K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 3 2020

- Niêu cơm nhỏ mà mấy vạn người ăn cũng không thể hết đã chứng tỏ tính chất kì lạ của niêu cơm với sự tài giỏi của Thạch Sanh. Đồng thời còn thể hiện sự khoan dung, tấm lòng nhân đạo yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.
- Niêu cơm thần của Thạch Sanh có khả năng phi thường cứ ăn hết lại đầy làm quân 18 nước chư hầu lúc đầu coi thường chế giễu nhưng sau đó phải ngạc nhiên khâm phục.
Niêu cơm thần kì với lời thách đố của Thạch Sanh và sự thua cuộc của quân sĩ 18 nước chư hầu chứng tỏ thêm tính chất kì lạ của niêu cơm với sự tài giỏi của Thạch Sanh.
- Niêu cơm thần tượng trưng cho tấm lòng nhân đạo, tư tưởng yêu hoà bình của nhân dân ta.
+ Niêu cơm thần tượng trưng cho lòng nhân đạo yêu hoà bình.

Tham khảo

24 tháng 3 2020

cảm ơn cậu

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “ Cuối cùng các hoàng tử phải cởi giáp ra hàng. Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thiết đãi những kẻ thua trận. Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy Thạch Sanh chỉ cho dọn ra vẻn vẹn có một niêu cơm tí xíu, bĩu môi, không muốn cầm đũa. Biết ý, Thạch Sanh đố họ ăn hết được niêu cơm và hứa sẽ trọng thưởng cho những ai ăn hết. Quân sĩ mười...
Đọc tiếp
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “ Cuối cùng các hoàng tử phải cởi giáp ra hàng. Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thiết đãi những kẻ thua trận. Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy Thạch Sanh chỉ cho dọn ra vẻn vẹn có một niêu cơm tí xíu, bĩu môi, không muốn cầm đũa. Biết ý, Thạch Sanh đố họ ăn hết được niêu cơm và hứa sẽ trọng thưởng cho những ai ăn hết. Quân sĩ mười tám nước ăn mãi, ăn mãi nhưng niêu cơm bé xíu cứ ăn hết lại đầy. Chúng cúi đầu lạy tạ vợ chồng Thạch Sanh rồi kéo nhau về nước Về sau, vua không có con trai, đã nhường ngôi cho Thạch Sanh”. (SGK Ngữ văn 6, Cánh diều, tập 1, trang 21) Câu 1. Truyện “Thạch Sanh” thuộc thể loại nào? Nhân vật Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật nào? Câu 2 a. Xác định ít nhất 01 từ ghép có trong đoạn trích. Đặt 01 câu với từ ghép đó (Không viết lại câu đã có trong đoạn trích đọc hiểu). b. Phân loại các từ trong câu sau theo cấu tạo từ: “Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy Thạch Sanh chỉ cho dọn ra vẻn vẹn có một niêu cơm tí xíu, bĩu môi, không muốn cầm đũa.” Câu 3. Chỉ ra và nêu ý nghĩa của chi tiết thần kì trong đoạn trích trên. Câu 4. Nêu chủ đề của truyện “Thạch Sanh”. Kể tên những truyện đã học hoặc đã đọc cùng chủ đề với truyện “Thạch Sanh” (Kể tối thiểu 03 truyện)
2

Câu 1 (trang 33 sgk ngữ văn 6 tập 1) Truyện Sơn Tinh Thủy Tinh chia làm 3 đoạn: - Đoạn 1 (từ đầu… mỗi thứ một đôi): Vua Hùng yêu cầu sính lễ - Đoạn 2 (tiếp… thần Nước đành rút quân): Cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh - Đoạn 3 (còn lại): Cuộc trả thù hằng năm của Thủy Tinh b, Truyện gắn với thời đại Hùng Vương, thời đại mở đầu lịch sử Việt Nam Câu 2 (trang 34 sgk ngữ văn 6 tập 1) QUẢNG CÁO Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh có hai nhân vật chính: Sơn Tinh và Thủy Tinh - Nhân vật Sơn Tinh: có phép lạ, vẫy tay về phía tây nổi núi đồi, rời từng dãy núi dựng thành lũy chặn dòng nước → Nhân vật tượng trưng cho khát vọng khắc phục thiên tai của nhân dân ta - Nhân vật Thủy Tinh: hô mưa gọi gió, làm rung chuyển trời đất → Nhân vật tượng trưng cho thảm họa, thiên tai, bão lũ. Câu 3 (Trang 34 sgk ngữ văn 6 tập 1) Ý nghĩa của truyện: - Giải thích các hiện tượng tự nhiên lũ lụt hằng năm - Thể hiện sức mạnh đoàn kết và ước mơ chế ngự thiên tai của người Việt.

27 tháng 9 2021

Trả lời vô nghĩa.

Đoạn trích nói về văn bản Thạch Sanh và câu hỏi liên quán đến văn bản Thạch Sanh.

Còn bn trả lời là bị lạc đề.

Đọc kĩ lại đi.

18 tháng 10 2019

Niêu cơm nhỏ mà mấy vạn người ăn cũng không thể hết đã chứng tỏ tính chất kì lạ của niêu cơm với sự tài giỏi của Thạch Sanh. Đồng thời còn thể hiện sự khoan dung, tấm lòng nhân đạo yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.
- Niêu cơm thần của Thạch Sanh có khả năng phi thường cứ ăn hết lại đầy làm quân 18 nước chư hầu lúc đầu coi thường chế giễu nhưng sau đó phải ngạc nhiên khâm phục.
Niêu cơm thần kì với lời thách đố của Thạch Sanh và sự thua cuộc của quân sĩ 18 nước chư hầu chứng tỏ thêm tính chất kì lạ của niêu cơm với sự tài giỏi của Thạch Sanh.
- Niêu cơm thần tượng trưng cho tấm lòng nhân đạo, tư tưởng yêu hoà bình của nhân dân ta.
+ Niêu cơm thần tượng trưng cho lòng nhân đạo yêu hoà bình.
2. Ý nghĩa của tiếng đàn
- Tiếng đàn giúp Thạch Sanh được giải oan, giải thoát, giúp cho công chúa biết nói, vạch mặt Lý Thông -> Đó là tiếng đàn công lí thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân: Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác.
- Tiếng đàn làm cho quân 18 nước chư hầu phải cởi giáp xin hàng -> Đó là vũ khí đặc biệt để cảm hóa kẻ thù. Tiếng đàn là đại diện cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.

I Think So

18 tháng 10 2019

giup quan ta co y chi hon va manh hon

23 tháng 10 2019

Chi tiết Tiếng đàn thần trong truyện Thạch Sanh là một chi tiết nghệ thuật lấp lánh màu sắc hoang đường nhưng rất giàu ý nghĩa nhân sinh. Nó xuất hiện hai lần trong văn bản. Lần thứ nhất nó vang lên từ trong ngục tối, vạch mặt của Lí Thoong, minh oan cho Thạch Sanh và giải câm cho công chúa. Đó chính là tiếng nói của công lí, của lẽ phải, tiếng đàn của hạnh phúc và tình yêu lứa dôi. Tiếng đàn đã làm rõ trắng đen, tốt xấu, bênh vực người có công, vạch mặt kẻ có tội, thể hiện khát vọng về chân lí của nhân dân ta. Và tiếng đàn chỉ thực sự có phép màu kì diệu khi ở trong tay người dũng sĩ có tâm hồn thanh cao. Lần thứ hai, tiếng đàn vang lên trước mặt binh sĩ mười tám nước chư hầu. Nó thức tỉnh nỗi nhớ quê nhà da diết của họ, khơi gợi tình người, lòng nhân ái trong họ, khiến cho quân sĩ bủn rủn tay chân, không muốn đánh. Đó là bức thông điệp hoà bình, phản ánh khát vọng, ước mơ xây dựng tình đoàn kết giữa các dân tộc của cha ông ta từ thời xa xưa. Hai chi tiết nghệ thuật hấp dẫn trên đã đem đến cho người đọc những cảm xúc thú vị, khiến ta càng thêm yêu thế giới truyện dân gian.

Trong truyện Thạch Sanh tiếng đàn thần kì của Thạch Sanh có một số ý nghĩa sau : Tiếng đàn đã giúp Thạch Sanh được giải oan, giải thoát sau khi bị Lí Thông lừa gạt, cướp công, Thạch Sanh bị bắt giam vào ngục tối. Nhờ có tiếng đàn thần của Thạch Sanh mà công chúa khỏi câm ,giúp vạch mặt Lí thông ,giúp Thạch Sanh không phải bỏ công sức để đánh giặc. Tiếng đàn thần là tiếng đàn của công lí. Tiếng đàn còn làm quân sĩ 18 nước chư hầu phải cuốn giáp xin hàng. Tiếng đàn đại diện cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta. Nó là vũ khí đặc biệt để cảm hóa kẻ thù. Còn niêu cơm thần kì của Thạch Sanh có khả năng phi thường, cứ ăn hết lại đầy, làm quân 18 nước chư hầu lúc đầu coi thường, chế giễu nhưng sau đó phải ngạc nhiên thán phục. Niêu cơm thể hiện sức mạnh, tiềm năng to lớn của đất nước, của nhân dân. Thể hiện tấm lòng nhân đạo yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.

“Cuối cùng các hoàng tử phải cởi giáp ra hàng. Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thiết đãi những kẻ thua trận. Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy Thạch Sanh chỉ cho dọn ra vẻn vẹn có một niêu cơm tí xíu, bĩu môi, không muốn cầm đũa. Biết ý, Thạch Sanh đố họ ăn hết được niêu cơm và hứa sẽ trọng thưởng cho những ai ăn hết. Quân sĩ mười tám nước ăn mãi, ăn mãi nhưng niêu cơm...
Đọc tiếp

“Cuối cùng các hoàng tử phải cởi giáp ra hàng. Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thiết đãi những kẻ thua trận. Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy Thạch Sanh chỉ cho dọn ra vẻn vẹn có một niêu cơm tí xíu, bĩu môi, không muốn cầm đũa. Biết ý, Thạch Sanh đố họ ăn hết được niêu cơm và hứa sẽ trọng thưởng cho những ai ăn hết. Quân sĩ mười tám nước ăn mãi, ăn mãi nhưng niêu cơm bé xíu cứ ăn hết lại đầy. Chúng cúi đầu lạy tạ vợ chồng Thạch Sanh rồi kéo nhau về nước. Về sau, vua không có con trai, đã nhường ngôi cho Thạch Sanh”. 

                                                                                                                                                   (Theo Nguyễn Đổng Chi) Câu 1. Truyện “Thạch Sanh” thuộc thể loại nào? Nhân vật Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật nào? Câu 2. Xác định từ đơn, từ ghép, từ láy trong câu sau: “Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy Thạch Sanh chỉ cho dọn ra vẻn vẹn có một niêu cơm tí xíu, bĩu môi, không muốn cầm đũa.” Câu 3. Xác định và phân tích cấu tạo của các cụm danh từ trong những câu sau: - Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thiết đãi những kẻ thua trận. - Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy Thạch Sanh chỉ cho dọn ra vẻn vẹn có một niêu cơm tí xíu, bĩu môi, không muốn cầm đũa. Câu 4. Chỉ ra và nêu ý nghĩa của chi tiết thần kì trong đoạn trích trên. Câu 5. Nêu chủ đề của truyện “Thạch Sanh”. Kể tên những truyện đã học hoặc đã đọc cùng chủ đề với truyện “Thạch Sanh” (Kể tối thiểu 03 truyện)
0
19 tháng 9 2019

*  Ý nghĩa của các chi tiết thần kì:

-  Tiếng đàn của Thạch Sanh:

+ Giúp nhân vật được giải oan, giải thoát. Nhờ tiếng đàn thần mà công chúa khỏi câm, nhận ra người cứu mình và đã giải thoát cho Thạch Sanh. Nhờ đó Lý Thông cũng bị vạch mặt. Tiếng đàn, do vậy cũng là tiếng đàn của công lí.

+ Tiếng đàn làm quân mười tám nước chư hầu phải cuốn giáp xin hàng đã trở thành đại diện cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hoà bình của nhân dân.

-  Niêu cơm thần kì:

+ Có khả năng phi thường, cứ ăn hết lại đầy... khiến quân chư hầu phải ngạc nhiên, khâm phục.

+ Niêu cơm thần với lời thách đố của Thạch Sanh và sự thua cuộc của quân sĩ mười tám nước chư hầu chứng tỏ thêm tính chất kì lạ của niêu cơm với sự tài giỏi của Thạch Sanh.

+ Niêu cơm thần kì tượng trưng cho tâm lòng nhân đạo, tư tưởng yêu hoà bình của nhân dân ta.


 

19 tháng 9 2019

*  Ý nghĩa của các chi tiết thần kì:

-  Tiếng đàn của Thạch Sanh:

+ Giúp nhân vật được giải oan, giải thoát. Nhờ tiếng đàn thần mà công chúa khỏi câm, nhận ra người cứu mình và đã giải thoát cho Thạch Sanh. Nhờ đó Lý Thông cũng bị vạch mặt. Tiếng đàn, do vậy cũng là tiếng đàn của công lí.

+ Tiếng đàn làm quân mười tám nước chư hầu phải cuốn giáp xin hàng đã trở thành đại diện cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hoà bình của nhân dân.

-  Niêu cơm thần kì:

+ Có khả năng phi thường, cứ ăn hết lại đầy... khiến quân chư hầu phải ngạc nhiên, khâm phục.

+ Niêu cơm thần với lời thách đố của Thạch Sanh và sự thua cuộc của quân sĩ mười tám nước chư hầu chứng tỏ thêm tính chất kì lạ của niêu cơm với sự tài giỏi của Thạch Sanh.

+ Niêu cơm thần kì tượng trưng cho tâm lòng nhân đạo, tư tưởng yêu hoà bình của nhân dân ta.



 

25 tháng 9 2016

- Niêu cơm nhỏ mà mấy vạn người ăn cũng không thể hết đã chứng tỏ tính chất kì lạ của niêu cơm với sự tài giỏi của Thạch Sanh. Đồng thời còn thể hiện sự khoan dung, tấm lòng nhân đạo yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.
- Niêu cơm thần của Thạch Sanh có khả năng phi thường cứ ăn hết lại đầy làm quân 18 nước chư hầu lúc đầu coi thường chế giễu nhưng sau đó phải ngạc nhiên khâm phục.
Niêu cơm thần kì với lời thách đố của Thạch Sanh và sự thua cuộc của quân sĩ 18 nước chư hầu chứng tỏ thêm tính chất kì lạ của niêu cơm với sự tài giỏi của Thạch Sanh.
- Niêu cơm thần tượng trưng cho tấm lòng nhân đạo, tư tưởng yêu hoà bình của nhân dân ta.
+ Niêu cơm thần tượng trưng cho lòng nhân đạo yêu hoà bình.

Chúc bạn học tốt!

25 tháng 9 2016

1. Ý nghĩa của niêu cơm thần kì :

- Niêu cơm ăn mãi không hết chứng tỏ được đó là một niêu cơm thần kì và sự phi thường của Thạch Sanh . Niêu cơm cũng thể hiện sự khoan dung tấm lòng yêu hòa bình của nhân dân ta khi 18 nước chư hầu đem quân xâm lược .

2 . Tóm tắt văn bản : 

Thạch Sanh là con của Ngọc Hoàng được phái xuống làm con của hai vợ chồng nông dân nghèo nhưng mà tốt bụng . Từ khi còn nhỏ chàng đã sớm mồ côi mẹ và cha sống bên gốc cây đa .

Một ngày , Thạch Sanh gặp Lí Thông . Thấy chàng khỏe mạnh Lí Thông kết nghĩa anh em để lợi dụng . Thời đó có con chăn tinh hung dữ mỗi năm nhà vua phải nộp cho nó một mạng người , năm nay đến lượt Lí Thông , hắn lừa Thạch Sanh . Sau khi giết chết chằn tinh hắn nói dối chàng và mang chằn tinh nộp cho nhà vua và được phong làm Quận Công .

Nhà vua lúc đó có một cô con  gái xinh đẹp đã đến tuổi lấy chồng . Thái tử của 18 nước chư hầu đến cầu hôn nhưng công chúa không vừa lòng . Vào ngày hội , cô công chúa bị một con đại bàng hung dữ tha đi . Qua cho Thạch Sanh nó bị cung tên của chàng bắn bị thương . Vua nhờ Lí Thông đi tìm con gái hứa sẽ gả công chúa cho . Lí Thông lại lừa Thạch Sanh cứu công chúa và gian chàng trong cái hang . 

Thạch Sanh cứu được con vua Thủy Tề xuống thủy cung được đãi rất hậu . Khi chuẩn bị về vua cho nhiều vàng bạc nhưng  Thạch Sanh chỉ xin một cây đàn .

Từ khi trở về cung công chúa không cười , không nói . Hồn của chằn tinh và đại bàng gặp nhau và trả thù Thạch Sanh . Chàng bị đưa vào ngục . Ở trong ngục , Thạch Sanh đánh đàn , công chúa nghe thấy liền khỏi câm . Vua mang Thạch Sanh ra , chàng kể hết đầu đuôi câu chuyện ra , vui hiểu chuyện sai bắt mẹ con Lí Thông và làm lễ cưới cho chàng và công chúa .

Các nước chu hầu nghe tin Thạch Sanh và công chúa cưới liền tức giận đem quân ra đánh . Thạch Sanh đánh đàn quân lính các nước đầu hàng . Chàng mang niêu cơm ra , lính ăn mãi không hết bèn cúi đầu tạ ơn vợ chồng Thạch Sanh .

Về sau vua không có con bèn truyền ngôi cho Thạch Sanh .

Bạn kham khảo link này nhé.

Câu hỏi của Tú Oanh - Ngữ Văn lớp 6 - Học toán với OnlineMath

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
26 tháng 9 2018

1. Niêu cơm thần kì của Thạch Sanh trong truyện cổ tích cùng tên có ý nghĩa:

- Thể hiện bản lĩnh và sức mạnh của Thạch Sanh cũng như của dân tộc có thể quy phục 18 nước chư hầu.

- Niêu cơm ăn mãi lại đầy thể hiện ước mơ về một đất nước giàu mạnh, no đủ, thái bình, thịnh trị.

2. Chi tiết tiếng đàn thần Thạch Sanh:

- Đó vừa là tiếng đàn giúp Thạch Sanh giãi bày nỗi lòng trong khi bị giam ở ngục. 

- Đó là tiếng đàn chữa lành bệnh cho công chúa, là sợi dây liên kết giúp công chúa nhận ra Thạch Sanh và giải nỗi oan cho chàng.

3. Cách giải đố của em bé thông minh trong câu chuyện cùng tên dựa trên những lời giải đố hóc búa của vị vua. Vua ban cho trâu, bắt phải đẻ nghé, vua ban cho mấy con chim sẻ bắt làng phải soạn đám cỗ thật tươm,...

Những lời vua ban chỉ là thách thức để thử tài trí thông minh và tìm ra người hiền tài cứu nước.

Cách đối đáp của cậu bé thể hiện sự thông minh: 

- Biết đó là vật vua ban nên bảo cả làng mổ trâu ra ăn.

- Đưa cho sứ giả cây kim yêu cầu mài thành chiếc dao sắc để xẻ thịt chim làm cỗ.

- Kêu khóc trước công đường vì bố không đẻ em bé cho bế.

- Xứ thần nước Hoa thách xỏ dây cho chiếc vòng, cậu buộc dây vào con kiến và bôi mỡ ở đầu kia để thu hút con kiến.

=> Cách giải đó của cậu bé thông minh, linh hoạt và sáng tạo, ứng biến nhanh trước mọi tình huống.

4. Em bé thông minh khác với những truyện khác ở chỗ: không sử dụng chi tiết kì ảo, lực lượng phù trợ

- Truyện hầu như không sử dụng yếu tố kì ảo. Những chi tiết về việc ứng xử của cậu bé thể hiện sự thông minh rất chân thực, không phải là huyền thoại.

- Còn những chi tiết kì ảo được sử dụng trong chuyện Thạch Sanh, Sọ Dừa là sự trợ giúp đối với nhân vật, thể hiện ước mơ của nhân dân lao động gửi gắm vào hình tượng anh hùng hay những con người bất hạnh sẽ được hưởng hạnh phúc và có cuộc sống xứng đáng với tài năng, phẩm chất.

5. Nhân vật em bé thông minh trong truyện cổ tích cùng tên là người bộc lộ tài năng, phẩm chất ngay từ nhỏ. Những thử thách vua ban khiến cả làng run sợ và lo lắng còn em bé thì rất dũng cảm và sáng suốt khi nhìn nhận được những vấn đề ấy. Hơn nữa, trước thử thách oái oăm về con chim sẻ, em bé thông minh còn biết "đối đáp" khéo léo lại vua là: muốn thịt chim thì phải có dao sắc và yêu cầu vua rèn cây kim thành con dao sắc để sắm cỗ. Việc đối đáp này thật chí lí. Hơn nữa, khi vua yêu cầu làng nuôi đôi trâu để nó đẻ thành nghé con, cậu bé đã rất thông minh bằng cách kêu khóc trước công đường yêu cầu vua xử kiện: cha mình không chịu đẻ em bé cho mình bé. Cuộc kiện ấy khiến vua cũng phải bò lăn ra cười và phục cái tài của cậu bé. Đặc biệt hơn cả là chi tiết xỏ dây vào chiếc vòng đã khiến cả xứ thần ngoại quốc cũng phải nể phục. Như vậy chỉ qua một vài màn đối đáp, đặc biệt là vượt qua thử thách cuối cùng đã thể hiện trí tuệ của nước Việt, ngợi ca trí tuệ của con người.

16 tháng 10 2016

Truyện Thạch Sanh có nhiều chi tiết thần kì, trong đó đặc sắc nhất là chi tiết tiếng đàn và niêu cơm của Thạch Sanh.

- Tiếng đàn của Thạch Sanh: Tiếng đàn của Thạch Sanh cũng như tiếng sáo của Sọ Dừa, tiếng hát của Trương Chi... là những chi tiết nghệ thuật rất hay trong truyện cổ tích, thể hiện sự sáng tạo của nhân dân và túy từng truyện, nó hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc. Ở truyện Thạch Sanh, tiếng đàn thần kì có một số ý nghĩa chính như sau:

+ Tiếng đàn giúp Thạch Sanh được minh oan: Sau khi cứu công chúa, Thạch Sanh bị Lí Thông lấp cửa hang cướp công chúa, nhưng vì thế chàng còn cứu được cả thái tử con vua Thủy Tề và được tặng cây đàn thần. Trở về gốc đa, Thạch Sanh bị hồn ma chằn tinh và đại bàng trả thù, bị bắt vào ngục tối. Nhờ có tiếng đàng thần mà công chúa khỏi câm, nhận ra Thạch Sanh có cơ hội kể tội Lí Thông. Do vậy, tiếng đàn thần cũng là tiếng đàn của công lí. Sử dụng chi tiết này, tác giả dân gian đã thể hiện quan và ươc mơ về công lí của mình.

+ Tiếng đàn là vũ khí kì diệu đánh đuổi quân xâm lược: Tiếng đàn của Thạch Sanh vừa cất lên thì "quân sĩ mười tám nước bủn rủn tay chân... các hoàng tử phải cởi giáp xin hàng". Ở đây, tiếng đàn là đại diện cho sức mạnh của chính nghĩa và tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta. Nó là công cụ để cảm hóa lòng người, thu phục nhân tâm.

- Niêu cơm của Thạch Sanh.

+ Đây là một niêu cơm thần kì, "quân sĩ mười tám nước ăn mãi, ăn mãi nhưng niêu cơm bé xíu cứ ăn hết lại đầy". Những kẻ thua trận trước đó "bĩu môi không muốn cầm đũa" đến lúc này phải ngạc nhiên, thán phục.

+ Tính chất lạ kì của niêu cơm càng chứng tỏ sự tài giỏi của Thạch Sanh.

+ Đây là niêu cơm hòa bình, đẫm tinh thần nhân đạo, khoan hòa của nhân dân ta đối với kẻ bại trận.

16 tháng 10 2016

Tiếng đàn thần vô cùng kì diệu đã giải oan cho Thạch Sanh, vạch tội Lí Thông, làm cho công chúa hết câm, khiến cho đội quân xâm lược của mười tám nước phải mềm lòng nhụt chí, buông giáo xin hàng. Đó là tiếng nói nhân nghĩa và công lí, đại diện cho cái thiện, cho tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân.

Với cây đàn thần trong tay, Thạch Sanh được miêu tả như một nghệ sĩ tài hoa, một anh hùng trong cuộc đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác để bảo vệ cuộc sống yên vui cho mọi người.

Giặc chấp nhận lui binh, được Thạch Sanh dọn một bữa cơm thết đãi. Niêu cơm thần kì của Thạch Sanh cứ vơi lại đầy, làm cho quân sĩ mười tám nước lúc đầu coi thường và chế giễu, sau đó phải ngạc nhiên khâm phục. Niêu cơm thần kì ấy tượng trưng cho sức mạnh tiềm tàng và tấm lòng nhân đạo cao cả, rộng lớn của nhân dân ta.