Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Đề số 1 SVIP
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4 ĐIỂM)
Đọc văn bản sau:
CUỐI RỄ ĐẦU CÀNH
Vươn mãi vào bề sâu
Cái rễ non tìm đường cho cây
Qua sỏi đá có khi tướp máu
Hướng mãi lên chiều cao
Cái cành non vượt mưa đông nắng hạ
Nảy chiếc lá như người sinh nở
Ai đang ngồi hát trước mùa xuân
Cuộc đời như thể tự nhiên xanh
Chỉ có đất yêu cây thì đất biết
Những cơn đau nơi cuối rễ đầu cành…
(Bế Kiến Quốc, Cuối rễ đầu cành, Nhà xuất bản Hà Nội, 1994)
Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn):
Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản trên.
Câu 2. Trong văn bản, con người được miêu tả qua hình ảnh nào?
Câu 3. Theo anh/chị, các hình ảnh bề sâu, sỏi đá, tướp máu ẩn dụ cho điều gì?
Câu 4. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong hai dòng thơ sau:
Cái cành non vượt mưa đông nắng hạ
Nảy chiếc lá như người sinh nở
Câu 5. Anh/Chị rút ra bài học gì cho bản thân từ văn bản trên?
Hướng dẫn giải:
Câu | Nội dung | Điểm |
1 | Thể thơ: tự do. | 0.5 |
2 | Trong văn bản, con người được miêu tả qua hình ảnh Ai đang ngồi hát trước mùa xuân. | 0.5 |
3 |
Các hình ảnh bề sâu, sỏi đá, tướp máu ẩn dụ cho những khó khăn, thử thách trong cuộc sống. |
1.0 |
4 |
Biện pháp tu từ so sánh: Nảy chiếc lá như người sinh nở. Tác dụng: - Tạo nên sự sinh động, hấp dẫn cho dòng thơ. - Nhấn mạnh hành trình nảy lá, đâm chồi cực nhọc, gian khổ của cành cây. Qua đó gợi liên tưởng đến hành trình lớn khôn, trưởng thành đầy thử thách, gian lao của con người. |
1.0 |
5 | HS nêu bài học rút ra cho bản thân từ văn bản. Ví dụ: cần nỗ lực, kiên trì, vượt qua mọi thử thách, khó khăn trong cuộc sống để gặt hái được thành công. | 1.0 |
II. PHẦN VIẾT (6 ĐIỂM)
Câu 1. Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu cảm nhận của anh/chị về đoạn trích sau:
Đất nước tôi thon thả giọt đàn bầu
Nghe dịu nỗi đau của mẹ
Ba lần tiễn con đi, hai lần khóc thầm lặng lẽ
Các anh không về, mình mẹ lặng im.
Đất nước tôi
Từ thuở còn nằm nôi
Sáng chắn bão dông, chiều ngăn nắng lửa
Lao xao trưa hè một giọng ca dao
Xin hát về Người, đất nước ơi!
Xin hát về Mẹ, Tổ quốc ơi!
Suốt đời lam lũ
Thương lũy tre làng bãi dâu, bến nước
Yêu trọn tình đời, muối mặn gừng cay...
(Tạ Hữu Yên, Đất nước, in trong Tuyển tập Tạ Hữu Yên, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2006)
Câu 2. Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) bày tỏ ý kiến của anh/chị về việc góp ý, nhận xét người khác trước đám đông.
Hướng dẫn giải:
Câu 1.
Nội dung | Điểm |
a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn: Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành. |
0.25 |
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: cảm nhận về nội dung và nghệ thuật bài thơ Đất nước (Tạ Hữu Yên). |
0.25 |
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận: - Xác định được các ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận, sau đây là một số gợi ý: * Về nội dung: đoạn trích thể hiện những nhận thức, tình cảm của tác giả về đất nước. Đất nước hiện lên lam lũ, gian khổ. Đất nước là những gì gần gũi, thân thương, nghĩa tình nhất. Qua đó thấy được tình yêu, niềm tự hào của tác giả đối với đất nước. * Về nghệ thuật: thể thơ tự do; hình ảnh thơ gợi hình, gợi cảm,... - Sắp xếp được hệ thống ý phù hợp theo đặc điểm của kiểu văn bản. |
0.5 |
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau: - Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận. - Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý. - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng. |
0.5 |
đ. Diễn đạt Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn. |
0.25 |
e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
0.25 |
Câu 2.
Nội dung | Điểm |
a. Xác định yêu cầu của kiểu bài: Xác định được yêu cầu của kiểu bài: nghị luận xã hội. |
0.25 |
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: góp ý, nhận xét người khác trước đám đông. | 0.5 |
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết: - Xác định được các ý chính của bài viết. - Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận: * Giới thiệu vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm của cá nhân về vấn đề. * Triển khai vấn đề nghị luận: - Giải thích vấn đề nghị luận: Thế nào là nhận xét, góp ý cho người khác trước đám đông? - Thể hiện quan điểm của người viết: + Cần lưu ý những gì khi nhận xét, góp ý cho người khác trước đám đông? (Nhận xét nhẹ nhàng, chân thành, tránh phê phán gay gắt,...) + Nếu chúng ta góp ý, nhận xét không khéo léo sẽ nảy sinh những vấn đề nào? (Khiến cho người được góp ý tổn thương tâm lí,...) + Rút ra bài học cho bản thân về cách góp ý, nhận xét cho người khác. |
1.0 |
d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau: - Triển khai được ít nhất hai luận điểm để làm rõ quan điểm của cá nhân. - Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận. - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và bằng chứng. |
1.5 |
e. Diễn đạt: Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ ngữ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản. |
0.25 |
f. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
0.5 |