K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

VỢ NHẶT

Trước kia mỗi chiều, cứ vào lúc chạng vạng mặt người(1) thì Tràng đi làm về. Hắn bước ngật ngưỡng trên con đường khẳng khiu luồn qua cái xóm chợ của những người ngụ cư(2) vào trong bến.

Hắn vừa đi vừa tủm tỉm cười, hai con mất nhỏ tí, gà gà đắm vào bóng chiều, hai bên quai hàm bạch ra, rung rung làm cho cái bộ mặt thô kệch của hắn lúc nào cũng nhấp nhính những ý nghĩ gì vừa lí thú vừa dữ tợn. Hắn có tật vừa đi vừa nói. Hắn lảmnhảm than thở những điều hắn nghĩ.Trẻ con trong xóm, cứ thấy cái thân hình to lớn, vập vạp của hắn từ dốc chợ đi xuống là ùa cả ra vây lấy hắn, reo cười váng lên:- A a a... Anh Tràng ! Anh Tràng đã về chúng mày ơi !- Anh Tràng ơi bế em mấy...- Anh Tràng ơi đã uống rượu chưa?- Anh Tràng ơi !...Đứa túm đằng trước, đứa túm đằng sau, đứa cù, đứa kéo, đứa lôi chân không cho đi. Tràng chỉ ngửa mặt lên cười hềnh hệch.Cái xóm ngụ cư tồi tàn ấy mỗi chiều lại xôn xao lên được một lúc.Nhưng độ này thì trẻ con không đứa nào buồn ra đón Tràng nữa, chúng nó ngồi ủ rũ dưới những xó đường không buồn nhúc nhích. Trong bóng chiều nhá nhem, Tràng đi từng bước mệt mỏi, chiếc áo nâu tàng(3) vắt sang một bên cánh tay, cái đầu trọcnhẵn chúi về đằng trước. Hình như những lo lắng, chật vật trong một ngày đè xuống cái lưng to rộng như lưng gấu của hắn.Cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào. Những gia đình từ những vùng Nam Định, Thái Bình, đội chiếu(4) lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma, và nằm ngổn ngang khắp lều chợ. Người chết như ngả rạ. Không buổi sáng nào người trong làng đi chợ, đi làm đồng không gặp ba bốn cái thây nằm còng queo bên đường. Không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người.Giữa cái cảnh tối sầm lại vì đói khát ấy, một buổi chiều người trong xóm bỗng thấy Tràng về với một người đàn bà nữa. Mặt hắn có một vẻ gì phởn phơ khác thường. Hắn tủm tỉm cười nụ một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánh. Người đàn bà đi sauhắn chừng ba bốn bước. Thị cắp cái thúng con, đầu hơi cúi xuống, cái nón rách tàng nghiêng nghiêng che khuất đi nửa mặt. Thị có vẻ rón rén, e thẹn. Mấy đứa trẻ con thấy lạ vội chạy ra đón xem. Sợ chúng nó đùa như trước, Tràng vội vàng nghiêmnét mặt, lắc đầu ra hiệu không bằng lòng.Mấy đứa trẻ đứng dừng lại, nhìn Tràng, đột nhiên có đứa gàolên:- Anh Tràng ơi ! - Tràng quay đầu lại. Nó cong cổ gào lên lần nữa- Chông vợ hài.Tràng bật cười:- Bố ranh !Người đàn bà có vẻ khó chịu lắm. Thị nhíu đôi lông mày lại, đưa tay lên xóc xóc lại tà áo. Ngã tư xóm chợ về chiều càng xác xơ, heo hút. Từng trận gió từ cánh đồng thổi vào, ngăn ngắt. Haibên dãy phố, úp súp, tối om, không nhà nào có ánh đèn, lửa. Dưới những gốc đa, gốc gạo xù xì bóng những người đói dật dờ đi lại lặng lẽ như những bóng ma. Tiếng quạ trên mấy cây gạo ngoài bãi chợ cứ gào lên từng hồi thê thiết.Nhìn theo bóng Tràng và bóng người đàn bà lủi thủi đi về bến, người trong xóm lạ lắm. Họ đứng cả trong ngưỡng cửa nhìn ra bàn tán. Hình như họ cũng hiểu được đôi phần. Những khuôn mặt hốc hác u tối của họ bỗng dưng rạng rỡ hẳn lên. Có cái gìlạ lùng và tươi mát thổi vào cuộc sống đói khát, tăm tối ấy của họ. Một người thở dài. Người khác khẽ thì thầm hỏi:- Ai đấy nhỉ? ... Hay là người dưới quê bà cụ Tứ mới lên?- Chả phải, từ ngày còn mồ ma ông cụ Tứ(5) có thấy họ mạc nào lên thăm đâu.- Quái nhỉ?Im một lúc, có người bỗng lại cười lên rung rúc:- Hay là vợ anh cu Tràng? ừ khéo mà vợ anh cu Tràng thật anh em ạ, trông chị ta thèn thẹn hay đáo để.- Ôi chao! Giời đất này còn rước cái của nợ đời về. Biết có nuôi nổi nhau sống qua được cái thì này không?Họ cùng nín lặng.Người đàn bà như cũng biết xung quanh người ta đang nhìn dồn cả về phía mình, thị càng ngượng nghịu, chân nọ bước díu cả vào chân kia. Hắn cũng biết thế, nhưng hắn lại lấy vậy làm thích ý lắm, cái mặt cứ vênh lên tự đắc với mình. Người đàn bàcàu nhàu câu gì trong miệng. Hắn quay lại hỏi:- Gì hả?- Không.Hắn cũng càu nhàu:- Làm gì mà họ khỏe nhìn thế không biết? - Hắn bỗng đứng dừng lại nhìn ngang nhìn ngửa.- Này bác Tràng ! Bác Tràng ! ...Sau một khuôn cửa tối, một cái đầu trọc thò ra gọi giật giọng.Tràng lật đật quay lại.- Về muộn mấy? Hẵng vào chơi cái đã nào.Tràng đứng lại thoái thác:- Thôi ông để cho đến hôm khác.Cái đầu trọc nháy nháy một con mắt, hất hất về phía người đàn bà hóm hỉnh:- Cánh nào đấy?- à hà... người quen. Thôi để hôm khác ông nhá.Hắn quay ngoắt trở ra, lật đật chạy theo người đàn bà, như người xấu hổ chạy trốn. Người đàn bà đã đi đến trước cái miếu cũ. Tràng gọi với:- ấy rẽ lối này cơ mà.- Đằng này à?- ừ.Hai người lặng lẽ rẽ xuống một con đường nhỏ. Con đường sâu thăm thẳm, luồn giữa hai bờ tre cao vút. ở đây vắng vẻ, thoải mái. Hắn định nói với thị một vài câu rõ tình tứ mà chẳng biết nóithế nào. Hắn cứ lúng ta lúng túng, tay nọ xoa xoa vào vai kia đi bên người đàn bà. Thị cũng không nói gì, hai con mắt tư lự(6) nhìn ra phía trước. Tiếng gió trên bờ tre rì rào và tiếng lá khô kêu sào sạc dưới bàn chân.Trong một lúc Tràng hình như quên hết những cảnh sống ê chề, tăm tối hằng ngày, quên cả cái đói khát ghê gớm đang đe dọa, quên cả những tháng ngày trước mặt. Trong lòng hắn bây giờchỉ còn tình nghĩa giữa hắn với người đàn bà đi bên. Một cái gì mới mẻ, lạ lắm, chưa từng thấy ở người đàn ông nghèo khổ ấy, nó ôm ấp, mơn man khắp da thịt Tràng, tựa hồ như có bàn tay vuốt nhẹ trên sống lưng.- Sắp đến chưa? - Người đàn bà chợt hỏi.- Sắp- Nhà có ai không?- Có một mình tôi mấy u.Thị tủm tỉm cười:- Đã một mình lại còn mấy u. Bé lắm đấy!Hắn bật cười:- à nhỉ.Câu chuyện xem chừng đã thân thân. Hắn đi sát gần bên thị hơn, ngẫm nghĩ một lúc, chợt hắn giơ cái chai con vẫn cầm lăm lăm một bên tay lên khoe:- Dầu tối thắp đây này.- Sang nhỉ.- Khá thôi. Hai hào đấy, đắt quá, cơ mà thôi chả cần.- Hoang nó vừa vừa chứ.Hắn chặc lưỡi:- Vợ mới vợ miếc cũng phải cho nó sáng sủa một tí chứ, chả nhẽ chưa tối đã rúc vào ngay, hì hì...- Khỉ gió.Thị phát đánh đét vào lưng hắn, khoặm mặt lại.Hắn thích chí ngửa cổ cười khanh khách.Mấy con chó giật mình chạy thọt vào trong lũy thò mõm ra sủa váng lên. Tràng nhặt một hòn gạch vung tay ném mạnh một cái:- Mẹ bố chúng mày cắn gì thế!- Vẫn chưa đến à?- Còn chán.- Khiếp.Thị cau mặt lại, giẫy lên. Hắn phì ra cười, cúi xuống nhấc cành dong dấp cổng ra reo lên:- Đây rồồ- ồi !...Thị lẳng lặng theo hắn vào trong nhà, cái nhà vắng teo đứng rúm ró trên mảnh vườn mọc lổn nhổn những búi cỏ dại. Thị đảo mắt nhìn xung quanh, cái ngực gầy lép nhô hẳn lên, nén một tiếng thở dài. Tràng xăm xăm bước vào trong nhà, nhấc tấmphên rách sang một bên, thu dọn những niêu bát, xống áo vứt bừa bộn cả trên giường, dưới đất. Hắn quay lại nhìn thị cười cười:- Không có người đàn bà, nhà cửa thế đấy!Thị nhếch mép cười nhạt nhẽo. Tràng vỗ vỗ xuống giường đon đả:- Ngồi đây!... Ngồi xuống đây, tự nhiên...Người đàn bà theo lời hắn ngồi mớm xuống mép giường. Cả hai bỗng cùng ngượng nghịu. Tràng đứng tây ngây ra giữa nhà một lúc, chợt hắn thấy sờ sợ. Chính hắn cũng không hiểu sao hắn sợ, hắn lấm lét bước vội mấy bước ra sân gắt lên:- Sao hôm nay bà lão về muộn thế không biết!Hắn loanh quanh hết chạy ra ngõ đứng ngóng, lại chạy vào sân nhìn trộm vào trong nhà. Thị vẫn ngồi mớm ở mép giường, hai tay ôm khư khư cái thúng, mặt bần thần.Hắn nghĩ bụng: "Quái sao nó lại buồn thế nhỉ?... ồ sao nó lại buồn thế nhỉ?...". Hắn nhổ vu vơ một bãi nước bọt, tủm tỉm cười một mình. Nhìn thị ngồi ngay giữa nhà, đến bây giờ hắn vẫn còn ngờ ngợ như không phải thế. Ra hắn đã có vợ rồi đấy ư? Hà ! Việc xảy ra thật hắn cũng không ngờ, hắn cũng chỉ tầm phơ tầm phào(7) đâu có hai bận ấy thế mà thành vợ thành chồng...Ít lâu nay hắn xe thóc Liên đoàn (8) lên tỉnh. Mỗi bận qua cửa nhà kho lại thấy mấy chị con gái ngồi vêu ra ở đây. Hắn đoán họ ngồi đấy nhặt hạt rơi vãi, hay ai có công việc gì gọi đến thì làm. Một lần hắn đang gò lưng kéo cái xe bò thóc vào dốc tỉnh, hắn hò một câu chơi cho đỡ nhọc. Hắn hò rằng:"Muốn ăn cơm trắng mấy giò này!Lại đây mà đẩy xe bò với anh, nì!"Chủ tâm hắn cũng chẳng có ý chòng ghẹo cô nào, nhưng mấy cô gái lại cứ đẩy vai cô ả này ra với hắn, cười như nắc nẻ:- Kìa anh ấy gọi! Có muốn ăn cơm trắng mấy giò thì ra đẩy xe bò với anh ấy!Thị cong cớn:- Có khối cơm trắng mấy giò đấy! Này, nhà tôi ơi, nói thật hay nói khoác đấy?Tràng ngoái cổ lại vuốt mồ hôi trên mặt cười:- Thật đấy, có đẩy thì ra mau lên!Thị vùng đứng dậy, ton ton chạy lại đẩy xe cho Tràng.- Đã thật thì đẩy chứ sợ gì, đằng ấy nhỉ ! - Thị liếc mắt, cười tít.Tràng thích lắm. Từ cha sinh mẹ đẻ đến giờ, chưa có người con gái nào cười với hắn tình tứ như thế.Lần thứ hai, Tràng vừa trả hàng xong, ngồi uống nước ở ngoài cổng chợ tỉnh thì thị ở đâu sầm sập chạy đến. Thị đứng trước mặt hắn sưng sỉa nói:- Điêu ! Người thế mà điêu !Hắn giương mắt nhìn thị, không hiểu. Thật ra lúc ấy hắn cũng chưa nhận ra thị là ai. Hôm nay thị rách quá, áo quần tả tơi như tổ đỉa, thị gầy sọp hẳn đi, trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt.- Hôm ấy leo lẻo cái mồm hẹn xuống, thế mà mất mặt.À, hắn nhớ ra rồi, hắn toét miệng cười:- Chả hôm ấy thì hôm nay vậy. Này hẵng ngồi xuống ăn miếng giầu đã.- Có ăn gì thì ăn, chả ăn giầu.Thị vẫn đứng cong cớn trước mặt hắn.- Đây, muốn ăn gì thì ăn.Hắn vỗ vỗ vào túi:- Rích bố cu(9), hở!Hai con mắt trũng hoáy của thị tức thì sáng lên, thị đon đả:- Ăn thật nhá! ừ ăn thì ăn sợ gì.Thế là thị ngồi sà xuống ăn thật. Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì. ăn xong thị cầm dọc đôi đũa quệt ngang miệng, thở:- Hà, ngon! Về chị ấy thấy hụt tiền thì bỏ bố.Hắn cười:- Làm đếch gì có vợ. Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về.Nói thế Tràng cũng tưởng là nói đùa, ai ngờ thị về thật. Mới đầu anh chàng cũng chợn(10), nghĩ: thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng(11). Sau không biết nghĩ thế nào hắn chặc lưỡi một cái:- Chặc, kệ!Hôm ấy hắn đưa thị vào chợ tỉnh bỏ tiền ra mua cho thị cái thúng con đựng vài thứ lặt vặt và ra hàng cơm đánh một bữa thật no nê rồi cùng đẩy xe bò về...Tràng chợt đứng dừng lại, lắng tai nghe. Ngoài ngõ có tiếng người húng hắng ho, một bà lão từ ngoài rặng tre lọng khọng đi vào ngõ. Bà lão vừa đi vừa lẩm bẩm tính toán gì trong miệng.Thấy mẹ, Tràng reo lên như một đứa trẻ, và gọi với vào trong nhà:- U đã về đấy!Hắn lật đật chạy ra đón:- Hôm nay sao u về muộn thế ! Làm tôi đợi nóng cả ruột. Bà cụ Tứ nhấp nháy hai con mắt nhìn Tràng, chậm chạp hỏi:- Có việc gì thế vậy?- Thì u hẵng cứ vào trong nhà đã nào.Bà lão phấp phỏng bước theo con vào trong nhà. Đến giữa sân bà lão đứng sững lại, bà lão càng ngạc nhiên hơn. Quái sao lại có người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ? Người đàn bà nào lại đứng ngay đầu giường thằng con mình thế kia? Sao lại chào mình bằng u? Không phải con cái Đục mà. Ai thế nhỉ? Bà lão hấp háy cặp mắt cho đỡ nhoèn vì tự dưng bà lão thấy mắt mình nhoèn ra thì phải. Bà lão nhìn kỹ người đàn bà lẫn nữa, vẫn chưa nhận ra người nào. Bà lão quay lại nhìn con tỏ ý không hiểu.Tràng tươi cười:- Thì u hẵng vào ngồi lên giường lên diếc chĩnh chện cái đã nào.Bà lão lập cập bước vào. Người đàn bà tưởng bà lão già cả, điếc lác, thị cất tiếng chào lần nữa:- U đã về ạ!Ô hay, thế là thế nào nhỉ? Bà lão băn khoăn ngồi xuống giường.Tràng nhắc mẹ:- Kìa nhà tôi nó chào u.Thấy mẹ vẫn chưa hiểu, hắn bước lại gần nói tiếp:- Nhà tôi nó mới về làm bạn với tôi đấy u ạ! chúng tôi phải duyên phải kiếp với nhau... Chẳng qua nó cũng là cái số cả...Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì... Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rủ xuống hai dòng nước mắt... Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không?Bà lão khẽ thở dài đứng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà. Thị cúi mặt xuống, tay vân vê tà áo đã rách bợt. Bà lão nhìn thị và bà nghĩ: Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được... Thôi thì bổn phận bà là mẹ, bà đã chẳng lo lắng được cho con... May ra mà qua khỏi được cái tao đoạn này(12) thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề nó, chẳng may ra ông giời bắt chết cũng phải chịu chứ biết thế nào mà lo cho hết được?Bà lão khẽ dặng hắng một tiếng, nhẹ nhàng nói với "nàng dâu mới":- Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng...Tràng thở đánh phào một cái, ngực nhẹ hẳn đi. Hắn ho khẽ một tiếng, bước từng bước dài ra sân. Bà cụ Tứ vẫn từ tốn tiếp lời:- Nhà ta nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi ra may mà ông giời cho khá... Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời? Có ra thì rồi con cái chúng mày về sau.Bà lão đăm đăm nhìn ra ngoài. Bóng tối trùm lấy hai con mắt. Ngoài xa dòng sông sáng trắng uốn khúc trong cánh đồng tối. Mùi đốt đống rấm(13) ở những nhà có người chết theo gió thoảng vào khét lẹt. Bà lão thở nhẹ ra một hơi dài. Bà lão nghĩ đến ông lão, nghĩ đến đưa con gái út. Bà lão nghĩ đến cuộc đời cực khổ dài dằng dặc của mình. Vợ chồng chúng nó lấy nhau, cuộc đời chúng nó liệu có hơn bố mẹ trước kia không?...- Con ngồi xuống đây. Ngồi xuống đây cho đỡ mỏi chân.Bà lão nhìn người đàn bà, lòng đầy thương xót. Nó bây giờ là dâu là con trong nhà rồi. người đàn bà khẽ nhúc nhích, thị vẫn khép nép đứng nguyên chỗ cũ. Bà lão hạ thấp giọng xuống thân mật:- Kể có ra làm được dăm ba mâm thì phải đấy, nhưng nhà mình nghèo, cũng chả ai người ta chấp nhặt chỉ cái lúc này. Cốt làm sao chúng mày hòa thuận là u mừng rồi. Năm nay thì đói to đấy.Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá...Bà cụ nghẹn lời không nói được nữa, nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng. Tràng đứng ngoài thấy vậy, hắn bực mình quá hầm hầm bước vào trong nhà, đánh diêm đốt đèn. Thấy sáng, bà lão vội vàng lau nước mắt ngửng lên:- Có đèn đấy à? ừ thắp lên một tí cho sáng sủa... Dầu bây giờ đắt gớm lên ấy mày ạ.Bà lão đứng dậy uể oải sang giường bên kia nằm. Tràng làu bàu trong miệng: "Chán quá, chẳng đâu vào đâu tự nhiên cũng khóc!"Tiếng bà cụ Tứ bên kia nói với sang:- Hôm nào nghỉ ở nhà kiếm lấy ít nứa về đan cái phên mà ngăn ra mày ạ.- Vâng.Tràng ngoan ngoãn đáp lời mẹ. Hắn toan quay lại bảo thị cởi áo đi nằm, nhưng thấy thị ngồi bần thần dưới chân giường tự nhiên hắn lại không dám. Hắn lẳng lặng ngồi xuống cái ghế bên cạnh, cả hai cùng sượng sùng chả biết nói gì. ánh đèn vàng đục ở góc nhà tỏa ra ấm áp và kéo dài hai cái bóng trên vách. Bên ngoài gió từ mặt sông thổi lên rì rào như tiếng người thầm thì nói chuyện. Giữa sự im lặng của đôi vợ chồng mới, có tiếng ai hờ khóc(14) ngoài xóm lọt vào tỉ tê lúc to lúc nhỏ. Người đàn bà bỗng thở dài. Tràng quay lại khẽ hỏi:- Buồn à?- Không.- Gớm sao lúc này nói chuyện dai thế, đợi sốt cả ruột.Thị lườm hắn không trả lời. Hắn xích lại cười cười:- Thôi khuya rồi đấy, ngủ đi.Thị giơ tay củng vào trán hắn:- Chỉ được cái thế là nhanh. Dơ!Hắn cười khì khì, vươn cổ thổi tắt phụt ngọn đèn. Trong đêm khuya tiếng hờ khóc tỉ tê nghe càng rõ...Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng con sào, Tràng mới trở dậy. Trong người êm ái lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra. Việc hắn có vợ đến hôm nay hắn vẫn còn ngỡ ngàng như không phải.Hắn chắp hai tay sau lưng lững thững bước ra sân. ánh nắng buổi sáng mùa hè sáng lóa xói vào hai con mắt còn cay xè của hắn. Hắn chớp chớp liên hồi mấy cái, và bỗng vừa chợt nhận ra, xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ. Nhà cửa, sân vườn hôm nay đều được quét tước, thu dọn sạch sẽ gọn gàng. Mấy chiếc quần áo rách như tổ đỉa vẫn vắt khươm mươi niên (15) ở một góc nhà đã thấy đem ra sân hong. Hai cái ang nước (16) vẫn để khô cong ở dưới gốc ổi đã kín nước đầy ăm ắp. Đống rác mùn tung hoành ngay lối đi đã hót sạch.Ngoài vườn người mẹ đang lúi húi giẫy những búi cỏ mọc nham nhở. Vợ hắn quét lại cái sân, tiếng chổi từng nhát kêu sàn sạt trên mặt đất. Cảnh tượng thật đơn giản, bình thường nhưng đối với hắn lại rất thấm thía cảm động. Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này. Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà.Bà cụ Tứ chợt thấy con giai đã dậy, bà lão nhẹ nhàng bảo nàng dâu:-Anh ấy dậy rồi đấy. Con đi dọn cơm ăn chẳng muộn.-Vâng.Người đàn bà lẳng lặng đi vào trong bếp. Tràng nom thị hôm nay khác lắm, rõ ràng là người đàn bà hiền hậu đúng mực không còn vẻ gì chao chát chỏng lỏn(17) như mấy lần Tràng gặp ở ngoài tỉnh. Không biết có phải vì mới làm dâu mà thị tu chí làm ăn không? Bà mẹ Tràng cũng nhẹ nhõm, tươi tỉnh khác ngày thường, cái mặt bủng beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lên. Bà lão xăm xắn(18) thu dọn, quét tước nhà cửa. Hình như ai nấy đều có ý nghĩ rằng thu xếp cửa nhà cho quang quẻ, nề nếp thì cuộc đời họ có thể khác đi, làm ăn có cơ khấm khá hơn.Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại. Giữa cái mẹt rách có độc một lùm rau chuối thái rối, và một đĩa muối ăn với cháo, nhưng cả nhà đều ăn rất ngon lành. Bà cụ vừa ăn vừa kể chuyện làm ăn, gia cảnh với con dâu. Bà lão nói toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng về sau này:-Tràng ạ. Khi nào có tiền ta mua lấy đôi gà. Tao tin rằng cái chỗ đầu bếp kia làm cái chuồng gà thì tiện quá. Này ngoảnh đi ngoảnh lại chả mấy mà có ngay đàn gà cho mà xem...Tràng chỉ vâng. Tràng vâng rất ngoan ngoãn. Chưa bao giờ trong nhà này mẹ con lại đầm ấm, hòa hợp như thế. Câu chuyện trong bữa ăn đang đà vui bỗng ngừng lại. Niêu cháo lõng bõng, mỗi người được có lưng lưng hai bát đã hết nhẵn.Bà lão đặt đũa bát xuống, nhìn hai con vui vẻ:-Chúng mày đợi u nhá. Tao có cái này hay lắm cơ.Bà lật đật chạy xuống bếp, lễ mễ bưng ra một cái nồi khói bốc lên nghi ngút. Bà lão đặt cái nồi xuống bên cạnh mẹt cơm, cầm cái môi vừa khuấy khuấy vừa cười:-Chè đây. - Bà lão múc ra một bát - Chè khoán(19) đây, ngon đáo để cơ.Người con dâu đón lấy cái bát, đưa lên mắt nhìn, hai con mắt thị tối lại. Thị điềm nhiên và vào miệng. Tràng cầm cái bát thứ hai mẹ đưa cho, người mẹ vãn tươi cười, đon đả:-Cám đấy mày ạ, hì. Ngon đáo để, cứ thử ăn mà xem. Xóm ta khối nhà còn chả có cám mà ăn đấy.Tràng cầm đôi đũa, gợt một miếng bỏ vội vào miệng. Mặt hắn chun ngay lại, miếng cám đắng chát và nghẹn bứ trong cổ. Bữa com từ đấy không ai nói câu gì, họ cắm đầu ăn cho xong lần, họ tránh nhìn mặt nhau. Một nỗi tủi hờn len vào tâm trí mọi người.Ngoài đình bỗng dội lên một hồi trống, dồn dập, vội vã. Đàn quạ trên những cây gạo cao chót vót ngoài bãi chợ hôt hoảng bay vù lên, lượn thành từng đám bay vần trên nền trời như những đám mây đen.Người con dâu khẽ thở dài, thị nói lí nhí trong miệng:-Trống gì đấy, u nhỉ?-Trống thúc thuế đấy. Đằng thì nó bắt gồng đay, đằng thì nó bắt đóng thuế. Giời đất này không chắc đã sống qua được đâu các con ạ... - Bà lão ngoảnh vội ra ngoài. Bà lão không dám để con dâu nhìn thấy bà khóc.Người con dâu có vẻ lạ lắm, thị lầm bầm:- Ở đây vẫn phải đóng thuế cơ à?Im lặng một lúc thị lại tiếp:-Trên mạn Thái Nguyên, Bắc Giang người ta không chịu đóng thuế nữa đâu. Người ta còn phá cả kho thóc của Nhật, chia cho người đói nữa đấy.Tràng thần mặt ra nghĩ ngợi. Cái mặt to lớn bặm lặi, khó đăm đăm. Miếng cám ngậm trong miệng hắn đã bã ra chát xít... Hắn đang nghĩ đến những người phá kho thóc Nhật.Tràng hỏi vội trong miếng ăn:-Việt Minh phải không?-Ừ, sao nhà biết?Tràng không trả lời. Trong ý nghĩ của hắn vụt hiện ra cảnh những người nghèo đói ầm ầm kéo nhau đi trên đê Sộp. Đàng trước có lá cờ đỏ to lắm.Hôm ấy hắn láng máng nghe người ta nói họ là Việt Minh đấy. Họ đi cướp thóc đấy. Tràng không hiểu gì sợ quá, kéo vội xe thóc của Liên đoàn tắt cánh động đi lối khác.À ra họ đi phá kho thóc chia cho người đói. Tự dưng hắn thấy ân hận, tiếc rẻ vẩn vơ, khó hiểu. Ngoài đình tiếng trống thúc thuế vẫn dồn dập. Mẹ và vợ Tràng đã buông đũa đứng dậy. Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới...Chú thích(1) Lúc chạng vạng mặt người: Lúc chiều muộn, nhìn không rõ mặt người(2) Ngụ cư: người quê ở nơi khác đến ngụ trú ngụ.(3) Tàng: cũ(4) Đội chiếu: Lấy cái chiếu, cuộn lại, buộc túm một đầu, chụp lấy đầu và cuộn quanh người mà đi để chống rét. Đây là hình ảnh rất phổ biến ở miền Bắc nước ta thời kỳ có nạn đói khủng khiếp giết hại hơn hai triệu người vào mùa đông 1944 và mùa xuân 1945.(5) Còn mồ ma ông cụ Tứ: lúc cụ Tứ còn sống.(6) Tư lự: suy nghĩ và lo lắng.(7) Chỉ tầm phơ tầm phào: chỉ nói chơi, nói đùa.(8) Thóc liên đoàn: Liên đoàn là một tổ chức chuyên thu mua thóc cho Nhật hồi trước Cách mạng Tháng Tám 1945.(9) Rích bố cu: tiền nhiều lắm (Tiếng Pháp phát âm theo lối bình dân).(10) Chợn: sợ.(11) Đèo bòng: mang thêm, vướng bận thêm vào một cái gì khó gỡ ra được. "Vì cam cho quýt đèo bòng. Vì em nhan sắc nên lòng nhớ thương..." (Ca dao). "Đôi ta chút nghĩa đèo bòng. Đến nhà, trước liệu nói sòng cho minh" (Truyện Kiều).(12) Tao đoạn này: Thời buổi này, giai đoạn này.(13) Đốt đống rấm: đốt cháy âm ỉ (thường là một đống chấu) cốt có khói để xua bớt tử khí.(14) Hờ khóc: khóc to, vừa khóc vừa kể lể.(15) Khươm mươi niên: rất lâu rồi.(16) Cái ang nước: dụng cụ đựng nước bằng gốm, thân tròn, miệng rộng giống như cái vại.(17) Chỏng lỏn: nói năng đanh đá, xấc xược; trái nghĩa với dịu dàng, lễ phép.(18) Xăm xắn: mau mắn, hăng hái.(19) Chè khoán: một thứ chè ngon nấu bằng đỗ xanh đãi sạch vỏ, nấu nhuyễn và đặc, đổ ra đĩa và xắt thành từng miếng. Có lẽ đây là tiếng địa phương vùng quê tác giả (giống như chè khó ở nơi khác).Câu hỏi:Phân tích câu chuyện trên.
0
MÌNH ĐANG THAM GIA CUỘC THI VIẾT TRUYỆN TỰ SÁNG TÁC , CÁC BẠN ĐỌC VÀ NHẬN XÉT HỘ MÌNH NHA ( Truyện đã đc đăng kí bản quyền , vui lòng không coppy )                                                          Huyền Thoại Tên Sát Nhân Dưới Ánh Trăng Máu  Thanh Nguyệt nổi tiếng là một cô bé 15 tuổi xinh xắn,ngoan hiền,hiếu thảo và rất hòa đồng,lịch sự với những người xung quanh.Cha mẹ cô là chủ tịch...
Đọc tiếp

MÌNH ĐANG THAM GIA CUỘC THI VIẾT TRUYỆN TỰ SÁNG TÁC , CÁC BẠN ĐỌC VÀ NHẬN XÉT HỘ MÌNH NHA ( Truyện đã đc đăng kí bản quyền , vui lòng không coppy )

                                                          Huyền Thoại Tên Sát Nhân Dưới Ánh Trăng Máu

 

 Thanh Nguyệt nổi tiếng là một cô bé 15 tuổi xinh xắn,ngoan hiền,hiếu thảo và rất hòa đồng,lịch sự với những người xung quanh.Cha mẹ cô là chủ tịch tập đoàn NKR-vốn là một công ty kinh doanh đứng đầu trong ngành kinh doanh kinh tế thế giới.Dù gia cảnh giàu co1danh cao vọng trọng như thế nhưng gia đình cô sống khá bình dị,chỉ một căn nhà nhỏ những căn nhà bình thường khác mà thôi.Cả gia đình cô cũng không hề kiêu ngạo,tự tin thái quá về độ giàu có của mình mà ngược lại,họ còn rất than thiện hòa đồng với hang xóm láng giềng,vậy nên cả gia đình hay dòng họ của họ cũng được mọi người yêu quý và kính trọng lắm!

        Cuộc sống sẽ rất yên bình nếu như câu chuyện dừng lại ở đó.Nhưng không cuộc đời thật lắm trớ trêu ,nó đã sắp xếp ra một sự việc quá đỗi kinh hoàng cho cái gia đình nhỏ này…

        Đó là vào một hôm,khoảng 4h30’buổi chiều,Thanh Nguyệt vừa học xong một khóa học về,cô rảo bước nhanh trên con đường quen thuộc ,có hai hang cây xanh rợp bóng mát về nhà.Nhưng khác với mọi ngày, hôm nay cô rảo bước nhanh hơn, chả là hôm nay là một ngày cực kì quan trọng- ngày sinh nhật lần thứ 35 của chính người mẹ mà cô yêu quý. Cô muốn thật nhanh tiến về nhà, tự tay vào bếp làm một bàn ăn thật ngon để mừng sinh nhật mẹ. Cô hi vọng bà sẽ cảm thấy thích thú trước món quà bất ngờ đó, và khi đó có lẽ bà sẽ ôm cô vào lòng và dành tặng cho cô những nụ hôn âu yếm nhất.một lời cảm ơn ngọt ngào và đầy ắp những yêu thương

    Nhưng xui rủi làm sao,đoạn đường dẫn về nhà lại đang thi công sửa chữa,muốn về bằng đường vòng thì phải vòng qua hai khu phố nữa mới về đến nơi,mất hơn 3 tiếng đồng hồ chứ chẳng ít ỏi gì.Nhưng chọn cách đứng đây đợi cũng chẳng được,như thế này thì sẽ khong kịp mất,làm thế nào bây giờ?Đang lo lắng tột độ thì bỗng nhiên cô chợt nhớ tới một con hẻm nhỏ nằm ở cách trường không xa.Nếu đi về bằng nó chỉ mất khoảng 30' là cùng chứ mấy! Nhưng cha cô đã từng dặn là dù bất cứ chuyện gì xảy ra thì cũng không được đi vào con đường đó mà." Thôi kệ!Mình chỉ đi một lần thôi,sinh nhật của mẹ một năm chỉ có một lần,mình mà không về nhanh là không kịp mất".Nghĩ vậy,cô liền quay lại,hướng về nơi có con hẻm tối mà đi.

       Quả thực,đúng nhu8 cô nghĩ,ở đây vừa tối,vừa nhỏ lại quá vắng người trông cũng thật đáng sợ.Nhưng không sao,một chút ánh dương trói len lỏi qua cũng đủ để Thanh Nguyệt thấy đường mà về rồi.Chỉ cần cố gắng đi qua được chỗ này là cộ sẽ có cơ hội làm cho cha mẹ tin tưởng và yêu quý mình hơn nữa,vậy nên hi sinh một chút cũng chả sao cả.

     Khoảng 10' sau,đột nhiên vài tên nam sinh cuối cấp thân hình to khỏe,mình mẩy xăm trổ,khuyên tai khuyên mũi,đầu đỏ tóc xanh,áo quần lếch nhếch lôi thôi chặn lấy đường đi của cô,cô đếm nhẩm...hình như chúng có sáu tên thí phải.Một tên trong đám bước tới,nhìn từ đầu đến chân cô rồi cất giọng nói ồm ồm:

     "Chào cô em!Cô em có biết cô em đang đi vào đường nào không?"

Cô giật mình,run sợ đáp:

"Tôi...tôi không..."

Bỗng hắn cười phá lên,tiếp tục hắn nhìn cô rồi nói:

"Đây là dường,là địa bàn của tụi anh.Bất cứ ai đi qua đây cũng phải chả phí.Cô em cũng không ngoại lệ.Nhìn cô em cũng xinh xắn,dễ thương nên bọn anhy lấy rẻ...5triệu thôi!

Cô kinh ngạc thốt lên:

-CÁI GÌ?! 5 triệu? Tôi làm gì có lắm tiền đến thế! Trong túi tôi giờ chỉ còn vỏn vẹn vài trăm. Hay là các anh lấy tạm được không?

Chúng lại cười phá lên:

-Cái gì? Vài trăm ? Bọn này không lấy tiền lẻ.

Cô phải xuống giọng nài nỉ:

-Các anh cho tôi qua đi! Tôi đang có việc gấp. Tôi hứa ngày sau sẽ trả tiền đầy đủ cho các anh.

Một tên nhếch mép cười rồi đáp lai:

-Cô em nghĩ bọn này ngu lắm hả? Không có tiền thì cô em phải thay thế bằng thứ khác…-Bỗng hắn liếc xuống , ngắm nhìn thân thể cô bằng một ánh mắt nhuốm đầy dục vọng.

Nhận ra có chuyện chẳng lành, Thanh Nguyệt quay người lại , muốn chạy thoát thật nhanh. Đột nhiên, hắn rút ra một chiếc khăn mùi  xoa có tẩm thuốc mê rồi bất ngờ ôm chồm lấy,  bịt lấy miệng cô và làm cô ngất đi lúc nào cũng không hay.Trước khi nhắm mắt ngất đi,cô còn buông một lời nói: "Cha mẹ....cứu ...con...."

    Gần 30' sau,cô dột nhiên bừng tỉnh.Chân tay cô thì lại bị trói chặt trong một căn phòng trống,xung quanh là bốn cây dùng để thắp lửa,gần phía trên,mặt trời hoàng hôn soi qua ô cửa sổ nhỏ phía trên cao làm thắp sáng cả căn phòng.Và còn đáng sợ hơn nữa,trên người cô giờ đây còn không có một mảnh vải nào để che thân.Cô sợ hãi vùng vẫy hét lớn cầu cứu:"Có ai không?Cứu!Cứu!...Nhưng đáp lại những lời cầu cứu của cô chỉ là những âm thanh vọng ngược lại mà thôi.Bây giờ,cô-Thanh Nguyệt chỉ cầu mong một diều là sẽ có một ai đó đến để giải thoát cho mình,cô không muốn,không hề muốn như thế này một chút nào.

Đột nhiên,những tiếng bước chân lại vang lên,nó dừng lại ngay trước cửa phòng của cô làm cô phải lo lắng mà ngừng la hét.Trong cái không gian tĩnh lặng ấy,một giọng nam bỗng vang lên :

"Mày đã tìm hiểu về gia cảnh của con bé đó chưa?

Một giọng nam khác đáp trả:

"Mày nghĩ sao?Tao tìm hiểu kĩ lắm rồi.Không ngờ chúng ta lại với được cục vàng sống như vậy đấy!Con bé là đứa con gái độc nhất cùa chủ tịch tập đoàn NRK-một tập đoàn lớn đấy!"

    "Vậy à?May mắn quá nhỉ!"-Biết bao nhiêu tiếng cười khác lại tiếp tục vang lên.

         Một lúc sau,tiếng cửa phòng được mở ra,trong ít phút căn phòng đã được chúng thắp sáng.Trước mắt cô là vài tên côn đồ lúc chiều,trông thấy chứng cứ nhìn mình với ánh mắt thèm khát,cô càng vùng vẫy dữ dội hơn còn miệng thì cứ liên tục kêu cứu.Một tên thấy thế cất tiếng nói:

    "Trông cô em cũng đâu đến nỗi nào nhỉ?Đúng là tiểu thư đài cát có khác!À mà cô em cứ kêu ca thoải mái đi!Đây là một căn phòng trống của một ngôi nhà sưu tầm đồ cũ đã bị bỏ hoang,nó nằm ở sâu trong rừng cơ.Vì thế nên cô em cứ gào cứ thét đi,dù vậy cũng chẳng ai nghe thấy đâu!"

        Cô cất tiếng đe dọa với một giọng nói sợ sệt với những hàng nước mắt còn lăn trên mà:

    "Các người mà dám cả gan động đến tôi.Cha mẹ tôi chắc chắn sẽ không tha cho mấy người đâu!"

        Tên ban nãy quay sang đồng bọn và hỏi:

    "Tụi mày đã lo liệu gì chưa?"

        Một tên lên tiếng đáp:

    "Rồi!Tao lo cả rồi!Chúng ta sẽ có một tuần để biến con bé này thành nô lệ!Sau đó ... thì tao cũng tính cả rồi.

        Sau đó,chúng quay lai,nhìn cô với ánh mắt thèm thuồng của một con thú hoang vừa nhìn thấy miếng mồi ngon của mình vậy.Tiếp theo,chúng tiến đến,hết tên này đến tên khác giở những chò trơi kinh tởm,đồi bại với cô. Đây là lần đầu tiên trong đời Thanh Nguyệt cảm thấy nhục nhã và tổn thương đến như thế này,trong cô giờ đây chỉ có một hi vọng,một hi vọng duy nhất rằng cha mẹ cô sẽ sớm đi tìm,tìm đến và giải cứu cho đứa con gái bé bỏng này.Giở những cho đồi bại kinh tởm xong,bọn khốn nạn kia nghiễm nhiên mang đồ ăn tới và tháo dây trói cho cô.Sau đó,chúng "từ tốn"bước ra nhưng vẫn không quên khóa cửa căn phòng lại.Giờ đây,chỉ còn một cô gái trẻ đáng thương với bao hàng nước mắt,với bao sự cô đơn,sự tủi nhục,đang ở trong một căn phòng giữa cánh rừng hoang vắng mà thôi.

      Một ngày....hai ngày...ba ngày sau,ngày nào mấy "con thú hoang"đó cũng đến,cũng mang cơm mang nước và cũng đều giở trò bỉ ổi kinh tởm nhất đối với cô.Nhưng lạ thay,trong từng ấy ngày,cha mẹ cô vẫn không hề tìm đến để giải cứu cho đứa con gái đáng thương đang trông ngóng từng phút giây này.

      Rồi đến ngày thứ tư,sau khi phải "đóng vai" vào một con búp bê để "phục tùng" cho bọn cầm thú này xong xuôi.Một tên trong số chung tiến lại gần đến cô,rồi hắn rút điện thoại ra,cho cô xem mấy tấm ảnh mà hắn đã chụp lúc sáng.Gì....cái quái...CÁI QUÁI GÌ THẾ NÀY ?!Tấm ảnh đó cho thấy cha cô...mẹ cô vẫn đang cười nói vui vẻ với khách hàng trong khi....trong khi chính đứa con gái của họ đã mất tích đến mấy ngày hôm nay.....

       Những tấm ảnh đó đã làm cho Thanh Nguyệt sững sờ,chết đứng ngay trong cái khoảnh khắc ấy.Cô ngồi quỵ xuống,đôi mắt bỗng nhiên đờ đẫn,vô hồn đến lạ thường...Nó giống như đôi mắt của một con quỷ vậy....Biết bao...biết bao hi vọng và tình yêu của cô đã thay đổi thành thù hận chỉ trong khoảnh khắc bé nhỏ.Trong cô ...giờ đây chỉ còn chọn vẹn hai chữ "thù hận"...

       Khi chúng đi khỏi,cô lững thững đứng dậy,cầm lấy bát cơm lên mà ăn trong tâm trạng vô hồn.Ăn xong,cô bỗng giơ tay lên,đập"CHOANG"....cái bát sành đã vỡ trong chốc lát.Cô cúi người xuống,nhặt lấy mảnh nhọn hoắt rồi dấu đi...Sau đó,cô lững thững đi về phía một góc tường mà ngồi bệt xuống,đầu áp xuống đầu gối mà khóc trong khổ đau đến tột cùng.

       Tối hôm sau,chúng lại đến,lại nhìn cô với ánh mắt dâm dục như bao ngày.Một tên tiến lại gần đến cô,nhưng khác với mọi ngày,lần này cô không còn ngồi không mà chờ đợi nữa...Cô bỗng bật dậy,nhanh như cắt,cô túm lấy cổ hấn nhấc lên bằng cánh tay trái tựa như yếu ớt của mình.Tưởng như con người bé nhỏ kia không thể làm hắn bị thương bằng cánh tay yếu ớt đó,nên hắn mỉm cười chế giễu:

     "Này này!Giờ nếu cô em bỏ tay ra thì anh sẽ tha cho cô em...Nếu không thì...."

Chưa kịp dứt câu tay cô đã xiết cổ hắn dần chặt hơn,chặt hơn tạo ra những tiếng kêu"RẮC....RẮC..."Sau đó,chúng thấy đồng bọn của mình đang vùng vẫy một cách dữ dội...Vài giây sau,hắn đã nằm im bất tỉnh....Thấy vậy,cô lạnh lùng vứt con mồi xuống đất...Hắn đã chết.Hắn nằm im mà chưa hề biết được chuyện gì xảy ra.....

      Một tên khác mạnh bạo bước tới,cúi người xuống xem xét xem đồng bon của mình ra sao,có lẽ hắn nghĩ tên đó đang đùa giỡn mà thôi.Thấy hắn vẫn đang"soi mói"cái xác của con mồi.Thanh Nguyệt bỗng nở nụ cười kèm theo một giọng nói ma quái:

 "Nó chết rồi...Nó gãy cổ rồi...Giờ đến lượt mày đấy...Con mồi thứ hai của tao à!"

 "Cái gì..?"-Hắn vừa ngước lên,Thanh Nguyệt đã đè hắn xuống,ngồi lên người hắn mà dùng chính nắm đấm của mình liên tiếp đánh vào ngực hắn.Có lẽ,với một người con gái bình thường những cú đấm đó chẳng hề hấn gì với hắn,nhưng Thanh Nguyệt thì khác,chỉ sau cú đấm thứ 3,hắn đã ói ra máu và sau cúa đánh thứ 5....hắn đã tắt thở.

       Thấy vậy,Thanh Nguyệt từ từ đứng lên,dùng đôi mắt lạnh như băng nhìn lấy bốn tên còn lại.Chúng run sợ kêu lên:

  "Thanh Nguyệt....Mày....Mày có phải là con người không?"
Một giọng nói ma quái lai được cất lên:

  "Tao thích cái mùi máu tanh này rồi đấy!À mà vừa nãy tụi mày hỏi tao cái gì cơ?Tao có phải là con người không ư?Tao cũng chẳng biết nữa.Vì ở trong cái xã hội này chỉ có hai loại:Con mồi và kẻ đi săn mà thôi.Tao từng là con mồi và chúng mày cũng từng là kẻ đi săn.Nhưng bây giờ thì khác,tao bây giờ...là Kẻ Đi Săn.Còn chúng mày...sẽ là những con mồi của tao...Giờ thì,bắt đầu cuộc "săn" thôi nhỉ!"

      Nói rồi,cô bất ngờ lao tới.Gì thế này?Cô nhanh quá...nhanh lắm...Tốc độ của cô giờ đã vượt xa tốc độ của một con người ."Xoẹt...Xoẹt...."hai tiếng cứa bỗng vang lên.Khi chúng nhìn sang,hai tên đã lăn ra đất chúng bị mảnh sành sắc nhọn trên tay cô cứa sâu vào cổ.Cô lại mỉm cười:

   “Đúng vậy nhỉ!Cuộc “săn” coi bộ dễ dàng quá!”

   “Mẹ kiếp!Một tên hét lên rồi nắm chặt nắm đấm,đấm thẳng vào mặt của Thanh Nguyệt.Nhưng cú đấm thì chưa đến nơi mà cô đã vươn tay ra trước,nắm chặt lấy cánh tay to lớn đó một cách dễ dàng. “RẮC…..RẮC…..”….những tiếng vụn lại vang lên,tiếng hét của tên kia đã cất lên,Thanh Nguyệt dễ dàng bẻ lấy tay của hắn làm nó gãy vụn cả ra.Sau đó,cô giật mạnh lấy cánh tay hắn,mất đà,hắn lao thẳng về phía cô,cô né sang một bên,rồi “phụt…..”….Cô cắm thẳng chiếc mảnh sành nhọn hoắt vào gáy hắn làm hắn chết ngay tại chỗ.

         Còn một tên cuối.Thấy những cảnh đó,người hắn run bần bật cả lên.Cô tiến đến gần hắn,gần hắn…hắn nhanh chóng rút một con dao làm bếp dấu trong túi áo đâm vào cô.Nhưng cái tốc độ vượt xa con người lại cứu lấy cô một lần nữa.Cô dễ dàng né được cú đâm chết người đó.Cô nắm chặt tay lại đấm mạnh vào bụng hắn làm hắn phải buông thong con dao ra rồi văng đi khá xa.Cô cúi người xuống,nhặt con dao lên,tiến thẳng đến hắn,đứng trước hắn rồi mỉm cười với một ánh mắt lạnh bang.Hắn run rẩy van xin:

     “Thanh…..Nguyệt….Xin cô hãy tha cho tôi”

   Nghe thấy thế cô cười phá lên đáp trả:

     “Hahaha……!Mày muốn tao tha cho mày ư?Vậy sao trước kia tao cũng xin chúng mày tại sao chúng mày không tha cho tao?Chúng mày đã hủy hoại cả cuộc đời tao đấy con chó ạ!Tao sẽ không bao giờ tha thứ cho chúng mày!CHẾT ĐI!!!”

      Sau lời nói đó thì “phập”.Con dao sắc nhọn cắm thẳng vào đầu hắn làm hắn lăn ra chết ngay.Cô rút con dao ra,máu tuôn ra như suối,từng dòng máu đỏ tuôn ra khắp người cô.Cô mỉm cười.Một nụ cười thỏa mãn.Cô ngước lên,nhìn qua ô cửa sổ.Thật kì lạ!Ánh trăng đêm nay cùng với bầu trời thật khác lạ.Nó không còn là một màu trắng thanh khiết nữa,ánh trăng đêm nay thật đáng sợ,nó mang màu đỏ huyết,màu đỏ của sự chết chóc. Nhìn cảnh tượng đó cô cảm thấy căm hận vô cùng,cô thấy căm hận hai người mà chính cô đã từng yêu thương nhất,cô thấy căm hận cái nỗi buồn đang day dứt trong lòng, cô thấy căm hận cái tên “Thanh Nguyệt” mà do chính cha mẹ đã đặt cho cô.Cô đã tự nhủ,cái tên “Thanh Nguyệt” sẽ chính thức biến mất,từ bây giờ tên của cô sẽ không còn mang ý nghĩa của “ánh trăng thanh khiết” khi xưa nữa,cô sẽ khiến “ánh trăng” xưa kia thành “ánh trăng máu”.Vì vậy cô nắm chặt con dao,cúi người xuống,cắm thẳng vào người tên cầm thú kia rồi khắc lên hai chữ “Huyết Nguyệt”.

            Xong xuôi,cô nhấc con dao lên,lững thững bước ra đến sảnh của ngôi nhà.Cô đến từng phòng để tìm kiếm thứ gì đó có thể mặc tạm vào hay không,vì bây giờ cơ thể cô vẫn trần như nhộng.Một lúc sau,cô tìm thấy một chiếc váy,một đôi tất và một đôi giày đen bóng cũ kĩ,cô liền cúi xuống nhặt lấy nó rồi mặc đại lên người.Cô nhét con dao vào túi áo rồi lững thững bước ra,trong cô giờ đây đã xác định được rằng:Con mồi tiếp theo sẽ chính là cha mẹ ruột của mình.Nhưng vừa bước ra đến cửa ngôi nhà,cô bỗng thấy một chiếc mặt nạ tráng tinh,hốc mắt đen ngòm,đôi môi đỏ quyến rũ được uốn cong lên đóng giả nụ cười.Nghĩ nó có thể giúp mình che giấu thân phận,cô liền nhặt nó lên rồi mang vào và bắt đầu cất bước đi để chuẩn bị cho cuộc đi “săn” tiếp theo của chính mình.

         Tối hôm sau,cô giỡ bỏ mặt nạ và lững thững bước vào nhà.Chiếc chìa khoá duy nhất để mở được cánh cổng đó là vãng mạc của cha mẹ và cô.Vì thế,chỉ trong tích tắc,cánh cửa đã được mở ra mà cô không cần tốn tới một chút sức lực nào.Cô bước vào tiến thẳng tới phòng của cha mẹ,hai người vẫn ngủ say sưa,cô đưa tay vào túi,rút con dao còn dính máu tanh ra và “phập”….con dao cắm thẳng vào ngực người cha,máu thì cứ tuôn ra như suối,nó bắn cả lên mặt,lên người cô và phun ra tung tóe.Cảm thấy có một thứ gì đó nhớp nhớp,tanh tanh bắn vào mặt mình,mẹ cô chợt tỉnh giấc.Nhưng thật kinh hoàng,một sự việc kinh khủng đang diễn ra trước mắt bà,trước mắt bà là sự việc đứa con gái bé bỏng xinh xắn của mình đã hóa quỷ và giết chết chính cha ruột của nó.Theo phản xạ,bà run sợ hét lên.

          Nhưng cái phản xạ đó thật không đúng lúc chút nào.Thanh Nguyệt đã nghe thấy,đã biết rằng mẹ của cô đã tỉnh giấc,cô nhanh thoăn thoắt leo lên người của mẹ cô và chỉ thẳng mũi dao nhon còn dính máu vào cổ bà rồi cô nở nụ cười man rợ kèm theo một giọng đẫm buồn :

    “Xin chào……cha…mẹ….Các người đã phản bội tôi …giờ thì…..Trở về với nơi các người đã được sinh ra đi…..Trở về đi!”

        Sau lời nói đó, “phập” con dao một lần nữa đâm xuyên qua da,qua thịt và giết chết bà,giết chết người mà cô vẫn còn rất yêu quý.Khi chết,bà vẫn không thể nhắm mắt mà miệng còn lẩm bẩm cái gì đó,có lẽ bà muốn nói một thứ gì trước khi chết chăng?Nhưng không may cổ họng đã bị đâm rách khiến cho người mẹ bất hạnh đó không thể làm được điều đang dự định đấy.

       Một lúc sau,Thanh Nguyệt bước xuống giường cô đi về phía tủ để lấy chiếc bật lửa ,cô muốn thiêu rụi cả ngôi nhà này,thiêu rụi cái quá khứ giả tạo đó.Cô vừa chạm tay vào chiếc quẹt thì bỗng một chiếc điện thoại trong tủ sang choang lên,đáng ra cô sẽ không để ý đến nó nếu cô không nhận thấy được vài dòng tin nhắn mà số của cô nhắn cho cha mẹ .Cô nhấc nó lên,vào phần tin nhắn rồi đọc lại những tin mà cô đã gửi cho hai người lúc trước.

           Gì …cái gì thế này ? Vào 5 ngày trước,cô đã bị bắt và bị nhốt ở một căn phòng trống cơ mà?Tại sao…tại sao…vào thời gian đó lại có tin nhắn cô gửi cho mẹ cha rằng: “Con đi du lịch khoảng một tuần,cha mẹ đừng lo.Ngày nào con cũng sẽ nhắn tin về cho cha mẹ.” Từ dòng tin nhắn đó, cho đến bây giờ có tên khốn nạn nào đó đã giả danh cô rồi nói cho cha mẹ rằng cô không sao.Làm cho hai người không còn cảm thấy lo lắng cho cô.Làm cho cô đã hiểu lầm và giết chết chính cha mẹ mình.Bây giờ…..cơn giận dữ trong cô đã đạt đến tột cùng…..Con quỷ khát máu giết người đã hoàn toàn thay thế cho cô bé hiền lành hôm nào.Bây giờ,cô lại nhặt chiếc mặt nạ lên,đeo nó vào rồi bắt đầu với cái tên “Ánh Trăng”trong khi đôi mắt vô hồn vẫn còn chảy bao nước mắt.

          Từ hôm đó,vào cả ngày lẫn đêm,những ai bắt gặp một cô gái xinh đẹp mặc một chiếc áo khoác đen với đôi mắt vô cảm và đi đến làm quen với cô .Thì chắc chắn,chưa đầy 24sau chính người đó sẽ bị hạ sát một cách dã man và khi khám nghiệm…người ta cho thấy trên người nạn nhân luôn bị rạch hai chữ bằng mũi dao sắc nhọn.Hai chữ đó không gì khác chính là “Ánh Trăng”.Và một điều hết sức kì lạ,cứ mỗi tiểu đội cảnh sắt nào truy lùng lấy kẻ sát nhân “Ánh Trăng” đó,thì y như rằng ….chúng sẽ chết một cách không toàn thây….

         Đến tận bây giờ cũng có ai biết được rằng:đường sau huyền thoại sát thủ máu lạnh kinh hoàng đấy,là một quá khứ đau buồn của một cô gái trẻ hiền lành đầy những ước mơ ………

0
Đọc đoạn trích sau và tra lời câu hỏi:Có người hỏi:– Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?…– Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:– Hà, nắng gớm, về nào…Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên ấy vẫn dõi...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và tra lời câu hỏi:

Có người hỏi:

– Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?…

– Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!

Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:

– Hà, nắng gớm, về nào…

Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên ấy vẫn dõi theo. Ông nghe rõ cái giọng chua lanh lảnh của người đàn bà cho con bú:

– Cha mẹ tiên sư nhà chúng nó! Đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương. Cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đưa một nhát!

Ông Hai cúi gầm mặt xuống mà đi. Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà.

Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lét đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm sụi với nhau.

Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu… Ông lão nắm chặt hai tay lại mà rít lên:

– Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.

(Kim Lân, Làng)

c) Những câu như: “Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuồi đầu…” là những câu ai hỏi ai? Tại sao trước những câu này không có gạch đầu dòng như những câu đã nêu ở điểm (a) và (b)?

1
3 tháng 2 2018

c, Câu “Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian… bằng ấy tuổi đầu…”

→ Độc thoại nội tâm

Đọc đoạn trích sau và tra lời câu hỏi:Có người hỏi:– Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?…– Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:– Hà, nắng gớm, về nào…Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên ấy vẫn dõi...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và tra lời câu hỏi:

Có người hỏi:

– Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?…

– Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!

Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:

– Hà, nắng gớm, về nào…

Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên ấy vẫn dõi theo. Ông nghe rõ cái giọng chua lanh lảnh của người đàn bà cho con bú:

– Cha mẹ tiên sư nhà chúng nó! Đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương. Cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đưa một nhát!

Ông Hai cúi gầm mặt xuống mà đi. Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà.

Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lét đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm sụi với nhau.

Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu… Ông lão nắm chặt hai tay lại mà rít lên:

– Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.

(Kim Lân, Làng)

d) Các hình thức diễn đạt trên có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện diễn biến của câu chuyện và thái độ của những người tản cư trong buổi trưa ông Hai gặp họ? Đặc biệt chúng đã giúp nhà văn thể hiện thành công những diễn biến tâm lí của nhân vật ông Hai như thế nào?

1
4 tháng 10 2018

d, Các hình thức đối thoại tạo không khí cho văn bản, thể hiện thái độ căm giận của những người tản cư với dân làng chợ Dầu, giúp nhân vật bộc lộ nội tâm.

Hình thức độc thoại, đối thoại nội tâm giúp nhà văn khắc họa sâu tâm trạng đau đớn, dằn vặt của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc

Đọc đoạn trích sau và tra lời câu hỏi:Có người hỏi:– Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?…– Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:– Hà, nắng gớm, về nào…Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên ấy vẫn dõi...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và tra lời câu hỏi:

Có người hỏi:

– Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?…

– Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!

Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:

– Hà, nắng gớm, về nào…

Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên ấy vẫn dõi theo. Ông nghe rõ cái giọng chua lanh lảnh của người đàn bà cho con bú:

– Cha mẹ tiên sư nhà chúng nó! Đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương. Cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đưa một nhát!

Ông Hai cúi gầm mặt xuống mà đi. Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà.

Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lét đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm sụi với nhau.

Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu… Ông lão nắm chặt hai tay lại mà rít lên:

– Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.

(Kim Lân, Làng)

b) Câu “- Hà, nắng gớm, về nào…” ông Hai nói với ai? Đây có phải là một câu đối thoại không? Vì sao? Trong đoạn trích còn có câu nào kiểu này không? Hãy dẫn ra các câu đó.

1
21 tháng 9 2019

b, Câu “Hà, nắng gớm. về nào… “ không phải là đối thoại vì không ông tự nói với chính bản thân mình, không có ai tham gia vào lượt lời của ông

- Câu nói của người đàn bà tản cư: cha mẹ tiên sư nhà chúng nó!... mỗi đứa một nhát! không hướng tới đối tượng nào, không có lượt lời đáp lại

→ Đây là độc thoại

Độc thoại được thể hiện thành tiếng, với hình thức có dấu gạch đầu dòng “chúng bay ăn miếng cơm hay… nhục nhã thế này!”

"Đỗ Hạ Du!"Tiếng gọi với tần suất âm thanh khá lớn vang lên, kèm theo đó là một viên phấn bé bé xinh xinh phóng với vận tốc ánh sáng từ trên bục giảng xuống phía dưới gần góc lớp, dãy ngoài cùng cạnh cửa sổ khiến một bạn nữ sinh nào đó đang gục mặt xuống bàn ngủ ngon lành, vì bị tấn công bất ngờ mà giật mình ngẩng đầu dậy, ngơ ngác nhìn xung quanh. Bắt gặp khuôn mặt đỏ tía...
Đọc tiếp

"Đỗ Hạ Du!"

Tiếng gọi với tần suất âm thanh khá lớn vang lên, kèm theo đó là một viên phấn bé bé xinh xinh phóng với vận tốc ánh sáng từ trên bục giảng xuống phía dưới gần góc lớp, dãy ngoài cùng cạnh cửa sổ khiến một bạn nữ sinh nào đó đang gục mặt xuống bàn ngủ ngon lành, vì bị tấn công bất ngờ mà giật mình ngẩng đầu dậy, ngơ ngác nhìn xung quanh. Bắt gặp khuôn mặt đỏ tía vì giận dữ của cô chủ nhiệm, Hạ Du lập tức bật người đứng dậy lễ phép: "Dạ, cô gọi em!"

Cô chủ nhiệm giận dữ quát: "Giờ này là giờ ngủ à? Đây là lớp học, không phải chỗ cho em ngủ biết chưa?"

Hạ Du cúi đầu lí nhí: "Dạ, em biết rồi ạ!"

"Ngồi xuống!"

"Vâng!"

Hạ Du nhỏ giọng lễ phép rồi ngồi xuống chống cằm uể oải. Bình thường tới tiết sinh hoạt ngoài giờ vào thứ bảy hàng tuần thế này, cô chủ nhiệm lớp  Hạ Du toàn đi họp tới gần hết tiết mới về. Chẳng biết tại sao hôm nay lại không đi nhỉ? Cô còn đang định tranh thủ ngủ một chút, ai ngờ người tính không bằng trời tính.

"Như các em đã biết, nhà trường ra quyết định chia lại học sinh của các lớp để cân bằng học lực các môn, ra kế hoạch phụ đạo cho hợp lí. Những bạn bị chuyển lớp đều đã đi về lớp mới rồi, đồng nghĩa với việc sẽ có những bạn khác chuyển vào lớp chúng ta. Bây giờ tôi phải đi họp rồi, Một lát nữa các bạn ấy sẽ qua đây, lớp trưởng phụ trách sắp xếp lại chỗ ngồi cho các bạn. Tuyệt đối giữ trật tự, không được gây ồn ảnh hưởng tới các lớp bên cạnh có biết chưa?"

"Vâng ạ!" Cả lớp đồng thanh trả lời.

Không khí trong lớp vừa rồi còn im lặng đến ngộp thở, chưa đầy một phút sau khi cô chủ nhiệm đi khỏi liền lập tức oà lên như cái chợ vỡ.

"Ê, không biết những ai chuyển tới lớp mình nhỉ?"

"Không biết có ẻm nào xinh không nhỉ?"

"Gái lớp này đã đủ xinh rồi, không cần thêm nữa đâu. Trai đẹp lớp này thì không có lấy một mống. Hi vọng hốt được vài anh trai ngon ngon tí".

Lời bạn nữ vừa dứt thì một nhóm học sinh từ các lớp khác liền xuất hiện ngay trước cửa lớp. Tố Uyên, lớp trưởng lớp 12A4 liền chạy ra ngoài, lịch sự mời họ vào trong. Vừa nhìn rõ mặt những bạn học sinh mới, mấy cậu con trai trong lớp đứng bật dậy ồ lên tràng dài, khuôn mặt lộ rõ vẻ háo hức. Trái ngược lại, con gái thì mặt ai cũng tỏ vẻ thất vọng. Cả lớp lại được dịp nhốn nháo lên.

"Úi má ơi, gái đẹp kìa bay!"

"Đó không phải hot girl 12A6 à? Lớp trưởng ê, cho hot girl ngồi đây nè!" Một bạn nam vừa tươi cười nói, vừa nháy mắt với Tố Uyên rồi chỉ vào chỗ trống bên cạnh mình.

"Trời má, sao toàn con gái thế? Trai đâu hết rồi? Trai của tao đâu?"

"Trai tuyệt chủng hết rồi à?"

"La to vậy làm gì? Sợ người ta không biết mình thèm trai à?"

Trong nhóm học sinh mới, tất cả đều là nữ. Vì học chung trường nên cũng không quá xa lạ gì với nhau nữa. Có người còn rất thân thiết, vẫy tay niềm nở chào đón.
Tố Uyên thấy lớp bắt đầu ồn ào thì ra hiệu im lặng, nhẹ đập tay vào mặt bàn bên cạnh nói: "Thôi, lớp trật tự nhé. Cô biết thì không hay đâu".

Quay sang chỗ nhóm học sinh mới đang đứng ở một góc lớp, Tố Uyên nói tiếp: "Chào các bạn. Mình là Uyên, lớp trưởng lớp 12A4. Bây giờ Uyên sắp chỗ ngồi cho các bạn, mọi người ai nghe thấy tên mình thì đi vào chỗ nha. Bắt đầu từ dãy một, bàn thứ hai, Dung sẽ ngồi với bạn Hồ Ngọc Anh, chuyển từ 12A9 qua. Bàn ba..."

Giọng nói thánh thót của bạn lớp trưởng Tố Uyên vang lên đều đều. Tất cả các học sinh đều lần lượt ôm cặp sách di chuyển tới chỗ ngồi mới. Người thì buồn thiu vì bị chuyển lớp, người thì lại vui mừng vì được ngồi gần người họ quen.

Từ lúc cô chủ nhiệm đi khỏi, mặc cho cả lớp bàn tán xôn xao, Hạ Du thì ụp mặt xuống bàn chẳng thèm quan tâm sự đời. Nhưng bởi vì không khí trong lớp bây giờ chẳng khác gì cái chợ cho nên cô không tài nào ngủ nổi, mắt nhắm mà tai vẫn nghe rõ mồn một tiếng của từng người. Mãi tới khi Tố Uyên đọc tới dãy bàn cuối cùng xong, cô mới ngẩng đầu lên lèm bèm: "Xong chưa? Ồn quá, im lặng cho ngủ tí đi".

Cái bộ dạng này của Hạ Du cũng chẳng còn xa lạ gì đối với bạn bè trong lớp nữa.Đầu năm vào lớp mười, khi mà bốn mươi hai con người trong lớp đều còn là những kẻ xa lạ thì đa số các bạn nữ đều không thích cô cho lắm. Bởi vì cô của lúc đó có vẻ rất khó gần, lại ít nói chuyện với người khác nên thành ra bị xa lánh một thời gian đầu.

Sau này, họ chẳng hiểu sao Hạ Du đột nhiên lại khá thân và hay nói chuyện với đám con trai trong lớp, không rõ là nói chuyện gì nhưng hình như vui lắm, nhìn cứ như bạn thân lâu năm vậy. Rồi họ thấy tò mò, cũng lân la nói chuyện, tiếp xúc rồi mới phát hiện ra Hạ Du cũng khá hài hước và dễ gần, lại còn rất ga lăng nữa. Từ đó, cô được các bạn trong lớp đặt cho biệt danh là "soái ca" của A4. Cứ thế, gần ba năm trôi đi, cô nghiễm nhiên chiếm được rất nhiều tình cảm của bạn bè cả nam lẫn nữ.

"Soái ca hôm nay tâm trạng không được tốt, thôi để yên cho soái ca nạp năng lượng chút đi!"

"Okey, soái ngủ đi soái".

Mọi người đồng loạt đưa tay làm biểu tượng đồng tình rồi quay lại ngay ngắn im lặng, có nói chuyện cũng cố gắng tiết chế giọng một cách nhỏ nhất có thể.

Không gian yên bình được trả lại, Hạ Du gật gù gục đầu xuống bàn nhắm mắt ngủ, nhưng sau đó lại bị tiếng rù rì văng vẳng bên tai khiến cô cảm thấy vô cùng khó chịu. Cô vừa ngẩng đầu lên, định nói gì đó thì phát hiện mấy chục cặp mắt nhìn như hổ đói của đám con gái đang đồng loạt nhìn ra phía cửa lớp. Tự nhiên cô cũng thấy tò mò mới quay lại, nhìn theo xem rốt cuộc là có thứ gì lạ thường mà bọn họ nhìn đắm đuối như thế.

Ngoài cửa xuất hiện hai cậu con trai. Nếu nhìn bằng cặp mắt của những đứa con gái "bình thường" thì hai người kia chính xác là "nam thần" bước ra từ trong ngôn tình. Cao to, mắt hai mí, tóc đen cắt theo kiểu các anh thần tượng Hàn Quốc, mũi thẳng tắp,...tóm lại là chuẩn "nam thần". Còn dưới con mắt của Hạ Du, chỉ có thể hình dung bằng một câu: "Người gì cao như cây cột, đã vậy nhìn mặt còn búng ra sữa. Chắc chắn không phải trai thẳng rồi!"

Đột nhiên cô cảm thấy có cái gì đó sai sai thì phải. Bình thường thấy trai là đám con gái trong lớp cô phải ôm nhau hú hét các kiểu rồi chứ nhỉ? Sao hôm nay lại ngoan đột xuất thế?

Mà khoan đã, hình như cô cảm giác hai người kia đang nhìn mình thì phải. Còn ghé tai nhau thì thầm gì đó nữa chứ. Bộ trên mặt cô dính gì à? Hay nãy ngủ gật bị chảy nước dãi? Nghĩ vậy, cô liền đưa tay quẹt ngang miệng kiểm tra. Không có gì cả, sạch sẽ như thường. Sao hai người họ lại nhìn cô cứ như kiểu sinh vật ngoài hành tinh vậy nhỉ?

Vừa ngẩng đầu lên nhìn lại đã thấy có người đứng ngay bên cạnh. Hạ Du giật bắn người kêu lên một tiếng, chồm sang bên cạnh ôm lấy mặt bàn. Đến lúc định thần lại, ngẩng đầu lên liền bắt gặp khuôn mặt của bạn trai lạ vừa chuyển từ lớp khác qua đang nhìn cô với một nụ cười toả nắng.

Đám con gái đối diện thì cứ nhìn Hạ Du nháy mắt liên tục mà cô chẳng hiểu gì mới bực bội quát: "Bọn này, cái miệng để làm gì mà không chịu mở ra nói? Mắt biết nói à?"

Một bạn nữ chỉ chỉ vào sau lưng bạn trai lạ kia, rồi lại chỉ vào chỗ ngồi của mình nhìn Hạ Du gật gật đầu. Hạ Du vẫn chẳng hiểu gì hết, định hỏi lại thì bạn trai lạ lên tiếng trước: "Nhích vào bên trong một chút cho tôi ngồi chỗ này được không?"

Tất nhiên Hạ Du không thể từ chối. Chỉ còn duy nhất chỗ bên cạnh cô còn trống, nếu không cho cậu ta ngồi cùng thì chỉ có nước ngồi dưới đất. Mặc dù trong lòng rất không muốn cho ngồi, nhưng lại phải bất đắc dĩ gật đầu.

"Ngồi vào trong đi, tôi ngồi ngoài. Tránh sang một bên cho tôi ra ngoài rồi vào trong mà ngồi!"

Bạn nam kia liền đứng tránh sang một bên, đợi Hạ Du bước ra ngoài rồi mới ngồi vào bên trong. Khi Hạ Du vừa ngồi xuống bên cạnh, cậu ta liền khều tay cô, nhìn cô tươi cười: "Chào nha!"

Hạ Du nhíu mày nhìn cậu ta một cách khó hiểu: "Ủa? Có quen hả?"

Đọc xong cho mk ý kiến nhoa !

6
Đọc đoạn trích sau và tra lời câu hỏi:Có người hỏi:– Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?…– Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:– Hà, nắng gớm, về nào…Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên ấy vẫn dõi...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và tra lời câu hỏi:

Có người hỏi:

– Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?…

– Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!

Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:

– Hà, nắng gớm, về nào…

Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên ấy vẫn dõi theo. Ông nghe rõ cái giọng chua lanh lảnh của người đàn bà cho con bú:

– Cha mẹ tiên sư nhà chúng nó! Đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương. Cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đưa một nhát!

Ông Hai cúi gầm mặt xuống mà đi. Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà.

Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lét đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm sụi với nhau.

Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu… Ông lão nắm chặt hai tay lại mà rít lên:

– Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.

(Kim Lân, Làng)

a) Trong ba câu đầu đoạn trích, ai nói với ai? Tham gia câu chuyện có ít nhất mấy người? Dấu hiệu nào cho ta thấy đó là một cuộc trò chuyện trao đổi qua lại?

1
13 tháng 1 2018

a, Ba câu đầu đoạn trích là câu chuyện của hai người tản cư vì có lượt lời qua lại với nhau.

Có hình thức của các lượt lời qua lại, hướng tới người giao tiếp

Có vài cuộc gọi về nhà kết thúc sớm hơn, mẹ có khách. Tụi nhỏkhông phiền vì ngưng chuyện giữa chừng, lại mừng. Nghĩ khách tới chơi nghĩa làđời sống của mẹ ở quê không đến nỗi quạnh hiu, vắng con nhưng mẹ vẫn có nhiềuniềm vui khác. Ý nghĩ đó làm cho những đứa nhỏ xa nhà thấy nhẹ lòng, giờ nàymình thì tiệc tùng vầy, còn mẹ chỉ mình ên.(2) Hồi tụi nó còn ở nhà, mẹ cũng...
Đọc tiếp


Có vài cuộc gọi về nhà kết thúc sớm hơn, mẹ có khách. Tụi nhỏ
không phiền vì ngưng chuyện giữa chừng, lại mừng. Nghĩ khách tới chơi nghĩa là
đời sống của mẹ ở quê không đến nỗi quạnh hiu, vắng con nhưng mẹ vẫn có nhiều
niềm vui khác. Ý nghĩ đó làm cho những đứa nhỏ xa nhà thấy nhẹ lòng, giờ này
mình thì tiệc tùng vầy, còn mẹ chỉ mình ên.


(2) Hồi tụi nó còn ở nhà, mẹ cũng nhiều khách tới thăm. Một mình gánh ba
con, nhưng người đàn bà góa chồng chẳng cách nào làm cho duyên đừng sóng sánh
trong đi đứng, nói cười. Khí chất đã vậy, mặt nám tay chai cũng không ngăn nỗi
đàn ông theo đuổi. Có ông thầy giáo hay ghé nhà, nhẹ tựa mưa. Tròng trành ngồi
bên thềm ướt, nói chuyện ba khơi kiểu như Sáu ơi, ngoài vườn măng chắc sắp mọc
rồi, mà không hiểu sao nước sông mấy bữa nay đục quá. Lại có ông thợ rèn, tóc
tai bốc khói như đá trời vừa ngùn ngụt đi qua khí quyển trái đất. Không nói, chỉ
nhìn, cái nhìn như hóa lỏng người đàn bà mà ông thầm yêu. Một ông khác thì xộc
vào tận bếp, thay bóng đèn, đóng lại bản lề cánh cửa. Ông này thẳng đuột, bảo
Sáu ưng tôi đi, còn trẻ ở không chi cho phí. Lại có ông chống nạnh đứng ngoài
sân, nói tụi mình bạn bè từ hồi ở truồng tắm mưa, tánh nết đã thuộc lòng, Sáu
mà đi thêm bước nữa thì lấy tui cho đỡ mất công tìm hiểu.


Mẹ được nhiều người mê, tụi nhỏ cũng hưởng lợi. Khách hay
mang bánh kẹo, không thì cũng mấy trái mận, trái xoài. Ăn của người ta mà không
giúp cũng kỳ, nhưng tụi nhỏ cứ khen ông nào hay thì mẹ cũng gạt đi, mùa này xơ
ri chín rộ phải hái cho kịp, mương vườn cạn phơi đáy phải đào, đậu rồng đâm ngọn
phải làm giàn cho chúng, nói chung là lu bu lắm, đâu rảnh. Lần hồi, cho đến bữa
đứa con nhỏ nhất đón xe đò khăn gói xa nhà, mẹ vẫn một mình. Nhìn vào kiếng chiếu
hậu, là mẹ đứng sau đám bụi, chấm áo tím trên nền xanh gờn gợn.


May mà mẹ vẫn có khách tới chơi, tụi nhỏ hài lòng. Những người
sớt bớt nỗi cô độc của mẹ, chắc là mấy thím bên xóm hay để lại dấu răng trên những
câu chuyện dông dài ai đó chửa hoang ai đó bỏ vợ theo trai, ai đó vừa sinh bảy.
Họ hàng từ xa xôi cũng đổ lại, ngồi kiểm đếm coi chế ba chú bảy ai mất ai còn.
Mà biết đâu, mẹ vẫn còn nhiều ông mê lắm.


Một bữa tụi nhỏ về, chứng kiến mẹ dưng không ới lên rồi te te
đi mở cổng. Khách của mẹ là ba con vịt xiêm, bộ điệu khệnh khạng xem chừng ghé
chơi thường lắm. Ăn xong mớ đầu tép mẹ dành cho, bọn nó lại hể hả ngoáy đuôi ra
về.


Khách của mẹ còn có con mèo mướp, thường xuất hiện bất ngờ với
cái bụng chửa, rồi một bữa biến mất chẳng rõ đi đâu. Lá khô thì táo bạo hơn, xộc
vào đến tận góc buồng ngủ, chỗ mấy con dế thường đến gáy. Và mưa đêm, luôn để lại
những dấu chân trong suốt ngoài thềm.


Những người bạn láng giềng của mẹ lớp bán nhà dời đi chỗ
khác, lớp nằm đau. Xóm ngoại ô chóng mặt với những hàng quán mọc lên, những giọng
nói vùng miền xa lạ khác. Người thì đông hơn, nhưng không hẳn vui hơn. Tiếng cổng
đóng rền rĩ vào mỗi sáng. Nhà mẹ vắng dần tiếng người và mặt cười.


Hỏi sao không thấy mấy ông mê mẹ, bà nhẩm đếm hao hụt hơn một
nữa rồi. Ông thì đột quỵ, ông thì ôm trong bụng khối u (phải ôm một khối
tình, cũng đỡ). Còn mỗi ông thợ rèn mạnh giỏi, vừa rồi có ghé nhà, vẫn bốc
khói như rớt xuống từ trời. Gặp mẹ, ông hỏi cô Sáu có nhà không, nói một hồi mới
tin người muốn tìm đang ở trước mặt. Từ bữa tới giờ không thấy quay lại nữa, chắc
đang tiếc đôi cánh đã cháy rụi trong lúc bay đi gặp người xưa. Cánh không còn để
trở về trời, mà chỉ gặp mỗi một bà già teo héo.


Vừa kể mẹ vừa đi rửa mấy cái ly đầy bụi, rót nước râu bắp
bưng cho tụi nhỏ. Phổi của những đứa con như cứng lại, thấy khó thở với cái
cách mẹ đặt ly xuống bàn, xua tụi nó uống đi nước mát lắm, cách mẹ vừa lau mặt
bàn vừa phân trần như một thói quen, có một mình nên nhà cửa cứ tèm lem, bỏ qua
nghen.


Tụi nó, giờ làm khách của mẹ mình.


(Nguyễn Ngọc Tư, Khách)

 


a. Xác định lời dẫn trực tiếp hoặc gián
tiếp trong những ngữ liệu trong đoạn (2) và cho biết tác dụng.


b. Tác giả mở đầu tác
phẩm bằng câu: Có vài cuộc gọi về nhà kết
thúc sớm hơn, mẹ có khách. Theo anh/chị, “khách” của mẹ là những ai?
Từ những vị “khách” ấy, tác giả đã cho người đọc biết hoàn cảnh
sống của mẹ hiện nay ra sao?


c. Chi tiết: Vừa kể mẹ vừa đi rửa mấy cái ly đầy bụi, rót
nước râu bắp bưng cho tụi nhỏ cho người đọc thấy điều gì?


d. Xác định biện pháp tu
từ trong câu: Lá khô thì táo bạo hơn, xộc
vào đến tận góc buồng ngủ, chỗ mấy con dế thường đến gáy. Nêu tác dụng
của biện pháp tu từ ấy.

0
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 3: Ông lão rít một hơi thuốc lào nữa, gật gù cái đầu: - Hừ, đánh nhau cứ đánh nhau, cày cấy cứ cày cấy, tản cư cứ tản cư… Hay đáo để. - Này bác có biết mấy hôm nay súng nó bắn ở đâu mà nghe rát thế không? Một người đàn bà cho con bú mé bên kia nói xen vào: - Nó rút ở Bắc Ninh về qua chợ Dầu nó khủng bố ông...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 3:

Ông lão rít một hơi thuốc lào nữa, gật gù cái đầu:

- Hừ, đánh nhau cứ đánh nhau, cày cấy cứ cày cấy, tản cư cứ tản cư… Hay đáo để.

- Này bác có biết mấy hôm nay súng nó bắn ở đâu mà nghe rát thế không?

Một người đàn bà cho con bú mé bên kia nói xen vào:

- Nó rút ở Bắc Ninh về qua chợ Dầu nó khủng bố ông ạ.

Ông Hai quay phắt lại lắp bắp hỏi:

- Nó… Nó vào chợ Dầu hở bác? Thế ta giết được bao nhiêu thằng? Người đàn bà ẵm con cong môi lên đỏng đảnh:

- Có giết được thằng nào đâu. Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây còn giết gì nữa. Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được. Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi:

- Liệu có thật không hở bác? Hay là chỉ lại…

- Thì chúng tôi vừa ở dưới ấy lên đây mà lại. Việt gian từ thằng chủ tịch mà đi cơ ông ạ. Tây vào làng chúng nó bảo nhau vác cờ thần ra hoan hô. Thằng chánh Bệu thì khuân cả tủ chè, đỉnh đồng, vải vóc lên xe cam nhông, đưa vợ con lên vị trí với giặc ở ngoài tỉnh mà lại. Có người hỏi:

- Sao bảo làng chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?…

- Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!

Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:

- Hà, nắng gớm, về nào…

Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên ấy vẫn dõi theo. Ông nghe rõ cái giọng chua lanh lảnh của người đàn bà cho con bú:

- Cha mẹ tiên sư nhà chúng nó! Đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương. Cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát!

Ông Hai cúi gằm mặt xuống mà đi. Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà. Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lén đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau. Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ tràn ra… Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu… ông lão nắm chặt hai tay lại và rít lên:

- Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này!

(Trích Làng – Kim Lân, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục, 2005, tr165, 166)

Câu 1: Giải nghĩa các từ khuân, vác được sử dụng trong đoạn văn.

Câu 2: Phân tích các thành phần ngữ pháp và cho biết câu văn sau thuộc kiểu câu gì: Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng.

Câu 3: Viết bài văn nghị luận, không quá 300 chữ, phân tích nhân vật ông Hai trong đoạn văn. Qua đó, nêu nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn Kim Lân.

59

Câu 1:

- Khuân: hành động dùng sức của tay để di chuyển vị trí của vật.

- Vác: hành động đặt vật lên vai để di chuyển vị trí của vật.

Câu 2: Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng.

+ Chủ ngữ: Ông lão

+ Vị ngữ: vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng.

-> Câu đơn.

Câu 3: Bài làm phải đảm bảo những ý chính như sau:

3.1: Giới thiệu chung:

-  Kim Lân tên thật là Nguyễn Văn Tài, quê ở huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Ông có sự am hiểu và gắn bó sâu sắc với cuộc sống nông thôn và hầu như chỉ viết về đề tài sinh hoạt ở làng quê cùng cảnh ngộ của người nông dân.

-  Truyện ngắn “Làng” - một trong những truyên ngắn xuất sắc nhất của đời văn Kim Lân nói riêng và của nền văn học kháng chiến chống Pháp nói chung - sáng tác đầu kháng chiến, được in năm 1948. Truyện ca ngợi tình yêu làng, yêu nước, tinh thần kháng chiến sôi nổi của người nông dân, thông qua nhân vật ông Hai.

- Đoạn trích miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo Tây.

3.2: Phân tích:

a/ Hoàn cảnh của nhân vật:

- Đang phải dời quê hương đi tản cư.

- Tuy vậy, ông vẫn luôn mong ngóng, theo dõi tin tức ở quê nhà.

b/ Diễn biến tâm trạng nhân vật:

- Ban đầu, ông luýnh quýnh khi nghe người ta nói Tây về làng chợ Dầu khủng bố "quay phắt lại lắp bắp hỏi" và tin tưởng làng chợ Dầu yêu nước sẽ kiên quyết đánh Tây "Thế ta giết được bao nhiêu thằng?".

- Khi nghe tin làng theo Tây:

+ "Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được." -> Ông bàng hoàng, kinh ngạc. Đây là một cú sốc lớn với ông.

+ "Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi: Liệu có thật không hở bác? Hay là chỉ lại…" -> Ông muốn xác nhận lại thông tin vì không thể tin, không muốn tin vào điều đó. Nỗi đau đớn khiến ông mất hết cả tinh thần, trở nên suy sụp.

+ Ông "đứng dậy, chèm chẹp miệng cười nhạt một tiếng", "vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng", "cúi gằm mặt xuống mà đi", "nằm vật ra giường" -> Ông đau đớn vì làng mình theo giặc, tủi hổ vì làng quê ông vốn rất yêu thương, tự hào nay lại phản bội cách mạng, đi làm Việt gian. 

+ Rồi ông "tủi thân, nước mắt ông lão cứ tràn ra". Đó là giọt nước mắt của khổ đau, của sự bất lực vì giờ khắc này ông không thể thay đổi, phủ nhận được thông tin ấy.

+ Ông nghĩ đến những đứa con, trong đầu dằn vặt biết bao câu hỏi"Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư?". Ông vô cùng xấu hổ, nhục nhã vì là người con của một mảnh đất Việt gian, thương xót cho những đứa con vì cũng mang cái danh đáng xấu hổ ấy.

+ Đỉnh điểm của nỗi đau khổ, giận dữ "ông lão nắm chặt hai tay lại và rít lên: Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này!" 

=> Niềm tự hào về làng thế là sụp đổ,tan tành trước cái tin sét đánh ấy. Cái mà ông yêu quí nhất nay cũng đã quay lưng lại với ông. Không chỉ xấu hổ  trước bà con mà ông cũng tự thấy ông mất đi hạnh phúc của riêng ông, cuộc đời ông cũng như đã chết đi một lần nữa.

=> Qua đó, ta thấy rõ tình yêu làng, yêu nước sâu nặng của ông Hai.

c/ Nghệ thuật xây dựng nhân vật:

- Đặt nhân vật vào tình huống éo le, căng thẳng để nhân vật bộc lộ tính cách.

- Miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật rất tài tình, cảm động.

3.3: Đánh giá:

- Qua nhân vật ông Hai, nhà văn Kim Lân đã mang đến một thông điệp ý nghĩa: Tình yêu Tổ quốc chẳng đến từ đâu xa xôi, nó bắt nguồn từ chính những tình cảm gần gũi, bình dị, thân thương nhất.

8 tháng 5 2021

Câu 1:

- Khuân: hành động dùng sức của tay để di chuyển vị trí của vật.

- Vác: hành động đặt vật lên vai để di chuyển vị trí của vật.

Câu 2: Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng.

+ Chủ ngữ: Ông lão

+ Vị ngữ: vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng.

-> Câu đơn.

Câu 3: Bài làm phải đảm bảo những ý chính như sau:

3.1: Giới thiệu chung:

-  Kim Lân tên thật là Nguyễn Văn Tài, quê ở huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Ông có sự am hiểu và gắn bó sâu sắc với cuộc sống nông thôn và hầu như chỉ viết về đề tài sinh hoạt ở làng quê cùng cảnh ngộ của người nông dân.

-  Truyện ngắn “Làng” - một trong những truyên ngắn xuất sắc nhất của đời văn Kim Lân nói riêng và của nền văn học kháng chiến chống Pháp nói chung - sáng tác đầu kháng chiến, được in năm 1948. Truyện ca ngợi tình yêu làng, yêu nước, tinh thần kháng chiến sôi nổi của người nông dân, thông qua nhân vật ông Hai.

- Đoạn trích miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo Tây.

3.2: Phân tích:

a/ Hoàn cảnh của nhân vật:

- Đang phải dời quê hương đi tản cư.

- Tuy vậy, ông vẫn luôn mong ngóng, theo dõi tin tức ở quê nhà.

b/ Diễn biến tâm trạng nhân vật:

- Ban đầu, ông luýnh quýnh khi nghe người ta nói Tây về làng chợ Dầu khủng bố "quay phắt lại lắp bắp hỏi" và tin tưởng làng chợ Dầu yêu nước sẽ kiên quyết đánh Tây "Thế ta giết được bao nhiêu thằng?".

- Khi nghe tin làng theo Tây:

+ "Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được." -> Ông bàng hoàng, kinh ngạc. Đây là một cú sốc lớn với ông.

+ "Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi: Liệu có thật không hở bác? Hay là chỉ lại…" -> Ông muốn xác nhận lại thông tin vì không thể tin, không muốn tin vào điều đó. Nỗi đau đớn khiến ông mất hết cả tinh thần, trở nên suy sụp.

+ Ông "đứng dậy, chèm chẹp miệng cười nhạt một tiếng", "vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng", "cúi gằm mặt xuống mà đi", "nằm vật ra giường" -> Ông đau đớn vì làng mình theo giặc, tủi hổ vì làng quê ông vốn rất yêu thương, tự hào nay lại phản bội cách mạng, đi làm Việt gian. 

+ Rồi ông "tủi thân, nước mắt ông lão cứ tràn ra". Đó là giọt nước mắt của khổ đau, của sự bất lực vì giờ khắc này ông không thể thay đổi, phủ nhận được thông tin ấy.

+ Ông nghĩ đến những đứa con, trong đầu dằn vặt biết bao câu hỏi"Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư?". Ông vô cùng xấu hổ, nhục nhã vì là người con của một mảnh đất Việt gian, thương xót cho những đứa con vì cũng mang cái danh đáng xấu hổ ấy.

+ Đỉnh điểm của nỗi đau khổ, giận dữ "ông lão nắm chặt hai tay lại và rít lên: Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này!" 

=> Niềm tự hào về làng thế là sụp đổ,tan tành trước cái tin sét đánh ấy. Cái mà ông yêu quí nhất nay cũng đã quay lưng lại với ông. Không chỉ xấu hổ  trước bà con mà ông cũng tự thấy ông mất đi hạnh phúc của riêng ông, cuộc đời ông cũng như đã chết đi một lần nữa.

=> Qua đó, ta thấy rõ tình yêu làng, yêu nước sâu nặng của ông Hai.

c/ Nghệ thuật xây dựng nhân vật:

- Đặt nhân vật vào tình huống éo le, căng thẳng để nhân vật bộc lộ tính cách.

- Miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật rất tài tình, cảm động.

3.3: Đánh giá:

- Qua nhân vật ông Hai, nhà văn Kim Lân đã mang đến một thông điệp ý nghĩa: Tình yêu Tổ quốc chẳng đến từ đâu xa xôi, nó bắt nguồn từ chính những tình cảm gần gũi, bình dị, thân thương nhất.