôn chúng ta. Nó không chỉ thiết thực trong nhà trường mà còn rất cần thiết ngoài xã hội. Bạn hãy nên phấn đấu không ngừng học tập tốt cả toán lẫn văn cùng các môn học khác để sớm trở thành một học sinh giỏi toàn diện, một bông hoa ưu tú của nhà trường hôm nay và xã hội mai sau.

 

 

29 tháng 8 2017
Câu chuyện khi Người ở Pác pó


Đầu năm 1941, Bác Hồ về nước, Người đã chọn Pác Bó (huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng) làm nơi đứng chân xây dựng căn cứ địa cách mạng.

Vào những năm 1940 - 1941, đời sống người dân Pác Bó vô cùng cực khổ, lương thực chủ yếu chỉ là ngô. Có những gia đình thiếu đói, vào những ngày giáp hạt phải vào rừng để đào củ mài để kiếm sống qua ngày. Còn có những gia đình bốn đời truyền nhau một tấm áo chàm, miếng vá nọ chồng lên miếng và kia, đến khi nhìn lại thì không còn nhận ra đâu là miếng vải may từ lúc đầu tiên nữa. Người về nước trong thời điểm đó và chọn hang Cốc Bó làm nơi trú ẩn. Cuộc sống của Người kham khổ đạm bạc cũng chỉ cháo ngô và rau rừng như những đồng bào quanh vùng. Thấy Bác đã có tuổi, vất vả ngày đêm, lại phải ăn cháo ngô sợ Người không đủ sức khoẻ nên các đồng chí đã bàn nhau mua gạo để nấu riêng cho Bác. Biết vậy Người đã kiên quyết không đồng ý. Có lần ngô non xay để lâu ngày mới dùng đến, nấu cháo bị chua. Các đồng chí lại đề nghị Bác cho nấu cháo gạo để Bác dùng Bác vẫn không nghe. Người hỏi các đồng chí:

- Có cách nào làm cho bắp non khỏi bị chua không?

Các đồng chí thưa:

- Nếu rang lên thì có thể ăn được nhưng không ngon.

- Không ngon cũng được, thế thì rang lên mà ăn, không nên bỏ phí. Một hạt bắp lúc này cũng quí.

Lời Bác nói đã cho anh em thấm thía một bài học về sự tiết kiệm. Và câu thơ "Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng" ra đời trong thời kỳ này. Trong hoàn cảnh khó khăn gian khổ, Bác chúng ta vẫn luôn tin tưởng vào một ngày mai tươi sáng.

Đầu tháng 4/1941, Bác và các đồng chí chuyển sang sống ở lán Khuổi Nặm. Đồng chí Bảo An - quê ở Sóc Giang, Hà Quảng bẫy được một chú gà lôi. Mọi người trầm trồ khen con gà đẹp quá và xin Bác giữ lại nuôi làm cảnh. Bác bảo:

- Nuôi gà lôi giải trí cũng thích, nhưng hiện nay lương thực rất thiếu thốn, cơm gạo chúng ta còn chưa đủ ăn thì các chú lấy gì để nuôi gà cảnh?

Anh em thưa với Bác: - Chúng cháu sẽ bắt sâu bọ để nuôi gà.

Bác đồng ý, nhưng chỉ được vài ngày sau con gà lôi gầy sút đi. Thấy vậy Bác hỏi:

- Bây giờ chúng ta giải quyết thế nào đây?

Biết ý, anh em thưa:

- Vậy xin phép Bác cho chúng cháu thịt gà ạ.

Bác nhất trí. Anh em hớn hở vì nghĩ hôm nay sẽ được cải thiện một bữa ra trò. Nhưng khi thịt gà, Bác chỉ cho phép lấy bộ lòng để nấu một bữa tươi. Còn tất cả băm thật nhỏ cho nhiều muối và ớt rang mặn lên để vào ống tre ăn dần trong các bữa sau. Bác còn dặn, nhớ để phần cho những đồng chí đang đi công tác cơ sở chưa về. Chỉ một miếng ăn nhỏ lạ miệng Người cũng không quên các đồng chí vắng nhà.

Năm 1942, Bác sang Trung Quốc để gặp gỡ với chính quyền Trung ương Tưởng Giới Thạch bàn về mối quan hệ giữa hai nước trong công cuộc chống Nhật. Không may, đi đến phố Túc Vinh, huyện Đức Bảo, Quảng Tây, Trung Quốc, Người đã bị chính quyền địa phương Tưởng Giới Thạch bắt giữ. Người đã bị giải đi qua hơn 30 nhà lao của 13 huyện thị Quảng Tây, Trung Quốc. Tháng 10/1943, Người được trả lại tự do. Đến tháng 10/1944, Người quay trở lại Pác Bó. Các đồng chí đã đưa Bác vào nhà cụ Dương Văn Đình (bố đồng chí Dương Đại Lâm) mọi người mừng rỡ khi thấy Bác trở về. Nhìn thấy Bác gầy yếu, tóc bạc đi mấy phần, ai cũng xót xa, thương Bác. Cụ Dương Văn Đình đã cho người nhà nấu cháo và bưng đến một bát cháo trứng gà mời Bác. Bác hỏi:

- Ở đây một ngày ăn mấy bữa hả cụ?

- Dạ, một ngày ăn ba bữa, bữa sáng thì ăn cháo.

- Thế ai cũng được ăn cháo đánh với trứng à?

Mọi người phải thú thực vì thấy Bác đi đường mệt nên mới làm mời Bác thôi. Bác không bằng lòng bảo với mọi người

- Các đồng chí làm cách mạng, tôi cũng làm cách mạng, tại sao tôi lại được đặc biệt hơn các đồng chí? Cách mạng gian khổ phải cùng nhau chịu đựng, mọi người ăn sao tôi ăn vậy.

Và Người đứng dậy, bưng bát cháo trứng đến mời bà cụ cố của đồng chí Dương Đại Lâm. Bác nói: "Đây mới là người cần được bồi dưỡng. Bà cố đã sống gần trăm tuổi rồi, cực khổ vất vả đã nhiều, cần ăn ngon để sống với con cái đến ngày nước nhà độc lập, vui hưởng thái bình".

Nghe Bác nói vậy ai cũng thấy sống mũi cay cay. Thương Bác và càng thêm cảm phục Bác. Chưa bao giờ Bác đòi hỏi phải có sự ưu tiên cho riêng mình. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào Người cũng đều nghĩ cho người khác và quan tâm đến tất cả mọi người xung quanh.

11 tháng 8 2017

văn học hiện đại việc nam đang trên đà phát triển và cũng đang cố gắng để phát triển hơn nữa về sau này.để cho mọi người trên thế giới biết rằng văn học việt nam là cả một kho tàng là những viên ngọc còn mãi với thời gian càng để lâu càng sáng

24 tháng 8 2017
a. Giải thích vấn đề cần nghị luận: - câu nói khẳng định tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm cao đẹp nhất, thiêng liêng nhất của mỗi người; cần lên án những kẻ không biết trân trọng, nâng niu, giữ gìn tình cảm đó. b. Luận bàn về vấn đề nghị luận: - Khẳng định câu nói của A-mi- xi là hoàn toàn đúng . + Cha mẹ là người sinh thành ra ta, là người đã ban cho ta hình hài máu mủ, + là người phải thức khuya dậy sớm một nắng hai sương, cày sâu cuốc bẫm, vất vả cực nhọc, khó khăn để nuôi dưỡng, dạy dỗ chúng ta trưởng thành. + Cha mẹ là người yêu thương con nhất, luôn dành cho con những điều tót đẹp nhất. + Cha mẹ là người thầy đâu tiên của ta: tập cho ta những bước đi đàu tiên, dạy cho ta những bài học đầu đời + Cha mẹ còn là ................... + Cha mẹ là người có thể hi sinh tính mạng vì ta: (Dẫn chứng) => chính vì vậy đối với mỗi người, tình yêu thương kính trọng cha mẹ là tình cảm tốt đẹp và thiêng liêng. Đó là tình cảm nhân bản. cội nguồn. - Ý nghĩa của tình cảm đó với mỗi người: + đem đến niềm vui, hạnh phúc và ý nghĩa cuộc sống cho cha mẹ, tiếp thêm sức mạnh, động lực, niềm tin để mỗi người con có thể vượt qua khó khắn, cạm bẫy, hoàn thiện nhân cách. * biểu hiện: - Nhưng yêu thương kính trọng cha mẹ không thể chỉ là lời nói xuông, đầu môi cuối lưỡi mà phải được thể hiện bằng những việc làm và hành động cụ thể: + Biểu hiện của tình yêu thương, kính trọng cha mẹ: một ánh mắt, nụ cưới, lời nói quan tâm, những việc làm cụ thể, thiết thực... ( dẫn chứng) + Người nào không yêu thương, kính trọng cha mẹ không thể có nhân cách và phẩm chất tốt đẹp. Đó là những kẻ bị lên án, khinh bỉ. * Phê phán những người con bất hiếu, ngược đãi cha mẹ( dẫn chứng) cần lên án, phê phán. c. Bài học nhân thức và hành động: cảm nhận sâu sắc tấm lòng cha mẹ, thể hiện tình cảm yêu thương, kính trọng cha mẹ bằng nhiều việc làm...