Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Định luật Charles SVIP
I. ĐỊNH LUẬT CHARLES
1. Quá trình đẳng áp
Quá trình biến đổi trạng thái của một khối lượng khí xác định khi giữ áp suất không đổi được gọi là quá trình đẳng áp.
2. Định luật Charles
Khi áp suất của một khối lượng khí xác định giữ không đổi thì thể tích của khí tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối của nó.
\(\dfrac{V}{T}\) = hằng số
Nếu gọi \(V_1,\) \(T_1\) lần lượt là thể tích và nhiệt độ tuyệt đối ở trạng thái 1; \(V_2,\) \(T_2\) lần lượt là thể tích và nhiệt độ tuyệt đối ở trạng thái 2 thì:
\(\dfrac{V_1}{T_1}=\dfrac{V_2}{T_2}\)
Đồ thị biểu diễn định luật Charles như sau:
Đường đẳng áp
III. CÁC ĐỊNH LUẬT BOYLE VÀ CHARLES LÀ CÁC ĐỊNH LUẬT GẦN ĐÚNG
Các định luật Boyle và Charles được rút ra từ những thí nghiệm thực hiện trong điều kiện áp suất không quá 106 Pa, nhiệt độ không dưới 200 K.
Để phân biệt khí lí tưởng với khí thực người ta định nghĩa khí lí tưởng là khí tuân theo đúng các định luật Boyle và Charles.
Tuy nhiên, sự khác biệt giữa khí lí tưởng và khí thực không lớn ở điều kiện bình thường về áp suất và nhiệt độ nên người ta vẫn có thể áp dụng các định luật của khí lí tưởng cho khí thực nếu không cần độ chính xác cao.
Định luật Charles: Khi áp suất của một khối lượng khí xác định giữ không đổi thì thể tích của khí tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối của nó.
\(\dfrac{V}{T}\) = hằng số hay \(\dfrac{V_1}{T_1}=\dfrac{V_2}{T_2}\)
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây