K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 5 2021

1) Vũ Thị Thiết quê ở Nam Xương, là người con gái thùy mị nết na, xinh đẹp được Trương Sinh cưới về làm vợ. (2) Trương Sinh là con nhà khá giả, ít học, lại có tính đa nghi. (3) Cuộc sống gia đình đang êm ấm thì chàng Trương phải đi lính. (4) Ít lâu sau, Vũ Nương sinh con và đặt tên là Đản. (5) Bà mẹ Trương Sinh vì nhớ con mà sinh bệnh, Vũ Nương hết lòng thuốc thang, chăm sóc mà bà không qua khỏi. (6) Khi Trương Sinh trở về, bé Đản một mực không nhận chàng là cha mà một mực nói cha Đản buổi tối mới đến. (7) Trương Sinh nghi là vợ hư, mắng nhiếc, đánh đập và đuổi nàng đi. (8)Vũ Nương oan ức nên gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. (9) Một đêm, bé Đản chỉ bóng Trương Sinh và bảo đó là cha Đản. (10) Bấy giờ, Sinh mới thấu nỗi oan của vợ nhưng đã muộn. (11) Vũ Nương trẫm mình nhưng được các nàng tiên dưới thủy cung cứu, cho hầu hạ ở cung điện của Linh Phi. (12) Một lần, Linh Phi mở tiệc đãi Phan Lang (trả ơn cứu mạng), nhân đó, Phan Lang nhận ra và trò chuyện cùng Vũ Nương. (13) Trương Sinh làm theo lời dặn của Phan Lang, quả nhiên, Vũ Nương hiện về giữa đàn tràng giải oan và nói lời tạ từ với chàng Trương. (14) Vũ Nương chỉ hiện về trong chôc lát rồi biến đi mất.

17 tháng 5 2021

Vũ Thị Thiết quê ở Nam Xương, là người con gái thùy mị nết na, xinh đẹp được Trương Sinh cưới về làm vợ.  Trương Sinh là con nhà khá giả, ít học, lại có tính đa nghi.  Cuộc sống gia đình đang êm ấm thì chàng Trương phải đi lính.  Ít lâu sau, Vũ Nương sinh con và đặt tên là Đản. Bà mẹ Trương Sinh vì nhớ con mà sinh bệnh, Vũ Nương hết lòng thuốc thang, chăm sóc mà bà không qua khỏi.  Khi Trương Sinh trở về, bé Đản một mực không nhận chàng là cha mà một mực nói cha Đản buổi tối mới đến. Trương Sinh nghi là vợ hư, mắng nhiếc, đánh đập và đuổi nàng đi. Vũ Nương oan ức nên gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn.  Một đêm, bé Đản chỉ bóng Trương Sinh và bảo đó là cha Đản. Bấy giờ, Sinh mới thấu nỗi oan của vợ nhưng đã muộn.  Vũ Nương trẫm mình nhưng được các nàng tiên dưới thủy cung cứu, cho hầu hạ ở cung điện của Linh Phi.  Một lần, Linh Phi mở tiệc đãi Phan Lang (trả ơn cứu mạng), nhân đó, Phan Lang nhận ra và trò chuyện cùng Vũ Nương. Trương Sinh làm theo lời dặn của Phan Lang, quả nhiên, Vũ Nương hiện về giữa đàn tràng giải oan và nói lời tạ từ với chàng Trương. Vũ Nương chỉ hiện về trong chốc lát rồi biến đi mất.

11 tháng 3 2018

Vũ Nương là người con gái thuỳ mị, nết na. Chàng Trương là con gia đình hào phú vì cảm mến đã cưới nàng làm vợ. Cuộc sống gia đình đang xum họp đầm ấm, xảy ra binh đao, Trương Sinh phải đăng lính, nàng ở nhà phụng dưỡng mẹ già, nuôi con. Khi Trương Sinh về thì con đã biết nói, đứa trẻ ngây thơ kể với Trương Sinh về người đêm đêm đến với mẹ nó. Chàng nổi máu ghen, mắng nhiếc vợ thậm tệ, rồi đánh đuổi đi, khiến nàng phẫn uất, chạy ra bến Hoàng Giang tự vẫn. Khi hiểu ra nỗi oan của vợ, Trương Sinh đã lập đàn giải oan cho nàng.

7 tháng 7 2017

Các sự việc chính trong truyện để viết thành văn bản như sau:

- Xưa có chàng Trương Sinh cùng vợ là Vũ Nương sống với nhau rất hạnh phúc.

- Giặc đến,triều đình kêu gọi thanh niên trai tráng trong làng đi lính. Trương Sinh bị bắt đi lính.

- Vũ Nương ở nhà chăm sóc mẹ già, nuôi dưỡng con nhỏ và ngày ngày ngóng trông tin tức của chồng.

- Giặc tan, Trương Sinh trở về nghe lời con nhỏ nghi vợ mình không chung thuỷ.

- Vũ Nương bị oan, gieo mình xuống sông Hoàng Giang để tự vẫn.

- Một đêm Trương Sinh cùng con trai ngồi bên đèn, đứa con chỉ chiếc bóng trên tường và nói đó chính là người hay tới đêm đêm.

- Chàng Trương hiểu ra rằng vợ mình bị oan.

- Phan Lang tình cờ gặp Vũ Nương dưới thuỷ cung.

- Khi Phan Lang được trở về trần gian, Vũ Nương giữ chiếc thoa vàng cùng lời nhắn cho Trương Sinh.

- Trương Sinh lập đàn giải oan trên bến Hoàng Giang, Vũ Nương trở về ngồi trên chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, lúc ẩn, lúc hiện.

30 tháng 6 2016

Vũ Nương tên thật là Vũ Thị Thiết quê ở Nam Xương là ngưưoì con gái thùy mị nết na tư dung tốt đẹp nên Trương SInh đem lòng yêu mến bảo mẹ đem trăm lạng vàng cưới nàng làm vợ.Biết chồng có tính đa nghi Vũ Nương luôn giữ gìn khuôn phép ăn ở đúng mực.Đất nước  có chiến tranh, Trương SInh đi lính ,Vũ Nương ở nhà sinh con và nuôi con chăm sóc mẹ già.Mẹ Trương Sinh nhớ thương con mà ốm Vũ Nương hết lòng chăm sóc tận tình và khuyên lơn.Khi mẹ chồng chết ,Vũ Nương lo ma chay chu đáo như cha mẹ đẻ.Những tưởng hạnh phúc sẽ đến với nàng nhưng ngày nàng mong đợi là ngày nàng phải chịu một nỗi oan khó rửa sạch.Khi bế con ra mộ mẹ, Trương Sinh tình cơ biết con còn có một người khác mà đêm đêm vẫn đến, về đến nhà chàng mắng chửi thậm tệ và ruồng bỏ đuổi Vũ Nương ra khỏi nhà mặc cho hàng xóm và nàng đã hết sức thanh minh.Vũ Nương uất ức tự tử ở bên Hoàng Giang được tiên rẽ lối xuống sống ở cung của Linh Phi.Ở nhà,đêm tối bóng chàng in trên vách thấy con gọi cha Trưong SInh mới vỡ lẽ ra nỗi oan của vợ thì quá muộn.Ở dưới thủy cung ,Vũ Nương luôn hướng về gia đinh nhừo sự giúp đỡ cua Linh Phi và Phan Lang (người cùng làng) Vũ Nương được Trương Sinh lập đàn giải oan ở bến Hoàng Giang.Sự trở về của nàng vô cùng lộng lẫy lúc ẩn lúc hiện nhưng  rồi lại biến mất.

30 tháng 6 2016

con gái Nam Xương chứ u

Truyện kể về người con gái Nam Xương, có tên là Vũ Thị Thiết. Nàng là người có dung hạnh vẹn toàn, chồng là Trương Sinh tính tình hay ghen, Vũ Nương sắp đến kì sinh nở thì chồng bị gọi đi lính.

Ở nhà Vũ Nương sinh con và chăm nom mẹ chồng rất mực chu đáo, vì nhớ thương con mẹ chồng nàng ngày càng ốm nặng rồi mất, nàng lo tang ma chu đáo như với cha mẹ đẻ mình. Để đỡ nhớ chồng, nàng hay đùa với con bằng cách chỉ cái bóng của mình lên vách và nói với con đó là cha Đản.

Từ chiến trường trở về, Trương Sinh đau buồn ra thăm mộ mẹ, bế Đản theo, ra đến đồng đứa trẻ quấy khóc vì đứa bé bảo Trương không phải là cha Đản, cha Đản đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả. Không cần hỏi cho rõ ngọn ngành, Trương đã nổi cơn ghen tam bành đánh đuổi Vũ Nương đi, không ai có thể khuyên can được. Không thể thanh minh được, Vũ Nương đành nhảy xuống sông tự tận, lấy cái chết để minh oan cho mình. Nàng được Linh Phi vợ vua Nam Hải cứu.

Trương Sinh tuy giận nhưng vẫn thương xót. Một buổi tối Đản chỉ vào cái bóng trên tường và nói "Đấy cha Đản lại đến kia kìa". Trương Sinh ân hận vô cùng nhưng việc đã rồi.

Dưới động rùa, Vũ Nương đã gặp lại Phan Lang người cùng làng, nàng gửi chiếc hoa vàng cùng lời nhắn Trương lập đàn giải oan cho mình. Trương bèn lập đàn giải oan cho nàng, quả thấy Vũ Nương ngồi trên kiệu hoa ở giữa dòng với cờ tán võng lọng rực rỡ cả bến sông thoắt ẩn thoắt hiện. Nàng từ biệt và không trở về dương gian được nữa.

19 tháng 12 2021

Nguyễn Dữ được coi là "cha đẻ của loại hình truyền kì Việt Nam", ông sáng tác không nhiều nhưng chỉ với tập "Truyền kì mạn lục" Nguyễn Dữ đã khẳng định được vị trí vững chắc của mình trong nền văn học trung đại Việt Nam, đặc biệt trong thể truyền kì. Trong tập truyện này, Nguyễn Dữ đã viết về nhiều vấn đề mang tính xã hội, nhân văn sâu sắc, trong đó tiêu biểu nhất có thể kể đến chủ đề về cuộc sống và số phận của người phụ nữ trong xã hội xưa. Một trong những tác phẩm đặc sắc nhất trong "Truyền kì mạn lục" có thể kể đến là truyện "Chuyện người con gái Nam Xương". Truyện kể về nàng Vũ Thị Thiết xinh đẹp, hiền hậu nết na nhưng phải chịu số phận oan nghiệt bởi chế độ nam quyền và những định kiến nghiệt ngã của xã hội xưa đối với người phụ nữ.

22 tháng 9 2022

Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, vừa đẹp người đẹp nết, gả cho Trương Sinh con nhà hào phú nhưng ít học. Chưa bao lâu, Trương Sinh phải đi lính, Vũ Nương ở nhà sinh con đầu lòng, chăm sóc chu đáo và lo ma chay cho mẹ chồng như mẹ ruột. Trương Sinh về, nghe con nhỏ nói không rõ ràng, lại có tính hay ghen từ trước, chàng hiểu lầm vợ phản bội, liền không nghe giải thích mà đánh đuổi nàng đi. Vũ Nương oan không thể giải, liền trẫm mình xuống bến Hoàng Giang, may được Linh Phi cứu giúp làm tiên nữ dưới thủy cung. Sau khi Vũ Nương qua đời, Trương Sinh mới biết, người cha hàng đêm vẫn đến mà con nói là chiếc bóng trên tường nhưng đã quá muộn để nhận ra nỗi oan của vợ, nàng đã không còn nữa. Phan Lang- một người cùng làng, là ân nhân của Linh Phi, một hôm, chàng được Linh Phi tiếp đón ở thủy cung, Vũ Nương đã gặp nhờ chàng gửi cho chồng tín vật. Trương Sinh biết chuyện liền lập đàn trên bến Hoàng Giang cho vợ, Vũ Nương hiện về trong ngày lập đàn nhưng mãi mãi không thể quay trở về.

22 tháng 6 2021

Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, vừa đẹp người đẹp nết, gả cho Trương Sinh con nhà hào phú nhưng ít học. Chưa bao lâu, Trương Sinh phải đi lính, Vũ Nương ở nhà sinh con đầu lòng, chăm sóc chu đáo và lo ma chay cho mẹ chồng như mẹ ruột. Trương Sinh về, nghe con nhỏ nói không rõ ràng, lại có tính hay ghen từ trước, chàng hiểu lầm vợ phản bội, liền không nghe giải thích mà đánh đuổi nàng đi. Vũ Nương oan không thể giải, liền trẫm mình xuống bến Hoàng Giang, may được Linh Phi cứu giúp làm tiên nữ dưới thủy cung. Sau khi Vũ Nương qua đời, Trương Sinh mới biết, người cha hàng đêm vẫn đến mà con nói là chiếc bóng trên tường nhưng đã quá muộn để nhận ra nỗi oan của vợ, nàng đã không còn nữa. Phan Lang- một người cùng làng, là ân nhân của Linh Phi, một hôm, chàng được Linh Phi tiếp đón ở thủy cung, Vũ Nương đã gặp nhờ chàng gửi cho chồng tín vật. Trương Sinh biết chuyện liền lập đàn trên bến Hoàng Giang cho vợ, Vũ Nương hiện về trong ngày lập đàn nhưng mãi mãi không thể quay trở về.

 
4 tháng 11 2021

Tham khảo!

 

Nguyễn Dữ là nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XVI. Đây là thời kì xã hội phong kiến Việt Nam có nhiều biến động và khủng hoảng. Giống như nhiều trí thức khác của thời đại mình, Nguyễn Dữ chán nản và bi phẫn trước thời cuộc. Vì thế, sau khi đỗ Hương Cống, ông chỉ làm quan một năm rồi cáo quan về ở ẩn.

Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ là tác phẩm tiêu biểu cho thể loại truyền kì ở Việt Nam. Tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương là một trong 20 tác phẩm của Truyền kì mạn lục. Qua cuộc đời của Vũ Nương, Nguyễn Dữ tố cáo cuộc chiến tranh phi nghĩa đã làm tan vỡ hạnh phúc lứa đôi, đồng thời thể hiện sự cảm thông sâu sắc với khát vọng hạnh phúc cũng như bi kịch của người phụ nữ trong xã hội xưa. Tác phẩm cũng là sự suy ngẫm, day dứt trước sự mong manh của hạnh phúc trong kiếp người đầy bất trắc. Tác phẩm cho thấy nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật già dặn. Sự đan xen thực ảo một cách nghệ thuật, mang tính thẩm mĩ cao. Chuyện người con gái Nam Xương là một truyện ngắn đặc sắc cả về nội dung lẫn nghệ thuật trong tác phẩm Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ. Truyện đã thể hiện được sự phối hợp hài hòa giữa chất hiện thực (câu chuyện được lưu truyền trong dân gian) với những nét nghệ thuật đặc trưng của thể loại truyền kì (yếu tố kì lạ hoang đường).

Giá trị nội dung của tác phẩm được thể hiện ở hai khía cạnh: Hiện thực và nhân đạo. Hiện thực thứ nhất trong tác phẩm là số phận bi kịch của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến thông qua hình tượng nhân vật Vũ Nương. Vốn là người con gái xuất thân từ tầng lớp bình dân nhưng thùy mị, nết na; tư dung tốt đẹp. Khi chồng đi lính, Vũ Nương một mình vừa chăm sóc, thuốc thang ma chay cho mẹ chồng vừa nuôi con, đảm đang, tận tình, chu đáo. Để rồi khi chàng Trương trở về, chỉ vì câu nói ngây thơ của bé Đản mà Trương Sinh đã nghi ngờ lòng thủy chung của vợ. Từ chỗ nói bóng gió xa xôi, rồi mắng chửi, hắt hủi và cuối cùng là đuổi Vũ Nương ra khỏi nhà, Trương Sinh đã đẩy Vũ Nương tới bước đường cùng, bế tắc, phải chọn cái chết để tự minh oan cho mình. Hiện thực thứ hai được phản ánh là xã hội phong kiến với những biểu hiện bất công vô lý. Đó là một xã hội dung túng cho quan niệm trọng nam khinh nữ, để cho Trương Sinh - một kẻ thất học, vũ phu ngang nhiên chà đạp lên giá trị nhân phẩm của người vợ hiền thục nết na. Hành động ghen tuông của Trương Sinh là hệ quả của một loại tính cách - sản phẩm của xã hội đương thời.

Giá trị nhân đạo thể hiện ở các khía cạnh: ngợi ca, tôn trọng vẻ đẹp của người phụ nữ thông qua hình tượng nhân vật Vũ Nương. Xuất thân từ tầng lớp bình dân nhưng ở Vũ Nương đã hội tụ đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam, theo quan điểm Nho giáo (tam tòng, tứ đức). Tác giả đã đặt nhân vật trong các mối quan hệ để làm toát lên vẻ đẹp ấy. Với chồng: nàng là người vợ hiền thục. Với con: nàng là người mẹ dịu dàng, giàu tình yêu thương. Với mẹ chồng: nàng đã làm tròn bổn phận của một người con dâu hiếu thảo. Những phẩm chất tốt đẹp của Vũ Nương còn được thể hiện ngay cả khi nàng sống cuộc sống của một cung nữ dưới thủy cung: Sẵn sàng tha thứ cho Trương Sinh, một mực thương nhớ chồng con nhưng không thể trở về vì đã nặng ơn nghĩa đối với Linh Phi... Nguyễn Dữ đã dành cho nhân vật một thái độ yêu mến, trân trọng, từ đó khắc họa thành công hình tượng nhân vật người phụ nữ với đầy đủ những phẩm chất đẹp. Câu chuyện còn đề cao triết lí nhân nghĩa ở hiền gặp lành qua phần kết thúc có hậu giống như rất nhiều những câu chuyện cổ tích Việt Nam. Với đặc trưng riêng của thể loại truyện truyền kì, Nguyễn Dữ đã sáng tạo thêm phần cuối của câu chuyện. Vũ Nương đã không chết, hay nói đúng hơn, nàng được sống ở cõi khác bình yên và tốt đẹp hơn đó là chốn thủy cung. Qua đó có thể thấy rõ ước mơ của người xưa (cũng là của tác giả) về một xã hội công bằng, tốt đẹp mà ở đó con người sống và đối xử với nhau bằng lòng nhân ái, ở đó nhân phẩm của con người được tôn trọng. Oan thì phải được giải, người hiền lành lương thiện như Vũ Nương phải được hưởng hạnh phúc.

 

Bên cạnh giá trị nội dung, tác phẩm còn được đánh giá cao ở phương diện nghệ thuật. Đây là một tác phẩm được viết theo lối truyện truyền kì, tính chất truyền kỳ được thể hiện qua kết cấu hai phần: Vũ Nương ở trần gian, Vũ Nương ở thủy cung. Với kết cấu hai phần này, tác giả đã khắc họa được một cách hoàn thiện vẻ đẹp hình tượng nhân vật Vũ Nương. Mặt khác, kết cấu hai phần ở “Chuyện người con gái Nam Xương” đã góp phần thể hiện khát vọng về lẽ công bằng trong cuộc đời (ở hiền gặp lành). Chất hoang đường kì ảo cuối truyện cũng làm tăng thêm ý nghĩa phê phán đối với hiện thực: dù oan đã được giải những người đã chết thì không thể sống lại được. Do đó, bài học giáo dục đối với những kẻ như Trương Sinh càng thêm sâu sắc hơn. Ngoài ra còn phải kể đến nghệ thuật xây dựng tình huống bất ngờ, độc đáo nhưng hợp lý tạo tính kịch trong câu chuyện mà yếu tố thắt nút và gỡ nút của tấm kịch ấy chỉ là câu nói của một đứa trẻ lên ba với chi tiết cái bóng.

Tác phẩm thực sự là áng văn mẫu mực tiêu biểu cho Truyền kì của Nguyễn Dữ, sống mãi trong lòng người đọc bởi chất hiện thực sinh động và tấm lòng nhân đạo tha thiết của tác giả.

đoạn văn thôi ạ