K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Nhân sự việc bị mất con chó thân yêu của mình, thần đồng thơ Trần Đăng Khoa đã viết bài thơ "Sao không về Vàng ơi!", Trong đó có đoạn như sau: Hôm nay tao bỗng thấy Cái cổng rộng thế này Vì không thấy bóng mày Nằm chờ tạo trước cửa Không nghe tiếng mày sủa Mày không bắt tay tao Tay tao buồn làm sao Sao không về hả chó Nghe bom thằng Mĩ nổ Mày bỏ chạy đi đâu? Như những buổi trưa nào Không thấy mày...
Đọc tiếp

Nhân sự việc bị mất con chó thân yêu của mình, thần đồng thơ Trần Đăng Khoa đã viết bài thơ "Sao không về Vàng ơi!", Trong đó có đoạn như sau:

Hôm nay tao bỗng thấy

Cái cổng rộng thế này

Vì không thấy bóng mày

Nằm chờ tạo trước cửa

Không nghe tiếng mày sủa

Mày không bắt tay tao

Tay tao buồn làm sao

Sao không về hả chó

Nghe bom thằng Mĩ nổ

Mày bỏ chạy đi đâu?

Như những buổi trưa nào

Không thấy mày đón tao

Cái đuôi vàng ngoáy tít

Cái mũi đen khịt khịt

Tao chpwf mày đã lâu

Cơm phần mày để cửa

Sao không về hả chó?

Tao nhớ mày lắm đó

Vàng ơi là Vàng ơi !...

a) Đây là đoạn thơ được viết theo phương thức biểu đạt nào?

b) Trong đoạn thơ, tác giả sử dụng biện pháp tự từ nghệ thuật chính nào? Tác dụng của biện pháp tu từ ấy?

c) Nếu đây là một văn bản biểu cảm, hãy chỉ ra câu thơ nào biểu cảm trực tiếp, câu thơ nào biểu cảm giân tiếp. Nêu tình cảm của người viết qua đoạn thơ.

Giúp mk làm bài này với:-):-):-)

5
5 tháng 7 2019

a) PTBĐ: Biểu cảm , Miêu tả , Tự sự

b) BPTT: Nhân hóa "Con Vàng như là 1 con người 1 người bạn thực thụ"

Tác dụng: Diễn tả tình thương, sự trân quý cậu Vàng như một người bạn thân thiết

c) Câu văn Biểu cảm:

-Mày bỏ chạy đi đâu? (Gián tiếp)

-Sao không về hả chó? )Gián tiếp)

-Tao nhớ mày lắm đó (Trực tiếp)

-Tay tao buồn làm sao (trực tiếp)

Tâm trạng. tình cảm:

Bài thơ mang tâm lý thiếu nhi mà lại sâu sắc việc đời, người lớn khó viết được.Bài thơ nói chuyện mất chó nhưng đoạn đầu, đoạn dài nhất trong ba đoạn của bài, lại nói chuyện lúc chó đang còn. Nói cái mất, cái không có dễ trừu tượng, nên phải lấy cái có để nói cái không, vẽ mây nẩy trăng vốn là thủ pháp thường gặp trong văn chương, ở đây em Khoa dùng rất đắc địa là chó, sinh động nhất, tình cảm nhất là lúc nó đón mừng chủ. Đó là hoàn cảnh điển hình để bộc lộ "tính cách điển hình'' của con Vàng. Nói lý do mất chó, Khoa đã biến bài thơ mất chó thành bài thơ hạ không lực Hoa Kỳ, một yêu cầu thời sự của văn chương những năm sáu mươi. Bom Mỹ rơi chỉ có chó nó sợ, nó chạy, không thấy tác động gì khác tới làng xóm.Hai câu kết:''Tao nhớ mày lắm đó/
Vàng ơi là vàng ơi!''là đỉnh cao của tình cảm bài thơ, tưởng như thấy được chú bé đang mếu máo gọi chó, vác gậy chạy tìm khắp xóm.

a) PTBĐ: Biểu cảm , Tự sự

b) BPTT: Nhân hóa , so sánh

Tác dụng: Diễn tả tình thương, sự trân quý cậu Vàng như một người bạn thân thiết.

c) Câu văn Biểu cảm:

-Mày bỏ chạy đi đâu? (Gián tiếp)

-Sao không về hả chó? )Gián tiếp)

-Tao nhớ mày lắm đó (Trực tiếp)

Tâm trạng. tình cảm:

Bài thơ mang tâm lý thiếu nhi mà lại sâu sắc việc đời, người lớn khó viết được.Bài thơ nói chuyện mất chó nhưng đoạn đầu, đoạn dài nhất trong ba đoạn của bài, lại nói chuyện lúc chó đang còn. Nói cái mất, cái không có dễ trừu tượng, nên phải lấy cái có để nói cái không, vẽ mây nẩy trăng vốn là thủ pháp thường gặp trong văn chương, ở đây em Khoa dùng rất đắc địa là chó, sinh động nhất, tình cảm nhất là lúc nó đón mừng chủ. Đó là hoàn cảnh điển hình để bộc lộ "tính cách điển hình'' của con Vàng. Nói lý do mất chó, Khoa đã biến bài thơ mất chó thành bài thơ hạ không lực Hoa Kỳ, một yêu cầu thời sự của văn chương những năm sáu mươi. Bom Mỹ rơi chỉ có chó nó sợ, nó chạy, không thấy tác động gì khác tới làng xóm.Hai câu kết:''Tao nhớ mày lắm đó/
Vàng ơi là vàng ơi!''là đỉnh cao của tình cảm bài thơ, tưởng như thấy được chú bé đang mếu máo gọi chó, vác gậy chạy tìm khắp xóm.

Câu 1 (5đ) : "Mưa xuân. Không phải mưa. Đó là sự bâng khuâng gieo hạt xuống mặt đất nồng ấm, mặt đất lúc nào cũng phập phồng, như muốn thở dài vì bổi hổi, xốn xang...Hoa xoan rắc nhớ nhung xuống cỏ non ướt đẫm. Đồi đất đỏ lấm tấm một thảm hoa trẩu trắng." Câu hỏi : Xác định, phân tích giá trị các từ láy và biện pháp tu từ có trong đoạn văn trên để thấy được những cảm nhận của nhà...
Đọc tiếp

Câu 1 (5đ) :

"Mưa xuân. Không phải mưa. Đó là sự bâng khuâng gieo hạt xuống mặt đất nồng ấm, mặt đất lúc nào cũng phập phồng, như muốn thở dài vì bổi hổi, xốn xang...Hoa xoan rắc nhớ nhung xuống cỏ non ướt đẫm. Đồi đất đỏ lấm tấm một thảm hoa trẩu trắng."

Câu hỏi : Xác định, phân tích giá trị các từ láy và biện pháp tu từ có trong đoạn văn trên để thấy được những cảm nhận của nhà văn Vũ Tú Nam về mưa xuân bằng một đoạn văn ngắn.

Câu 2 (15đ). Nhà thơ Tố Hữu có đoạn thơ sau :

"Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta

Thương cuộc đời chung, thương cỏ hoa

Chỉ biết quên mình cho hết thảy

Như dòng sông chảy nặng phù sa."

Câu hỏi : Em hãy làm rõ nội dung của đoạn thơ trên qua các tác phẩm "Đêm nay Bác không ngủ" (Minh Huệ), "Cảnh khuya" và "Rằm tháng giêng" (Hồ Chí Minh).

3
6 tháng 4 2018

Câu 1

+ Từ láy: bâng khuâng, phập phồng, bổi hổi, xốn xang, nhớ nhung, lấm tấm. + Biện pháp tu từ: Nhân hóa: mưa xuân bâng khuâng gieo hạt; mặt đất phập phồng, bổi hổi, xốn xang; hoa xoan nhớ nhung. So sánh: mặt đất như muốn thở dài. - Phân tích: (1,5điểm ) + Mưa được cảm nhận như là sự bâng khuâng gieo hạt, những hạt mưa xuân từ bầu trời xuống mặt đất một cách nhẹ nhàng, đem đến cho đất trời một sự nồng ấm. + Mặt đất đón mưa được cảm nhận trong cái phập phồng, chờ đợi. Có lẽ sự chờ đón đó rất lâu rồi nên mặt đất thở dài, xốn xang, bổi hổi. + Hoa xoan rụng được cảm nhận như cây đang rắc nhớ nhung. Þ Một loạt từ láy nói về tâm trạng, cảm xúc con người kết hợp biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa để diễn tả cảnh vật, thiên nhiên đất trời lúc mưa xuân: làn mưa xuân nhẹ, mỏng, đáng yêu, đem đến hơi thở, sự sống cho thiên nhiên đất trời của mùa xuân. Mưa xuân được cảm nhận hết sức tinh tế qua tâm hồn nhạy cảm và tình yêu thiên nhiên của nhà văn Vũ Tú Nam.
6 tháng 4 2018

Câu 2

​- Phép tu từ được dùng trong đoạn thơ trên là phép tu từ điệp ngữ.
- Từ “thương” được nhắc đi nhắc lại 3 lần trong 2 câu thơ đầu.
- Phép tu từ so sánh trong hai câu thơ sau: So sánh sự hi sinh quên mình của Bắc với hình ảnh dòng sông chảy nặng phù sa
- Phân tích tác dụng: Viết về Bác Hồ kính yêu- đó là nguồn cảm hứng không bao giờ vơi cạn đối với các nhàvăn, nhà thơ. Tố Hữu cũng trân trọng giành một phần tâm hồn mình viết về Bác. Đoạnthơ trên được trích trong trường ca “Theo chân Bác” của Tố Hữu.Trong đoạn thơ tác giả dùng điệp từ “thương” ở 2 câu thơ đầu để nói về tìnhthương yêu rộng lớn bao la của Bác giành cho ta - những người dân đất nước Việt cũngnhư toàn thể nhân dân lao động nghèo khổ trên thế giới. Tình yêu thương của Bác cònbao trùm cả vạn vật trong thiên nhiên.
- Hai câu thơ sau tác giả dùng phép tu từ so sánh thật độc đáo. Tác giả đã sosánh sự hi sinh quên mình vì dân vì nước của Bác như dòng sông lặng lẽ chảy trôi ngànđời mang lượng phù sa bồi đắp cho những cánh đồng phì nhiêu.Đoạn thơ có 4 câu sử dụng hài hoà 2 phép tu từ điệp ngữ và so sánh giúp ta hiểutình thương, sự hi sinh cao cả của Bác giành cho ta, có lẽ mỗi chúng ta đều cảm động vôcùng khi đọc đoạn thơ trên.

Câu 1 Hãy sửa những đoạn văn miêu tả sau đây thành những đoạn văn biểu cảm: a) Bàn tay mẹ không có những ngón tay thon thon hình tháp bút. Ngón nào cũng gầy gầy, xương xương và thô ráp. Lòng bàn tay đầy những vết chai đóng cứng lại. Nhưng đôi bàn tay ấy lúc nào cũng thoăn thoắt làm việc, không biết mệt mỏi. b) Ngày còn sống, bà tôi vẫn thường hay kể chuyện cổ tích cho tôi nghe. Giọng bà đều đều, rủ rỉ,...
Đọc tiếp

Câu 1 Hãy sửa những đoạn văn miêu tả sau đây thành những đoạn văn biểu cảm:

a) Bàn tay mẹ không có những ngón tay thon thon hình tháp bút. Ngón nào cũng gầy gầy, xương xương và thô ráp. Lòng bàn tay đầy những vết chai đóng cứng lại. Nhưng đôi bàn tay ấy lúc nào cũng thoăn thoắt làm việc, không biết mệt mỏi.

b) Ngày còn sống, bà tôi vẫn thường hay kể chuyện cổ tích cho tôi nghe. Giọng bà đều đều, rủ rỉ, đưa tôi vào giấc ngủ lúc nào cũng không hay. Thời gian đã trôi qua, giờ thì bà không còn nữa. Nhưng những câu chuyện của bà tôi vẫn nhớ mãi không bao giờ quên.

Câu 2

Hãy dùng những biện pháp tu từ phù hợp để viết một đoạn văn biểu cảm ghi lại cảm xúc của mình trong một buổi bình minh

Giúp mk vs câu nào cx đc á

2
13 tháng 8 2017

Câu 2:

Reng reng reng... Tiếng chuông báo thức vang lên. Tôi vội vàng ngồi dậy rồi tắt chuông đồng hồ báo thức. Bước đến của sổ, dang rộng cánh tay, tôi hít thật sâu một hơi, tôi cảm nhận được sự bình yên của một buổi sáng bình minh đẹp trời. Tôi cảm thấy buổi sáng là lúc mà tôi cảm thấy thoải mái nhất, tôi yêu bình minh! Nhìn ra bên ngoài, nơi có những chú ong, cô bướm chăm chỉ bên những chị hoa xinh đẹp. Ông mặt trời lười biếng đã thức dậy, ban tặng những tia nắng ban mai lên những cánh hoa tươi thắm.Đáng yêu làm sao những chị hồng duyên dáng lan tỏa hương thơm ngát để đánh thức vạn vật, quyến rũ những chú ong, cô bướm đến quanh mình. Tôi như đắm chìm vào thế giới thần tiên của buổi bình minh. Những giai điệu líu lo thật hay và dễ thương của những chú chim trên vòm cây. Tôi nhắm mắt lại, thả lỏng người, tôi cảm nhận được hương vị của buổi sáng bình minh. Sao tôi yêu buổi sáng như thế?! Một buổi sáng nhộn âm thanh của thiên nhiên, không chút phiền muộn, ưu tư của cuộc sống.

13 tháng 8 2017

Câu 1. Hãy sửa những đoạn văn miêu tả sau đây thành những đoạn văn biểu cảm:

a) Bàn tay mẹ không có những ngón tay thon thon hình tháp bút. Ngón nào cũng gầy gầy, xương xương và thô ráp. Lòng bàn tay đầy những vết chai đóng cứng lại. Nhưng đôi bàn tay ấy lúc nào cũng thoăn thoắt làm việc, không biết mệt mỏi.

=>Tôi yêu mẹ tôi nhiều lắm! Cả cuộc đời này mẹ lam lũ, làm việc cực khổ cũng chỉ vì tôi, vì cả nhà. Mẹ tôi đã làm việc rất vất vả, đến nổi đôi bàn tay mẹ ngón nào cũng gầy và thô ráp. Yêu mẹ thật nhiều, vì mỗi khi nhìn đôi bàn tay đầy những vết chai cứng lại tôi lại rưng rưng nước mắt. Tất cả, tất cả những vết chai sần, khô ráp trên đôi bàn tay mẹ là vì cả gia đình này, nhưng không bao giờ tôi thấy đôi bàn tay của mẹ mệt mỏi cả, chỉ biết thoăn thoắt làm việc cả ngày. Ôi, yêu làm sao đôi bàn tay mẹ tôi!

b) Ngày còn sống, bà tôi vẫn thường hay kể chuyện cổ tích cho tôi nghe. Giọng bà đều đều, rủ rỉ, đưa tôi vào giấc ngủ lúc nào cũng không hay. Thời gian đã trôi qua, giờ thì bà không còn nữa. Nhưng những câu chuyện của bà tôi vẫn nhớ mãi không bao giờ quên.

=>Bà ơi! Cháu nhớ bà lắm! Nhớ làm sao lúc bà còn sống, bà vẫn thường lể chuyện cho tôi nghe để ru tôi ngủ. Cháu như chìm đắm vào giấc ngủ với những câu chuyện Tấm Cám, Cây khế,… của bà. Vẫn còn nhớ sao giọng bà trầm ấm, đều đều mỗi khi kể chuyện, hát ru cho cháu. Nhưng giờ thì bà đã rời xa tôi mãi mãi rồi, bà đã rời xa với những kỉ niệm tuổi thơ của cháu với bà, rời xa gia đình này và bà cũng đã rời xa mãi những câu chuyện mà bà thường kể cho cháu nghe. Tất cả mọi thứ trên đời này có thể thay đổi, nhưng bà có biết không? Những câu chuyện của bà cháu sẽ nhớ mãi không bao giờ quên.

Bạn học tốt nha!!!

[Ngữ Văn 7]* Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu ở dưới:“…. Có thể nói, cả đời ông chưa có tình yêu nào lại gắn bó thuỷ chung và bền chặt như tình yêu đối với Côn Sơn… Lúc ấy ông tuy mới độ năm mốt năm hai tuổi nhưng những cuộc tranh quyền đoạt lợi thời hậu chiến của các phe cánh trong triều đình nhà Lê lại vô cùng khốc liệt và phức tạp. Một con người ngay thẳng trung trực như ông không thể...
Đọc tiếp

[Ngữ Văn 7]

* Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu ở dưới:

“…. Có thể nói, cả đời ông chưa có tình yêu nào lại gắn bó thuỷ chung và bền chặt như tình yêu đối với Côn Sơn… Lúc ấy ông tuy mới độ năm mốt năm hai tuổi nhưng những cuộc tranh quyền đoạt lợi thời hậu chiến của các phe cánh trong triều đình nhà Lê lại vô cùng khốc liệt và phức tạp. Một con người ngay thẳng trung trực như ông không thể nào hoà nhập được. Tuy rất đau lòng nhưng ông cũng không còn cách nào khác là phải tự tách mình ra để tìm đến những thú riêng. Và cái thú riêng của ông chính là trở về sống ẩn dật ở Côn Sơn.”

                                                  (Đỗ Đình Tuân)

Câu 1. Đoạn văn trên nói tới tác giả nào?

A. Nguyễn Trãi.

B. Nhuyễn khuyến.

C. Bà huyện Thanh Quan.

D. Hồ Chí Minh.

Câu 2: Câu văn “Một con người ngay thẳng trung trực như ông không thể nào hoà nhập được.” có mấy từ Hán Việt?

A. Một từ.

B. Hai từ.

C. Ba từ.

D. Bốn từ.

Câu 3: Từ “ông” trong đoạn văn trên thuộc loại từ nào?

A. Danh từ.

B. Động từ.

C. Tính từ.

D. Đại từ.

Câu 4: Trong các thông tin về sau, thông tin nào giúp em hiểu thêm về nội dung của văn bản “Bài ca Côn Sơn”?

A. Nguyễn Trãi là con của Nguyễn Phi Khanh.

B. Ông tham gia khởi nghĩa Lam Sơn với vai trò rất lớn cạnh Lê Lợi.

C. Chốn quan trường đầy kẻ dèm pha, ông cáo quan về ở ẩn tại Côn Sơn.

D. Ông bị giết hại một cách oan khốc và thảm thương vào năm 1442.

Câu 5: Cho đoạn văn sau:

"Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”."

a. Em hiểu thế giới kì diệu sẽ mở ra ở đây là gì?

b. Từ văn bản trên em hãy viết đoạn văn biểu cảm ngắn (6 - 8 câu) bày tỏ suy nghĩ của em về niềm vui được cắp sách tới trường. Trong đoạn văn có sử dụng cặp từ trái nghĩa và từ láy. Gạch chân những cặp từ trái nghĩa và từ láy đã dùng. 

19

I. Phần đọc - hiểu: (4 điểm)

* Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu ở dưới:

“…. Có thể nói, cả đời ông chưa có tình yêu nào lại gắn bó thuỷ chung và bền chặt như tình yêu đối với Côn Sơn… Lúc ấy ông tuy mới độ năm mốt năm hai tuổi nhưng những cuộc tranh quyền đoạt lợi thời hậu chiến của các phe cánh trong triều đình nhà Lê lại vô cùng khốc liệt và phức tạp. Một con người ngay thẳng trung trực như ông không thể nào hoà nhập được. Tuy rất đau lòng nhưng ông cũng không còn cách nào khác là phải tự tách mình ra để tìm đến những thú riêng. Và cái thú riêng của ông chính là trở về sống ẩn dật ở Côn Sơn.”

                                                  (Đỗ Đình Tuân)

Câu 1. Đoạn văn trên nói tới tác giả nào?

Chọn A. Nguyễn Trãi.

B. Nhuyễn khuyến.

C. Bà huyện Thanh Quan.

D. Hồ Chí Minh.

Câu 2: Câu văn “Một con người ngay thẳng trung trực như ông không thể nào hoà nhập được.” có mấy từ Hán Việt?

A. Một từ.

B. Hai từ.

Chọn C. Ba từ.

D. Bốn từ.

Câu 3: Từ “ông” trong đoạn văn trên thuộc loại từ nào?

A. Danh từ.

B. Động từ.

C. Tính từ.

Chọn D. Đại từ.

Câu 4: Trong các thông tin về sau, thông tin nào giúp em hiểu thêm về nội dung của văn bản “Bài ca Côn Sơn”?

A. Nguyễn Trãi là con của Nguyễn Phi Khanh.

B. Ông tham gia khởi nghĩa Lam Sơn với vai trò rất lớn cạnh Lê Lợi.

Chọn C. Chốn quan trường đầy kẻ dèm pha, ông cáo quan về ở ẩn tại Côn Sơn.

D. Ông bị giết hại một cách oan khốc và thảm thương vào 1442

9 tháng 4 2021

Câu 1: A

Câu 2: C

Câu 3: D

Câu 4: C

Câu 5:

a,Người mẹ trong “Cổng trường mở ra” của nhà văn Lý Lan đã nói với con một câu triết lí đầy cảm xúc: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con. Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. ... Mà đó là tất cả những thứ mà mỗi con người cần khám phá, vượt qua.

b,Mỗi người chúng ta ai cũng có những kỉ niệm về thời thơ ấu, lần đầu tiên được cắp sách đi tới trường với biết bao nhiêu sự ngỡ ngàng và rụt rè. Có lẽ, ai cũng có một thời như vậy. Là khi lần đầu tiên được mặc bộ đồng phục đẹp, tóc được tết gọn gàng để đi cùng mẹ tới trường- nơi đầu tiên dạy chúng ta cách trưởng thành và làm những người công dân tốt. Và “ Cổng trường mở ra” cũng chính là những kỉ niệm của tác giả Lí Lan viết về những kỉ niệm của chị về tuổi thơ, lần đầu tiên được cắp sách tới trường của mình qua lời kể với đứa con cũng sắp đi học của mình. Bài văn không hề có cốt truyện cùng những chi tiết mang hành động kịch tính thắt mở nút nhưng lại khiến cho người đọc cảm thấy thích thú và say mê bởi chính những tình cảm trong bài viết. Đây chính là những lời chia sẻ với biết bào những tâm sự mang rất nhiều tình cảm của tác giả, có tình mẹ dành cho đứa con bé bỏng của mình. Đọc bài văn, trong mỗi chúng ta đều cảm nhận được những tình cảm và kí ức dâng trào trên trong lòng mình. Trong bài viết có xuất hiện hình ảnh của hai nhân vật với những đặc điểm về tính cách và hành động trái ngược nhau. Hình ảnh của người con hiện lên trong mắt người đọc mang vẻ đẹp vô cùng trong sáng, thơ ngây. “ Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thình thoảng con chúm lại như đang mút kẹo”. Đó chính là những hình ảnh đẹp nhất cho những mầm non tương lai của đất nước. Ngày mai chính là ngày khai trường, là ngày mà con chính thức đi học, được nhận sự dậy dỗ ân cần của những người thầy, người cô luôn yêu thương con. Với đứa con, bé vẫn còn nhỏ, những gì bé suy nghĩ chỉ là háo hức cho ngày mai, lo bị đi muộn mà thôi. Đó chính là những suy nghĩ non nớt của con trẻ. Còn người mẹ thì khác, người mẹ lo lắng cho con của mình. Tuy con là người đi học, nhưng mẹ lại nghĩ cho tương lai của con, nghĩ tới chính những kỉ niệm của mình khi mình cũng nhỏ như vậy và đi học. “Bà đã dẫn mẹ qua cánh cổng của thế giới kì diệu, cánh cổng mang nét đẹp tuổi thơ”. Thế nên mẹ hiểu những cảm giác háo hức và lo lắng của đứa con thân yêu. Mẹ cảm thấy vui và hạnh phúc vì biết rằng, trường là nơi sẽ dạy cho con những điều hay, lẽ phải, cho con cách bước đi và tự lập bằng chính đôi chân của mình. Và mẹ cũng luôn tin tưởng vào đứa con của mình, rồi đây, bé sẽ trưởng thành và mạnh mẽ vượt qua hết những chông gai trong cuộc đời này. Người mẹ nghĩ tới những cảm xúc của mình vào những ngày khai trường của cuộc đời mẹ. Thế nhưng, có lẽ, không có lần khai trường nào lại làm cho mẹ suy nghĩ và bận lòng như ngày khai trường đầu tiên của con. Đến đây, chung sta mới cảm nhận được tình yêu thương của cha mẹ dành cho những đứa con của mình, luôn bao bọc và che chở, yêu thương, chăm lo cho từng bước đường đời của người con. Mẹ như cánh chim trời theo sát con trong những chặng đường dài và luôn ở bên cạnh con mãi mãi. Mẹ biết rằng, chỉ từ ngày mai thôi, con sẽ được học cách để làm quen và tiếp xúc nhiều hơn với thế giới ở xung quanh mình. Con sẽ học cách lắng nghe thầy cô, chia sẻ với những người thầy cua mình, sẽ biết cách nắm giữ tình bạn, sau này là tình yêu. Mẹ cũng biết những ý nghĩa to lớn của giáo dục đối với con. Mẹ nhớ tới ngày khai giảng ở nước Nhật, cả nước cùng được nghỉ lễ vì học cho rằng, đưa con tới trường khai giảng là điều rất quan trọng và cũng không có gì quan trọng hơn giáo dục con người cả. Trong bài viết, người mẹ không nói với con hay nói với bất kì một người nào mà người mẹ chỉ đang nói với chính bản thân mình. Đó chính là những kỉ niệm của người mẹ về một thời đã qua với những kí ức thuộc về tuổi thơ. Mỗi lúc như vậy, mẹ lại nao lòng nhớ lại về những kỉ niệm của mình và mỉm cười khi nghĩ tới những ngày tháng sau này mà người con sẽ được như vậy. Tóm lại, bài viết với những lời nhẹ nhàng, tình cảm mang những tình cảm sâu sắc của người mẹ dành cho đứa con của mình. Những tình cảm ấy của mẹ luôn mang theo và dõi theo cuộc sống của người con. Qua đây, chúng ta cũng thấy được tầm quan trọng của giáo dục đối với tương lai của trẻ thơ.

Trong các loài cây có trên đất nước thân yêu của chúng ta ,cây nào cũng có vẻ đẹp và ý nghĩa riêng của nó.Những với tôi ,có lẽ cây bàng là người bạn thân thiết nhất .Tôi yêu cây bàng như một người bạn vì cây bàng là một nhân chứng cho biết bao nhưng kỉ niệm vui,buồn thời thơ ấu của tôi . Từ khi biết nô đùa ,chạy nhảy cùng lũ bạn gần nhà ,tôi đã thấy cây bàng đứng sừng sững trước của nhà tôi từ bao...
Đọc tiếp

Trong các loài cây có trên đất nước thân yêu của chúng ta ,cây nào cũng có vẻ đẹp và ý nghĩa riêng của nó.Những với tôi ,có lẽ cây bàng là người bạn thân thiết nhất .Tôi yêu cây bàng như một người bạn vì cây bàng là một nhân chứng cho biết bao nhưng kỉ niệm vui,buồn thời thơ ấu của tôi .

Từ khi biết nô đùa ,chạy nhảy cùng lũ bạn gần nhà ,tôi đã thấy cây bàng đứng sừng sững trước của nhà tôi từ bao giờ.Từ xa nhìn lại ,cây bàng như 1 chiếc ô khổng lồ .Thân cây to ,nổi lên những u ,những cục sần sùi ,bà bảo đó chính là những cái mắt của cây bàng ,bên trong những con mắt đó là những dòng nhựa dang tỏa ra khắp các cành,lá,thân để nuôi sống bác bàng qua thời gian ,năm tháng để bác có thể tồn tại mãi bên chúng tôi đến mai sau .Lá bàng thường thay đổi theo bốn mùa,như tâm trạng trần ngâm ,suy nghĩ ,lúc vui ,buồn của bác bàng .Mùa hè bàng lại khác trên mình chiếc áo màu xanh .Những tán lá xanh đó như những chiếc lọng xanh mát ,che bớt đi cái nóng oi ả của buổi trưa hè .Tạm biệt mùa hè ,bàng đón mùa thu sang với những làm xương và ánh nắng mờ ảo để những chiếc lá xanh của mình dần chuyển sang màu vàng .Rồi mỗi khi đi học về lũ trẻ xóm tôi laị đi quanh cây bàng để tìm những quả bàng chín bị gió thổi rụng để ăn .Với xóm tôi bàng chín là một món đặc sản ngon tuyệt của mùa thu .Bàng chín co vị ngòn ngọt sen lẫn với vị chua ,chan chát .Nếu ai đã cầm quả bàng chín sẽ khó quên được cái mùi dịu tỏa ra từ lớp vỏ bóng vàng .Phải chăng rễ bàng đã phải cần ,vất vả chắt chiu màu mỡ trong lòng đất mẹ để để chúng tôi có được những trái ngon,và mùi hương dịu tỏa khó quên đến vậy.Lá bàng từ màu vàng nhạt chuyển ,sậm dần rồi chuyển sang màu đỏ sẫm .Đó là lúc bàng gửi thông điệp hồng đầu đông cho con người ,cho cây cỏ .Từng cơn gió bấc thổi mạnh ,lá bàng lìa khỏi cành bay vào không gian như nuối tiếc gì đó rồi nhẹ nhành đáp xuống .Đông đến thật rồi .Bàng trút lá ,cành cây trơ trụi khẳng khiu đứng trước gió đông buốt lạnh như cô đơn trong Đông.Nhiều hôm mưa phùn,gió bấc mà sao cây vẫn đứng được ở đó tôi tự hỏi mình,có phải cây có ý chí khiên cường có thể vượt qua mùa đông không .Qua đông lại đến xuân ,cây bàng lai khoác lên mình những đốm lửa xanh .Rồi những đốm lửa xanh ấy cứ lớn dần ,lớn dần .Bàng cựa mình rung rinh hé mắt nhìn bầu trời xanh thẳm .Và kì diệu thay ,chỉ vài ba hôm tôi không để ý ,bàng hoàn toàn đổi khác với tấm áo xanh ,non tươi mới .Gốc bàng xù xì ,rễ là phần bán xâu vào lòng đất và vững vàng qua mưa gió .Rễ không chỉ vững vàng mà rễ còn tỏa ra nhiều phía nên bao sinh lực bàng dành hết cho lá ,cho cành ,cho những chùm hoa trắng nhỏ li ti kết thành trái . Bàng hứng nắng trên đầu để cho gốc mát quanh năm ,để ánh nắng lọc qua lung linh ,huyền ảo .Trong những tán lá bàng xanh đó là một thế giới riêng của chim sẻ và chim sâu .Đứng dưới gốc bàng nghe tiếng kêu lích dích của chúng thật vui tai .

bài văn này còn 1 nửa tí mình đánh nốt nhưng cho mình hỏi đây có phải là văn biểu cảm không

2
16 tháng 10 2018

Thêm vài chi tiết biểu cảm và sửa lại một số chỗ thì cũng sẽ gần giống một bài văn biểu cảm nếu kết hợp đoạn tiếp thì chắc là sẽ thaafnh một bài văn biểu cảm hoàn chỉnh.

16 tháng 10 2018

Không phải văn biểu cảm mà là văn miêu tả

Câu 1 . Hãy xác định người nói trong bài ca dao sau đây là ai và người đó đang nói với ai , trong hoàn cảnh nào. Nêu nội dung , nghệ thuật của bài : Công cha như núi ngất trời / Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông / Núi cao biển rộng mênh mông / Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi ! Câu 2 . Bài ca dao sau có phải là lời khuyên đoàn kết giữa anh em trong một nhà ko ? Vì sao ? Phân tích các biện pháp nghệ thuật sử dụng trong bài ca...
Đọc tiếp

Câu 1 . Hãy xác định người nói trong bài ca dao sau đây là ai và người đó đang nói với ai , trong hoàn cảnh nào. Nêu nội dung , nghệ thuật của bài : Công cha như núi ngất trời / Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông / Núi cao biển rộng mênh mông / Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi !

Câu 2 . Bài ca dao sau có phải là lời khuyên đoàn kết giữa anh em trong một nhà ko ? Vì sao ? Phân tích các biện pháp nghệ thuật sử dụng trong bài ca dao : Anh em nào phải người xa / Cùng chung bác mẹ , một nhà cùng thân / Yêu nhau như thể tay chân / Anh em hoà thuận, hai thân vui vầy.

Câu 3 . Em hãy viết một đoạn văn ngắn phát biểu cảm nghĩ của em về quê hương đất nước VN ?

Câu 4 . Hãy nêu những nguyên nhân làm xuất hiện các câu hát than thân trong kho tàng văn học dân gian VN ?

Câu 5 . Bài ca dao sau sử dụng lối nói nào ? Hiệu quả nghệ thuật của nó ? Lập luận về "số cô" của thầy bói có gì đáng cười ? Bài ca dao này muốn phê phán chế giễu ai trong xã hội ? : Cái cò lặn lội bờ ao / Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng / Chú tôi hay tửu hay tăm / Hay nước chè đặc , hay nằm ngủ trưa / Ngày thì ước những ngày mưa / Đêm thì ước những đêm thừa trống canh.

Câu 6. Viết đoạn văn ngắn phát biểu cảm nhận của em về bài thơ Sông núi nước nam ?

Câu 7 . Viết đoạn văn ngắn phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ Bánh trôi nước ?

Câu 8 . Em hãy viết đoạn văn ngắn phát biểu cảm nhận của em về bài thơ Qua đèo Ngang ? Phân tích tâm trạng của nhà thơ (Bà Huyện Thanh Quan ) trong bài thơ , nhất là hai câu cuối (Dừng chân đứng lại trời, non, nước / Một mảnh tình riêng , ta với ta )

Câu 9 . Viết một đoạn văn ngắn Nêu cảm nhận của em về bài thơ Bạn đến chơi nhà ?

Câu 10 . Từ tình bạn của nhà thơ Nguyễn Khuyến với người bạn trong bài thơ Bạn đến choi nhà , em hãy viết một đoạn văn ngắn phát biểu cảm nghĩ của em về tình bạn ?

0
Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến. Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng, Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhuỵ vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông, đầu giêng, nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác. Thường thường, vào khoảng đó trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm...
Đọc tiếp

Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến. Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng, Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhuỵ vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông, đầu giêng, nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác.

Thường thường, vào khoảng đó trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ. Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ra ở trên trời, mình cảm thấy rạo rực một niềm vui sáng sủa. Trên giàn hoa lí, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa. Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong trong có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột.

1 tìm những phương thức biểu đạt của đoạn văn trên

2 tìm từ láy và nêu tác dụng

3 qua đoạn văn trên em cảm nhận j về tác giả vũ bằng

( giúp mình nha các bạn )

2
3 tháng 1 2018

a) Tự sự và miêu tả
b) Từ láy : nam mác, đùng đục, rạo rực, sáng sủa, hồng hồng,
->Tác dụng: Nhằm cho ta thấy vẻ đẹp của mùa xuân
c)Mùa xuân đến mang theo bao nhiêu sự háo hức, chờ đợi của bao nhiêu con người. Những tâm hồn nao nao, lắng đọng chờ đón giây phút ấy. Mùa xuân - mùa của tình yêu, hạnh phúc và là mùa của sức sống. Mỗi năm bắt đầu từ mùa xuân, tuổi trẻ của mỗi người mơn man là thế trong những ngày đầu tiên này. Mùa xuân như những nàng tiên dịu hiền gieo rắc vào thế gian này những chồi non tươi đẹp. Một tuổi mới, một sự lớn khôn hơn. Bông hoa kia đâm chồi mơn mởn trong những ngày nắng đẹp đầu xuân này. Không gì có thể ngăn cản được sức sống ấy trong những ngày này, ngày đẹp tươi của một năm. Những bông hoa đang nói với những con người đang ở đây: mùa xuân đến, những ngày đầu tiên của một năm đã hiện trước mắt, nhìn về phía trước và quên đi những điều không tốt đã qua trong năm cũ, vươn đến những điều tốt đẹp trong năm mới. Mùa xuân - mùa của sức sống tuổi trẻ.

13 tháng 6 2018

a) Tự sự và miêu tả
b) Từ láy : nam mác, đùng đục, rạo rực, sáng sủa, hồng hồng,
->Tác dụng: Nhằm cho ta thấy vẻ đẹp của mùa xuân

Hình ảnh nụ hoa đào chớm nở, hoa mai đâm chồi hay những cành quất trĩu quả trên khắp nẻo đường, con phố báo hiệu một không khí xuân căng tràn đang về. Những bài hát về mùa xuân tựa như những dòng chảy nhỏ ca lên khúc yêu thương về một mùa mới, về khoảnh khắc giao cảm mãnh liệt trong tâm hồn mỗi người Việt. Mùa xuân cũng chính là khoảng thời gian có khí hậu ôn hòa nhất trong năm, la thời điểm hồi sinh của muôn loài sau một mùa đông giá lạnh. Mỗi con người ai cũng có mùa xuân sinh tươi hồn nhiên, nhưng phải biết nắm bắt, "mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất" nếu không biết trân trọng khoảnh khắc quý hiếm đó của cuộc đời mà vội vàng cảm nhận hưởng thụ nó, thì cũng uổng cuộc đời.Tháng giêng ngon như cặp môi hồng, một mùa xuân ngọt ngào , không thể nào cưỡng chế được,cái vẻ đẹp vàhương sắc ngắn ngủi của nó.

Mùa đông , giữa ngày mùa , làng quê toàn màu vàng - những màu vàng rất khác nhau . Có lẽ bắt đầu từ những đêm sương sa thì bóng tối đã hơi cứng và sáng ngày ra trông thấy màu trời có vàng hơn mọi khi . Lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại . Nắng nhạt ngả màu vàng hoe . Trong vườn , lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm , không trông thấy cuống , như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng . Từng chiếc lá mít vàng...
Đọc tiếp

Mùa đông , giữa ngày mùa , làng quê toàn màu vàng - những màu vàng rất khác nhau . Có lẽ bắt đầu từ những đêm sương sa thì bóng tối đã hơi cứng và sáng ngày ra trông thấy màu trời có vàng hơn mọi khi . Lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại . Nắng nhạt ngả màu vàng hoe . Trong vườn , lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm , không trông thấy cuống , như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng . Từng chiếc lá mít vàng sẫm . Tàu đu đủ , chiếc lá sắn héo lại mở năm cánh vàng tươi . Buồng chuối quả chín vàng đốm . Nắng vườn chuối đương có gió lẫn với lá vàng , như những vạt áo nắng , đuôi áo nắng , vẫy vẫy .Bụi mía vàng xọng,đốt ngầu phấn trắng.Dưới sân,rơm và thóc vàng giòn.Quanh đóm con gà,con chó cũng vàng mượt.Mái nhà phủ một màu rơm vàng mới.Lác đác cây lụi có mấy chiếc lá đỏ.Qua khe giậu,ló ra mấy quả ớt đỏ chói.Tất cả đượm một màu vàng trù phú,đầm ấm lạ lùng.Không còn có cảm giác héo tàn hanh hao lúc sắp bước vào mùa đông.

1.Phương thức biểu đạt của đoạn văn là gì?

2.Nêu nội dung của đoạn văn?

3.Theo nhà văn Tô Hoài,giữa ngày mùa,làng quê có những gam màu vàng nào?Từ những gam màu vàng đó tác giả đã cảm nhận như thế nào về cuộc sống nơi làng quê?

4.Chỉ ra các cụm danh từ,cụm động từ có trong câu văn sau:

Trong vườn,lắc lư những chùn quả xoan vàng lịm không trông thấy cuống,như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng.

5.Qua đoạn văn trên,em rút ra bài học gì cho mình khi viết văn miêu tả.

Giúp mình với ạaaaaa!

0
1. Dưới đây là phần đầu của câu chuyện có nhan đề:Không nhận cá Công Nghi Hưu làm tướng nước Lỗ, tính thích ăn cá. Một hôm có người đem cá biếu, ông lại không nhận. Em ông ấy lấy làm lạ, hỏi:"Anh thích ăn cá, người ta đem cá cho, sao anh lại không nhận?" Công Nghi Hưu nói:"Người ta đem cá cho chắc có ý cầu ta việc gì. Nếu ta nhận, tất ta phải giúp việc người. Ta giúp việc người, lỡ làm trái phép nước...
Đọc tiếp

1. Dưới đây là phần đầu của câu chuyện có nhan đề:Không nhận cá

Công Nghi Hưu làm tướng nước Lỗ, tính thích ăn cá. Một hôm có người đem cá biếu, ông lại không nhận. Em ông ấy lấy làm lạ, hỏi:"Anh thích ăn cá, người ta đem cá cho, sao anh lại không nhận?"

Công Nghi Hưu nói:"Người ta đem cá cho chắc có ý cầu ta việc gì. Nếu ta nhận, tất ta phải giúp việc người. Ta giúp việc người, lỡ làm trái phép nước thì đến mất quan. Đã mất quan thì chẳng những không có cá biếu, mà đến mua cá để ăn cũng không có nữa. Cho nên ta không nhận cá, chihs là ta muốn được có cá ăn lâu dài mãi mãi đó..."

Theo em, như thế có phải là Công Nghi Hưu đã nghị luận không ? Nếu đúng là Công Nghi Hưu đã nghị luận thì ông nghị luận để thuyết phục ai ? Người mà ông cần thuyết phục đó đã gặp phải vấn đề gì ? Công Nghi Hưu đã thuyết phục người đó bằng những lí lẽ nào ?

2. Em hãy đọc kĩ các đoạn trích sau:

a, Ngày xưa, có một người đi cày, quát tháo. đánh đập con trâu thế nào trâu cũng phải chịu. Con hổ ngồi lên bờ, nom thấy, mới hỏi trâu rằng : "Trâu kia ! Mày to lớn nhường ấy sao mày để người đánh đập như thế ?". Trâu nói :"Người bé nhưng trí khôn người lớn !".

Hổ lấy làm lạ, không biết trí khôn là cái gì, mới hỏi người rằng :"Người kia ! Trí khôn của người đâu, đưa ta xem ?". Người nói :"Trí khôn ta để ở nhà". Hổ bèn bảo :"Người về lấy mang ra đây đi !". Người mới nói rằng :"Ta về, rồi hổ ăn mất trâu của ta thì sao ? Hổ có thuận để cho ta trói lại thì ta về lấy cho mà xem".

Hổ muốn xem, thuận để cho người trói. Trói hổ xong, người lấy bắp cày vừa phang vào lưng hổ vừa nói :"Trí khôn của ta đây ! Trí khôn của ta đây !".

b, Người ta chẳng qua là một cây sậy, cây sậy mềm yếu nhất trong tạo hóa, nhưng là một cây sậy có tư tưởng.

Cần gì cả vũ trụ phải vào hùa nhau mới đè bẹp được cây sậy ấy ? Chỉ một chút hơi, một giọt nước cũng đủ làm chết được người. Nhưng dù vũ trụ có đè bẹp người ta, người ta so với vũ trụ vẫn cao hơn, vì khi chết thì biết rằng mình chết, chứ không như vũ trụ kia, khỏe hơn người nhiều mà không tự biết rằng mình khỏe.

Vậy giá trị của chúng ta là ở tư tưởng... Dù tôi có bao nhiêu đất cát cũng chưa phải là "giàu hơn", vì trong phạm vi không gian này, vũ trụ nuốt tôi như một điểm con, nhưng trái lại, nhờ tư tưởng, tôi quan điểm, bao trùm được vũ trụ.

c, Sáng độ một giờ rồi. Phương đông trắng mát màu hoa huệ, đã ngả qua màu hồng của tuổi dậy thì, để bây giờ nhếnh nhoáng màu vàng cháy. Mặt trời mới nhú lên được một chút, khỏi cái nóc nhà cao nhất ở đầu phố đằng kia. Những tia nắng đầu tiên, óng ả như tơ,... đến xiên vào hai cái cửa sổ gác nhà trường, cái nhà cao thứ hai ở đầu phố đằng này. Nắng chảy thành vũng trên sàn. Hai vùng sáng trước cửa nhỏ và mập mờ, cứ dần dần lan rộng thêm, rõ hình thêm. Sau cùng thì đã rõ ràng là hai cái hình chữ nhật lệch có cái rọc đen. Một chút phản quang hắt lên trần, lên những bức tường quét vôi vàng và kẻ chỉ nâu... Mặt trời đã nhô lên hẳn".

Hãy cho biết : Trong các đoạn trích trên, đoạn nào thuộc văn bản nghị luận ? Em căn cứ vào đâu để xác định đoạn đó đúng là văn nghị luận, còn những đoạn khác thì không phải ?

0