K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Ngày 6 tháng 7 năm 1885, chú bé Giô-dép chín tuổi bị chó cắn trước đó hai ngày đã được mẹ đưa từ miền quê xa xôi đến thủ đô Pa-ri, nhờ bác sĩ Lu-i Pa-xtơ cứu chữa.

        Cậu bé bị tới mười bốn vết cắn ở tay vì đã lấy tay che mặt. Cuộc sống của em chỉ tính từng ngày. Nếu không cứu chữa kịp thời, cậu bé sẽ bị chết như những người bị chó dại cắn từ trước tới nay.

        Nhìn vẻ đau đớn của cậu bé và đôi mắt đỏ hoe của người mẹ, Pa-xtơ xúc động nghĩ đến lúc cậu bé lên cơn điên dại và nghẹt thở vì một cơn giật dữ dội, rồi chết! Ông tự nhủ phải cứu bằng được cậu bé đáng thương.

       Đêm đã khuya, Pa-xtơ vẫn ngồi trước bàn làm việc, những vết nhăn hằn sâu trên vầng trán ưu tư. Câu hỏi: “Ta có thể làm gì cho cậu bé?” cứ trăn trở hoài trong óc ông. Vắc-xin chữa bệnh dại ông đã thí nghiệm có kết quả trên loài vật, nhưng chưa lần nào thử nghiệm trên người. Dù rất muốn chữa cho cậu bé khỏi bệnh nhưng ông vẫn ngại ngần, không dám lấy Giô-dép ra làm thí nghiệm vì sợ tai biến. Nghĩ đi nghĩ lại, ông thấy không còn cách nào khác. Bệnh dại đang đe doạ cướp đi tính mạng của cậu bé.

       Ngày hôm sau, trao đổi với các cộng sự, Pa-xtơ quyết định phải tiêm vắc-xin mới có hi vọng cứu Giô-dép. Đến chiều, mấy giọt vắc-xin phòng dại đã được tiêm vào dưới da bụng cậu bé. Loại vắc-xin này không độc vì đã để trong không khí khô 14 ngày.

      Các lần tiêm sau, độc tính trong vắc-xin dần dần tăng lên. Chín ngày trôi qua, Pa-xtơ có cảm giác như chín tháng trời đằng đẵng. Mũi tiêm thứ mười mới là mũi quyết định nhất nhưng vì nó có độc tính rất cao nên có thể gây ra những cơn co giật nguy hiểm. Có bắt buộc phải tiêm cho cậu bé mũi thứ mười không? Pa-xtơ bóp trán, đi đi lại lại trong phòng làm việc. Cuối cùng ông quyết định phải tiêm. Ông chăm chú nhìn người ta tiêm cho Giô-dép và an ủi cậu, dắt tay cậu lên giường.

       Bảy ngày chờ đợi và lo lắng, Pa-xtơ không chợp mắt. Mặc dù bị liệt chân trái nhưng đêm nào ông cũng chống gậy, lần xuống cầu thang để thăm cậu bé. Ông chỉ sợ cậu lên cơn dại ghê gớm bất thường. Nhưng tai hoạ đã qua, cậu bé vẫn bình yên, khoẻ mạnh. Quá sung sướng, đêm ấy Pa-xtơ ngủ một giấc ngon lành.

        Tiếng lành đồn xa, từ đó về sau, người ta đã liên tiếp gửi đến phòng thí nghiệm của ông những bệnh nhân bị chó dại cắn, nhờ ông cứu chữa. Phòng thí nghiệm của ông trở thành Viện Pa-xtơ - Viện chống bệnh dại đầu tiên trên thế giới.


 

14 tháng 11 2019

Thanh cậu nha

4 tháng 12 2017

1- Đoạn 1: Ngày 6-7-1885 chú bé Giô-dép chín tuổi bị chó dại cắn đã hai ngày. Mẹ của Giô-dép đã đưa cậu từ vùng quê xa xôi lên thủ đô Pa-ri nhờ Pa-xtơ cứu chữa. Cậu bé bị mười bốn vết cắn ở tay vì che mặt khi chó xông đến. Tính mạng của cậu chỉ được tính bằng từng ngày. Nhìn vẻ mặt đau đớn của cậu bé và nỗi lòng của người mẹ, Pa- xtơ vô cùng đau khố khi nghĩ đến một ngày kia cậu bé phát bệnh rồi đau đớn ra đi...

2- Đoạn 2: Đêm đã khuya, vậy mà Pa-xtơ không tài nào chợp mắt được. Vắc-xin chữa bệnh dại ông đả tìm ra nhưng chỉ mới thí nghiệm có kết quả trên loài vật. Còn trên cơ thể người thì chưa. Ông rất muốn cứu cho cậu bé nhưng không thể lấy em làm vật thí nghiệm. Bởi, nếu có tai biên gì thì sao?

3- Đoạn 3: Sáng hôm sau, ông thảo luận với đồng nghiệp và quyết định tiêm cho Giô-dép, hi vọng có thể cứu được em. Và thế rồi, ngay chiều hôm ấy 7-7-1885, ông đã tiêm vắc-xin cho Giô-dép. Những ngày sau, ông tiếp tục tiêm vắc-xin có độc tố tăng dần. Chín ngày trôi qua, đối với ông dằng dặc như chín tháng. Phát tiêm thứ mười với thứ vắc-xin có độc tính rất cao. Đây là phát tiêm quyết định tính mạng của Giô-dép. Bởi vậy mà suốt cả đêm Pa-xtơ đã thức trắng. Sáng ra, ông quyết định tiêm phát thứ mười.

4- Đoạn 4: Sau khi tiêm xong, Pa-xtơ tự tay dắt Giô-dép lên giường, an ủi em.

Thêm bảy ngày nữa chờ đợi làm cho Pa-xtơ tóc càng bạc trắng hơn. Dù chân trái bị bại liệt, Pa-xtơ vẫn thường xuyên chống gậy đến thăm Giô-dép.

5- Đoạn 5: Qua được ngày thứ bảy, cậu bé vần mạnh khỏe, bình yên. Lúc này, ông mới thơ phào nhẹ nhõm. Như vậy ông đã thành công trong việc chữa bệnh dại.

6- Đoạn 6: Sau thành công vang dội ấy, người ta liên tiếp gửi đến phòng thí nghiệm của ông những người bị chó dại cắn. Phòng thí nghiệm của ông trở thành Viện Pa-xtơ - viện chống dại đầu tiên trên thế giới.

4 tháng 12 2017

Ngày 6 tháng 7 năm 1885, chú bé Giô-dép chín tuổi bị chó cắn trước đó hai ngày đã được mẹ đưa từ miền quê xa xôi đến thủ đô Pa-ri, nhờ bác sĩ Lu-i Pa-xtơ cứu chữa.

Cậu bé bị tới mười bốn vết cắn ở tay vì đã lấy tay che mặt. Cuộc sống của em chỉ tính từng ngày. Nếu không cứu chữa kịp thời, cậu bé sẽ bị chết như những người bị chó dại cắn từ trước tới nay.

Nhìn vẻ đau đớn của cậu bé và đôi mắt đỏ hoe của người mẹ, Pa-xtơ xúc động nghĩ đến lúc cậu bé lên cơn điên dại và nghẹt thở vì một cơn giật dữ dội, rồi chết! Ông tự nhủ phải cứu bằng được cậu bé đáng thương.

Đêm đã khuya, Pa-xtơ vẫn ngồi trước bàn làm việc, những vết nhăn hằn sâu trên vầng trán ưu tư. Câu hỏi: “Ta có thể làm gì cho cậu bé?” cứ trăn trở hoài trong óc ông. Vắc-xin chữa bệnh dại ông đã thí nghiệm có kết quả trên loài vật, nhưng chưa lần nào thử nghiệm trên người. Dù rất muốn chữa cho cậu bé khỏi bệnh nhưng ông vẫn ngại ngần, không dám lấy Giô-dép ra làm thí nghiệm vì sợ tai biến. Nghĩ đi nghĩ lại, ông thấy không còn cách nào khác. Bệnh dại đang đe doạ cướp đi tính mạng của cậu bé.

Ngày hôm sau, trao đổi với các cộng sự, Pa-xtơ quyết định phải tiêm vắc-xin mới có hi vọng cứu Giô-dép. Đến chiều, mấy giọt vắc-xin phòng dại đã được tiêm vào dưới da bụng cậu bé. Loại vắc-xin này không độc vì đã để trong không khí khô 14 ngày.

Các lần tiêm sau, độc tính trong vắc-xin dần dần tăng lên. Chín ngày trôi qua, Pa-xtơ có cảm giác như chín tháng trời đằng đẵng. Mũi tiêm thứ mười mới là mũi quyết định nhất nhưng vì nó có độc tính rất cao nên có thể gây ra những cơn co giật nguy hiểm. Có bắt buộc phải tiêm cho cậu bé mũi thứ mười không? Pa-xtơ bóp trán, đi đi lại lại trong phòng làm việc. Cuối cùng ông quyết định phải tiêm. Ông chăm chú nhìn người ta tiêm cho Giô-dép và an ủi cậu, dắt tay cậu lên giường.

Bảy ngày chờ đợi và lo lắng, Pa-xtơ không chợp mắt. Mặc dù bị liệt chân trái nhưng đêm nào ông cũng chống gậy, lần xuống cầu thang để thăm cậu bé. Ông chỉ sợ cậu lên cơn dại ghê gớm bất thường. Nhưng tai hoạ đã qua, cậu bé vẫn bình yên, khoẻ mạnh. Quá sung sướng, đêm ấy Pa-xtơ ngủ một giấc ngon lành.

Tiếng lành đồn xa, từ đó về sau, người ta đã liên tiếp gửi đến phòng thí nghiệm của ông những bệnh nhân bị chó dại cắn, nhờ ông cứu chữa. Phòng thí nghiệm của ông trở thành Viện Pa-xtơ - Viện chống bệnh dại đầu tiên trên thế giới.



Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/ke-lai-toan-bo-cau-chuyen-pa-xto-va-em-be-c117a19630.html#ixzz50Hoy1uVv

26 tháng 10 2018

Mở bài:
– Lí do của chuyến đi chơi xa và nơi sẽ đến.
– Chuẩn bị cho chuyến đi và lên đường.
Thân bài:
1. Cảnh dọc đường đi.
– Phong cảnh, những nét đặc biệt.
– Tâm trạng của em và thái độ mọi người trên xe.
2. Đến nơi.
– Hoạt động thứ nhất.
– Kể những hoạt động nổi bật, thú vị tiếp theo (chú ý: chọn kể nhiều dạng hoạt động khác nhau cho phong phú; nên sắp xếp thứ tự kể theo thời gian. Mỗi hoạt động kể trong một đoạn văn có kết hợp kể với miêu tả cảnh vật, hoạt động,…).
3. Kết thúc chuyên đi
– Chuẩn bị trở về.
– Cảnh vật, tâm trạng, hoạt động trên đường về.
Kết bài:
- Suy nghĩ về chuyến đi.
- Mong ước.

26 tháng 10 2018

Mở bài:- lí do của chuyến đi chơi xa và nơi sẽ đến.

-Chuẩn bị cho chuyến đi và lên đường.

Thân bài:

1.Cảnh dọc đường đi:

-Phong cảnh, những nét đặc biệt.

-Tâm trạng của em và thái độ của mọi người trên xe.

2.Đến nơi:

-Kể những hoạt động thú vị,nổi bật tiếp theo.

3:Kết thúc chuyến đi:

-chuẩn bị đi về.

-Cảnh vật, tâm trạng, hoạt động trên đường về.

Kết bài:

-Cảm ngĩ của mình về chuyến đi.

(mình lập dàn ý vừa của lớp 5 vừa của lớp 6)

Bạn em tên là Tèo. Nhà bạn ấy rất nghèo. Ba bạn ấy bán bánh bèo. Mẹ bạn ấy làm nghề bán xôi xéo. Chị bạn ấy bán dao kéo. Nhà bạn có nuôi 1 con mèo. Nhưng không may nó đã tèo. Mặc dù bạn hay hứa lèo nhưng em vẫn quý bạn ấy!:D

Từ đơn: tên, bạn, ba, mẹ, chị, mèo, nó, em

Từ láy: không có

Từ ghép: bánh bèo, xôi xéo, dao kéo

Hội con 🐄 chúc bạn học tốt!!!

16 tháng 8 2019

https://h.vn/hoi-dap/tim-kiem?q=Vi%E1%BA%BFt+%C4%91o%E1%BA%A1n+v%C4%83n+(5+%C4%91%E1%BA%BFn+7+c%C3%A2u)n%C3%B3i+v%E1%BB%81+vi%E1%BB%87c+em+%C4%91%C3%A3+l%E1%BB%85+ph%C3%A9p+v%E1%BB%9Bi+th%E1%BA%A7y+c%C3%B4,trong+%C4%91%C3%B3+c%C3%B3+s%E1%BB%AD+d%E1%BB%A5ng+8+y%E1%BA%BFu+t%E1%BB%91+ti%E1%BA%BFng+Vi%E1%BB%87t(1+t%E1%BB%AB+l%C3%A1y,1+t%E1%BB%AB+gh%C3%A9p,1t%E1%BB%AB+m%C6%B0%E1%BB%A3n,1+%C4%91ang+t%E1%BB%AB,1+c%E1%BB%A5m+danh+t%E1%BB%AB,1+s%E1%BB%91+t%E1%BB%AB,1+l%C6%B0%E1%BB%A3ng+t%E1%BB%AB,1+ch%E1%BB%89+t%E1%BB%AB).G%E1%BA%A1ch+ch%C3%A2n+v%C3%A0+x%C3%A1c+%C4%91%E1%BB%8Bnh+8+y%E1%BA%BFu+t%E1%BB%91+ti%E1%BA%BFng+vi%E1%BB%87T++Mong+anh+ch%E1%BB%8B+gi%C3%BAp+em&id=474119    :) link tham khảo nek bợn

5 tháng 12 2017

 Ông bà nội em sinh được bốn người con, ba người đi làm ăn xa, chỉ còn chú Út ở nhà với ông bà. Trước kia, nhà chỉ có ít ruộng nên thóc lúa không đủ ăn, mọi người phải làm thuê để kiếm sống. Chú Út sau khi học hết lớp 12 đã quyết định ở lại quê hương để tự khẳng định mình, ở xã bên có nghề chạm khắc gỗ nổi tiếng, chú đến xin làm ở đó. Chú chăm chỉ chịu khó nên được ông chủ tin yêu và truyền nghề. Sau mấy năm học tập và làm việc vất vả, chú đã thành thạo, được ông chủ cho phép về quê để tạo dựng cơ nghiệp. Chú cùng với mấy người bạn trong ấp lập một xưởng nhỏ chuyên sản xuất đồ gỗ thủ công mĩ nghệ.

   Hôm về thăm ông bà nội, bước vào sân, em đã thấy những khúc gỗ đủ mọi kích cỡ đặt la liệt khắp nơi. Dưới mái che bằng bạt, chú út đang say mê tạc bức tượng em bé cưỡi trâu thổi sáo. Lúc ấy, em thực sự bị cuốn hút vào công việc tỉ mỉ, khó khăn nhưng đầy thú vị. Chú út một tay cầm đục, một tay cầm chiếc dùi bằng gỗ, thận trọng gõ từng nhát một. Những miếng dăm gỗ nhỏ xíu rơi lả tả xuống đất. Chỉ một lát sau, hình thù cậu bé và con trâu đã hiện ra nhưng còn xù xì, đơn giản. Chú út lấy một con dao nhỏ thật sắc, gọt tỉa từng đường cong mềm mại. Mỗi động tác của chú đều toát lên sự cần mẫn, tài hoa lạ lùng.

   Đến chiều, bức tượng nhỏ đã hoàn thành. Chú út lấy giấy nhám đánh cho nhẵn rồi thoa vẹc ni màu nâu bóng. Từng đường vân gỗ hiện lên thật đẹp. Chú Út nâng bức tượng ngang tầm mắt, ngắm nghía kĩ lưỡng và đôi môi chú nở nụ cười mãn nguyện. Chú bảo em muốn thành công trong mọi việc, phải có sự say mê và tính cần cù, chịu khó.

   Nhìn bức tượng cậu bé đội chiếc nón lá đang thổi sáo, ngồi vắt vẻo trên lưng con trâu mộng có cặp sừng cong vút, đầu cúi xuống như đang thong dong gặm cỏ, em càng mến phục tài nghệ của chú em và những người thợ có bàn tay vàng như chú đang góp phần làm đẹp cuộc đời.

   Hàng của chú phần lớn bán ở các cửa hàng mĩ nghệ ở Thành phố Hồ Chí Minh. Đời sống gia đình ông bà em nhờ có chú mà ngày càng khá lên. Chú đang có ý định mở rộng sản xuất, dạy nghề cho thanh thiếu niên trong xóm. Nay mai lớn lên, em sẽ nhờ chú truyền nghề. Trước mắt, em phải chăm chỉ và cố học cho giỏi.

22 tháng 3 2020

                                             Bài làm

Tuổi thơ đối với bất kỳ ai cũng là quãng thời gian đẹp đẽ, hạnh phúc. Hạnh phúc bởi sự ngây thơ, hồn nhiên, bởi những điều nhỏ bé mà vô cùng đáng quý. Tuổi thơ của em cũng tràn ngập niềm vui và hạnh phúc, không chỉ bởi vì những điều trên mà còn bởi có một người em luôn kính yêu – bà ngoại.

Bà ngoại của em đã đi hết quãng đường hai phần ba cuộc đời mỗi con người, năm nay bà đã bảy mươi tuổi rồi. Không giống như bà cụ cạnh nhà em, từ những ngày còn lon ton chạy theo chân bà ngoại, em đã thấy bà có dáng người nhỏ nhắn, nhanh nhẹn. Cái lưng bà theo năm theo tháng đã cong cong xuống, mẹ bảo đó là cái lưng phi thường mạnh mẽ, đã gánh gồng mọi phong ba, chăm sóc, nuôi dạy mẹ và các bác lên người. Tóc bà em trắng như cước, nổi bật trên khuôn mặt trái xoan bé xíu với làn da in hằn dấu vết của thời gian. Mặt của bà đã có nhiều vết chân chim, lan tràn cả nơi khóe mắt. Cái miệng móm mém và hai mắt không còn sáng rõ như trước nữa. Vậy nhưng, ánh mắt hiền từ cùng vẻ mặt hòa ái của bà lại khiến người ta cảm thấy gần gũi, thân thiết.

Đôi tay bà ngoại lộ rõ những khớp xương, nhỏ bé. Ai nghĩ được đôi tay ấy đã nuôi nấng đàn con trưởng thành, xây nhà, dựng cửa và chăm sóc cho từng lớp cháu chắt lớn lên. Em chính là một trong những đứa cháu được bà chính tay bảo bọc, chăm lo từ lúc còn chập chững bước đi. Bà ngoại đã hi sinh cả cuộc đời mình để giữ gìn mái ấm gia đình sau khi ông ngoại mất, ngậm đắng nuốt cay vì con vì cháu. Dáng người nhỏ nhắn mong manh của bà vì con cháu mà kiên cường chống lại giông tố cuộc đời, gian nan vất vả.

Bà của em hiền hậu như những bà tiên trong truyện cổ tích. Dù cho mắt không còn tinh, chân không còn nhanh nhẹn nữa, bà vẫn ngày ngày qua lại giữa các nhà, quan tâm lo lắng cho tất cả con cháu, nội ngoại gái trai không phân biệt đối xử. Bà cẩn thận chăm sóc một mảnh vườn nhỏ, trồng cây nuôi gà. Đến ngày thu hoạch bà lại tất bật đem đến cho từng nhà, khi con cháu khuyên ngăn bà nghỉ ngơi, bà chỉ cười bảo rằng bà thích như thế, ngơi chân ngơi tay bà càng thấy mệt mỏi, bứt rứt không yên.

Bà là người phụ nữ kiên cường, giàu đức hi sinh, là người mà bố mẹ chúng em lẫn mọi người xung quanh kính trọng. Hàng xóm láng giềng kính vì những khó khăn bất hạnh mà bà vượt qua suốt cuộc đời, yêu mến bà tốt bụng, thân thiện. Chỉ cần có người gặp khó khăn, nếu giúp được bà em sẽ không ngần ngại giúp đỡ.

Đối với riêng em, bà là tuổi thơ êm đềm, hạnh phúc. Bà chăm em từ bé đến lớn, dành tình yêu thương để ru em những giấc ngủ say khi mẹ bận rộn. Những câu chuyện cổ tích nhiệm màu, nhân hậu cũng nhờ giọng kể ấm áp, truyền cảm của bà mà đến với tuổi thơ em. Những đêm trăng tròn vành vạnh, bà bế em trên chiếc võng kẽo kẹt đung đưa, nhẹ nhàng kể về anh Khoai, về cô Tấm...dạy em bao điều mới lạ, sống nhân hậu và yêu thương mọi người...

Thời gian trôi đi, bà em không còn khỏe mạnh như xưa, nhưng tình thương mà bà dành cho con cháu vẫn không hề thay đổi, luôn ngọt ngào và bao la, rộng lớn. Nụ cười hạnh phúc mãn nguyện của bà khi thấy con cháu khỏe mạnh, vui vẻ chính là nụ cười đẹp nhất mà em luôn nhớ mãi không quên.

Em luôn cảm thấy vô cùng may mắn vì được hưởng thụ tình yêu thương và sự bảo bọc của bà. Bà ngoại là người mà em kính yêu nhất. Em sẽ cố gắng sống như những lời bà dạy để không phụ sự kỳ vọng, giáo dục ân cần chu đáo của bà.

Tham khảo :

Cuộc sống của con người gắn liền với những ước mơ. Có những ước mơ ngọt ngào làm cho ta hạnh phúc, lại có những ước muốn tham lam đem tới cho ta nhiều phiền toái. Câu chuyện sau nói lên điều đó: Điều ước của vua Mi - đát.

Tại đất nước Hi Lạp xa xưa, có ông vua nổi tiếng tham lam tên là Mi - đát.

Một ngày nọ, khi Mi - đát đang dạo chơi trong vườn thượng uyển thì gặp thần Đi - ô - ni - dốt và được thần ban cho một điều ước. Sẵn tính tham lam, Mi - đát ước ngay:

- Xin thần cho mọi vật tôi chạm vào đều biến thành vàng!

Thần ban cho Mi - đát cái ước muồn tham lam ấy rồi biến mất. Mi - đát sung sướng bẻ thử cành sồi, cành cây lập tức biến thành vàng. Ông ta lượm một quả táo, quả táo biến thành vàng nốt. Mi - đát hí hửng tưởng rằng lão là người hạnh phúc nhất mà không mảy may ngờ đến rắc rối đang chờ mình ở phía trước ...

Bữa ăn được người hầu dọn ra. Giờ thì ông ta hiểu rằng mình vừa ước một điều khủng khiếp : mọi thức ăn đều biến thành vàng khi ông ta chạm tới. Bụng đói cồn cào, Mi - đát hối hận, miệng không ngừng van nãi thần Đi - ô - ni - dốt. Bỗng, thần hiện ra, với vẻ mặt nghiêm nghị, phán:

- Nhà người hãy tới sông Pác - tôn, nhúng mình vào dòng nước, phép màu sẽ biến mất.

Mi - đát làm như vậy và quả nhiên phép màu biến mất.

Bạn thấy đấy, hạnh phúc không đến từ ước muốn tham lam mà làm nên từ bàn tay và trí óc.

#H

Link : Kể lại một câu chuyện mà em thích nhất trong những truyện đã được học - 8 bài văn mẫu Kể chuyện lớp 5 đạt điểm cao - VnDoc.com

2 tháng 2 2021

cảm ơn bạn