K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 7 2016

tác giả đã dùng biện pháp tu từ ẩn dụ để nói về hình ảnh mặt trời thật tượng trưng cho Bác Hồ. 
Hình ảnh mặt trời thứ nhất là một hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời, là nguồn năng lượng dường như vô tận, mang lại ánh sáng và sự sống cho hành tinh chúng ta. 
Hình ảnh mặt trời thứ hai chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, vị lãnh tụ, vị cha già của dân tộc Việt Nam, là người tiên phong lãnh đạo CM Việt Nam hướng theo con đường Chủ nghĩa Cộng Sản, đưa dân tộc Việt Nam từ chỗ bùn lầy nô lệ đến ánh sáng chói loà của độc lập tự do, của ấm no hạnh phúc, của Đảng CSVN quang vinh. 
Như vậy, bằng việc dùng hình ảnh mặt trời của thiên nhiên để nói đến mặt trời trong tim mỗi con người Việt Nam, tác gỉa làm cho chúng ta cảm nhận sâu sắc hơn về vai trò to lớn của Hồ Chí Minh với dân tộc Việt Nam. Ngày ngày, mặt trời đi qua chân lăng dường như cùng phải cúi chào và ngưỡng mộ một mặt trời trong lăng rất đỏ

18 tháng 7 2016

thank you nha

14 tháng 10 2020

Phép tu từ ở đây là ẩn dụ bn nha.

Vì từ “bến” và từ “thuyền” có ý nghĩa là chỉ người ( chỉ người con trai và người con gái ) ở đây tác giả dùng phép ẩn dụ cho kín đáo chứ ko ai nói: “Anh về có nhớ em chăng, 

Em thì một dạ khăng khăng đợi anh” nha bn

30 tháng 7 2021

Tác giả đã sử dụng thành công BPNT ẩn dụ hình tượng.Thuyền: chỉ người con trai,bến:chỉ người con gái.BPNT làm cho câu văn thêm GH,GC và sinh động. Nó gợi ra trc mắt ng đọc hình ảnh nỗi nhớ nhung của người con gái đối với người chồng khi đi lm xa nhà,xa quê hương. Qua đó ta càng thêm ngưỡng mộ tình thủy chung của người con gái đối với người chồng.

 

10 tháng 7 2018

a/ so sánh

Từ so sánh : là

Tác dụng: làm tăng sức gợi hình, gợi cảm; giúp cho việc miêu tả thêm cụ thể sinh động (trăng—cái liềm vàng) 

b/ Nhân hoá, Ẩn dụ 

Tác dụng: giúp biểu thị suy nghĩ tình cảm của con người ( thân bọc lấy thân ;tay ôm, tay níu ;gần nhau thêm), làm cho sự vật trở nên gần gũi với người; giữa người và tre có nét tương đồng, làm tăng sức gợi hình, gợi cảm

c/Nhân hoá, Ẩn dụ

Tác dụng: Biểu thị suy nghĩ, tình cảm của thuyền với bến như với con người( nhớ, khăng khăng, một dạ,đợi) , tăng sức gợi hình, gợi cảm

18 tháng 8 2019

a)Trong hai câu thơ trên nhà thơ đã kết hợp hai biện pháp tu từ đó là nhân hóa và ẩn dụ. Để biểu lộ tâm trạng lần đầu tiên tới thăm lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà thơ đã thấy cầu trời trong xanh. Một thực thể tươi đẹp của thiên nhiên ngày ngày đi qua trên lăng Bác. Bên trong lăng Bác , thấy một mặt trời khác trong lăng đỏ đó là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lòng yêu nước, thương dân của người bao la như vũ trụ. Vì tổ quốc người không ngần ngại hi sinh thân mình cứu nước, mặc dù bây giờ người đã không còn nhưng tnhf cảm và hình ảnh người sẽ vẫn còn mãi trong trái tim của người nhân Việt Nam. Người sẽ vẫn mãi chiếu sáng như những tia nắng của ánh mặt trời. Tấm lòng của bác vĩ đại bao la như biển rộng không gì sánh bằng.

b)Hai câu thơ trên là một sự sáng tạo nghệ thuật rất độc đáo.Tế Hanh không chỉ thấy con thuyền nằm im trên bến mà còn thấy cả sự mệt mỏi của nó, trái ngược hoàn toàn với hình ảnh hăng hái, mạnh mẽ khi ra khơi lúc đầu. Con thuyền có vị mặn của nước biển, nó như đang lắng nghe chất muối của đại dương thấm dần trong từng thớ vỏ của nó. Lúc đó, con thuyền trở đã nên có hồn hơn, nó không còn là một vật vô tri vô giác nữa mà đã trở thành người bạn của ngư dân. Con thuyền cũng đã được miêu tả bằng nghệ thuật nhân hóa qua các từ “im”, “trở về”, “nằm”, “nghe” khiến cho nó cũng như có tâm trạng, tâm hồn của một con người vậy. Nó tự nghe, tự cảm nhận, nó bồi hồi nhận ra “chất muối” – hương vị biển cả đang ngấm dần trong thớ vỏ nó. Ở đó là âm thanh của gió lên trong ngày mới, là tiếng sóng vỗ triều lên, hay đơn giản chỉ là tiếng ồn ào trong những ngày mà “dân làng tấp nập đón ghe về”. Sau những giờ phút tự lắng lòng cảm nhận một cách tinh tế như vậy, phải chăng con thuyền đã trở nên từng trải, dầy dặn hơn? Qua hai câu thơ trên, ta cảm thấy tác giả tả con thuyền như một người dân chài lưới ở quê của mình. Hai câu thơ cho ta thấy được một đặc điểm của Tế Hanh là được hóa thân vào sự vật để tự nghe tiếng lòng "đang thổn thức, đang thì thầm". Chỉ hai câu thơ trên thôi, ta đã phần nào hiểu tình yêu quê hương của Tế Hanh – một tình yêu quê hương bình dị nhưng sâu sắc, nồng nàn mà tha thiết.

Gợi ý

b) Hoán dụ chuyển đổi cảm giác

'' Nghe'' chất muối

a ) Ẩn dụ

''Mặt trời '' trong lăng chính là bác Hồ.

9 tháng 8 2016

 tác giả đã dùng biện pháp tu từ ẩn dụ để nói về hình ảnh mặt trời thật tượng trưng cho Bác Hồ. 
Hình ảnh mặt trời thứ nhất là một hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời, là nguồn năng lượng dường như vô tận, mang lại ánh sáng và sự sống cho hành tinh chúng ta. 
Hình ảnh mặt trời thứ hai chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, vị lãnh tụ, vị cha già của dân tộc Việt Nam, là người tiên phong lãnh đạo CM Việt Nam hướng theo con đường Chủ nghĩa Cộng Sản, đưa dân tộc Việt Nam từ chỗ bùn lầy nô lệ đến ánh sáng chói loà của độc lập tự do, của ấm no hạnh phúc, của Đảng CSVN quang vinh. 
Như vậy, bằng việc dùng hình ảnh mặt trời của thiên nhiên để nói đến mặt trời trong tim mỗi con người Việt Nam, tác gỉa làm cho chúng ta cảm nhận sâu sắc hơn về vai trò to lớn của Hồ Chí Minh với dân tộc Việt Nam. Ngày ngày, mặt trời đi qua chân lăng dường như cùng phải cúi chào và ngưỡng mộ một mặt trời trong lăng rất đỏ

9 tháng 8 2016

"Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng 

Thấy một mặt trời trong lăng đất đỏ."

Trong hai câu thơ trên nhà thơ đã kết hợp hai biện pháp tu từ đó là nhân hóa và ẩn dụ. Để biểu lộ tâm trạng lần đầu tiên tới thăm lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà thơ đã thấy cầu trời trong xanh. Một thực thể tươi đẹp của thiên nhiên ngày ngày đi qua trên lăng Bác. Bên trong lăng Bác , thấy một mặt trời khác trong lăng đỏ đó là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lòng yêu nước, thương dân của người bao la như vũ trụ. Vì tổ quốc người không ngần ngại hi sinh thân mình cứu nước, mặc dù bây giờ người đã không còn nhưng tnhf cảm và hình ảnh người sẽ vẫn còn mãi trong trái tim của người nhân Việt Nam. Người sẽ vẫn mãi chiếu sáng như những tia nắng của ánh mặt trời. Tấm lòng của bác vĩ đại bao la như biển rộng không gì sánh bằng.

29 tháng 10 2018

Mặt trời lên cao dần và hình ảnh mặt trời lại gợi trong tác giả những liên tưởng mới:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

Mặt trời thiên nhiên theo quy luật của nó, vận hành trong vũ trụ, ngày ngày đi qua trên lăng và thấy một mặt trời khác trong lăng rất đỏ. Mặt trời trong lăng là ẩn dụ chỉ Bác Hồ. Mặt trời thiên nhiên thì đem lại ánh sáng, ban ngày, sự sống: Còn mặt trời Bác cũng là ánh sáng soi đường, đem lại cuộc sống hạnh phúc ấm no. Chi tiết đặc tả “rất đỏ” gợi trái tim đầy nhiệt huyết vì Tố quốc, vì nhân dân, trái tim yêu thương vô hạn của Bác. Mặt trời Bác mãi tỏa sáng, tỏa ấm, tỏa thắm cho đời. Màu đỏ ấy làm ấm lại cả khung cảnh thương đau. Nhiều người đã ví Bác như mặt trời (Người rực rỡ một mặt trời cách mạng Tố Hữu), đặt mặt trời Bác sóng đôi và trường tồn cùng mặt trời thiên nhiên là sáng tạo riêng của Viễn Phương. Cách nói đó vừa ngợi ca sự vĩ đại, bất tử của Bác vừa thể hiện sự tôn kính, ngưỡng mộ, biết ơn đối với Bác.

Hình ảnh dòng người xếp hàng vào lăng viếng Bác cũng gợi bao xúc động trong lòng nhà thơ:

Ngày ngày dòng người đỉ trong thương nhớ

   Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.

Điệp ngữ “ngày ngày” vừa gợi ấn tượng về cõi trường sinh vĩnh viễn, vừa gợi tấm lòng nhân dân không nguôi nhớ Bác. Hình ảnh “dòng người đi trong thương nhớ” vừa thực vừa ảo. Nỗi nhớ thương vốn chỉ có trong lòng người nhưng ở đây nó bao trùm lên cả thời gian, không gian. Và mỗi người với lòng nhớ thương là một đóa hoa kết nên “tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” cuộc đời Bác một cuộc đời đã dâng cho đời bao hoa trái. Dòng người được tác giả ví như “tràng hoa” là một ẩn dụ độc đáo mà thích hợp. Dòng người vào viếng Bác đi thành vòng tròn dễ gợi liên tưởng đến tràng hoa. Nếu “vòng hoa” thì là viếng người đã khuất. Ở đây là “tràng hoa” để dâng “bảy mươi chín mùa xuân”. Bác không thể mất trong ý nghĩ, tình cảm của nhà thơ cũng như mỗi chúng ta. Lòng nhớ thương và những gì đẹp nhất ở mỗi người dâng lên Bác quả đúng là hoa của đời. Tràng hoa người ở đây hơn hẳn mọi tràng hoa của tự nhiên, nó được kết nên từ lòng ngưỡng mộ, thành kính, nhớ thương Bác. Nhịp thơ đoạn này chậm rãi, trải dài 8, 9 tiếng một dòng thơ, lặp lại từ ngữ, cấu trúc câu vừa diễn tả không khí thiêng liêng, thành kính trong lăng, vừa gợi bước đi chầm chậm của dòng người vào viếng Bác và lòng thành kính, thiết tha của nhân dân với Bác.

29 tháng 10 2018

Câu k hả thằng kia

4 tháng 8 2016

biện pháp tu từ trong bài thơ là :

-điệp từ 

-ẩn dụ

phân tích tác dụng biện pháp tu từ:

tác giả đã dùng biện pháp tu từ ẩn dụ lấy hình ảnh mặt trời tượng trưng cho Bác . hình ảnh mặt trời thứ nhất ở câu thơ:

" ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng"

là chỉ mặt trời mang lại sự sống và ánh sáng vô tận cho trái đất- nơi loài người sinh sôngs . mặt trời thứ 2 ở câu thơ :

" thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ"

là hính ảnh của vị chủ tịch - vị lãng tụ vĩ đại của dân tộc Hồ  Chí Minh . bác là người lãnh đạo dảng cộng sản và cách mạng việt nam hướng theo con đường chủ nghĩa , đưa dân tộc từ chỗ bùn lầy đến nơi có ánh sáng , hi vọng của độc lập tự do hạng phúc . như vậy tác giả đã dùng hình ảnh mặt trời để nói lên công lao to lơn của Bác , cảm nhận sâu sắc về vai trò của mặt trời 

4 tháng 8 2018

Hãy tích cho tui đi

khi bạn tích tui

tui không tích lại bạn đâu

THANKS

5 tháng 8 2018

a)

 Thân em như dải lụa đào

Phấp phơ giữa chợ biết vào tay ai

. : So sánh , nhân hóa 

tác dụng : thân phận éo le của người phụ nữ xã hội xưa..họ nhận biết đc giá trị của mình nhưng ko làm chủ đc số phận ..bị trao đổi đem bán giữa khu chợ tất bật những hiểm hoạ

b)

Thuyền về có nhớ bến chăng ?

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền

. : ẩn dụ 

: tác dụng : thay cho đại từ ngôi thứ 2,gợi sự nhớ nhung,quyến luyến,thuyền-bến k thể tách rời

2 câu thơ mang âm hưởng bài hát,diễn tả tình cảm sắc thái của con người trong cảnh chia xa,khiến người đọc k khỏi ngậm ngùi,đồng cảm.

c) Vì sao Trái Đất nặng ân tình ?

Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh .

nhân hóa và hoán dụ : Tác giả nhân hóa Trái Đất như một con người, cứ mãi nhớ thương, nặng lòng mà ghi dấu công ơn của Người
hoán dụ : Dùng hình ảnh Trái Đất để tượng trưng cho nhân loại => Muốn nói cả thế giới loài người luôn mãi nhớ ghi tới ơn nghĩa của Người và không bao giờ quên ơn Bác 

d) Dọc bờ sông, những chòm cổ thụ dáng đứng trầm ngâm, lặng nhìn xuống nước.

nhân hóa 

tác dụng : hình ảnh chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước

hok tốt !