Bài học cùng chủ đề
- Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hóa
- Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
- Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên (Câu hỏi đọc hiểu 2 ý)
- Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hóa (Câu hỏi đọc hiểu 2 ý)
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hóa (Câu hỏi đọc hiểu 2 ý) SVIP
Yêu cầu đăng nhập!
Bạn chưa đăng nhập. Hãy đăng nhập để làm bài thi tại đây!
Đọc thông tin và trả lời câu hỏi.
Thầy giáo N tổ chức cho lớp đi tham quan Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Trong Văn Miếu, bạn T phát hiện trên các bức tường và bia đá khắc tên Tiến sĩ có nhiều nét vẽ, chữ viết chằng chịt tên của những người từng đến tham quan. T cảm thấy bức xúc cho rằng việc khắc tên làm xấu đi di tích lịch sử quan trọng. Ngược lại, bạn Q cho rằng việc khắc tên lên bia đá là một cách để lưu giữ dấu ấn của du khách. Bạn P đồng tình với ý kiến của T và ngăn cản một số người đang có ý định mình lên tường Văn Miếu.
Văn Miếu – Quốc Tử Giám thuộc
Em không ủng hộ quan điểm của nhân vật nào dưới đây?
Đọc thông tin và trả lời câu hỏi.
Ông H là một người dân làng M. Do mâu thuẫn với ban tổ chức lễ hội làng, ông H đã lên mạng xã hội đăng tải các thông tin sai lệch cho rằng lễ hội không còn mang giá trị văn hóa như trước, mà chỉ là một hình thức để các tổ chức thu lợi nhuận. Bài viết của ông H nhanh chóng lan truyền, khiến nhiều người dân hiểu sai về ý nghĩa của lễ hội.
Ông H vi phạm quyền và nghĩa vụ gì dưới đây?
Hành vi của ông H gây ra hậu quả nào dưới đây?
Đọc thông tin và trả lời câu hỏi.
Chị M là một nghệ nhân hát Ca trù nổi tiếng ở địa phương. Nhận thấy bộ môn nghệ thuật này đang dần mai một, chị M quyết định mở một câu lạc bộ dành riêng cho trẻ em nhằm truyền dạy kỹ thuật hát Ca trù. Trong quá trình hoạt động, chị M đã được chính quyền địa phương hỗ trợ, tạo điều kiện. Nhờ đó, chị có kinh phí để tổ chức thành công các buổi sinh hoạt nghệ thuật Ca trù. Sau một năm, đã có nhiều em học sinh hát Ca trù thành thạo.
Chị M đã thực hiện quyền và nghĩa vụ nào dưới đây?
Hoạt động của chị M đã nhận được sự ủng hộ từ cơ quan nào dưới đây?
Đọc thông tin và trả lời câu hỏi.
Anh N là một nhiếp ảnh gia. Anh đã chụp ảnh Thánh địa Mỹ Sơn và viết bài giới thiệu trên báo. Bài viết của anh mô tả chi tiết về vẻ đẹp kiến trúc và giá trị lịch sử của di tích kèm theo những bức ảnh sống động. Bài báo nhanh chóng thu hút sự chú ý, khiến lượng khách du lịch đến thăm Mỹ Sơn tăng đáng kể trong thời gian ngắn.
Anh N đã thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ nào dưới đây?
Hành động của anh N có ý nghĩa nào dưới đây?
Đọc thông tin và trả lời câu hỏi.
Trong chuyến thám hiểm, anh Bình tìm được 3 chiếc đĩa gốm cổ tại một hang động ở vùng Phong Nha – Kẻ Bàng. Sau khi giám định, 3 chiếc đĩa có niên đại cách đây 400 năm. Anh Bình liền tìm người mua đồ cổ để bán ra nước ngoài.
Hành động của anh Bình vi phạm quyền và nghĩa vụ nào dưới đây của công dân?
Hành động của anh Bình gây ra hậu quả nào dưới đây?
Đọc thông tin và trả lời câu hỏi.
Anh A trộm một chiếc bình cổ từ đình làng M. Sau đó, anh A đã tìm đến cửa hàng của anh G để bán. Sau một hồi thương lượng, anh G đã mua được chiếc bình với giá rất rẻ. Một ngày, đội điều tra thị trường đã đến kiểm tra cửa hàng của anh G. Sau khi xác định chiếc bình cổ không có giấy tờ nguồn gốc, đội điều tra đã xử phạt anh G 10 triệu đồng.
Chiếc bình của đình làng M là
Anh A đã có hành vi nào dưới đây?
Đọc thông tin và trả lời câu hỏi.
Anh V là nhân viên làm việc tại khu lăng tẩm vua triều Nguyễn. Một ngày nọ, đoàn khách du lịch đến tham quan và yêu cầu anh giới thiệu về lịch sử, kiến trúc và những giá trị văn hóa của khu di tích. Tuy nhiên, anh V tỏ ra thờ ơ, không nhiệt tình và chỉ đáp qua loa. Đoàn khách cảm thấy thất vọng và không muốn ở thêm dài ngày.
Anh V đã vi phạm quyền và nghĩa vụ nào dưới đây?
Hành vi của anh V gây ra hậu quả nào dưới đây?
Đọc thông tin và trả lời câu hỏi.
“Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng, khu vực đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VI và Tuần Văn hóa, Thể thao, Du lịch Sóc Trăng lần thứ I năm 2024 diễn ra trong 7 ngày, từ 9 - 15.11. Trong khuôn khổ lễ hội, các hoạt động văn hóa, thể thao được lồng ghép tổ chức nhằm đa dạng hóa hoạt động kích cầu, quảng bá hình ảnh tỉnh Sóc Trăng. Qua đó, góp phần thu hút, huy động các nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng; nâng cao nhận thức của cộng đồng về phát triển các ngành dịch vụ, thu hút nhiều du khách đến địa phương.”
(Theo báo điện tử Đại biểu nhân dân)
Thông tin đề cập đến loại di sản văn hoá nào dưới đây?
Hoạt động tổ chức lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng có ý nghĩa nào dưới đây?
Đọc thông tin và trả lời câu hỏi.
“Theo huyện Ứng Hòa, đình Lương Xá xuống cấp nghiêm trọng, các cấu kiện gỗ bị mối mọt không còn khả năng chịu lực, gãy mộng, hệ mái xô lệch, nghiêng... Trước thực trạng đó, UBND xã Liên Bạt gửi huyện Ứng Hòa tờ trình xin chủ trương tu bổ, tôn tạo đình Lương Xá. Huyện Ứng Hòa cũng hướng dẫn xã Liên Bạt thực hiện các bước tu bổ, tôn tạo theo quy định. Tuy nhiên, UBND xã Liên Bạt và thôn Lương Xá không lập hồ sơ xin phép tu bổ, tôn tạo di tích mà tự ý tháo dỡ đình, xây mới di tích bằng kết cấu bê tông.”
(Theo báo Tuổi trẻ)
Uỷ ban nhân dân xã Liên Bạt và thôn Lương Xá đã vi phạm bộ luật nào dưới đây?
Hành vi của Uỷ ban nhân dân xã Liên Bạt và thôn Lương Xá đã gây ra hậu quả nào dưới đây?
Đọc thông tin và trả lời câu hỏi.
“Được phát hiện từ năm 1969, di chỉ Vườn Chuối đã trải qua nhiều đợt khai quật khác nhau - và cũng cho thấy những lớp giá trị đa dạng qua mỗi lần khai quật. Ở đợt khai quật vừa qua (kéo dài từ tháng 3), khu mộ táng vừa phát lộ có mức độ tập trung khá cao với hơn 100 ngôi mộ thuộc các giai đoạn Đông Sơn và Tiền Đông Sơn. Theo các chuyên gia, đây gần như là lần đầu tiên một khu mộ táng thuộc giai đoạn Tiền Đông Sơn được phát hiện, thay vì các ngôi mộ riêng lẻ trước đây.”
(Theo báo Thể thao và du lịch)
Di chỉ Vườn Chuối thuộc loại di sản văn hoá nào dưới đây?
Thông tin đề cập đến quyền nào dưới đây của công dân trong bảo vệ di sản văn hoá?
Đọc thông tin và trả lời câu hỏi.
“Dân tộc Thái nằm trong số ít dân tộc ít người ở Việt Nam có chữ viết riêng. Bằng chữ viết do mình sáng tạo ra, người Thái đã để lại tương đối đầy đủ những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc và vùng đất họ sinh sống, thông qua các tác phẩm văn học nổi tiếng như: Quam tô mương, Quam Táy pú xấc, Xống chụ xon sao, Khun Lú – Nang Ủa… Thế nhưng trong bối cảnh hội nhập hiện nay, lớp trẻ người Thái ít biết về tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình.”
Thông tin đề cập đến loại hình di sản văn hoá nào dưới đây?
Thực trạng lớp trẻ người Thái ít biết về tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình sẽ gây ra hậu quả nào dưới đây?
Đọc thông tin và trả lời câu hỏi.
“Đình Tiền Lệ nằm trên địa phận thôn Tiền Lệ, xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Đây là công trình kiến trúc cổ được người xưa hưng công từ lâu đời và là trung tâm sinh hoạt văn hóa tâm linh của người dân địa phương. Đình Tiền Lệ đã được nhóm VR3D số hóa và tương tác 3D.”
(Theo báo Khảo cổ Việt Nam)
Thông tin đề cập đến loại hình di sản văn hoá nào dưới đây của Việt Nam?
Hoạt động số hoá đình Tiền Lệ thể hiện quyền nào dưới đây của công dân?
Đọc thông tin và trả lời câu hỏi.
“Tháp Hoà Phong nằm trên đường Đinh Tiên Hoàng, là di tích duy nhất còn lại của ngôi chùa Báo Ân nổi tiếng, còn gọi là chùa Quan Thượng, dựng đời Minh Mệnh (1842) trên nền cũ của Lầu Ngũ Long. Thế nhưng, tháp cổ này hàng ngày đang phải chịu nhiều vết bẩn do một bộ phận các bạn trẻ gây ra. Thực tế, tình trạng này đã tồn tại từ lâu. Những vết khắc hay dòng chữ nguệch ngoạc còn rõ nét: Anh yêu em, chúng ta là một gia đình, love forever (yêu nhau mãi mãi) … nhiều khách nước ngoài đây là tháp tình yêu.”
(Theo báo Đời sống)
Việc khắc chữ lên tháp Hoà Phong vi phạm quyền và nghĩa vụ nào dưới đây của công dân?
Hành vi khắc chữ lên tháp Hoà Phong đã gây ra hậu quả nào dưới đây?
Đọc thông tin và trả lời câu hỏi.
“Dự án bảo vệ và phát huy hát Xoan được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam phê duyệt đã thực hiện từ năm 2013 và kéo dài đến năm 2020, đã đóng một vai trò thiết yếu trong việc bảo vệ và phục hồi di sản với sự hỗ trợ đầy đủ của cộng đồng. Ngày 8/12/2017, di sản hát xoan Phú Thọ đã chính thức được UNESCO đưa ra khỏi Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp và ghi danh tại Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.”
(Báo Sài Gòn giải phóng)
Thông tin đề cập đến loại hình di sản văn hoá nào dưới đây?
Cơ quan nào dưới đây có vai trò thiết yếu trong việc bảo tồn di sản văn hoá hát Xoan?
Đọc thông tin và trả lời câu hỏi.
“Cục Văn hoá cơ sở (Bộ VH-TT&DL) có công văn gửi Sở VH-TT TP Hà Nội yêu cầu tăng cường quản lý, không để xảy ra tình trạng “chặt chém”, mê tín dị đoan tại lễ hội chùa Hương. Cục cũng yêu cầu tăng cường công tác tuyên truyền, sử dụng hệ thống bảng, biển, loa truyền thanh, tờ gấp về lịch sử di tích, ý nghĩa của lễ hội. Sáng mùng 6, tháng Giêng đông đảo người dân đã tham gia lễ hội. Lễ khai hội được đánh giá diễn ra trong không khí trang nghiêm, thành kính, an toàn, có quy mô xứng với giá trị là di tích quốc gia.”
(Theo báo Hà Nội mới)
Người dân tham gia lễ hội chùa Hương thể hiện quyền nào dưới đây của công dân?
Hoạt động của Cục Văn hoá cơ sở mang lại ý nghĩa nào dưới đây?
Đọc thông tin và trả lời câu hỏi.
“Sáng 27.2 (12 tháng Giêng), là ngày đầu tiên hội Lim ở huyện Tiên Du (Bắc Ninh) mở hội đón du khách. Nhiều năm qua, theo quy định của Ban tổ chức, các liền anh, liền chị hát tại các khu vực không được nhận tiền của du khách. Tuy nhiên, thực tế tại các điểm hát quan họ, các liền anh, liền chị vẫn vô tư ngả nón nhận tiền của du khách tặng.”
(Theo báo Thanh niên)
Hoạt động hát Quan họ ở hội Lim thể hiện quyền nào dưới đây của công dân?
Việc các liền anh, liền chị vẫn vô tư ngả nón nhận tiền của du khách tặng gây ra tác hại nào dưới đây?
Đọc thông tin và trả lời câu hỏi.
Ông H sống gần đình làng M. Sau khi được công nhận là di tích cấp quốc gia, đình làng M thu hút nhiều khách tham quan đến. Thấy vậy, ông H đã tự ý bày sạp hàng trong sân đình để bán đồ lưu niệm. Sạp hàng của ông gây mất mỹ quan, ảnh hưởng đến lối đi vào sảnh chính của đình.
Hành động của ông H vi phạm quyền và nghĩa vụ nào dưới đây của công dân?
Nếu là người dân trong làng M, em sẽ thực hiện hành động nào dưới đây?
Đọc thông tin và trả lời câu hỏi.
Một nhóm thanh niên đến thăm di tích lịch sử Mỹ Sơn. Trong chuyến tham quan, họ sử dụng máy bay không người lái (drone) để quay video và chụp ảnh toàn cảnh. Tuy nhiên, họ không tuân thủ quy định về khoảng cách an toàn và vô tình làm hư hại một phần kiến trúc của đền tháp khi drone rơi xuống.
Hành động của nhóm thanh niên đã vi phạm quy định nào?
Hành động của nhóm thanh niên gây ra hậu quả nào dưới đây?
Đọc thông tin và trả lời câu hỏi.
Anh Nam là hướng dẫn viên du lịch. Khi phát hiện nhóm thanh niên đang khắc chữ và vẽ bậy lên tường của di tích Chăm Pa, anh Nam đã yêu cầu nhóm thanh niên dừng hành vi. Sau đó, anh báo cáo sự việc cho ban quản lý biết.
Anh Nam đã thực hiện quyền và nghĩa vụ nào dưới đây của công dân?
Ban Quản lý di tích cần thực hiện hành động nào dưới đây để khắc phục tình trạng khắc chữ và vẽ bậy lên di tích?
Đọc thông tin và trả lời câu hỏi.
Anh Tuấn là một du khách đến tham quan khu di tích chùa B. Trong khi tham quan, anh Tuấn đã chạm mạnh vào một pho tượng Phật cổ, làm gãy một phần cánh tay của tượng. Mặc dù đã có biển cảnh báo không chạm vào hiện vật. Sau khi sự việc xảy ra, ban quản lý khu di tích lập biên bản và bồi thường thiệt hại.
Hành vi của anh Tuấn vi phạm quyền và nghĩa vụ nào dưới đây của công dân?
Anh Tuấn phải chịu trách nhiệm pháp lý nào dưới đây cho hành vi của mình?