Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 0 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Ôn tập SVIP
Nội dung này do giáo viên tự biên soạn.
I / Hai góc đối đỉnh :
- Là 2 góc mà mỗi cạnh của góc này là tia đối của 1 cạnh của góc kia.
- 2 góc đối đỉnh thì bằng nhau
II / 2 đường thẳng vuông góc :
1) Khái niệm :
- 2 đường thẳng xx',yy' cắt nhau tại O và trong các góc tạo thành có 1 góc vuông thì xx',yy' là 2 đường thẳng vuông góc và ta viết\(xx'⊥yy'\)tại O
2) Tiên đề :
- Qua điểm O có duy nhất 1 đường thẳng '\(a'⊥a\)
3) Trung trực của đoạn thẳng :
- Là đường thẳng vuông góc với đoạn thẳng tại trung điểm đoạn đó.
III / Đường thẳng song song :
1) Khái niệm :
- 2 đường thẳng song song là 2 đường thẳng không có điểm chung
2) Góc so le trong.Góc so le ngoài.Góc đồng vị.Góc trong cùng phía.Góc ngoài cùng phía.
Cho cát tuyến c cắt 2 đường thẳng a,b tại A,B :
2 cặp góc so le trong :\(\widehat{A_4}\&\widehat{B_2};\widehat{A_3}\&\widehat{B_1}\)
2 cặp góc so le ngoài :\(\widehat{A_1}\&\widehat{B_3};\widehat{A_2}\&\widehat{B_4}\)
4 cặp góc đồng vị :\(\widehat{A_1}\&\widehat{B_1};\widehat{A_2}\&\widehat{B_2};\widehat{A_3}\&\widehat{B_3};\widehat{A_4}\&\widehat{B_4}\)
2 cặp góc trong cùng phía :\(\widehat{A_4}\&\widehat{B_1};\widehat{A_3}\&\widehat{B_2}\)
2 cặp góc ngoài cùng phía :\(\widehat{A_1}\&\widehat{B_4};\widehat{A_2}\&\widehat{B_3}\)
3) Dấu hiệu nhận biết 2 đường thẳng song song :
Nếu đường thẳng c cắt 2 đường thẳng a và b và trong các góc tạo thành có 1 cặp góc so le trong (ngoài) bằng nhau hay 1 cặp góc đồng vị bằng nhau hoặc 1 cặp góc trong (ngoài) cùng phía bù nhau thì a // b.Ngoài ra,các cặp góc khác cùng loại với cặp góc bằng nhau đã cho cũng bằng nhau.
4) Tiên đề Ơ-clit :
Qua điểm\(O\notin a\)chỉ vẽ được duy nhất đường thẳng a' // a
5) Tính chất của 2 đường thẳng song song và hệ quả :
- Nếu đường thẳng c cắt 2 đường thẳng a // b thì các cặp góc so le trong (ngoài) bằng nhau,các cặp góc đồng vị bằng nhau,các cặp góc trong (ngoài) cùng phía bù nhau.
- Hệ quả : Nếu\(a⊥c;b⊥c;a\ne b\)thì a // b
Nếu\(a⊥c\); a // b thì \(b⊥c\)
Nếu a // c ; b // c ;\(a\ne b\)thì a // b
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây