Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Thực hành tiếng Việt: Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ thân mật SVIP
I. TRI THỨC TIẾNG VIỆT
Ngôn ngữ thân mật là loại ngôn ngữ gần gũi, tự nhiên, thoải mái được dùng trong hoàn cảnh giao tiếp không theo nghi thức; thể hiện thái độ, tình cảm thân mật với người thân, bạn bè,... Loại ngôn ngữ này có thể xuất hiện ở cả dạng nói (ví dụ: các cuộc đối thoại trong sinh hoạt hằng ngày) và dạng viết (thư; tin nhắn gửi cho người thân, bạn bè; nhật kí;...). Ngôn ngữ thân mật có các đặc điểm sau:
- Thường sử dụng khẩu ngữ, tiếng lóng, từ ngữ địa phương, trợ từ, thán từ,...
- Thường sử dụng câu có cấu trúc đơn giản, câu rút gọn, câu chứa thành phần tình thái (hình như, có lẽ,...), thành phần cảm thán (á, ôi, chao ôi,...), thành phần gọi đáp (vâng, dạ,...).
II. BÀI TẬP THỰC HÀNH
1. Chỉ ra sự khác nhau giữa ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật
Ngôn ngữ trang trọng | Ngôn ngữ thân mật |
- Là ngôn ngữ thể hiện thái độ nghiêm túc, mang tính chất lễ nghi, chủ yếu được dùng trong hoàn cảnh giao tiếp theo nghi thức. - Xuất hiện ở cả dạng viết (bài tập, tiểu luận, giáo trình, hợp đồng, báo cáo,...) và dạng nói (bài diễn thuyết, bài giảng, ý kiến trong hội thảo,...). - Thường sử dụng từ ngữ có sắc thái nghiêm trang, tôn kính, tao nhã,...; không dùng tiếng lóng, khẩu ngữ;... - Thường sử dụng câu có cấu trúc đầy đủ, rõ ràng. |
- Là ngôn ngữ gần gũi, tự nhiên, thoải mái được dùng trong hoàn cảnh giao tiếp không theo nghi thức. - Xuất hiện ở cả dạng nói (đối thoại hằng ngày) và dạng viết (thư, tin nhắn gửi người thân, bạn bè, nhật kí,...). - Thường sử dụng từ ngữ tiếng lóng, khẩu ngữ, từ địa phương, trợ từ, thán từ. - Thường sử dụng câu đơn giản, câu rút gọn, câu chứa các thành phần cảm thán, thành phần tình thái, thành phần gọi đáp. |
2. Phân tích đặc điểm ngôn ngữ thân mật có trong các trường hợp sau:
a. Đi nhé! Đi nhé! Những cô gái cũng hết cả rụt rè giơ cả hai tay lên vẫy, vẫy mãi… rồi tinh nghịch lấy ngón tay nhỏ xíu trỏ lên đầu nhắc anh bộ đội hãy giữ gìn cuộc sống của mình. Ừ, chết làm sao được cơ chứ, đùa một chút cho vui. Ai cũng bị lây cái không khí rạo rực khí thế lên đường ấy, cả những em bé vừa đứng vững giấu mặt sau hàng rào xi măng mà vẫy. Y cứ xuýt xao mãi vì ngồi bên cửa sổ, nó nghe rành rọt tiếng một đứa bé chỉ 5, 6 tuổi ở ga Phủ Lý. Các chú đánh xong giặc Mỹ mà về nhé!
(Nguyễn Văn Thạc, Mãi mãi tuổi hai mươi)
Ngôn ngữ trong ngữ liệu a gần gũi, tự nhiên, thoải mái, được dùng trong hoàn cảnh giao tiếp không theo nghi thức (xuất hiện ở dạng viết - nhật kí), thể hiện thái độ, tình cảm thân mật. Loại ngôn ngữ này có đặc điểm:
- Sử dụng khẩu ngữ (cơ, nhé, mà,...), trợ từ (nhé, cơ), thán từ (ừ).
- Sử dụng câu rút gọn (Đi nhé! Đi nhé!), câu chứa thành phần gọi đáp.
b. Tức thì mụ già giẫy nảy người lên mà rằng:
- Cha mẹ ơi! Sữa như thế mà mẹ lại còn bảo là “tạm được". Tốt vào hạng nhất rồi đấy mẹ ạ.
Bà kia bĩu môi:
- Phải, hạng nhất đấy!
- Chứ gì? Chị ấy mới đẻ con so, xưa nay lại không phải chân lấm tay bùn bao giờ, lại là vợ ông Phó lý chả phải khổ sở như người khác thì làm gì sữa chả tốt?
- Thế là bao nhiêu?
(Vũ Trọng Phụng, Cơm thầy cơm cô)
Trong ngữ liệu b, ngôn ngữ thân mật xuất hiện dưới dạng một cuộc đối thoại. Loại ngôn ngữ này có đặc điểm:
- Sử dụng khẩu ngữ (chả, chứ gì,...), trợ từ (ạ, đấy,...), từ ngữ địa phương, thán từ.
- Sử dụng câu có cấu trúc đơn giản, câu rút gọn (Phải, hạng nhất đấy!,...), câu đặc biệt bộc lộ cảm xúc (Cha mẹ ơi!),...
3. Đọc văn bản Thư gửi con trai của Thô-mát Hân Mo-gân (Thomas Hunt Morgan) trong phần Viết và cho viết văn bản này dùng ngôn ngữ thân mật hay ngôn ngữ trang trọng. Dựa vào đâu bạn nhận định như vậy?
4. Chúng ta có thể sử dụng ngôn ngữ thân mật khi thi vấn đáp, trả lời phỏng vấn xin bổng du học, dẫn chương trình trong một buổi toạ đàm không? Vì sao?
Không thể sử dụng ngôn ngữ thân mật khi thi vấn đáp, trả lời phỏng vấn xin bổng du học, dẫn chương trình trong một buổi toạ đàm.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây