K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 5 2020

Đề 1 : 

Bài làm

Sinh thời nhà thơ Tố Hữu đã dùng những vần thơ của mình để nổi bật lối sống đầy giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh như sau:

“ Bác để tình thương cho chúng con

Một đời thanh bạch chẳng vàng son

Mong manh áo vải hồn muôn trượng

Hơn tượng đồng phơi những lối mòn”

Không phải ngẫu nhiên mà nhân dân ta từ già đến trẻ, dù bất cứ ai cũng đều gọi Người một tiếng thân thương – Bác Hồ. Hai tiếng gọi trìu mến đó đã phần nào để thể hiện sự gần gũi của đồng bào ta dành cho Bác. Đó chính là tình cảm kính trọng và tin yêu nhất dành cho Người – vị cha già dân tộc.

Nói về Bác có lẽ chúng ta sẽ phải dùng không biết bao nhiêu trang giấy bao nhiêu câu chữ để miêu tả hết về một con người, một nhân cách vĩ đại của cả dân tộc. Trong thời chiến lẫn khi đất nước hòa bình Người cũng chưa bao giờ bỏ đi thói quen tiết kiệm, lối sống giản dị khiêm nhường. Thậm chí nó còn trở thành một trong những điều đầu tiên mà Người dạy lại cho con cháu sau này.

Trong những năm tháng kháng chiến cần lao đầy gian khổ Bác một vị lãnh đạo tối cao của dân tộc nắm trong tay cả vận mệnh tổ quốc thế nhưng cuộc sống của Người vẫn rất bình dị. Hồi còn ở chiến khu Việt Bắc, Người sống trong hang Pác Bó, ăn cháo bẹ rau măng và tinh thần vẫn luôn “sẵn sàng”. Chắc hẳn sẽ chẳng ai quên những vần thơ Người đã viết trong bài “Tức cảnh Pác Bó”:

“ Sớm ra bờ suối tối vào hang

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng

Cuộc đời cách mạng thật là sang”.

Trong những khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua đó, Người vẫn thể hiện một tâm hồn lạc quan phơi phới. Bữa ăn của Người chỉ vài món rau dưa đơn giản, và Người tuyệt đối không bao giờ để lãng phí cả một hạt cơm nhỏ. Không chỉ trong bữa ăn hàng ngày mà trang phục của Người cũng vô cùng đơn sơ. Tủ quần ảo chỉ vài chiếc áo sờn vai, chiếc dép lốp đã bao lần sửa đi vá lại,…

Con người của Bác giản dị không chỉ thể hiện ở cách sống mà còn cả thái độ sống. Bác không hề muốn cầu cạnh hay làm phiền ai. Ăn xong, bát đũa luôn được xếp ngay ngắn vào trong khay thức ăn, đồ ăn thừa xếp lại tươm tất. Điều đáng trân trọng ở vị lãnh tụ này đó chính là Bác luôn chia thức ăn thành nhiều phần nhỏ rồi gắp riêng không bao giờ có ý nghĩ “để người khác dùng thức ăn thừa của mình”. Chỉ một việc làm tưởng chừng nhỏ bé đó thôi nhưng nó thể hiện tấm lòng sự trân trọng công lao của người dân lao động sản xuất.

Trong thời chiến đã vậy đến khi hòa bình lặp lại Bác trở về thủ đô trong sự đón tiếp nồng hậu của đồng bào cả nước. Bác đã từ chối căn nhà sang trọng dành cho Chủ tịch nước mà thay vào đó Người chọn cho mình một căn nhà sàn cũ của anh thợ điện làm chỗ nghỉ ngơi. Ngôi nhà sàn ấy chỉ vỏn vẹn có 3 phòng, chiếc giường ngủ khiêm tốn nằm trong góc bàn. Tuy nhiên dưới bàn tay khéo léo sắp xếp của Người, ngôi nhà ấy lúc nào cũng thoáng gió mát mẻ và gọn dàng.

Nhà thơ Tố Hữu có dịp đến thăm nhà Bác đã có những vần thơ sau:

“Nhà bác đơn sơ một góc vườn

Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn

Giường mây chiếu cói đơn chăn gối

Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn”

Phía trước ngôi nhà sàn chính là áo cá, là vườn cây trái do chính tay Bác vun trồng. Những cây bưởi, cây vú sữa là tình cảm mà đồng bào khắp nơi gửi tặng đến Người. Ở cương vị một chủ tịch nước, một người nắm quyền lực tối cao thế nhưng bước đến nơi đây ta mới cảm nhận hình như đó là không gian sống của một lão nông tri thức gắn bó chan hòa cùng với thiên nhiên vườn tược.

Tuy được nhận lương cao nhất thời bấy giờ thế nhưng có bao giờ Bác sử dụng những đồng lương ấy cho chính mình đâu. Bác  dùng nó để giúp đỡ dân nghèo, gửi đi để chăm sóc chiến sĩ biên phòng, chiếc chổi lông gà mà Bác dùng cũng được Người ghi lại để trừ vào tiền lương hàng tháng.

Chính cuộc sống giản dị đó đã khiến Người tìm được niềm vui sự thanh bạch và an nhiên giữa cuộc đời. Người đã từng có những vần thơ để miêu tả niềm vui cuộc sống của mình : Sống quen thanh đạm nhẹ người/ Việc làm tháng rộng ngày dài ung dung”.

Ôi đến đây ta không còn thấy một vị lãnh tụ vĩ đại đứng trên vạn người nữa mà trở về đúng nghĩa một thi nhân ẩn dật, cuộc sống an nhàn mà đầy ý vị. Đó phải chăng chính là cách Người tìm được niềm vui trong  những năm tháng đầy cam go quyết liệt của cả dân tộc?

Nói về Bác, nhân cách của Bác có lẽ sẽ chẳng còn từ nào diễn tả hết. Chỉ biết đó là một tấm gương sáng đời đời để biết bao con cháu soi vào. Tình yêu thương, đức tính giản dị của Người chính là những động lực để các con noi theo và hãnh diện.

“Ôi cuộc đời Bác cứ thương ta

Thương một đời chung thương cỏ hoa

Chỉ biết quên mình cho hết thảy

Như dòng sông đỏ nặng phù sa”.

Đề 2 : 

Theo quy luật thiên nhiên, một năm có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông. Mùa xuân mở đầu cho năm mới với bao điều tốt lành. Thời tiết ấm áp khiến cây cối đâm chồi nảy lộc xanh tươi, muôn hoa khoe sắc, tỏa hương. Đâu đâu cũng ríu rít tiếng chim, tạo nên một khung cảnh đẹp đẽ tràn đầy sức sống. Vì thế, mùa xuân được coi là mùa sinh sôi phát triển nhất trong năm.

   Sinh thời, Bác Hồ phát động nhân dân hăng hái tham gia phong trào Tết trồng cây. Năm 1960, Bác viết hai câu thơ:

Mùa xuân là Tết trồng cây, Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.

   Bác khuyên khi mùa xuân tới, mỗi người nên trồng một cây xanh để góp phần làm cho quê hương, đất nước ngày càng tươi đẹp. Từ đó, Tết trồng cây đã trở thành một phong tục mới của dân tộc ta trong những ngày xuân.

   Bác nói: Mùa xuân là Tết trồng cây không có nghĩa là mọi người chỉ trồng cây trong mấy ngày Tết mà trông cây suốt cả mùa xuân. Bác gọi phong trào trồng cây là Tết trồng cây với hàm ý so sánh không khí náo nức tưng bừng của nó chẳng khác chi ngày Tết… (Vui như Tết). Bác đem lại cho phong trào không khí vui tươi của lễ hội mùa xuân.

   Ở câu thơ thứ hai, Bác Hồ nêu rõ mục đích của Tết trồng cây là Làm cho đất nước càng ngày càng xuân. Từ xuân ở câu thơ này không giống như từ xuân ở câu thơ đầu. Nó không còn là tên của một mùa trong năm (danh từ) mà đã chuyển thành tính từ chỉ sự tươi trẻ và sức sống tràn đầy của đất nước đang trên đường phát triển.

   Nhắc đến mùa xuân, người ta thường nghĩ tới màu xanh mơn mởn của cỏ cây, hoa lá. Màu xanh ấy mang đến vẻ đẹp tươi mát, trù phú cho đường phố, làng quê. Nếu nơi nào cũng có cây xanh thì đất nước sẽ được bao phủ trong một màu xanh bất tận.

   Xét về tác dụng của cây xanh đối với môi trường thì có thể ví cây xanh là lá phổi thiên nhiên kì diệu làm nhiệm vụ hút lọc khí thải, cung cấp khí oxi để duy trì sự sống cho muôn loài, làm trong sạch môi trường quanh ta.

   Khí hậu Việt Nam cũng có lúc thất thường. Vào mùa mưa lũ nếu không có những cánh rừng như những bức tường thành vững chắc ngăn gió bão, lụt lội thì biết bao nhà cửa, ruộng vườn sẽ bị cuốn trôi, bao thành quả lao động bị phá hủy… Lũ lụt sẽ gây ra những thảm họa ghê gơm khôn lường.

   Không có cây xanh, chúng ta khó có thể tồn tại một cách bình yên. Đất nước xanh tươi, con người khỏe mạnh… là cơ sở vững chắc để chúng ta học tập, lao động và sáng tạo. Trong thời đại ngày nay, bảo vệ môi trường sống là vấn đề cấp thiết được nhân loại đặt lên hàng đầu. Hơn bốn chục năm trước, Bác Hồ đã quan tâm đến điều này bằng việc hô hào toàn dân tham gia Tết trồng cây . Bác quả là vị lãnh tụ cách mạng sáng suốt, có tầm nhìn xa trông rộng.

   Mùa xuân này cũng như bao mùa xuân trước, ở khắp mọi miền đất nước, nhân dân ta nô nức tham gia phong trào Tết trồng cây. Mấy năm trở lại đây, nhà nước có chủ trương giao đất, giao rừng cho dân đã động viên mọi người nỗ lực chăm sóc, bảo vệ rừng và trông thêm cây mới, phủ xanh đất trống đồi trọc. Ở các vùng ven thành phố, phong trào lập trang trại trồng hoa, trồng rau, trồng cây ăn quả ngày càng phát triển. Cây xanh ở thủ đô Hà Nội, ở thành phố Hồ Chí Minhvà các tỉnh thành khác luôn được chăm sóc chu đáo bởi bàn tay của các cô chú công nhân và ý thức bảo vệ của người dân.

   Việc gìn giữ khu vườn nguyên sinh, rừng đầu nguồn và đưa ra các biện pháp để ngăn chặn việc chặt phá cây rừng bừa bãi đã trở thành mối quan tâm rất lớn của Đảng và Chính phủ.

   Thực hiện lời dạy của Bác Hồ, nhân dân ta đã trồng được thêm nhiều rừng cây mới ở miền núi, trung du; tạo ra nhiều công viên xanh trong lòng đô thị. Nếu mỗi người tự giác đóng góp một phần nhỏ công sức của mình vào việc phủ xanh đất nước thì chúng ta sẽ được sống trong môi trường xanh-sạch-đẹp. Năm nào trường em cũng tổ chức Tết trồng cây xanh nên cây xanh tỏa bóng mát khắp sân trường. Dưới bóng cây râm mát, chúng em thỏa thích vui chơi. Những mệt mỏi và căng thẳng trong giờ học hầu như tan biến hết, tâm hồn trẻ thơ lại lâng lâng, thanh thản.

   Hiện nay, điều đáng buồn là vẫn còn có một số người đi ngược lại lợi ích chung. Họ chỉ biết cái lợi của cá nhân mà không cần biết đến cái thiệt hại của cộng đồng cho nên môi trường bị hủy hoại nghiên trọng vì khí thải công nghiệp, vì rừng phòng hộ bị chặt phá và đốt cháy quá nhiều. Vì thế lời Bác Hồ dạy hơn bốn mươi năm trước giờ đây lại càng tỏ rõ ý nghĩa thiết thực và quý báu.

9 tháng 5 2020

Xin lỗi nhưng hơi dài nha

29 tháng 3 2020

chắc là :

- đối với thì hoàn thành hoặc quá khứ đơn, việc đó có thể tiếp tục diễn ra đến hiện tại hoặc nó cx có thể kết thúc ngay tịa thời điểm trong quá khứ.

- đối với các thì còn lại, thì nó sẽ xảy ra chỉ ở trong 1 khoảng thời gian đó, còn lại nó sẽ không kéo dài tiếp nữa, nghĩa là kết thúc rồi đấy.

=)) nghĩ thế thôi ak 

29 tháng 3 2020

Đc r, cảm ơn ạ !

22 tháng 1 2020


In the past, we used to think that being good and smart is about the subjects of natural or social knowledge, ignoring or overlooking arts such as drama, music, etc. And many people think that teaching These subjects in high schools are not necessary but many others think that they are not only necessary but also the survival of a comprehensive and modern education. So which way to go?

We can see the importance of the artis elements in everyday life or in the educational environment. If life without music, without art ... there will be no beauty of aesthes, our soul will no longer be relaxed and fostered. In the course of teaching and learning, students not only acquire scientific knowledge but also have to develop their individual creativity, build tastes, and sense of aesthe ability ... through subjects such as associations. painting, dance, music ...

In advanced countries, they have introduced art subjects to schools for a long time, both compulsory and optional subjects for students to provide the basic knowledge of enjoyment and creativity. arts, have just been fostered and developed the specific competencies or the career that I intend to pursue. An advanced and successful education allows students to develop holisally and realize the potential of each individual.

As such, each student needs to take the initiative in directing his or her own path, needing to develop both scientific knowledge and aesthe thinking in parallel. Let life be a colorful flower garden, where there are the most beautiful, most complete knowledge flowers and the most fragrant aesthe fragrance

#Châu's ngốc

Bà chủ quán nước reo lên “đến rồi” . Sau đó bà liền chạy xuống dốc giúp 2 mẹ con. Mặc cho trời mưa rét mọi người vẫn chạy ra giúp đỡ 2 mẹ con. Bỗng thùng nước gạo bị đổ. Nước gạo hoà quyện với nước mưa . Mọi người đều bảo nhau giúp đỡ 2 mẹ con . Người làm việc này người làm việc kia.Mưa tạng mọi người ra về lục cục trả tiền cho bà chủ . Bà chủ nhất quyết ko...
Đọc tiếp

Bà chủ quán nước reo lên “đến rồi” . Sau đó bà liền chạy xuống dốc giúp 2 mẹ con. Mặc cho trời mưa rét mọi người vẫn chạy ra giúp đỡ 2 mẹ con. Bỗng thùng nước gạo bị đổ. Nước gạo hoà quyện với nước mưa . Mọi người đều bảo nhau giúp đỡ 2 mẹ con . Người làm việc này người làm việc kia.Mưa tạng mọi người ra về lục cục trả tiền cho bà chủ . Bà chủ nhất quyết ko nhận và bảo mọi người ko ngại nắng mưa mà ra giúp 2 mẹ con . Sao tôi lấy tiền của mọi người đc rồi bà bảo khin nào dỗi thì vào quán bà chơi  

G. Hãy chia sẻ cảm xúc khi đọc câu chuỵen    

E. Bài học rút ra từ câu chuyện

a. Đặt nhan đề cho câu chuyện.  Vì sao đặt nhan đề đấy.      B.  Tại sao đây là văn bản hoàn chỉnh    

C. Chỉ ra PTBĐ chính và phụ . Lấy dẫn chứng cho 2 PTBĐ phụ

D. Từ “ 3 tấm thân gầy” dc tác giả sử dụng BP tu từ nào. Nêu tác dụng.                                                                            

0
6 tháng 7 2020

chăm chỉ học tập

1/ It's your duty to+Vinf

-->bị động: You're supposed to+Vinf
VD:  It's your duty to make tea today. >> You are supposed to make tea today.

2/ It's impossible to+Vinf

-->bị động: S + can't + be + P2
VD: It's impossible to solve this problem. >> This problem can't be solve.

3/ It's necessary to + Vinf

--> bị động: S + should/ must + be +P2
VD: It's necessary for you to type this letter.  >> This letter should/ must be typed by you.

4/ Mệnh lệnh thức + Object.

--> bị động: S + should/must + be +P2.
VD: Turn on the lights!    >> The lights should be turned on.

17 tháng 11 2019

 S + V + Oi + Od

Trong đó:       S (subject): Chủ ngữ

                        V (verb): Động từ

                        Oi (indirect object): tân ngữ gián tiếp (Không trực tiếp chịu tác động của động từ)

                        Od (direct object): tân ngữ trực tiếp (Tân ngữ trực tiếp chịu tác động của động từ)

Câu bị động sẽ có 2 trường hợp như sau:

- TH1: ta lấy tân ngữ gián tiếp lên làm chủ ngữ trong câu bị động

S + be + VpII + Od

- TH2: Ta lấy tân ngữ trực tiếp lên làm chủ ngữ trong câu bị động:

S + be + VpII + giới từ + Oi


 

Không có cách gì đâu bạn!!!

28 tháng 10 2018

Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.