K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 3 2020

Vì R1nối tiếp R2⇒UAB=U1+U2

Mà UAB=I.Rtđ

U1=I.R1 , U2=I.R2

⇒I.Rtđ=I.R1+I.R2 

⇔Rtđ=R1+R2

Trong mạch nối tiếp ta có U = U1 + U2 = IR1 + IR2 = I(R1 + R2).

Mặt khác, U = IR. Từ đó suy ra: R = R1 + R2.

~ nhớ k ~

꧁༺мιин❖đứ¢༻꧂

KHÔNG NÊN LẠM DỤNG VÀO ĐIỆN THOẠI QUÁ NHIỀU NHÉ BẠN ...! Hiện nay, điện thoại di động đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của con người. Tuy nhiên, việc lạm dụng điện thoại di động đang trở thành một vấn đề đáng lo ngại. Ngày nay, chúng ta đã trở nên quá phụ thuộc vào điện thoại di động, sử dụng nó không chỉ để liên lạc mà còn để giải trí, làm việc và thậm chí là...
Đọc tiếp

KHÔNG NÊN LẠM DỤNG VÀO ĐIỆN THOẠI QUÁ NHIỀU NHÉ BẠN ...!

Hiện nay, điện thoại di động đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của con người. Tuy nhiên, việc lạm dụng điện thoại di động đang trở thành một vấn đề đáng lo ngại. Ngày nay, chúng ta đã trở nên quá phụ thuộc vào điện thoại di động, sử dụng nó không chỉ để liên lạc mà còn để giải trí, làm việc và thậm chí là để thỏa mãn nhu cầu xã hội.

Một trong những vấn đề chính của việc lạm dụng điện thoại di động là ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Sử dụng điện thoại di động quá nhiều có thể gây ra các vấn đề về thị lực, gây căng thẳng cho mắt và gây ra các vấn đề về cột sống. Ngoài ra, việc sử dụng điện thoại di động quá nhiều cũng có thể gây ra các vấn đề về tâm lý như lo lắng, căng thẳng và cảm giác cô đơn.

Lạm dụng điện thoại di động cũng ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ giữa con người. Thay vì tương tác trực tiếp với nhau, chúng ta thường dành nhiều thời gian cho việc sử dụng điện thoại di động. Điều này có thể làm giảm sự kết nối và giao tiếp thực tế giữa con người, gây ra sự cô đơn và cảm giác xa lạ trong xã hội. Ngoài ra, việc lạm dụng điện thoại di động cũng có thể gây ra sự phân tâm và làm giảm hiệu suất làm việc và học tập.

Hơn nữa, lạm dụng điện thoại di động cũng có tác động tiêu cực đến cuộc sống cá nhân. Chúng ta thường dành nhiều thời gian cho việc lướt web, xem video và chơi game trên điện thoại di động thay vì tận hưởng thời gian với gia đình và bạn bè, hoặc thực hiện các hoạt động khác có ích như thể dục và đọc sách. Điện thoại di động cũng có thể làm giảm sự tập trung và sự sáng tạo của con người.

Để giảm lạm dụng điện thoại di động, chúng ta cần nhận thức về tác động tiêu cực của việc sử dụng quá nhiều điện thoại di động và thiết lập các giới hạn cho bản thân. Chúng ta cũng nên tìm cách thay thế việc sử dụng điện thoại di động bằng các hoạt động khác như đọc sách, tập thể dục và tương tác trực tiếp với người thân và bạn bè. Ngoài ra, việc tạo ra một môi trường không điện thoại di động trong gia đình và nơi làm việc cũng có thể giúp giảm lạm dụng điện thoại di động.

Tóm lại, lạm dụng điện thoại di động đang trở thành một vấn đề đáng lo ngại trong xã hội hiện đại. Việc nhận thức về tác động tiêu cực của việc sử dụng quá nhiều điện thoại di động và thiết lập các giới hạn cho bản thân là cần thiết để giảm lạm dụng điện thoại di động và tận hưởng cuộc sống thực tế hơn.

9
4 tháng 9 2023

Mình dung điện thoại vào những vấn đề cần thiết thôi nhé. 

4 tháng 9 2023

dùng điện thạo để chơi phi phai sống dai thành huyền thoại

Tiếng Việt mình sâu sắc. Nhân là con người. Nhân cũng là hạt. Nhân cũng là lòng yêu thương người khác. Nhìn những anh chị bại liệt cũng trở thành hiệp sĩ công nghệ thông tin giúp đời. Biết những người khiếm thị cũng làm được nghề sửa chữa điện tử, để có ích và giúp người. Lòng tự hứa không thể là hạt lép. Chẳng có lý do gì để không là hạt giống tốt cho mùa sau.           Từ đó ta có bài học về nết...
Đọc tiếp

Tiếng Việt mình sâu sắc. Nhân là con người. Nhân cũng là hạt. Nhân cũng là lòng yêu thương người khác. Nhìn những anh chị bại liệt cũng trở thành hiệp sĩ công nghệ thông tin giúp đời. Biết những người khiếm thị cũng làm được nghề sửa chữa điện tử, để có ích và giúp người. Lòng tự hứa không thể là hạt lép. Chẳng có lý do gì để không là hạt giống tốt cho mùa sau.
           Từ đó ta có bài học về nết tốt của hạt: Kiên trì, nhẫn nại, và lòng dũng cảm. Cũng như ta học về hạnh sống hết mình của hạt thóc: Sớm cho mùa vàng, dám chịu xay giã giần sàng. Gạo nuôi người, cám bã nuôi heo, rơm tặng người bạn trâu. Và đến cọng rơm thừa cũng bện thành con cúi giữ lửa suốt đêm trường. Và sưởi ấm cánh đồng mùa đông gió bấc.
           Mỗi khi ta cằn cỗi, hãy nhớ ta là hạt. Ta lại nghĩ về khoảng xanh ngoài ban công, cũng như bạn thấy những mầm cây đội lên từ khối bê tông đường nhựa. Để không cho những khiếm khuyết tự bào mòn hay những nỗi buồn tự hủy.
(Đoàn Công Lê Huy, Gửi em mây trắng, NXB Kim Đồng, 2016)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản? (0.5 điểm) 
Câu 2: Theo tác giả, những nết tốt của hạt là gì? (0.5 điểm) 
Câu 3: Vì sao tác giả lại cho rằng: “Lòng tự hứa không thể là hạt lép. Chẳng có lý do gì để không là hạt giống tốt cho mùa sau.” (1.0 điểm) 
Câu 4: Thông điệp tác giả muốn gửi gắm qua văn bản trên? Thông điệp ấy có ý nghĩa như thế nào đối với anh/chị? (1.0 điểm) 

0
17 tháng 8 2020

1)để có thêm cái cho cúng ta học

2)điểm khác nhau là GD1 tấm ko phải là hoàng hậu GDD tấm là hoàng hậu

22 tháng 10 2018

- Hô-me-rơ kể về cuộc gặp gỡ hạnh phúc và cảm động của Uy-lít-xơ và Pê-nê-lốp sau những năm xa cách

- Cuối truyện tác giả lựa chọn một chi tiết: Hô-me-rơ tưởng tượng ra cảnh “người đắm tàu” để so sánh tâm trạng của Pê-nê-lốp khi nhận ra chồng

   + Chính chi tiết này thể hiện được phẩm chất của Pê-nê-lốp cũng như tâm trạng, không khí cuộc gặp gỡ xúc động giữa hai vợ chồng.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

Đoạn trích Hồi trống Cổ Thành đã phần nào cho người đọc cảm nhận được những nét tính cách có phần đối lập của hai anh em Trương Phi, Quan Vũ. Trong đoạn trích, Quan Công tỏ ra là người độ lượng, từ tốn trong khi đó Trương Phi lại hết sức nóng nảy. Trước lời kết tội của em (Trương Phi), Quan Vân Trường vẫn nhún mình, cầu cứu hai chị dâu và cuối cùng chấp nhận điều kiện khắc nghiệt để minh oan... Ở Hồi trống Cổ Thành, tác giả đặt Quan Công trong quan hệ đối sánh với Trương Phi. Trương Phi là con người cương trực, thẳng như làn tên bắn, sáng như tấm gương soi, không chấp nhận sự quanh co, lắt léo, đen trắng rõ ràng, với kẻ thù chỉ có thể nói chuyện bằng gươm giáo. Đó chính là lý do tại sao nhân vật này nghi ngờ tấm lòng người anh của mình, tức giận múa bát xà mâu chạy lại đâm Quan Công, xưng mày - tao với anh, gọi Quan Công là thằng phụ nghĩa rồi ra điều kiện Trương Phi đánh ba hồi trống thì Quan Công phải chém được tướng Tào. Tất cả những hành động ấy có phẫn bộc phát, nóng nảy, thiếu điềm tĩnh nhưng thể hiện rõ nét tính cách vốn có của Trương Phi. Hồi trống Cổ Thành đã khắc họa được tính cách tưởng chừng đối lập của hai nhân vật của Tam quốc: Trương Phi ngay thẳng, Quan Công trung nghĩa.

Đọc các đoạn văn và trả lời câu hỏi: Đoạn 1:     Nói cách khác, con người ta vốn là nghệ thuật, vốn giàu lòng đồng cảm. Chỉ vì lớn lên bị cách nghĩ của người đời dồn ép, nên tấm lòng ấy mới bị cản trở hoặc hao mòn. Chỉ có kẻ thông minh mới không bị khuất phục, dù bên ngoài chịu đủ thứ áp bức, thì bên trong vẫn giữ được lòng đồng cảm đáng quý nọ. Những người ấy chính là nghệ sĩ.(Phong...
Đọc tiếp

Đọc các đoạn văn và trả lời câu hỏi: 

Đoạn 1:

     Nói cách khác, con người ta vốn là nghệ thuật, vốn giàu lòng đồng cảm. Chỉ vì lớn lên bị cách nghĩ của người đời dồn ép, nên tấm lòng ấy mới bị cản trở hoặc hao mòn. Chỉ có kẻ thông minh mới không bị khuất phục, dù bên ngoài chịu đủ thứ áp bức, thì bên trong vẫn giữ được lòng đồng cảm đáng quý nọ. Những người ấy chính là nghệ sĩ.

(Phong Tử Khải, Sống vốn đơn thuần, Sđd) 

a. Tại sao nó được coi là một đoạn văn?

b. Hãy chỉ ra mạch lạc giữa các câu trong đoạn văn trên.

c. Dấu hiệu nào cho thấy mạch lạc giữa đoạn văn này và các đoạn văn khác trong văn bản Yêu và đồng cảm?

d. Trong đoạn văn, những từ ngữ nào được lặp lại nhiều lần? Cách dùng từ ngữ như vậy có tác dụng gì? 

Đoạn 2:

     Nhà nước ta rất coi trọng hiền tài. Người hiền tài có những năng lực vượt trội so với người bình thường và có thể làm được nhiều việc lớn. Hiền tài trong lịch sử thời nào cũng có.Tên của những hiền tài và sự nghiệp của họ luôn được nhân dân ghi nhớ.

a. Vì sao phép lặp từ đã được sử dụng ở các câu kề nhau mà đoạn văn vẫn rời rạc?

b. Đoạn văn đã mắc lỗi liên kết như thế nào?

Đoạn 3:

     Thay vì cầm một cuốn sách để đọc, nhiều người bây giờ chỉ biết lăm lăm trong tay một chiếc điện thoại thông minh. Mặc dù không thấy được ích lợi của sách trong việc bồi dưỡng tâm hồn, phát huy trí tưởng tượng và rèn luyện cách suy nghĩ nên không ít người hầu như đã vứt bỏ thói quen đọc sách. Nó tuy rất tiện lợi trong việc đáp ứng nhiều nhu cầu của con người trong cuộc sống hiện đại, nhưng lại khó giúp ta tìm được sự yên tĩnh, lắng sâu trong tâm hồn.

a. Dấu hiệu nổi bật giúp nhận ra lỗi về mạch lạc trong đoạn văn là gì?

b. Chỉ ra các dấu hiệu của lỗi liên kết trong đoạn văn.

c. Đề xuất cách sửa để đảm bảo đoạn văn có mạch lạc. 

3
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
14 tháng 11 2023

Đoạn 1:

a. Về hình thức, đoạn văn bắt đầu bằng chữ cái viết hoa, thụt đầu hàng, là sự gắn kết của các câu văn và kết thúc bằng dấu ngắt câu. 

   Về nội dung, đoạn văn đã diễn đạt một ý hoàn chỉnh: quan niệm về người nghệ sĩ.

b.

* Mạch lạc về nội dung giữa các câu trong đoạn văn:

- Câu 1: khẳng định bản chất nghệ thuật của con người

- Câu 2:  chỉ ra những tác động đến bản chất nghệ thuật ấy

- Câu 3: chỉ ra tinh thần không khuất phục những tác động trên

- Câu 4: khẳng định đó là nghệ sĩ

=> Mỗi câu văn đều phải dựa vào câu văn trước đó làm tiền đề để nêu ý nghĩa. 

* Mạch lạc trong phép liên kết:

- Phép lặp: chỉ, đồng cảm

- Phép thế: tấm lòng ấy, những người ấy

- Phép nối: Nói cách khác

c. Dấu hiệu cho thấy mạch lạc giữa đoạn văn này và các đoạn văn khác của văn bản “Yêu và đồng cảm” là có từ nối: “Nói cách khác”. Điều này cho thấy đoạn văn trước đó tác giả đã đề cập đến nội dung về người nghệ sĩ. 

d. Trong đoạn văn, từ ngữ “người”, “đồng cảm”, “chỉ” được lặp lại nhiều lần. Việc lặp như vậy nhằm tạo ra mạch liên kết trong văn bản, giúp các câu trong đoạn văn cùng thống nhất một chủ đề. 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
14 tháng 11 2023

Đoạn 2

a. Phép lặp từ được sử dụng nhưng các câu kề nhau nhưng đoan văn vẫn rời rạc vì phương tiện nối giữa các câu không phù hợp và các câu chưa thống nhất cùng một chủ đề. 

b. Đoạn văn chưa có phương tiện kết nối hợp lí, các câu không nói về cùng một chủ đề. 

Câu 1 nói về việc nước ta rất trọng hiền tài. Câu 2 giải thích về người hiền tài. Vì vậy cần có phép nối phù hợp:  Nhà nước ta rất coi trọng hiền tài. Bởi người hiền tài có những năng lực vượt trội so với người bình thường và có thể làm được nhiều việc lớn.

Câu 3 và câu 4 không cùng chủ đề với câu 1. Câu 3 đề cập đến việc hiền tài đời nào cũng có và câu 4 khẳng định tên tuổi, sự nghiệp của họ được nhân dân ghi nhớ. Để thống nhất, mạch lạc, câu 3 và 4 nên giải thích việc “nhà nước ta rất trọng người hiền tài” như thế nào.