K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 11 2022

- Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian.

- Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian.

- Công thức tính vận tốc: v=\dfrac{s}{t}

Trong đó: s là quãng đường đi được và t là thời gian đi hết quãng đường đó.

18 tháng 11 2022

- Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian.

- Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian.

- Công thức tính vận tốc: v=\dfrac{s}{t}

Trong đó: s là quãng đường đi được và t là thời gian đi hết quãng đường đó.

3 tháng 12 2017

***là loại cho

16 tháng 12 2019

- Chuyển động đều là chuyển động có tốc độ không thay đổi theo thời gian.

VD: Xe chạy đều trên đường với chỉ số vận tốc không thay đổi.

- Chuyển động không đều là chuyển động có tốc không thay đổi theo thời gian.

VD: Xe lửa khi vào ga

- Nói đến vận tốc trung bình.

CT: v = s/t

3 tháng 12 2017

1. Định nghĩa

- Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian.

- Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian.

2. Vận tốc trung bình của chuyển động không đều : Vận tốc trung bình của một chuyển động không đều trên một quãng đường được tính bằng công thức : \(v_{tb}=\dfrac{s}{t}\), trong đó s là quãng đường đi được, t là thời gian để đi hết quãng đường đó.

Lưu ý : Chuyển động không đều là chuyển động thường gặp hang ngày của các vật. Trong chuyển động không đều, vận tốc thay đổi theo thời gian. Chẳng hạn ô tô, xe máy chuyển động trên đường, vận tốc liên tục thay đổi thể hiện ở số chỉ tốc kế.

- Khi đề cập đến chuyển động không đều, người ta thường đưa ra khái niệm vận tốc trung bình : \(v_{tb}=\dfrac{s}{t}\)

- Vận tốc trung bình trên những đoạn đường khác nhau thường có giá trị khác nhau, vì vậy phải nêu rõ vận tốc trung bình trên đoạn đường cụ thể (hoặc trong thời gian cụ thể).

- Vận tốc trung bình không phải là trung bình cộng của các vận tốc.

Ví dụ : Nếu một vật chuyển động được hai đoạn đường liên tiếp s1 với vận tốc v1 trong khoảng thời gian t1 và s2 với vận tốc v2 trong khoảng thời gian là t2, thì vận tốc trung bình trên cả quãng đường là\(v_{tb}=\dfrac{s_1+s_2}{t_1+t_2}\) chứ không phải là : \(v_{tb}=\dfrac{v_1+v_2}{2}\)



23 tháng 5 2018

- Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian.

-Công thức tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều:

vtb = S/t

Trong đó: vtb: Vận tốc trung bình

s: Quảng đường đi được

t: Thời gian đi hết quảng đường đó.

23 tháng 5 2018

*Định nghĩa

- Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian.

- Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian.

* Công thức tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều là :

\(v_{tb}=\dfrac{s}{t}\)

Trong đó: s là quãng đường đi được,

t là thời gian để đi hết quãng đường đó.

29 tháng 9 2017

câu 1:

VD. Có một ôtô đang chạy trên đường. Câu mô tả nào sau đây là không đúng ?

A. Ô tô chuyển động so với mặt đường.

B. Ô tô đứng yên so với người lái xe.

C. Ô tô chuyển động so với người lái xe.

D. Ô tô chuyển động so với cây bên đường.

Giải

=> Chọn C. Ô tô chuyển động so với người lái xe.

Lý thuyết:

Chuyển động cơ học là sự chuyển dời vị trí trong không gian của các vật hay là sự thay đổi vị trí của 1 vật theo thời gian so với vật khác. Khi vị trí của vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc. Chuyển động này là chuyển động cơ học (gọi tắt là chuyển động).

29 tháng 9 2017

Câu 4 : Giải thích về quán tính.

Lực quán tính
Trong cơ học cổ điển, lực quán tính là lực tác động lên vật thể phụ thuộc hoàn toàn vào trạng thái chuyển động của hệ quy chiếu. Hơn nữa, luôn có thể tìm thấy phép biến đổi hệ quy chiếu để trong hệ quy chiếu mới, lực này biến mất.

Như vậy, lực quán tính không thể quy về lực cơ bản, vốn là các lực không bao giờ biến mất dưới phép biến đổi hệ quy chiếu. Theo định nghĩa, các hệ quy chiếu mà lực quán tính biến mất là hệ quy chiếu quán tính; còn hệ quy chiếu phi quán tính là hệ quy chiếu có xuất hiện lực quán tính. Các hệ quy chiếu chuyển động thẳng đều (không có gia tốc) so với một hệ quy chiếu quán tính đều là quán tính. Các hệ quy chiếu chuyển động có gia tốc so với một hệ quy chiếu quán tính đều là phi quán tính. Lực quán tính tỷ lệ với khối lượng vật thể và với gia tốc của hệ quy chiếu phi quán tính so với hệ quy chiếu quán tính. Lực này có hướng ngược lại hướng của gia tốc.

Lực quán tính được đưa ra, trong cơ học cổ điển, để giải thích hiện tượng cơ học trong những hệ quy chiếu phi quán tính, nơi các định luật cơ học, như định luật Newton, không được thỏa mãn khi chỉ tính đến các lực cơ bản. Nếu coi lực quán tính như một thành phần nằm trong các lực tổng cộng, thì các định luật cơ học sẽ được thỏa mãn

Công thức
Xét một vật khối lượng m nằm trong một hệ quy chiếu phi quán tính. Tại một thời điểm nhất định, hệ quy chiếu này chuyển động với gia tốc a so với một hệ quy chiếu quán tính; vật m sẽ chịu lực quán tính:

Fqt = - m a

10 tháng 2 2020

Trong sách giáo khoa có hết nha bạn

21 tháng 12 2018

Công thức tính vận tốc chuyển động đều:

v=S/t

Công thức tính vận tốc chuyển động ko đều:

Vtb= S1 +S2 +........+Sn / t1+t2+.........tn

banh

10 tháng 2 2019

công thức tính vt của chuyển động đều là v=\(\dfrac{s}{t}\)

công thức tính vt của chuyển động không đều là: vtb 1,2 = \(\dfrac{s1+s2}{t1+t2}\)

Bài 1: Một xe máy chuyển động đều , lực kéo của động cơ là 1200N . Trong 1 phút công sản ra là 780000J . Tính vận tốc chuyển động của xe Bài 2: Một vật khối lượng m=2,5kg được thả rơi từ độ cao h=6m xuống đất. Trong quá trình chuyển động , lực cản bằng 4 % so với trọng lực. Tinh công của trọng lực và công của lực cản Bài 3: Một người đi xe máy trên đoạn đường s=3km , lực cản trung bình của...
Đọc tiếp

Bài 1: Một xe máy chuyển động đều , lực kéo của động cơ là 1200N . Trong 1 phút công sản ra là 780000J . Tính vận tốc chuyển động của xe

Bài 2: Một vật khối lượng m=2,5kg được thả rơi từ độ cao h=6m xuống đất. Trong quá trình chuyển động , lực cản bằng 4 % so với trọng lực. Tinh công của trọng lực và công của lực cản

Bài 3: Một người đi xe máy trên đoạn đường s=3km , lực cản trung bình của chuyển động là 80N . Tính công của lực kéo của động cơ trên quãng đường đó . Coi chuyển động của xe là đều

Bài 4: Động cơ của một ôtô thực hiện lực kéo không đổi F=4200N . Trong 45 giây , ôtô đi được quãng đường 810m. Coi chuyển động của ôtô là đều , tính vận tốc của ô tô và công của lực kéo

Bài 5: Người ta kéo vật khối lượng m=35kg lên một mặt phẳng nghiêng có chiều dài s=8m và độ cao h=0,75m . Lực cản do ma sát trên đường là 20N . Tính công của người kéo . Coi vật chuyển động đều

4
25 tháng 3 2020

Bài 1: Đổi: 1'= 60s

Giải

Công suất của xe máy là:

P= \(\frac{A}{t}=\frac{780000}{60}=13000\left(W\right)\)

Vận tốc chuyển động của xe là:

v= \(\frac{P}{F}=\frac{13000}{1200}=\frac{65}{6}\approx10,833\left(m/s\right)\)

Vậy ...

25 tháng 3 2020

Bài 2

Giải

Ta có: P= 10m= 10.2,5= 25(N)

Lực cản tác dụng lên vật là:

Fc= \(\frac{P.4\%}{100\%}=\frac{25.4\%}{100\%}=1\left(N\right)\)

Lực tác dụng lên vật là:

F= P- Fc= 25- 1= 24(N)

Công của trọng lực là:

A= P.h= 25.6= 150(J)

Công của lực cản là:

Ac= Fc.h= 1.6= 6(J)

Vậy ...

28 tháng 10 2019

Trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai?

a) Chuyển động của đoàn tàu khi vào ga là chuyển động đều

=> Sai

b) Khi nói ô tô đi từ tỉnh A đến tỉnh B với vận tốc là 50 km/giờ là vận tốc trung bình

=> Đúng

c) Muốn tính vận tốc trung bình của cả đoạn đường ta lấy trung bình cộng của vận tốc trên từng đoạn đường

=> Sai

d) Chuyển động của xe đạp khi xuống dốc là chuyển động không đều

=> Sai

P/S Không có chắc lắm nha ( Sai thì thôi... )

28 tháng 10 2019

Mình nghĩ câu d là đúng chứ?? :v

1. thế nào là chuyển động cơ học? 2. thế nào là tính tương đối của chuyển động cơ học. nêu ví dụ minh họa về tính tương đối của chuyển động và đứng yên? 3. vận tốc được xác định bằng công thức nào? nêu ký hiệu, đơn vị từng đại lượng có trong công thức? 4. thế nào là chuyển động đều? thế nào là chuyển động không đều? 5. nêu các yếu tố của lực và cách biểu diễn lực bằng vectơ....
Đọc tiếp

1. thế nào là chuyển động cơ học?

2. thế nào là tính tương đối của chuyển động cơ học. nêu ví dụ minh họa về tính tương đối của chuyển động và đứng yên?

3. vận tốc được xác định bằng công thức nào? nêu ký hiệu, đơn vị từng đại lượng có trong công thức?

4. thế nào là chuyển động đều? thế nào là chuyển động không đều?

5. nêu các yếu tố của lực và cách biểu diễn lực bằng vectơ. hai lực cân bằng là gì?

6. khi nào có lực ma sát trượt, ma sát lăn? cho một ví dụ về lực ma sát trượt và ma sát lăn?

7. nêu công thức tính độ lớn của lực đẩy Acsimet. nêu kí hiệu, đơn vị từng đại lượng có trong công thức?

8. nêu công thức tính công, giải thích các đại lượng trong công thức, đơn vị của từng đại lượng?

9. phát biểu định luật về công?

10. công suất là gì? nêu công thức tính công suất và giải thích từng đại lượng trong công thức, đơn vị của từng đại lượng?

1
20 tháng 4 2020

1. Sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác (vật mốc) gọi là chuyển động cơ học (gọi tắt là chuyển động).

- Một vật được coi là đứng yên khi vị trí của vật đó không thay đổi theo thời gian so với vật khác.

2. Chuyển động hay đứng yên có tính tương đối, vì cùng một vật có thể được xem là chuyển động so với vật này nhưng lại được xem là đứng yên so với vật khác.

- Tính tương đối của chuyển động tuỳ thuộc vào vật chọn làm mốc.

- Thông thường người ta chọn Trái Đất hay những vật gắn với Trái Đất làm vật mốc.

3. Vận tốc được tính bằng công thức: v = \(\frac{s}{t}\)

Trong đó:

+v : vận tốc

+ s: quãng đường

+ t: thời gian đi hết quãng đường đó

4. a. Chuyển động đều

Là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian.

b. Chuyển động không đều

Là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian.

5. Lực là một đại lượng vectơ được biểu diễn bằng một mũi tên có:

- Gốc là điểm đặt của lực.

- Phương và chiều là phương và chiều của lực.

- Độ dài biểu diễn cường độ của lực theo một tỉ lệ xích cho trước.

- Ký hiệu:\overrightarrow F

- Cường độ: F

- Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau.

- Dưới tác dụng của các lực cân bằng một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều. Chuyển động này được gọi là chuyển động theo quán tính.

6. - Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác

VD: lau nhà, viết bảng,...

- Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác.

Lực ma sát lăn nhỏ hơn lực ma sát trượt

VD: bánh xe

7. Công thức tính lực đẩy Ác-si-mét: {F_A} = d.V

Trong đó:

+ d: là trọng lượng riêng của chất lỏng \left( {N/{m^3}} \right)

+ V: thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ \left( {{m^3}} \right)

8. Công thức tính công cơ học khi lựcF làm vật dịch chuyển một quãng đường s theo hướng của lực:

A = F.s

Trong đó:

+ A: công của lực F

+ F: lực tác dụng vào vật \left( N \right)

+ S: quãng đường vật dịch chuyển \left( m \right)

- Đơn vị công là Jun (kí hiệu là J): 1J = 1{\rm{ }}N.m

+ Nếu vật chuyển dời không theo phương của lực thì công được tính bằng một công thức khác sẽ học ở lớp trên

+ Nếu vật chuyển dời theo phương vuông góc với phương của lực thì công của lực đó bằng không.

9. Công cơ học dùng với trường hợp khi có lực tác dụng vào vật và vật chuyển dời theo phương không vuông góc với phương của lực.

- Công cơ học phụ thuộc vào 2 yếu tố:

+ Lực tác dụng vào vật

+ Quãng đường vật dịch chuyển

10. - Để biết người nào hay máy nào làm việc khoẻ hơn (năng suất hơn hay thực hiện công nhanh hơn) người ta so sánh công thực hiện được trong một đơn vị thời gian

- Công thức: P = \(\frac{A}{t}\)

Trong đó:

+ A: công thực hiện \left( J \right)

+ t: khoảng thời gian thực hiện công A{\rm{ }}\left( s \right)

Công suất còn được tính bởi biểu thức: P = Fv

Do: P = \(\frac{A}{t}=\frac{Fs}{t}=F.v\)

Đơn vị công suất J/s được gọi là oát (kí hiệu: W)

\begin{array}{*{20}{l}}{1W{\rm{ }} = {\rm{ }}1J/s}\\{1kW{\rm{ }} = {\rm{ }}1000W}\\{1MW{\rm{ }} = {\rm{ }}1000{\rm{ }}kW{\rm{ }} = {\rm{ }}1000000W}\end{array}

9 tháng 3 2020

1. Đổi 15 phút = 900 giây

Ta có \(A=F.s\)

\(\Rightarrow s=\frac{A}{F}=9000\) m

Vận tốc của xe là

\(v=\frac{s}{t}=10\) m/s

2. Đổi 5 phút = 300 giây

Quãng đường xe đi được là

\(s=\frac{A}{F}=600\) m

Vận tốc của xe là

\(v=\frac{s}{t}=2\) m/s

3. Tương tự ta tính được

\(s=60\) m; \(v=1\) m/s

4. Tương tự ta tính được

\(v=2\) m/s