K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 8 2017

1)

Mùa xuân – mùa của vạn vật sinh sôi nảy nở, mùa khơi nguồn cảm hứng thi ca. Trong dòng chảy bất tận ấy Nguyễn Duy cũng đóng góp một khoảng trời xuân rất đỗi dịu nhẹ.

Mùa xuân trở dạ dịu dàng

Hoa khe khẽ hé nhẹ nhàng hương bay

Nhẹ nhàng lộc cựa nách cây

Dịu dàng vương mãi tím mây ngang chiều

Bằng việc sử dụng một loạt từ láy: Dịu dàng, nhẹ nhàng,, khe khẽ….nhà thơ

đã miêu tả, cảm nhận vẻ đẹp dịu nhẹ, đáng yêu của đất trời khi nàng xuân vừa chớm bằng tất cả sự rung động, nâng niu, trân trọng, mến yêu.

Nàng xuân vừa gõ cửa đã xua đi cái lạnh lẽo của mùa đông, phả vào không gian, đất trời hơi thở ấm áp nồng nàn khiến vạn vật bừng tỉnh, hồi sinh. Sức sống mãnh liệt, căng tràn đang trỗi dậy trong cái ‘nhẹ nhàng” cựa của lộc non, chồi biếc, trong cái ‘khe khẽ’’ hé của hoa, trong hương thơm “nhẹ nhàng” thoảng bay của hương ….Sức sống ấy cứ âm thầm chảy, âm thầm trào dâng trong từng làn da, thớ thịt của cỏ cây hoa lá… Những từ láy ấy cứ nhảy nhót, vận động suốt mạch thơ, cứ dịu dàng, êm ái trong sự vận động, biến đổi tinh tế của cảnh vật khi mùa xuân “trở dạ”. Khoảnh khắc dịu dàng tươi đẹp ấy khiến lòng người ấm áp, đắm say với bao cảm xúc mến yêu.

2)Gợi ý:- Giới thiệu: bốn câu thơ của Đoàn Văn Cừ trong bài thơ Chợ tết: miêu tả bức tranh thiên nhiên vùng đồi núi trung du khi tết đến, xuân về với các biện pháp nghệ thuật đặc sắc.
- Chỉ ra và phân tích hiệu quả của các biện pháp tu từ:
+ Biện pháp so sánh: “ Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa” . Hình ảnh giọt sương “ rỏ” xuống được so sánh như “ giọt sữa” -> Hình dung dáng vẻ tròn đầy, sự ngọt ngào, thơm mát, tinh khiết… của giọt sương ban mai -> Liên tưởng độc đáo.
+ Biện pháp nhân hoá: Tia nắng “nháy” , “ núi uốn mình” , trong chiếc “ áo the xanh”, “ đồi thoa son” –“ nằm” -> Cảnh vật vô tri trở nên sống động như con người: tia nắng như đứa trẻ tinh nghịch, reo vui, núi đồi như cô thiếu nữ đang trang điểm

27 tháng 8 2017

9) - Nhân hoá: mùa xuân trở dạ dịu dàng; lộc cựa nách cây; mây dịu dàng.

- Điệp ngữ: nhẹnhàng (2 lần); dịu dàng ( 2 lần).

- Đảo ngữ: khe khẽ hé; nhẹ nhàng hương bay; nhẹ nhàng lộc cựa; tím mây; dịu dàng vương mãi, tím mây ngang chiều.

Tác dụng:Nm phân tích giá trị biểu đạt của đoạn thơ bằng một đoạn văn trên cơ sở phân tích tác dụng của các phép tu từ trên.

Bài cảm thụ cần đạt các yêu cầu sau:

- Dẫn dắt vào bài ngắn gọn sát với nội dung, đề tài của đoạn thơ là viết về mùa xuân-> trich đoạn thơ.

- Phép nhân hoá khiến mùa xuân hiện lên cụ thể, sinh động như một người mẹ trẻ đang trở dạ chuẩn bị cho đứa con yêu ra đời . Có điều, việc trở dạ đó không đau đớn, khó khăn như bình thường mà nó êm ái,dịu dàng. Câu thơ diễn tả bước đi thời gian- thời điểm giao mùa giữa đông và xuân thật tinh tế, chính xác. Mùa xuân đến từ từ, chầm chậm chứ không ào ạt như mùa hạ. Sự trở dạ ấy đã sinh ra những đứa con mùa xuân là những tín hiệu đầu tiên hoa, hương, lộc và làn mây tím mỏng mềm mại dịu dàng.

- Phép điệp ngữ, đảo ngữ, góp phần nhấn mạnh, tô đậm, làm nổi bật bước đi thời gian nhẹ nhàng, e ấp khi xuân về.

=> Đoạn thơ là bức tranh mùa xuân thật đẹp, hiền hoà, thơ mộng qua sự cảm nhận tinh tế và ngòi bút miêu tả đặc sắc của nhà thơ. Nó gieo vào lòng ta những nỗi niềm bâng khuâng, xao xuyến, một tình yêu thiết tha với thiên nhiên tao vật, với mùa xuân quê hương. Tạo bức tranh thiên nhiên sống động ,muôn màu muôn sắc, tràn đầy sức sống nhưng cx rất đối yên bình , tươi đẹp của 1 làng quê

21 tháng 8 2017

1, Dòng sông mới điệu làm sao

Nắng lên mặc áo lụa đào thiết tha

=>Nhân hóa

2, Bão bùng thân bọc lấy thân

Tay ôm tay níu tre gần nhau hơn

=>Nhân hóa

3, mùa xuân trở dạ nhẹ nhàng

hoa khe khẽ hé, nhẹ nhàng hương bay

nhẹ nhàng lộc cựa nách cây

dịu dàng vương mãi tím mây ngang chiều

=>Nhân hóa

4, góc sân cây phượng phất cờ

cây chuối gõ trống reo hò say sưa

thương sao đọt bí măng tơ

tay run chới với trong mưa tìm giàn

=>Nhân hóa

21 tháng 8 2017

trong các ví dụ dưới đây, sự vật nào được nhân hóa? Những từ ngữ nào giúp em nhận ra điều đó?

1, Dòng sông mới điệu làm sao

Nắng lên mặc áo lụa đào thiết tha

2, Bão bùng thân bọc lấy thân

Tay ôm tay níu tre gần nhau hơn

3, mùa xuân trở dạ nhẹ nhàng

hoa khe khẽ hé, nhẹ nhàng hương bay

nhẹ nhàng lộc cựa nách cây

dịu dàng vương mãi tím mây ngang chiều

4, góc sân cây phượng phất cờ

cây chuối gõ trống reo hò say sưa

thương sao đọt bí măng tơ

tay run chới với trong mưa tìm giàn

* In đậm : Nhân hóa

Vì tác giả đều gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người

=> Làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.

23 tháng 8 2017

2,

+ So sánh với Chùm Khế Ngọt: -> QH là những kỷ niệm tuổi thơ hằn sâu trong ký ức, quê hương là những tháng ngày vui đùa cùng lũ bạn, là vị ngọt thân quen còn đọng nơi đầu lưỡi
+ So sánh với Con đường đi học: -> QH là những gì không gian thân quen và gần gũi nhất, gần gũi và bình dị nhất, gắn bó với ta

Tác giả so sánh Quê hương với những điều thân quen bình dị nhất
=> Nhờ biện pháp tu từ so sánh trên mà người đọc cảm nhận quê hương không trừu tượng xa lạ mà trở nên gần gũi, thân thiết với tuổi thơ. Cũng qua biện pháp tu từ so sánh trên mà người đọc cảm nhận tình yêu quê hương của tác giả chân thành, mộc mạc…

23 tháng 8 2017

– Nghệ thuật: Biện pháp so sánh

+ So sánh dòng sông với dòng sữa (mẹ). Dòng sông tưới nước cho vườn cây xanh tốt mượt mà cũng như dòng sữa mẹ đã nuôi con khôn lớn.

+ So sánh nước sông với tấm lòng người mẹ. Nước sông đầy ăm ắp như lòng mẹ rộng lớn mênh mông luôn hy sinh tất cả cho các con.

– Nội dung:

+ Nói lên tầm quan trọng của dòng sông quê hương.

+ Nói lên tình cảm gắn bó thân thiết giữa dòng sông quê hương với tác giả.

Từ đó làm ta thêm yêu quý và gắn bó với dòng sông quê hương

Bài 1.Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi. ''Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức. Hai ông bà áo ước có một đứa con. Một hôm bà ra đồng trông thấy một vết chân to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai và 12 tháng sau sinh một cậu bé mặt mũi rất khôi ngô. Hai vợ chồng mừng...
Đọc tiếp

Bài 1.Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi. ''Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức. Hai ông bà áo ước có một đứa con. Một hôm bà ra đồng trông thấy một vết chân to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai và 12 tháng sau sinh một cậu bé mặt mũi rất khôi ngô. Hai vợ chồng mừng lắm. Nhưng lạ thay! Đứa trẻ cho đến khi lên ba cũng không biết nói ,biết cười ,cũng chẳng biết đi ,cứ đặt đâu thì nằm đấy.'' Câu 1 .Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Câu 2 . Đoạn trích trên thuộc thể loại truyện dân gian nào? Văn bản có chứa đoạn trích trên thuộc thể loại truyện dân gian nào? Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì? Câu 4. Đoạn văn trên sử dụng Ngôi kể thứ mấy? Nêu tác dụng của việc sử dụng ngôi kể ấy? Câu 6 . Xác định từ loại của từ ''sáu'' trong cụm từ ''Hùng Vương thứ sáu''? Câu 7. Các từ ''hai'', ''một''trong câu câu: ''Hai ông bà ao ước có một đứa con''được dùng với ý nghĩa của từ loại nào? Câu 8. Cho câu văn: ''Hai ông bà và ao ước một đứa con'' a. Hãy xác định cụm danh từ trong câu văn trên? b. Phân tích cấu tạo của các cụm danh từ trên? Câu 9. Từ đoạn trích trên, Em có nhận xét gì về sự ra đời của Thánh Gióng. Câu 10.Từ đoạn trích trên, Em có nhận xét gì về sự ra đời của Thánh Gióng và quan niệm của dân gian về người anh hùng? Câu 11. Từ nội dung của văn bản chứa đoạn trích, viết đoạn văn (từ 4-6 câu) trình bày suy nghĩ của em về lòng yêu nước của nhân dân ta. Giúp mình nha! Ai làm đúng Mình tích cho.>_<

1
8 tháng 12 2019
https://i.imgur.com/9R3GbQU.jpg
10 tháng 10 2021

Qua đoạn thơ, gợi cho em tình cảm yêu mến, thương nhớ mùa xuân, mùa xuân không chỉ đẹp mà còn khiến cho cảnh vật xung quanh như có thêm sức sống mới.

1. Xác định câu trần thuật đơn trong những đoạn trích dưới đây: a. ''Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản. xóm, thốn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính. dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày VN dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp. Tre, nứa, mai, vầu giúp người trăm nghìn công việc khác nhau. Tre là cánh tay của người...
Đọc tiếp

1. Xác định câu trần thuật đơn trong những đoạn trích dưới đây:

a. ''Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản. xóm, thốn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính. dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày VN dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp. Tre, nứa, mai, vầu giúp người trăm nghìn công việc khác nhau. Tre là cánh tay của người nông dân''

(Thép mới)

b. Giới chớm hè. Cây cối um tùm. Cả làng thơm. Hoa lan nở trắng xóa. Hoa giẻ từng chùm mảnh dẻ. Hoa móng rồng bụ bẫm thơm như mùi mít chín ở góc vườn ông Tuyên.

(Duy Khán)

c. Nhạc của trúc, nhạc của tre là khúc nhạc của đồng quê. Nhớ một buổi trưa nào nồm nam cơn gió thổi. Khóm tre làng rung lên man mác khúc nhạc đồng quê.

(Thép mới)

2. Các cây trong đoạn trích dưới đây, câu nào là câu miêu tả câu nào là câu tồn tại.

'' Mùa thu đã tới rồi. Từ trên bầu trời xuất hiện những ánh mây lơ lững. Từng đàn cò trắng nhẹ bay như trôi trên không gian tĩnh mịch. Không còn cái nắng gay gắt của mùa hạ nữa. Những chiếc lá trên cây đã bắt đầu lìa cành tìm về với cội. Trên mặt ao lăn tăn những gợn sóng. Đâu đó vẳng lại những tiếng sáo diều ngân nga, tha thiết. Khung cảnh êm đềm của mùa thu gợi cho ta bao nhiêu kỉ niệm về một thời thơ ấu''.

(Quang Dương)

1
15 tháng 4 2018

Giúp mk với khocroi

8 tháng 3 2019

why