Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Viết bài văn kể chuyện sáng tạo SVIP
VIẾT BÀI VĂN KỂ CHUYỆN SÁNG TẠO
(Bài viết số 1)
Đề bài: Viết bài văn kể lại câu chuyện “Sự tích cây thì là” với những chi tiết sáng tạo.
Phân tích yêu cầu đề bài:
1. Viết bài văn dựa vào dàn ý đã lập ở trang 97 và đoạn văn đã viết ở trang 101.
Lưu ý:
– Em chọn cách viết nào để có đoạn mở bài hấp dẫn?
– Em kể lại câu chuyện thế nào?
+ Kể đầy đủ các sự việc của câu chuyện.
+ Kể chi tiết hơn đối với sự việc em chọn.
+ Thêm vào một sự việc những chi tiết sáng tạo giúp câu chuyện sinh động, lôi cuốn hơn: tả đặc điểm của các loài cây; kể lại hành động, lời nói, ý nghĩ của nhân vật; bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật,...
– Em viết đoạn kết bài thế nào để người đọc ấn tượng?
Bài viết tham khảo:
Chúng ta thường thắc mắc, vì sao hoa hồng có tên là “hồng”, cây tía tô lại có tên là “tía tô” hay cây xoan lại có tên là “xoan”. Mỗi loại cây khi xuất hiện chúng được đặt tên như thế nào và những cái tên ấy có ý nghĩa ra sao? Các bạn có từng nghĩ vì sao tớ lại có cái tên rất độc đáo – thì là. Đó là một câu chuyện vô cùng thú vị.
Ngày xưa, các loài cây khi lớn lên đều chưa bạn nào có tên. Một hôm, Trời truyền tin:
– Ngày mai, các loài cây hãy đến gặp ta thật sớm, ta sẽ ban tên cho các con.
Sáng sớm hôm sau, các loài cây đều khoác lên mình bộ quần áo lộng lẫy, xinh đẹp rồi cùng nhau đến gặp Trời. Bạn nào cũng vui mừng, hớn hở vì sắp có một cái tên. Đoạn đường đến gặp Trời rộn rã tiếng cười nói rôm rả. Các bạn hồ hởi rủ tớ cùng lên đường nhưng bà của tớ bị bệnh, tớ đành đến sau.
Mãi đến khi trời dần chiều tớ mới bước chân vào được cổng trời. Từ xa, tớ đã nghe các bạn được ban tên. Cây có hương thơm dịu được Trời đặt tên là lan. Cây có điệu múa nhịp nhàng được đặt là tóc tiên. Loài cây có dáng đứng hiên ngang được gọi là thông. Các loại rau cỏ cũng có mặt đông đủ để xin Trời những cái tên thật đẹp như quế, tía tô, húng,...
Tớ sợ Trời trách phạt vì đến trễ, nên đã kể chuyện mình phải ở nhà chăm sóc, thuốc thang cho bà. Trời ôn tồn bảo:
– Được rồi, ta không phạt con. Con rất hiếu thảo!
Tớ vừa mừng rỡ, vừa hồi hộp chờ được ban tên, không dám nhìn thẳng vào Trời, chỉ cúi đầu nghe. Ông ngập ngừng:
– Tên của con... thì là.... thì là...
Nghe đến đây, tớ vui sướng reo lên:
– Tôi có tên rồi! Tên tôi là “thì là”!
Tớ vội vàng cảm ơn Trời, nhanh chân chạy về nhà khoe với bà mà không biết rằng “thì là” không phải là tên Trời đặt cho, mà chỉ là lời nói ngập ngừng của ông khi chưa nghĩ ra cho tớ một cái tên.
Nhưng chuyện đã lỡ rồi, từ đó mọi người đã gọi tớ là cây thì là.
Câu chuyện đã qua đi rất lâu nhưng tớ còn nhớ mãi vì đó là một ngày thật đặc biệt, ngày tớ có một cái tên của riêng mình.
Dựa vào phần gợi ý trên, học sinh có thể viết bài văn kể lại câu chuyện “Sự tích cây thì là”.
2. Đọc lại và chỉnh sửa bài viết của em.
Gợi ý:
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây