K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Theo kết quả khảo sát của Viện Nghiên cứu và Phát triển Giáo dục, tình hình vi phạm các chuẩn mực đạo đức của HS là khá nghiêm trọng. Có đến 8% HS tiểu học thực hiện hành vi quay cóp trong thi cử và tỉ lệ gia tăng ở các cấp học trên: HS THCS là 55% và HS THPT là 60%. Hành vi nói dối cha mẹ cũng gia tăng theo cấp học: tiểu học là 22%, trung học cơ sở là 50%, trung học phổ thông là 64% (Trần Hữu Quang, 2012). Vì thế, nhận xét của hai tác giả Đặng Văn Chương và Trần Đình Hùng (2012) làm cho những ai có trách nhiệm phải suy ngẫm: “Càng học lên cao thì số HS, sinh viên vi phạm đạo đức càng tăng lên.” Theo số liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có khoảng 1.600 vụ HS đánh nhau ở trong và ngoài trường học trong một năm học, tính trên phạm vi toàn quốc, trung bình xảy ra khoảng 5 vụ/ngày (Mai Chi, 2017).
Nghiên cứu của tác giả Lê Duy Hùng (2013) về đạo đức của HS tại ba trường THPT tại TP. Hồ Chí Minh cho thấy tỉ lệ HS vi phạm các chuẩn mực đạo đức là không nhỏ. Hành vi vi phạm phổ biến nhất là: chửi thề, chửi bậy; gây gổ, đánh nhau; trốn học, bỏ giờ và gian lận trong thi cử. Tỉ lệ 50% HS được khảo sát cho biết thỉnh thoảng có chửi thề và 12% thường xuyên có những hành vi đó. Tình trạng báo động HS gây gổ đánh nhau, trong đó không chỉ có HS nam mà còn có cả HS nữ. Một tỉ lệ đáng kể (34,2% HS) cho biết là thỉnh thoảng có thực hiện hành vi gây gổ, đánh nhau. Bên cạnh đó, hành vi bỏ giờ, trốn học cũng trở thành phổ biến. Có đến 26,7 % HS được khảo sát thừa nhận thỉnh thoảng và 7,5% cho biết là thường xuyên.
Khảo sát về thực trạng đạo đức của HS tại 5 trường THCS tại TP. Hà Nội, tác giả Nguyễn Thị Thi (2017) cũng đã có một thống kê về hàng loạt hành vi vi phạm đạo đức như: vi phạm quy chế thi cử, gây gổ đánh nhau, bỏ giờ trốn học, trộm cắp, thiếu tôn trọng thầy cô, …
Tình trạng suy thoái đạo đức của một bộ phận giới trẻ nói chung và HS nói riêng không chỉ là kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu và theo dõi phản ánh của giới truyền thông, trong Văn kiện Đại hội Đảng khóa X (Đảng CSVN, 2006), Đảng ta cũng đã nhận định “Tình trạng suy thoái, xuống cấp về đạo đức, lối sống, sự gia tăng tệ nạn xã hội và tội phạm đáng lo ngại, nhất là trong giới trẻ”.

27 tháng 2 2020

vô cảm lan rộng gây nhiều tác hại cho cộng đồng, phản lại thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Trong nền kinh tế thị trường, mọi người đều tìm cách kiếm được nhiều tiền, điều này là chính đáng, tuy nhiên một số người đã tôn sùng đồng tiền một cách mù quáng, coi “tiền là trên hết” và tìm mọi thủ đoạn để có nhiều tiền, tạo mọi điều kiện để mặt trái của đồng tiền phát huy. Khi đồng tiền lên ngôi cũng chính là lúc đạo đức xuống cấp.

Tìm nguyên nhân dẫn đến tình trạng nói trên, chúng ta thường cho đó là do mặt trái của kinh tế thị trường. Tuy nhiên, có phải mọi sai lầm, sự xuống cấp đạo đức xã hội đều do “mặt trái” của kinh tế thị trường? Hay còn có những nguyên nhân khác bắt nguồn sâu xa từ nền tảng văn hóa đã và đang bị lung lay, từ nhận thức chưa đúng, chưa tới tầm? Điều này cần tiếp tục có sự nghiên cứu thấu đáo để đưa ra lời giải thỏa đáng - bắt đầu từ tầm vĩ mô, từ những nhà hoạch định chính sách.

Kinh tế thị trường có nhiều mặt tích cực nên phát huy, nhưng những mặt tiêu cực của nó cũng cần được nhận diện một cách khách quan và khoa học hơn nữa, để phê phán và khắc phục hữu hiệu. Điều này quả là chúng ta làm chưa tốt, không tốt, thậm chí còn có hiện tượng buông lỏng, thả nổi rất nguy hiểm. Phải thẳng thắn chỉ ra rằng, đạo đức xã hội và kinh tế chưa song hành, đạo đức xã hội chưa bắt kịp sự phát triển của kinh tế có một phần nguyên nhân là do tinh thần “Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện phải trở thành một mục tiêu của chiến lược phát triển” của Đại hội XII của Đảng chưa thực sự đi sâu vào đời sống, mặc dù nhiệm vụ xây dựng con người luôn luôn được Đảng đặt lên hàng đầu.

Khi chúng ta xác định: phải bắt đầu từ việc xây dựng con người, từ gia đình, trường học đến xã hội, thì cũng có thể hiểu: văn hóa, đạo đức trước tiên là xây dựng con người.

Phải thẳng thắn chỉ ra rằng, đạo đức xã hội và kinh tế chưa song hành, đạo đức xã hội chưa bắt kịp sự phát triển của kinh tế có một phần nguyên nhân là do tinh thần “Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện phải trở thành một mục tiêu của chiến lược phát triển” của Đại hội XII của Đảng chưa thực sự đi sâu vào đời sống.

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có con người xã hội chủ nghĩa”. Người cũng nói: “Người có bốn đức: cần, kiệm, liêm, chính. Thiếu một đức thì không thành người”. Vì vậy, con người mà chúng ta xây dựng là con người chính trị và đạo đức. Đồng thời, không thể không xem trọng những yếu tố khác góp phần tạo nên con người cụ thể như cá tính, sở thích, ước muốn… của họ. Thời kỳ mới, cần có hệ giá trị chuẩn mực mới về văn hóa, đạo đức cho con người. Đây là vấn đề lớn, rất lớn nhưng ta chưa làm được.

Đạo đức của con người phải là lòng yêu nước và yêu chủ nghĩa xã hội, lao động sáng tạo, ham thích học tập, có trách nhiệm, có ý thức tổ chức kỷ luật… Phải gạt bỏ những tập tục không còn phù hợp, đồng thời trân trọng những giá trị tốt đẹp ngàn xưa đã trở thành truyền thống đạo đức, bản sắc dân tộc.

Các chủ thể gia đình, trường học, xã hội đều có trách nhiệm và có khả năng đóng góp vào việc củng cố đạo đức. Mỗi người trước tiên phải là một thành viên tốt trong gia đình và nhà trường, thì sau đó mới trở thành thành viên tốt của xã hội. Những đức tính tốt đẹp cần phải được thấm sâu vào tâm hồn từng người Việt từ tấm bé đến lúc trưởng thành, đó là: “Thờ cha kính mẹ”, “Chị ngã em nâng”, “Anh em như thể chân tay”, “Trên kính dưới nhường”, “Bán anh em xa mua láng giềng gần”, “Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”, “Một sự nhịn là chín sự lành”, “Một cây làm chẳng nên non/Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, “Kính thầy yêu bạn”, “Cô giáo là mẹ hiền”, “Kính lão đắc thọ”, “Thấy người hoạn nạn cưu mang/Thấy người già yếu lại càng chăm nom”, “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/Người trong một nước phải thương nhau cùng”…

Hiện nay, chúng ta đang xây dựng nhà nước pháp quyền, thượng tôn pháp luật là tất yếu của một xã hội hiện đại, văn minh. Tuy nhiên, nền tảng đạo đức luôn luôn được coi trọng. Việc xây dựng con người Việt Nam được đặt lên hàng đầu, mà nhiều người trong xã hội trân trọng gọi là “đạo làm người”. Theo đó, con người dù là ở cương vị nào trong xã hội cũng đều phải tu dưỡng, rèn luyện để có phẩm chất tốt đẹp, có đạo đức, nếu không sẽ không làm đúng “đạo làm người”. Cán bộ và đảng viên - những người cộng sản - giữ địa vị càng cao càng cần tu dưỡng, rèn luyện nghiêm cẩn. Đảng ta đã ra Quy định số 08-QĐi/TW về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên. Theo đó, cấp trên phải nêu gương sáng cho cấp dưới, đảng viên phải nêu gương sáng, làm mực thước cho người khác làm theo.

Cán bộ và đảng viên - những người cộng sản - giữ địa vị càng cao càng cần tu dưỡng, rèn luyện nghiêm cẩn.

Làm được những điều này, chúng ta có cơ sở để tin rằng tình trạng suy thoái đạo đức hiện nay sẽ từng bước được khắc phục. Không hề dễ dàng, không thể nóng vội, nhưng phải kiên quyết, quyết liệt với sự đồng tâm nhất trí của toàn Đảng, toàn dân. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và Nhà nước pháp quyền do nhân dân làm chủ, chúng ta có cơ sở để tin rằng cái thiện sẽ thắng cái ác, cái tốt sẽ thắng cái xấu, chúng ta sẽ xây dựng thành công một xã hội đạo đức tốt đẹp cùng với nền kinh tế tăng trưởng, phát triển - một xã hội xã hội chủ nghĩa đúng nghĩaKINH TẾ

  • THẾ GIỚI
  • TƯ LIỆU
Trang chủThứ Năm, 27/2/2020VĂN HÓA - XÃ HỘI
  • Văn hóa
  • |
  • Xã hội
Suy nghĩ về thực trạng đạo đức xã hội hiện nay

(TG) - Có phải mọi sai lầm, sự xuống cấp đạo đức xã hội đều do “mặt trái của kinh tế thị trường”? Hay còn có những nguyên nhân khác bắt nguồn sâu xa từ nền tảng văn hóa đang bị lung lay, từ nhận thức chưa đúng, chưa tới tầm?

(Tranh minh họa)

Một câu nói khá phổ biến phản ánh rất thực tâm trạng của nhiều người chúng ta: “Mong kinh tế như hôm nay, còn đạo đức trở lại như ngày xưa”. Nghe có vẻ nghịch lý, nhưng đó là điều có thực, như nhiều vị cao niên thường tâm sự: “Thời chiến tranh, thời bao cấp mình thiếu thốn đủ thứ, nhưng rất giàu có về lý tưởng, nhân cách, tình nghĩa, sống thanh thản chứ đâu nhiều bức xúc như thời nay”.

Nói ngắn gọn là đạo đức xã hội nước ta đang xuống cấp - điều làm mọi người không bằng lòng và thường xuyên lo ngại. Sự xuống cấp của đạo đức xã hội có thể định lượng như gần đây một số trí giả phát biểu: “Đạo đức xuống cấp ở mức đáng báo động!”(1), “Thực trạng xuống cấp của văn hóa, đạo đức xã hội đã ở mức độ nguy hiểm”(2).

Trong vòng một vài năm nay, các phương tiện truyền thông đã nêu lên khá nhiều biểu hiện “chưa từng có” so với trước đây ở xã hội chúng ta - về của sự xuống cấp đạo đức, với chiều hướng ngày càng gia tăng, mức độ ngày càng nghiêm trọng.

Trước tiên là lĩnh vực kinh tế. Nhờ vận động theo cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từ bao năm nay, nước ta đạt được nhiều thành tựu to lớn về kinh tế và an sinh xã hội, đời sống của nhân dân được cải thiện đáng kể so với trước. Nhưng sự xuống cấp về đạo đức thể hiện rất rõ trong lĩnh vực này qua những đại án hình sự và nhiều vụ án kinh tế mà nhiều người chịu sự trừng phạt của pháp luật lại nằm trong “bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống”.

Đạo đức xã hội xuống cấp còn thể hiện ở những hành vi bạo lực trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bạo lực gia đình, bạo lực học đường... đến bạo lực nơi công cộng. Có những người sẵn sàng dùng vũ khí “nóng”, vũ khí “lạnh” để giải quyết các mâu thuẫn trong mọi quan hệ giữa cha mẹ và con, anh chị em, vợ chồng, hàng xóm láng giềng, bạn bè… Nhiều trường hợp dẫn đến kết cục thật thương tâm.

Thói tham lam, ích kỷ, thói 

Người Việt Nam ta rất tự hào vì có vốn tiếng Việt giàu và đẹp.Tiếng Việt giàu đẹp vì nó là sự kết tinh của lịch sử đã bao đời nay cùa cha ông ta. Đó là lịch sử lao động sản xuất và chiến đấu để tồn tại và phát triển, để bảo vệ và dựng xây đất nước. Tiếng Việt giàu đẹp bởi nó là tiếng nói của đời sống dân tộc Việt Nam, phong phú và cũng rất đẹp.

Hai nguồn giàu đẹp của tiếng Việt là ở tiếng nói của quần chúng nhân dân được thể hiện trong tục ngữ, ca dao, là ở tiếng nói của các nhà văn, nhà thơ lớn đã được đẽo gọt, trau chuốt và nâng lên đến mức nghệ thuật.

Tục ngữ ca dao là ngôn ngữ của quần chúng, bản thân nó là giản dị, dễ hiểu, trong sáng vì nó là lối diễn đạt của quần chúng. Đặc tính truyền miệng và tập thể đã khiến nó ngày càng được trau chuốt, tinh tế hơn. Cuộc sống vô cùng đa dạng, tục ngữ, ca dao là tấm gương phản ánh đời sống cho nên nó cũng rất đa dạng. Đó có thể là tục ngữ ca dao về lao động sản xuất “Nhất nước nhì phân, tam cần, tứ giống”, “Cày đồng đang buổi ban trưa - Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày...” về học tập “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”. “Học ăn, học nói học gói, học mở”; về cách sống “Thương người như thể thương thân”, “Uống nước nhớ nguồn”.... Trong kho tàng tục ngữ ca dao ấy, có những câu thực sự là những viên ngọc sáng ngời lên vẻ đẹp lung linh.

Hỡi cô tát nước, bên đàng

Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi.

Một câu ca dao mở ra một bức tranh lao động đầy chất thơ, đồng thời cũng là một lời tỏ tình độc đáo, ý nhị. Câu ca dao đưa ta vào một không gian yên tĩnh, hư ảo của đêm trăng, ánh trăng tỏa chiếu xuống cánh đồng có một cô gái đang tát nước. Âm thanh của từng gầu nước như đẩy không gian thêm cao hơn, rộng hơn. Ánh trăng theo từng gầu nước cũng là múc “ánh trăng vàng”. Ánh trăng theo từng gầu nước lại đổ tràn lên ruộng, vỡ ra, tan ra, lấp loáng. Thời gian đã về khuya lắm. về khuya nên mới chỉ có âm thanh của từng gầu nước và tiếng nói của người con trai hỏi cô gái. Chàng trai hỏi cô trong ngỡ ngàng, tiếc nuối. “Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi?”. Ánh trăng chiếu xuống nước đẹp quá, thể mà cô múc nó đổ đi. Đúng là chỉ có tâm hồn đẹp mới nhìn thấy vẻ đẹp này, thậm chí phải là tâm hồn nghệ sĩ mới có sự tiếc nuối cho cái đẹp kia. Một lời trách bóng gió: cô đang làm mất đi cái đẹp đấy! Nhưng ánh trăng vẫn cứ vô tư tỏa sáng để cô múc từng “gầu trăng”. Cô cũng đang tạo ra cái đẹp! Trách mà lại khen! Cô gái thì im lặng, im lặng vì chàng trai đã khéo gợi nên ở cô cảm xúc về cái đẹp, sự im lặng có thể là sự đồng tình tiếp nhận, và nhiều khi không nói mới là nói được nhiều nhất. Đúng là một câu ca dao thật đẹp. Và những bài ca dao khác:

Trong đầm gi đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng, lại chen nhị vàng.

Nhị vàng bông trắng lá xanh,

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Bài ca dao có hai lớp nghĩa. Lớp nghĩa thứ nhất là tả vẻ đẹp của “sen” có “Lá xanh bông trắng, lại chen nhị vàng” đó là tả từ ngoài vào. Còn “Nhị vàng bông trắng lá xanh” là tả từ trong tả ra. Câu thứ tư là “phẩm chất” nghĩa thứ hai cũng toát lên ở đây: Người ta cũng đẹp như sen, dù có sống nơi “hôi tanh”, hãy cố gắng trong sạch tinh khiết như sen. Bài ca dao mượn một hình tượng đẹp đầy thẩm mĩ để nói về nhân cách con người. Người Việt Nam, ai cũng nhớ câu ca dao:

Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng.

“Nhiễu điều” là thứ lụa mỏng nhuộm màu đỏ tươi thường dùng để phủ trên bài vị nơi bàn thờ tổ tiên. “Giá gương” là cái giá có đặt khung lồng kính để bài vị gia tiên. “Nhiễu điều phủ lấy giá gương” là hình ảnh bàn thờ tổ tiên. Đặt trong chỉnh thể của cậu ca dao, ta hiểu lời nhắn nhủ, lời kêu gọi đoàn kết thương yêu nhau ở tất cả mọi người. Đó là một bài ca dao hết sức gợi cảm, tinh tế.

Những bài ca dao ấy là đời sống tâm hồn tình cảm của người Việt Nam. nó là nguồn để nuôi dưỡng văn học bác học. Các nhà văn nhà thơ lớn của chúng ta như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh, Tố Hữu,... đều chịu ảnh hưởng rất lớn từ tục ngữ, ca dao... lời văn lời thơ của họ đã được nâng lên mức nghệ thuật, tinh tế và tài hoa. Câu thơ của Nguyễn Du mà bao người đã thuộc:

Long lanh đáy nước in trời

Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng.

Có thể nói đây là một bức tranh được vẽ bằng ngôn ngữ của thơ: trời xanh, nước trong, gió rất nhẹ cho nên mới “Long lanh đáy nước in trời”. Phía xa, mây biếc đùn lên như xây thành. Trời đã về chiều nên “non phơi bóng vàng”. Một câu thơ khác sống động, vừa có hình ảnh, màu sắc, âm thanh.

Dưới trăng quyên đã gọi hè

Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông.

Tiếng Việt rất giàu và rất đẹp đủ sức để diễn tả tài tình các cung bậc tâm trạng. Chúng ta hãy đọc một vài câu thơ trong Chinh phụ ngâm:

       Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

          Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu

Ngàn dâu xanh ngắt một màu

     Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?

Người vợ tiễn người chồng ra trận. Người chồng dứt áo lên ngựa ra đi. Chàng đi một quãng đương rỗi quay lại nhìn vợ. Người vợ vẫn đứng đó trông chồng. Cả hai cùng khóc, họ cùng nhìn nhau mà chẳng thấy nhau vì nước mắt rơi. Giữa họ là khoảng không gian “mấy ngàn dâu” ngăn cách lòng “chàng” cũng sầu, lòng “thiếp” cũng sầu, biết ai hơn ai... Quả là tiếng Việt không giàu, không đẹp thì không thể diễn tả được cung bậc tâm trạng này.

Đến văn học hiện đại chúng ta lại được đọc lời thơ ngọt ngào đằm thắm của nhà thơ Tố Hữu:

Ta về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng...

Ngọt ngào bởi có âm hưởng của ca dao, đằm thắm bởi nó đậm đà tình người, hồn người.

Chúng ta còn rất nhiều những câu văn lời thơ để chứng minh cho tiếng Việt ta giàu đẹp. Tiếng Việt là tình cảm tâm hồn người Việt Nam. Ta ngày thêm yêu tiếng Việt, học tiếng Việt và ra sức giữ gìn sự trong sáng của tiếng ta. Đó là một cách để biểu hiện lòng yêu đất nước, yêu dân tộc mình của người Việt Nam.

1 tháng 4 2018

Người Việt Nam ta rất tự hào vì có vốn tiếng Việt giàu và đẹp.Tiếng Việt giàu đẹp vì nó là sự kết tinh của lịch sử đã bao đời nay cùa cha ông ta. Đó là lịch sử lao động sản xuất và chiến đấu để tồn tại và phát triển, để bảo vệ và dựng xây đất nước. Tiếng Việt giàu đẹp bởi nó là tiếng nói của đời sống dân tộc Việt Nam, phong phú và cũng rất đẹp.

Hai nguồn giàu đẹp của tiếng Việt là ở tiếng nói của quần chúng nhân dân được thể hiện trong tục ngữ, ca dao, là ở tiếng nói của các nhà văn, nhà thơ lớn đã được đẽo gọt, trau chuốt và nâng lên đến mức nghệ thuật.

Tục ngữ ca dao là ngôn ngữ của quần chúng, bản thân nó là giản dị, dễ hiểu, trong sáng vì nó là lối diễn đạt của quần chúng. Đặc tính truyền miệng và tập thể đã khiến nó ngày càng được trau chuốt, tinh tế hơn. Cuộc sống vô cùng đa dạng, tục ngữ, ca dao là tấm gương phản ánh đời sống cho nên nó cũng rất đa dạng. Đó có thể là tục ngữ ca dao về lao động sản xuất “Nhất nước nhì phân, tam cần, tứ giống”, “Cày đồng đang buổi ban trưa - Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày...” về học tập “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”. “Học ăn, học nói học gói, học mở”; về cách sống “Thương người như thể thương thân”, “Uống nước nhớ nguồn”.... Trong kho tàng tục ngữ ca dao ấy, có những câu thực sự là những viên ngọc sáng ngời lên vẻ đẹp lung linh.

Hỡi cô tát nước, bên đàng

Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi.

Một câu ca dao mở ra một bức tranh lao động đầy chất thơ, đồng thời cũng là một lời tỏ tình độc đáo, ý nhị. Câu ca dao đưa ta vào một không gian yên tĩnh, hư ảo của đêm trăng, ánh trăng tỏa chiếu xuống cánh đồng có một cô gái đang tát nước. Âm thanh của từng gầu nước như đẩy không gian thêm cao hơn, rộng hơn. Ánh trăng theo từng gầu nước cũng là múc “ánh trăng vàng”. Ánh trăng theo từng gầu nước lại đổ tràn lên ruộng, vỡ ra, tan ra, lấp loáng. Thời gian đã về khuya lắm. về khuya nên mới chỉ có âm thanh của từng gầu nước và tiếng nói của người con trai hỏi cô gái. Chàng trai hỏi cô trong ngỡ ngàng, tiếc nuối. “Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi?”. Ánh trăng chiếu xuống nước đẹp quá, thể mà cô múc nó đổ đi. Đúng là chỉ có tâm hồn đẹp mới nhìn thấy vẻ đẹp này, thậm chí phải là tâm hồn nghệ sĩ mới có sự tiếc nuối cho cái đẹp kia. Một lời trách bóng gió: cô đang làm mất đi cái đẹp đấy! Nhưng ánh trăng vẫn cứ vô tư tỏa sáng để cô múc từng “gầu trăng”. Cô cũng đang tạo ra cái đẹp! Trách mà lại khen! Cô gái thì im lặng, im lặng vì chàng trai đã khéo gợi nên ở cô cảm xúc về cái đẹp, sự im lặng có thể là sự đồng tình tiếp nhận, và nhiều khi không nói mới là nói được nhiều nhất. Đúng là một câu ca dao thật đẹp. Và những bài ca dao khác:

Trong đầm gi đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng, lại chen nhị vàng.

Nhị vàng bông trắng lá xanh,

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Bài ca dao có hai lớp nghĩa. Lớp nghĩa thứ nhất là tả vẻ đẹp của “sen” có “Lá xanh bông trắng, lại chen nhị vàng” đó là tả từ ngoài vào. Còn “Nhị vàng bông trắng lá xanh” là tả từ trong tả ra. Câu thứ tư là “phẩm chất” nghĩa thứ hai cũng toát lên ở đây: Người ta cũng đẹp như sen, dù có sống nơi “hôi tanh”, hãy cố gắng trong sạch tinh khiết như sen. Bài ca dao mượn một hình tượng đẹp đầy thẩm mĩ để nói về nhân cách con người. Người Việt Nam, ai cũng nhớ câu ca dao:

Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng.

“Nhiễu điều” là thứ lụa mỏng nhuộm màu đỏ tươi thường dùng để phủ trên bài vị nơi bàn thờ tổ tiên. “Giá gương” là cái giá có đặt khung lồng kính để bài vị gia tiên. “Nhiễu điều phủ lấy giá gương” là hình ảnh bản thờ tổ tiên. Đặt trong chỉnh thể của cậu ca dao, ta hiểu lời nhắn nhủ, lời kêu gọi đoàn kết thương yêu nhau ở tất cả mọi người. Đó là một bài ca dao hết sức gợi cảm, tinh tế.

Những bài ca dao ấy là đời sống tâm hồn tình cảm của người Việt Nam. nó là nguồn để nuôi dưỡng văn học bác học. Các nhà văn nhà thơ lớn của chúng ta như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh, Tố Hữu,... đều chịu ảnh hưởng rất lớn từ tục ngữ, ca dao... lời văn lời thơ của họ đã được nâng lên mức nghệ thuật, tinh tế và tài hoa. Câu thơ của Nguyễn Du mà bao người đã thuộc:

Long lanh đáy nước in trời

Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng.

Có thể nói đây là một bức tranh được vẽ bằng ngôn ngữ của thơ: trời xanh, nước trong, gió rất nhẹ cho nên mới “Long lanh đáy nước in trời”. Phía xa, mây biếc đùn lên như xây thành. Trời đã về chiều nên “non phơi bóng vàng”. Một câu thơ khác sống động, vừa có hình ảnh, màu sắc, âm thanh.

9 tháng 3 2022

refer ko chắc nữa 

Dân tộc ta từ xưa đến nay luôn đề cao đức tính giản dị của con người. Nó không những là một phẩm chất cao quý mà còn là lối sống, lối ứng xử in đậm trong văn hóa của người Việt. Giản dị là một lối sống không trọng vật chất của con người. Giản dị biểu hiện ở lối sống đơn giản, không cầu kì, xa hoa, không phô trương hay lãng phí của cải vật chất. Giản dị còn thể hiện ở tinh thần yêu chuộng cuộc sống bình dị, gần gũi với thiên nhiên. Giản dị còn biểu hiện ở lời ăn tiếng nói hiền hòa, điềm đạm, có tình, có nghĩa của con người. Người giản dị thường xây dựng một cuộc sống kín đáo, hiền hòa. Họ thích ở làng quê hơn ở phố. Người giản dị cũng yêu thích những cái gì nhỏ nhắn, mộc mạc, đơn sơ. Họ không thích cầu kì một cách hình thức hay lãng phí một cách không cần thiết. Sống giản dị là một lối sống hết sức lành mạnh và tích. Một lối sống không trọng vật chất, thích những điều đơn giản sẽ mang lại cho con người sự trong sạch trong tinh thần. Lối sống giản dị mang lại cho con người một cuộc sống thanh bình, êm ả. Con người không bị ràng buộc bởi những tiện nghi. Tinh thần lúc nào cũng an nhàn, thoải mái. Tính giản dị rất cần thiết trong cuộc sống. Tính giản dị khiến ta tiết kiệm thời gian, không mất thời gian vào các việc vô bổ mà cầu kì. Tính giản dị khiến mọi người xung quanh tôn trọng ta. Sống giản dị giúp biết cách biết cách ứng xử hiền hòa trước cuộc sống. Ta trở nên gần gũi, chan hòa với cuộc sống, với mọi người xung quanh mình. Người có lối sống giản dị luôn được người khác yêu mến và kính trọng.