K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 11 2015

Thắng nói dối

 

3 tháng 2 2016

n1:13

n2:17

n3:11

11 tháng 2 2016

Số ngày lớn nhất trong một tháng là 31, và các số nguyên tố có hai chữ số nhỏ nhất là 11, 13, 17 (các số nguyên tố tiếp theo bị loại vì tổng của nó với số nguyên tố có hai chữ số bất kỳ lớn hơn 31).

Vậy ba số áo 11, 13, 17, và ba tổng đôi một của chúng là 24, 28 và 30.

Vì tất cả các ngày nói đến trong câu chuyện nằm trong cùng một tháng, nên ngày sinh của Caitlin lớn nhất, tức là bằng 30, ngày hôm nay là 28 và ngày sinh của Bethany là 24.

Từ đó dễ dàng tìm được số áo của Asley là 13, của Bethany là 17 còn Caitlin mang áo số 11.

Những bài toán về hiệp sĩ rất được yêu thích ở Nga. Trong một kỳ thi Olympic của học sinh lớp 9, họ đưa ra đề bài khá thú vị.30 người ngồi quanh một bàn tròn 30 chiếc ghế đánh số theo thứ tự từ 1 đến 10. Một số trong họ là hiệp sĩ, một số là kẻ lừa dối. Hiệp sĩ luôn nói thật còn kẻ lừa dối nói dối. Mỗi người có đúng một người bạn trong số những người khác. Hơn nữa,...
Đọc tiếp

Những bài toán về hiệp sĩ rất được yêu thích ở Nga. Trong một kỳ thi Olympic của học sinh lớp 9, họ đưa ra đề bài khá thú vị.

30 người ngồi quanh một bàn tròn 30 chiếc ghế đánh số theo thứ tự từ 1 đến 10. Một số trong họ là hiệp sĩ, một số là kẻ lừa dối. Hiệp sĩ luôn nói thật còn kẻ lừa dối nói dối. Mỗi người có đúng một người bạn trong số những người khác. Hơn nữa, bạn của hiệp sĩ là kẻ lừa dối và bạn của kẻ lừa dối là hiệp sĩ. Mỗi người đều được hỏi: "Có phải bạn của anh đang ngồi cạnh anh không?". 15 người ngồi ở vị trí lẻ trả lời: "Đúng".

Tìm số người ngồi ở vị trí chẵn cũng trả lời: "Đúng".

Tiến sĩ Trần Nam Dũng, giảng viên Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP HCM đã đưa ra lời giải:

Từ đề bài ta suy ra trong 30 người có đúng 15 cặp hiệp sĩ – kẻ lừa dối là bạn của nhau. Ta có thể dễ dàng đoán được đáp số của bài toán bằng cách “giả định” 15 người ở vị trí lẻ đều là hiệp sĩ. Khi đó, dĩ nhiên bạn của họ đều ngồi cạnh ở các vị trí chẵn và đều là kẻ lừa dối, do đó không có ai nói “Đúng”. Đáp số là 0.

Tuy nhiên, đó chỉ là dự đoán đáp số chứ không phải lời giải. Với cách hỏi ở đề bài, ta biết đáp số là 0. Nhưng để khẳng định điều này, ta phải chứng minh chứ không chỉ là đưa ra một ví dụ như vậy.

Nếu chúng ta sa đà vào việc xét vị trí ngồi của 30 người (ai là hiệp sĩ, ai là kẻ nối dối) thì sẽ rất rối vì có nhiều trường hợp xảy ra. Bí quyết của lời giải là ở nhận xét quan trọng sau: Trong 2 người là bạn của nhau, chỉ có đúng 1 người nói “Đúng” cho câu hỏi "Có phải bạn của anh đang ngồi cạnh anh không?".

Thật vậy, nếu có hai người, 1 hiệp sĩ, 1 kẻ lừa dối là bạn của nhau. Xét 2 trường hợp: 

1) Nếu họ ngồi cạnh nhau thì hiệp sĩ sẽ nói đúng, còn kẻ lừa dối nói “Không”. 

2) Nếu họ không ngồi cạnh nhau thì hiệp sĩ nói “Không”, còn kẻ lừa dối nói “Đúng”. 

Như vậy, vì ta có 15 cặp bạn nên ta có đúng 15 câu trả lời “Đúng”. Vì cả 15 người ở vị trí lẻ đã nói “Đúng” nên tất cả những người ở vị trí chẵn đều nói “Không”. Tức là đáp số bằng 0.

Chú ý rằng ta không biết được trong 15 người ở vị trí lẻ có bao nhiêu người là hiệp sĩ, có bao nhiêu người là kẻ lừa dối và họ xếp ở những vị trí nào.

0
8 tháng 7 2016

Không làm được.

Bạn ơi , khó quá , mình mới học lớp 5 thôi

Câu đố suy luận:Ở một khu đất ẩm chỉ cần đi qua là in lại dấu chân, có một căn biệt thự nhỏ 2 tầng ở sát cây bàng, căn biệt thự có cánh cửa để đi vào trong sân nhà. Cách đó bán kính 30m, có một cảnh sát hình sự đang đi bắt tên trộm, trong túi quần có 1 khẩu súng lục để phòng thân. Chợt từ trong nhà có một người thanh niêm khoảng 25 chạy ra ngoài với cái đầu đầy máu, ông...
Đọc tiếp

Câu đố suy luận:

Ở một khu đất ẩm chỉ cần đi qua là in lại dấu chân, có một căn biệt thự nhỏ 2 tầng ở sát cây bàng, căn biệt thự có cánh cửa để đi vào trong sân nhà. Cách đó bán kính 30m, có một cảnh sát hình sự đang đi bắt tên trộm, trong túi quần có 1 khẩu súng lục để phòng thân. Chợt từ trong nhà có một người thanh niêm khoảng 25 chạy ra ngoài với cái đầu đầy máu, ông cảnh sát thấy thế chạy gần lại, cách cánh cửa khoảng 6m, người thanh niên tay vịn vào cánh cửa nói to: 

_ Thưa ông có kẻ trộm vào trong nhà lấy hết tài sản và đánh tôi bị ngất.

Ông cảnh sát nhìn thoáng xuống phía dưới chân cậu thanh niên, là bãi đất phẳng lì, ông liền rút súng ra chỉ thẳng vào mặt cậu ta:

_ Tôi biết, anh mới chính là thủ phạm!

Hỏi tại sao ông cảnh sát biết được anh thanh niên là thủ phạm?

1
3 tháng 7 2021

Trả lời :

bãi đất ẩm chỉ đi qua là để lại dấu chân, nếu có trộm vào nhà thì sẽ có dấu chân của trộm. Nhưng ở đó lại không có => anh chàng kia là trộm

8 tháng 7 2016

hỏi câu này mấy lần rồi hả cưng??

BÀI TOÁN VỀ HAI CHỊ EM SINH ĐÔIỞ thành phố T có một cặp sinh đôi khá đặc biệt. Tên hai cô là Nhất và Nhị. Những điều ly kỳ về hai cô lan truyền đi khắp nơi. Cô Nhất không có khả năng nói đúng vào những ngày thứ hai, thứ ba và thứ tư, còn những ngày khác nói đúng. Cô Nhị nói sai vào những ngày thứ ba, thứ năm và thứ bảy, còn những ngày khác nói đúng.Một lần tôi gặp hai cô và hỏi...
Đọc tiếp

BÀI TOÁN VỀ HAI CHỊ EM SINH ĐÔI
Ở thành phố T có một cặp sinh đôi khá đặc biệt. Tên hai cô là Nhất và Nhị. Những điều ly kỳ về hai cô lan truyền đi khắp nơi. Cô Nhất không có khả năng nói đúng vào những ngày thứ hai, thứ ba và thứ tư, còn những ngày khác nói đúng. Cô Nhị nói sai vào những ngày thứ ba, thứ năm và thứ bảy, còn những ngày khác nói đúng.
Một lần tôi gặp hai cô và hỏi một trong hai người:
- Cô hãy cho biết, trong hai người cô là ai?
- Tôi là Nhất.
- Cô hãy nói thêm, hôm nay là thứ mấy?
- Hôm qua chủ nhật.
Cô kia bỗng xem vào:
- Ngày mai là thứ sáu.
Tôi sững sờ ngạc nhiên-Sao lại thế được?-và quay sang hỏi cô đó:
- Cô cam đoan là cô nói thật chứ?
- Ngày thứ tư tôi luôn luôn nói thật – cô đó trả lời.
Hai cô làm tôi lúng túng thực sự, nhưng sau một hồi suy nghĩ tôi đã xác định được cô nào là cô Nhất, cô nào là cô Nhị, thậm chí còn xác định được ngày hôm đó là thứ mấy.
Mời bạn hãy thử làm xem.

2
24 tháng 5 2015

Cô đầu bạn hỏi là cô : Nhị 

Cô nói xen vào là cô : Nhất

Hôm đó là thứ : Ba

17 tháng 7 2015

cai minh ghi o duoi la them cho cau o day co mot dieu vo li 

30 tháng 7 2021

Trả lời :

Cậu bé đá quả bóng 3 mét và sau đó quả bóng trở lại với cậu bé bằng cách : -> Cậu bé nên đá quả bóng lên trời sau đó nó sẽ xuống lại với cậu bé.

1k nha !!

~HT~

30 tháng 7 2021

Trả lời :

Cậu bé đá quả bóng 3 mét và sau đó quả bóng trở lại với cậu bé bằng cách : -> Cậu bé nên đá quả bóng lên trời sau đó nó sẽ xuống lại với cậu bé.

1k nha !!

~HT~

8 tháng 7 2016

Mỗi người có đúng một người bạn trong số những người khác. Hơn nữa, bạn của người nói thật  là kẻ lừa dối và bạn của kẻ lừa dối là người nói thật (đề bài) => Có 15 cặp bạn (15 kẻ nói dối và 15 kẻ nói thật) 

- Nếu các cặp bạn đều ngồi cạnh nhau

=> 15 kẻ nói dối trả lời "Đúng" (vì kẻ nói dối luôn nói thật) đều ngồi ở vị trí lẻ

=> Có 0 người ở vị trí chẵn trả lời "Đúng"

- Nếu các cặp bạn ko ngồi cạnh nhau

=> 15 người nói thật trả lời "Đúng" (vì người nói thật luôn nói dối) đều ngồi ở vị trí lẻ

=> Có 0 người ở vị trí chẵn trả lời "Đúng"

8 tháng 7 2016

Thiên tài thì liên quan gì ở đây nhở?

Có 30 người mà đánh dấu có đến 10 thôi à! Linh lấy bút đỏ đánh tiếp từ 11 đến 30 cho đủ chẵn lẻ nhé!

Xét người ngồi ở vị trí lẻ X bất kỳ, ta thấy:

(1) ./ Khi hỏi X và "bạn X", ta chỉ thu được 1 câu trả lời ĐÚNG; 1 câu trả lời KHÔNG ĐÚNG dù X với "bạn X" có ngồi cạnh nhau hay không. Vì ngược lại, nếu 2 câu cùng là ĐÚNG, hoặc KHÔNG ĐÚNG thì X và "bạn X" đều nói thật hoặc đều nói dối - trái giả thiết.

(2) ./ Những người ngồi vị trí lẻ, tức là không ngồi cạnh nhau.

Do tất cả những người ngồi vị trí lẻ đều nói "ĐÚNG" => Từ (1) "bạn X" nói KHÔNG ĐÚNG => "bạn X" không ngồi vị trí lẻ => "bạn X ngồi vị trí chẵn.

(3) ./ Do xét X là lẻ bất kỳ nên bạn của các X1 ; X3 ; X5 ; ... ; X15 đều ngồi ở các vị trí chẵn và đều trả lời là KHÔNG ĐÚNG.

Vậy, không có ai ngồi vị trí chẵn nói ĐÚNG cả.

Các bạn có thấy người ra câu hỏi này là NGỌ NHI không? Nếu thấy ĐÚNG thì k vào chữ "Đúng" dưới câu trả lời này nhé!