Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 9. Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây chuối (phần 2) SVIP
III. QUY TRÌNH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY CHUỐI
5. Bón phân
- Lượng phân bón cho cây chuối trong 1 năm được chia làm 5 lần bón.
=> Để đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng theo từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây.
- Khi cây đã cho quả nên chia thành 5 lần bón phân trong 1 năm.
Lần | Thời điểm bón phân | Lượng và loại phân bón (kg/cây/năm) |
1 | Sau khi trồng 15 ngày |
0,025 kg đạm ure và 0,075 kg phân KCl. |
2 | Sau lần bón 1 một tháng |
0,025 kg đạm ure và 0,075 kg phân KCl. |
3 - 5 | Sau lần bón 2, bón hai tháng một lần |
0,15 kg đạm ure và 0,25 kg phân KCl. |
- Cách bón phân:
+ Xới rãnh nông dọc theo hàng và cách gốc 30 – 50 cm.
+ Rải phân, lấp đất và tưới giữ ẩm.
+ Đối với phân bón hoà tan hoàn toàn trong nước, có thể tưới bằng hệ thống tưới nhỏ giọt.
6. Tưới nước
- Cần tưới đẫm nước sau khi trồng.
- Trong 1 tháng đầu:
+ Tưới mỗi lần 2 ngày một lần.
+ Mỗi lần 4 – 5 lít/cây.
- Sau đó:
+ 1 tuần tưới một lần.
+ Mỗi lần 5 – 10 lít/cây.
=> Để duy trì độ ẩm đất 70 – 80%.
7. Phòng trừ sâu, bệnh
- Sâu hại phổ biến:
+ Sâu đục thân.
+ Sâu cuốn lá.
+ Sâu gặm vỏ quả.
- Biện pháp phòng trừ:
+ Thu gom lá khô.
+ Cắt bỏ lá già, cuống lá khô.
+ Cắt bỏ cỏ dại, tiêu diệt sâu.
+ Sử dụng thuốc: Dùng các loại thuốc chứa hoạt chất cypermethrin, acetampirid để phun ướt đều cây.
- Bệnh hại:
+ Bệnh héo vàng.
+ Bệnh chùn ngọn do virus.
+ Bệnh đốm lá.
- Phòng ngừa:
+ Sử dụng giống kháng bệnh.
+ Vệ sinh đồng ruộng.
+ Tiêu diệt cỏ dại.
+ Sử dụng thuốc chứa hoạt chất mancozeb, metalaxyl.
+ Khi quả chuối có đường kính 2 – 3 cm: Sử dụng bao nylon nhằm hạn chế sâu bệnh.
8. Cắt tỉa và chống đỡ
* Đánh tỉa chồi:
- Chọn giữ lại 1 – 2 chồi khỏe:
+ Chiều cao dưới 1m.
+ Chưa xoè rộng.
+ Nằm trên cùng hàng với cây chuối mẹ.
- Các chồi khác phải loại bỏ để tránh cạnh tranh dinh dưỡng.
- Tỉa bỏ chồi bằng cách:
+ Khoét bỏ đỉnh sinh trưởng.
+ Tách chồi khỏi cây mẹ bằng tay.
* Cắt tỉa lá:
- Cắt bỏ những lá già và lá bị bệnh bằng dao hoặc liềm.
- Thường thực hiện cùng lúc với việc đánh tỉa chồi.
* Cắt bỏ hoa đực:
- Hoa đực, hay còn gọi là bắp chuối, được cắt bỏ bằng dao sắc ở vị trí khoảng 10 cm dưới nải cuối cùng.
- Đồng thời, cần cắt bỏ nhuỵ hoa cái ở tất cả các nải.
* Chống đỡ:
- Để hạn chế đổ khi mưa giông ở giai đoạn cây có buồng:
+ Cột dây nylon buộc mỗi đầu vào thân cây gần phía ngọn và buồng chuối.
+ Đầu dây còn lại buộc chặt vào gốc cây bên cạnh.
+ Sử dụng thêm hai cọc đỡ bắt chéo hình chữ X kết hợp với thân tạo "ba chân".
=> Để chống đỡ cây chuối khỏi bị đổ.
9. Điều khiển ra hoa, đậu quả
- Dựa vào khoảng thời gian từ khi trồng đến lúc thu hoạch là 11 – 12 tháng để xác định thời điểm trồng mới hoặc chọn giữ chồi.
Ví dụ: Ở vùng đồng bằng sông Hồng, nếu muốn thu hoạch chuối tiêu vào dịp Tết Nguyên đán, cây giống cần được trồng vào ngay sau Tết.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây