Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 18. Kĩ thuật nuôi một số loài thủy sản phổ biến SVIP
I. NUÔI CÁ RÔ PHI TRONG LỒNG
1. Chuẩn bị lồng
a. Lựa chọn vị trí đặt lồng
- Lồng nuôi cá rô phi:
+ Chỉ được đặt ở nơi đã quy hoạch trên:
-
Sông, hồ chứa, hồ thủy điện.
-
Nơi có nguồn nước sạch.
-
Nước được lưu thông.
-
Chất lượng đảm bảo.
+ Tránh xa khu vực tàu thuyền neo đậu, qua lại.
- Lồng nuôi cá rô phi trên sông cần:
+ Được đặt ở nơi thoáng gió.
+ Có mặt nước rộng.
+ Nước lưu thông vừa phải.
+ Tốc độ dòng chảy ổn định khoảng 0,2 - 0,3 m/s.
- Tổng diện tích các lồng nuôi nên dưới 0,2% tổng diện tích mặt sông.
+ Mỗi cụm lồng nên nhỏ hơn 40 ô lồng.
-
Khoảng cách các cụm lồng nên cách nhau khoảng 50 - 100 m.
- Các lồng nuôi cá rô phi trên hồ chứa cần:
+ Được đặt nơi thoáng gió.
+ Nền cách bờ trên 15 m.
+ Không nên đặt ở các eo ngách nhiều cây che phủ.
- Mỗi cụm lồng nên nhỏ hơn 30 ô lồng.
+ Khoảng cách các cụm lồng nên cách nhau khoảng 150 - 200 m.
- Với hệ thống lồng HDPE:
+ Nên bố trí lồng độc lập hoặc thành cụm từ 6 đến 8 ô lồng.
+ Cách xa nhau từ 30 m đến 50 m.
b. Kích thước lồng nuôi và nguyên vật liệu làm lồng
- Lồng nuôi cá rô phi phổ biến là:
+ Lồng lưới.
+ Khung thép không rỉ.
+ Thường dùng loại ống thép tuýp có φ = 44, lồng lưới 2 lớp, sâu 3 m.
+ Phía bề mặt thêm lưới lửng sâu khoảng 80 cm.
- Các lồng nuôi cá rô phi thường có kích cỡ:
+ 6 m x 6 m x 3 m.
+ 9 m x 6 m x 3 m.
+ Số lượng lồng được trang bị các bộ lưới từ 8 phao đến 12 phao.
- Phao được sử dụng là:
+ Các thùng phi nhựa.
+ Có thể tích khoảng 200 L.
+ Các ô lồng được neo bởi hệ thống dây dù.
- Mỗi cụm lồng cần được thiết kế:
+ Nhà ăn, nghỉ cho công nhân.
+ Kho chứa thức ăn.
+ Thuốc phòng và trị bệnh trong nuôi cá.
- Người nuôi cần chuẩn bị đảm bảo các phương tiện bảo hộ, phao cứu sinh.
2. Lựa chọn và thả giống
- Chọn cá khỏe, đồng đều:
+ Màu sắc tươi sáng.
+ Phản ứng nhanh nhẹn.
+ Không mang mầm bệnh.
- Cá giống thường được thả vào tháng 4 đến tháng 8 hằng năm.
- Thả cá giống vào sáng sớm hoặc chiều mát, trước khi thả cá cần:
+ Tắm qua trong dung dịch nước muối loãng từ 2% trong khoảng 5 - 10 phút.
→ Cá quen dần với môi trường nước mới.
- Mật độ thả thích hợp tùy thuộc vào kích cỡ và vị trí đặt lồng.
3. Quản lí và chăm sóc
a. Thức ăn và cho cá ăn
- Khi mới thả, dùng thức ăn viên nổi có:
+ Hàm lượng protein khoảng 30 - 35%.
+ Kích cỡ từ 1 mm đến 2 mm.
+ Khi cá lớn dùng thức ăn viên nổi có:
-
Hàm lượng protein khoảng 28 - 30%.
-
Kích cỡ từ 3 mm đến 4 mm.
- Hằng ngày cho cá ăn 2 lần:
+ Vào khoảng 8 - 9 giờ sáng và 15 - 16 giờ.
+ Bằng thức ăn viên nổi với lượng thức ăn hằng ngày.
-
Chiếm khoảng 5 - 7% khối lượng cá nuôi trong 1 đến 2 tháng nuôi đầu.
-
Khoảng 3 - 5% vào các tháng nuôi sau.
- Lượng thức ăn giảm dần vào những ngày thời tiết xấu.
- Có thể cho ăn bằng tay hoặc sử dụng máy cho ăn tự động được lập trình sẵn chế độ và giờ cho cá ăn.
b. Quản lí lồng nuôi
- Hằng ngày quan sát và kịp thời khắc phục ngay sự cố khi phát sinh:
+ Rác trên sông, trên hồ dạt vào lồng cá.
+ Các ô lồng bị rách lưới, hư neo.
+ Vật nổi bất thường vào khối lồng nuôi.
+ Xử lí xác cá chết theo quy định,...
- Định kì vệ sinh lồng lưới tạo sự thông thoáng cho cá nuôi:
+ 1 tuần/lần (mùa hè).
+ 2 tuần/lần (mùa đông).
+ Dùng máy phun xịt rửa lồng:
-
Làm nhẹ nhàng.
-
Tránh cá nhảy ra khỏi lồng.
c. Quản lí sức khỏe cá nuôi lồng
- Đối với cá rô phi nuôi lồng, công tác phòng bệnh rất quan trọng.
- Quản lí sức khỏe đảm bảo:
+ Tổng hợp kĩ thuật nuôi từ khâu chăm sóc, đánh bắt, vận chuyển.
+ Quản lí chế độ cho ăn, loại và lượng thức ăn.
+ Quản lí môi trường nuôi cá lồng.
+ Sát trùng nước định kì.
- Khi nguồn nước nuôi cá không đảm bảo cần:
+ Treo túi vôi.
+ Sử dụng thuốc sát trùng nguồn nước chậm tan giữa lồng để sát trùng nguồn nước.
- Định kì cho cá ăn thức ăn có bổ sung:
+ Vitamin C, vitamin tổng hợp,
+ Thuốc tăng cường miễn dịch,
+ Men tiêu hóa để nâng cao sức đề kháng cho cá.
- Định kì cho cá ăn thức ăn có trộn thuốc diệt nội, ngoại kí sinh trùng.
- Khi dịch bệnh xảy ra cần tiến hành xử lí như sau:
+ Vớt loại bỏ cá chết, cá bệnh nặng ra khỏi lồng nuôi.
+ Kiểm tra lâm sàng.
+ Gửi mẫu cá để biểu hiện bệnh đến các phòng thí nghiệm gần nhất.
+ Xin tư vấn của bác chuyên môn.
- Tiến hành sát trùng:
+ Lưới.
+ Dụng cụ.
+ Nguồn nước nuôi lồng.
- Điều trị bằng các loại thuốc được phép theo quy định:
+ Liều lượng, cách dùng thuốc theo hướng dẫn.
4. Thu hoạch
- Khi cá rô phi nuôi lồng đạt kích cỡ thương phẩm (>1,0 kg/con) sau từ 6 đến 8 tháng nuôi thì tiến hành thu hoạch.
- Trước khi thu hoạch ngưng cho cá ăn từ 1 đến 2 ngày.
- Khi đánh bắt cá trong lồng lưới cần:
+ Kéo dần cá lên nhẵn.
+ Cần tránh về một góc để tránh làm cá nhảy ra khỏi lồng.
→ Giúp cho việc đánh bắt dễ dàng hơn.
- Cần chuẩn bị phương tiện vận chuyển cá sống như:
+ Lò.
+ Thuyền.
+ Vợt mềm có lưới mịn.
+ Đánh bắt cần nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương cá.
- Đặc biệt lưu ý:
+ Không đánh bắt, tiêu thụ cá thương phẩm khi dừng sử dụng thuốc điều trị chưa hết thời gian quy định.
- Cá thương phẩm cần được:
+ Lưu giữ, vận chuyển đi tiêu thụ trong nguồn nước sạch, mát.
+ Cung cấp đủ oxygen.
+ Nên tiêu thụ ngay trong ngày.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây