K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 3 2023

- Ếch ngồi đáy giếng: là một con vật nhỏ bé, có thói kiêu căng, ngạo mạn, nông cạn, tầm nhìn hạn hẹp, thiếu hiểu biết, suy nghĩ nông nổi.

 

- Thầy bói xem voi: Là những người bị mù, rảnh rỗi, không có việc gì làm, thiếu sự hiểu biết, bảo thủ, cho mình là đúng, không tôn trọng ý kiến người khác, không biết lắng nghe.

- Các nhân vật này thể hiện những đặc điểm của nhân vật trong truyện ngụ ngôn là:

+ Nhân vật trong truyện ngụ ngôn thường là loài vật hoặc con người.

+ Các nhân vật thường không có tên riêng mà sẽ được gọi bằng các danh từ như: con ếch, cua, ốc, thầy bói,…

+ Các nhân vật không được miêu tả chi tiết về ngoại hình.

+ Mượn các nhân vật trong truyện ngụ ngôn để nêu lên một bài học về cách ứng xử hoặc vấn đề đạo đức của con người.

https://baitapsgk.com/lop-7/ngu-van-lop-7-sach-chan-troi-sang-tao/neu-an-tuong-cua-em-ve-nhan-vat-con-ech-ech-ngoi-day-gieng-nam-ong-thay-boi-thay-boi-xem-voi-cac-nhan-vat-nay-the-hien-nhung-dac-diem-gi-cua-nhan-vat-trong-truyen-ngu-ngon.html

Tham khảo vào ạ:)???? 

7 tháng 5 2018

7/

Sống chết mặc bay là một bức tranh, tương phản giữa một bên là cảnh tượng nhân dân đang phải vật lộn vất vả, căng thẳng trước nguy cơ vỡ đê. Bên kia là cánh quan phủ cùng nha lại, chánh tổng đang lao vào một cuộc đánh tổ tôm, trong khi đáng lý ra họ phải là những ông quan phụ mẫu đứng mũi chịu sào. Câu chuyện bắt đầu vào lúc quá nửa đêm, khi ấy trời vẫn mưa tầm tã, nước sông dâng lên cao, khúc đê xem chừng núng thế không khéo thì vỡ mất. Ở trên đê, "dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn”. Cảnh hộ đê nhốn nháo và căng thẳng: "Trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ, nhưng xem chừng ai ai cũng mệt lử cả rồi". Vậy mà mưa cứ đổ, nước vẫn cứ cuồn cuộn bốc lên. Sức người dường như đã tỏ ra bất lực trước thiên nhiên.

Trong lúc "lũ con dân đang chân lấm tay bùn, trăm lo nghìn sợ, đem thân hèn yếu mà đối với sức mưa to gió lớn" thì các ngài quan phụ mẫu hộ đê thưa rằng "đang ở trong đình kia…”, đình ấy cũng ở trên đê, nhưng cao mà vững chãi, dẫu nước to thế nữa, cũng không việc gì. Phải chăng các ngài đang ngồi bàn kế sách. Không đâu, được thế thì mang cho dân quá. "Trên sập… có một người quan phụ mẫu, uy nghi chễm chện ngồi". Thế nhưng không phải ngài đang chỉ đạo mà là ngài đang… đóng cái bàn tổ tôm. Ở cái chiếu bạc ấy, thêm nữa còn có đủ mặt các ông tai to mặt lớn: thầy đề, đội nhất, thông nhì, lại thêm quan chánh tổng sở tại cũng ngồi hầu bài nữa. Các vị "phụ mẫu" đều ngồi hết cả ở đây, thế thì ở ngoài kia lũ con cháu cứ tha hồ mà kêu mà khóc.

Chiếu bạc vững yên và nghiêm trang lắm. Ngoài đánh tổ tôm, các ngài còn hút sách ăn uống, hầu hạ và vân vân còn bao nhiêu thứ nữa. Trong khi đó ngoài kia mưa gió cứ ầm ầm, dân phu thì rối rít.

Phạm Duy Tốn hành văn rất tự nhiên. Ông cứ tả, vừa tả vừa chêm xen hai cảnh cứ như là những lời nhắc nhở rất nhỏ thôi. Ấy vậy mà, người đọc cứ thấy rạo rực cứ run lên vì lo cho tính mệnh của bao người đang ôm lấy thân đê và cũng vì thế mà càng căm ghét lũ quan tham vô trách nhiệm.

Thủ pháp nghệ thuật tương phản tiếp tục được phát huy và được tác giả đẩy lên đến cao trào khi con đê đã núng ào ào tan vỡ. Có người khẽ nói "Bẩm có khi đê vỡ!". Thế nhưng"ngài cau mặt gắt rằng: mặc kệ!". Quan đang cao hứng vì thế mà bọn quan chức hầu bài cũng cứ nín nhịn ngồi yên. Lát sau lại có người xồng xộc chạy vào "Bẩm… quan lớn… đê vỡ mất rồi!". Thế nhưng, tiếp theo vẫn là những lời quát mắng kèm theo một khuôn mặt cáu bẳn tức giận đỏ đến tía tai. Những dòng văn của tác giả,thật tài tình. Càng về cuối truyện mạch văn càng ngắn, càng nhanh, càng lo lắng và công lại càng vững chãi. Dân cứ thét cứ kêu, cứ lênh đênh trên mặt nước. Còn vị quan phụ mẫu thì đúng lúc con đê kia vỡ lại là lúc được mùa. Quan ù và ù to chưa từng thấy.

Bằng lời văn tả thực nhưng cũng vô cùng sinh động, bằng sự khéo léo trong việc đan xen kết hợp hai thủ pháp tăng cấp và tương phản, truyện ngắn đã lên án gay gắt thái độ vô trách nhiệm của bọn quan tham. Đồng thời, sống chết mặc bay cũng bày tỏ niềm cảm thương da diết trước nỗi đau của con người. Nhờ sự thành công ở cả hai mặt nội dung và nghệ thuật, Sống chết mặc bay xứng đáng là truyện có chất lượng đầu tiên của nền văn học hiện đại Việt Nam.

7 tháng 5 2018

5/

Câu hỏi tìm hiểu bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ” ( Các em mở vở ghi văn bản. Dựa vào video đã xem và phần câu hỏi gợi ý dưới đây tất cả các em viết phần bài học vào vở của mình) sau khi đi học cô sẽ kiểm tra vở ghi và bài tập của các em. Phần I. Tìm hiểu chung văn bản: 1. Trình bày những kiến thức hiểu biết của em về tác giả Phạm Văn Đồng? ( Viết...
Đọc tiếp
Câu hỏi tìm hiểu bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ” ( Các em mở vở ghi văn bản. Dựa vào video đã xem và phần câu hỏi gợi ý dưới đây tất cả các em viết phần bài học vào vở của mình) sau khi đi học cô sẽ kiểm tra vở ghi và bài tập của các em. Phần I. Tìm hiểu chung văn bản: 1. Trình bày những kiến thức hiểu biết của em về tác giả Phạm Văn Đồng? ( Viết theo dạng sơ đồ xương cá) Theo em vì sao tác giả lại có những hiểu biết sâu sắc như thế về Bác? 2. Hoàn cảnh sáng tác của bài: Bài văn được viết vào thời gian nào? Nhân dịp nào? 3. Nêu Phương thức biểu đạt của bài văn? Cho biết bài văn nghị luận về vấn đề gì? Câu văn nào nêu luận điểm chính của bài văn? 4. Bố cục của bài chia mấy phần? Chỉ rõ từng phần và nêu nội dung của mỗi phần đó? 5. Giải thích nghĩa của các từ sau: Nhất quán, giản dị, hiền triết, ẩn dật. Phần II. Tìm hiểu chi tiết văn bản. 1. Đặt vấn đề: - Luận điểm chính là gì? Câu văn nêu luận điểm gồm có mấy vế? Đó là những vế gì? - Luận điểm được nêu theo cách nào?( Trực tiếp hay gián tiếp) - Vì sao tác giả lại khẳng định: ở Bác cuộc đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị luôn nhất quán với nhau, không tách rời nhau? Nói như thế nhằm khẳng định điều gì? - Câu văn tiếp theo trong phần mở bài tác giả dùng phương pháp lập luận giải thích để làm rõ điều gì? Trong đoạn văn có những từ ngữ nào thể hiện rõ nhất thái độ của tác giả đối với đức tính giản dị của Bác? Từ ngữ đó thể hiện thái độ gì của tác giả? - Nhận xét về nghệ thuật nghị luận của tác giả trong phần mở bài 2. Phần giải quyết vấn đề: Chứng minh đức tính giản dị của Bác Hồ ?Tác giả chứng minh đức tính giản dị của Bác trong những mặt nào? a. Luận điểm phụ 1: Sự giản dị của Bác trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, trong quan hệ với mọi người. - Để chứng minh sự giản dị của Bác trong sinh hoạt hàng ngày tác giả đã đưa ra những lí lẽ và dẫn chứng nào?( Em hãy viết rõ từng ý đó theo gạch đầu dòng) - Nhận xét về cách nêu dẫn chứng của tác giả trong đoạn văn? Qua những dẫn chứng trên em liên tưởng gì về Bác?( Gợi ý: Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc nhưng lại giống với người nào trong gia đình) - Trong đoạn văn, ngoài việc đưa ra những dẫn chứng để chứng minh sự giả dị của Bác, tác giả còn đưa những lí lẽ nào để bình luận về đức tính giản dị đó của Bác? Tác dụng của những lời bình luận đó là gì?( Gợi ý: dựa vào câu văn ở đoạn 3 và cả đoạn 4) b. Luận điểm phụ 2: Sự giản dị của Bác trong lời nói và bài viết. - Tìm câu văn nêu luận điểm 2? - Những dẫn chứng nào được đưa ra để chứng minh cho sự giản dị của Bác trong lời nói và bài viết? - Theo tác giả việc Bác nói và viết giản dị nhằm mục đích gì? Phần III. Tổng kết. - Phần nghệ thuật và nội dung ghi như video các em đã xem. Bổ sung thêm phần nghệ thuật: Lời văn giàu cảm xúc, giàu sức thuyết phục. Phần IV: Luyện tập - Các em làm bài tập trong video đã cho. - Bài tập bổ sung: Em hiểu như thế nào là lối sống hiền triết? Ẩn dật? Tại sao lối sống của Bác lại không phải lối sống của nhà hiền triết ẩn dật?
0
Câu 3: Chứng minh và phân tích giá trị của các đặc điểm sau tục ngữ : - Ngắn gọn; - Các vế thường đối xứng với nhau cả về nội dung và hình thức; - Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh so sánh ; II. TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TA: Câu 1: Bài văn Tinh thần yêu nước của nhân dân ta của Chủ tịch Hồ Chí Minh nghị luận về vấn đề gì? Câu 2: Tìm những hình ảnh so...
Đọc tiếp

Câu 3: Chứng minh và phân tích giá trị của các đặc điểm sau tục ngữ :

- Ngắn gọn;

- Các vế thường đối xứng với nhau cả về nội dung và hình thức;

- Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh so sánh ;

II. TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TA:

Câu 1: Bài văn Tinh thần yêu nước của nhân dân ta của Chủ tịch Hồ Chí Minh nghị luận về vấn đề gì?

Câu 2: Tìm những hình ảnh so sánh tác giả sử dụng trong bài văn. Nhận xét tác dụng của biện pháp so sánh ấy.

Câu 3: Bài văn này có những đặc sắc gì về nghệ thuật nghị luận ?

RÚT GỌN CÂU :

Câu 1: Tại sao khi nói hoặc viết chúng ta có thể rút gọn câu? Việc rút gọn câu cần chú ý điều gì ?

Câu 2:Chỉ ra các câu rút gọn trong đoạn văn sau và cho bk những câu ds rút gọn thành phần nào, hãy khôi phục lại các thành phần bị lược bỏ?

''Cái Mị về một mình. Bóng nó cứ ngụp đầu trên cánh đồng xa tít tắp đang gặt nham nhở. Tôi cầm liềm. Quơ một vòng sát chân rạ. Giật mạnh. Bước sang trái.Quơ liềm. Giật mạnh. Lại bước sang phải. Lại quơ liềm. Lại giật mạnh. Cứ thế mãi. Đất trên mặt ruộng ẩm ướt''

( Thương nhớ đồng quê- Nguyễn Huy Thiệp)

Câu 3:trong hai đoạn đối thoại sau tại sao có đoạn dùng câu rút gọn, có đoạn lại không thể dùng câu rút gọn :

a) - Lan ơi! Bao giờ bạn đến nhà mình chơi?

-Chủ nhật.

Ngọc hỏi lại: mấy giờ?
- 8 giờ sáng.

-Nhớ mang sách cho tớ nhé.

b)Bà nội nhìn cháu và khẽ hỏi :
-Lan...Mấy giờ cháu đến trường?
- Thưa bà: Cháu đi ngay bây giờ ạ!

-Cháu có nhớ lời mẹ cháu dặn sáng nay không?
_ Dạ, thưa bà, cháu nhớ ạ.

Câu 4: Viết một đoạn hội thoại ngắn ( 7-10 câu), trong đó có sử dụng câu rút gọn. Gạch chan dưới các câu rút gọn đó.

3
16 tháng 3 2020

RÚT GỌN CÂU:

Câu 1:

+ Giúp cho câu nói, câu văn của bạn gọn hơn. Có thể cung cấp đáp ứng những thông tin một cách nhanh chóng nhất.

+ Có thể tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước.

+ Dù rút gọn câu, bạn cũng không nên quá lạm dụng, khiến cho người nghe, người đọc khó hiểu hoặc hiểu sai vấn đề mà mình muốn truyền tải.

+ Việc rút gọn câu nếu không khéo sẽ khiến câu nói vô duyên cho người nghe cảm thấy khó chịu.

Câu 3:

- Đoạn được dùng câu rút gọn thường là nói chuyện với bạn bè người cùng trang lứa , việc dùng câu rút gọn ở doạn này nhằm mục đích chuyển thông tin nhanh hơn nên ở đoạn này được phép dùng câu rút gọn.

- Đoạn không được dùng câu rút gọn là nói chuyện với những người lớn tuổi thì khi nói cần có CN và VN để tỏ một thái độ kính trọng ,nếu dùng câu rút gọn ở đoạn này thì được coi là vô lễ vậy nên không được dùng câu rút gọn ở đoạn này.

Câu 4:

Tâm hỏi Nam :
- Nam ơi, bạn đang làm gì thế ?
- Xem đá banh.
- Thế, bạn xem trận đấu của đội nào vậy ?
- Thể Công và Đồng Tháp.
( Câu rút gọn là :
- Xem đá banh.( lược bỏ chủ ngữ )
- Thể Công và Đồng Tháp.( lược bỏ chủ ngữ

18 tháng 3 2020

câu 4 mk viết ở dòng cuối rùi đấy bn ! Mà mk học lớp 7 nha bạn

29 tháng 11 2019

Sông núi nước Nam dc coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Việt Nam bởi vì:

2 câu đầu: nước Nam là của người Nam. Điều đó dc định ở sách Trời=>Sự khẳng định chủ quyền của dân tộc

2 câu cuối: kẻ thù k dc xâm phạm, nếu xâm phạm sẽ chuốc lấy bại vong=>Sự khẳng định về ý chí quyết tâm bảo vệ tổ quốc của quần ta k 1 thế lực nào dc xâm phạm😊

29 tháng 11 2019

a)

Sông núi nước Nam được coi như là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu của nước ta viết bằng thơ. Tuyên ngôn Độc lập là lời tuyên bố về quyền của một đất nước và khẳng định không một thế lực nào xâm phạm. Nội dung Tuyên ngôn Độc lập gồm có hai ý:

- Khẳng định chủ quyền, nước Nam là của người Nam (hai câu đầu):

Tác giả khẳng định nước Nam là của người Nam. Đó là điều đã được ghi tại "thiên thư" (sách trời). Tác giả viện đến thiên thư vì ngày xưa người ta vẫn còn coi trời là đấng tối cao. Người Trung Quốc cổ đại tự coi mình là trung tâm củavũ trụ nên vua của họ được gọi là "đế", các nước chư hầu nhỏ hơn bị họ coi là "vương" (vua của những vùng đất nhỏ). Trong bài thơ này, tác giả đã cố ý dùng từ "Nam đế" (vua nước Nam) để hàm ý sánh ngang với "đế" của nước Trung Hoa rộng lớn.

- Kẻ thù không được xâm phạm (hai câu sau).

Ý nghĩa tuyên ngôn còn thể hiện ở lờ khẳng định chắc chắn rằng nếu kẻ thù vi phạm vào quyền tự chủ ấy của nước ta thì chúng thế nào cũng sẽ phải chuốc lấy bại vong.

c) Nét tương đồng và đặc sắc qua hai bài thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” của Lí Bạch và “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” của Hạ Tri Chương.
- Nét tương đồng: đều viết về tình yêu quê hương sâu sắc: “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” của Lí Bạch nói về nỗi sầu nhớ khu xa quê hương còn Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” của Hạ Tri Chương thể hiện cảm xúc bồi hồi, niềm vui xen lẫn ngậm ngùi ngày trở về quê hương.
- Nét đặc sắc:
+ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh: vọng nguyệt hoài hương (nhìn trăng nhớ quê) là một chủ đề phổ biến trong thơ xưa. vâng trăng gợi nên nỗi buồn xa xứ, mong ước được đoàn tụ nơi quê nhà. Điều đặc sắc là đề tài không mới nhưng nhà thơ vẫn tạo nên một bài thơ hay, thấm thía hồn người do cách dùng từ đối xứng cử đầu (ngẩng đầu-hướng ra nhìn cảnh trăng sáng) – đê đầu (cúi đầu-hướng vào hồn mình nhớ cố hương).
+ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê: thể hiện tình cảm gắn bó với quê hương bằng nghệ thuật đối rất chỉnh về cả ý và lời. Hai câu thơ cuối, tác giả dùng những hình ảnh, âm thanh tươi vui (tiếng chào, tiếng cười của đám trẻ nhỏ) để phản ánh hiện thực: ông đã trở thành khách lạ trên chính quê hương mình. Ở đây, ta thấy thoáng chút ngậm ngù của nhà thơ.
Chúc bạn học tốt!
29 tháng 10 2017

câu 2 :

Trong kho tàng văn học Việt Nam có biết bao nhiêu bài thơ nói về số phận hẩm hiu của người phụ nữ trong thời phong kiến như Truyện Kiều của Nguyễn Du, Cung oán ngâm khúc…Từ lâu trong ca dao cũng thể hiện được số phận không may mắn của người phụ nữ trong xã hội xưa:


Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu


bài ca dao thể hiện được số phận của người phụ nữ. Bài ca dao mở đầu bằng cụm từ “thân em” để chỉ cho thân phận những người phụ nữ xưa. Nghệ thuật so sánh ví thân phận người con gái như trái bần trôi. Trái bần nhỏ bé trước những sóng gió của cuộc đời. Trái bần ấy lẻ loi trên dòng sông trôi đi đâu thì chưa ai biết. “Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu” câu thơ thể hiện được sự lênh đênh của thân phận người phụ nữ.

Họ không được quyết định thân phận và số phận của mình, họ nhỏ bé lẻ loi đơn độc như trái bần trôi để mặc cho sóng gió táp dồi trôi dạt khắp nơi. Động từ “dồi”, “tấp” thể hiện được sự nghiệt ngã của dòng đời. Nó như muốn nhấn chìm người phụ nữ, nhấn chìm họ xuống dưới đáy của đại dương kia. Nhưng rồi lại thôi trêu đùa người phụ nữ như một thứ đồ chơi. Sóng gió kia không phải sóng gió của tự nhiên mà chính là xã hội phong kiến là chế độ bất công nam quyền. Người phụ nữ phải chịu biết bao nhiêu đắng cay nhưng không thể làm gì chỉ biết than thân trách phận.


Có thể thấy bài ca dao đã thể hiện được số phận lênh đênh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Họ không được sống những ngày tháng yên bình, không được yêu thương trân trọng. Cuộc đời của họ là phải đương đầu với sóng gió.

29 tháng 10 2017

Câu 1:

Nét tương đồng và đặc sắc qua hai bài thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” của Lí Bạch và “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” của Hạ Tri Chương.
- Nét tương đồng: đều viết về tình yêu quê hương sâu sắc: “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” của Lí Bạch nói về nỗi sầu nhớ khu xa quê hương còn Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” của Hạ Tri Chương thể hiện cảm xúc bồi hồi, niềm vui xen lẫn ngậm ngùi ngày trở về quê hương.
- Nét đặc sắc:
+ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh: vọng nguyệt hoài hương (nhìn trăng nhớ quê) là một chủ đề phổ biến trong thơ xưa. vâng trăng gợi nên nỗi buồn xa xứ, mong ước được đoàn tụ nơi quê nhà. Điều đặc sắc là đề tài không mới nhưng nhà thơ vẫn tạo nên một bài thơ hay, thấm thía hồn người do cách dùng từ đối xứng cử đầu (ngẩng đầu-hướng ra nhìn cảnh trăng sáng) – đê đầu (cúi đầu-hướng vào hồn mình nhớ cố hương).
+ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê: thể hiện tình cảm gắn bó với quê hương bằng nghệ thuật đối rất chỉnh về cả ý và lời. Hai câu thơ cuối, tác giả dùng những hình ảnh, âm thanh tươi vui (tiếng chào, tiếng cười của đám trẻ nhỏ) để phản ánh hiện thực: ông đã trở thành khách lạ trên chính quê hương mình. Ở đây, ta thấy thoáng chút ngậm ngù của nhà thơ.

9 tháng 3 2023

Tóm tắt: 

-Cáo tức giận và quát mắng chiên khi cho rằng chiên đã vục mõm uống nước của nó. Chiên đáp trả rằng chỗ nó uống cách chỗ sói hai chục bước

-Sói nhắc lại chuyện năm ngoái chiên nói xấu nó nhưng chiên phản bác lại rằng mình chưa ra đời

-Sói đổ lỗi việc nói xấu nó cho anh em nhà chiên nhưng chiên đáp lại mình không có anh em

-Sói bèn cãi lãi đó là một mống nhà chiên. Nói rồi cáo ăn thịt chiên nhỏ

Tính cách nhân vật:

-Cáo: xảo quyệt, tàn độc, mưu mô

-Chiên: yếu đuối, ngây thơ

8 tháng 4 2017

a) Đoạn văn trên thuộc văn bản nào? Tác giả?

Ca Huế trên sông Hương của Hà Ánh Minh

b) Nêu nội dung chính của đoạn văn trên

Ca ngợi và tuyên truyền cho nét đẹp của văn hóa cố đo Huế

c) Xác định câu đặc biệt trong đoạn văn trên. Nêu tác dụng của câu đặc biệt đó.

Câu đặc biệt : Đêm

Tác dụng : xác định , gợi tả thời gian

15 tháng 3 2017

a) Văn bản sống chết mặc bay chia làm 3 đoạn :

- Đoạn 1 (từ đầu đến “Khúc đê này hỏng mất”): Nguy cơ đê bị vỡ và sự chống đỡ của người dân. - Đoạn 2 (tiếp theo đến “Điếu, mày!”): Quan phụ mẫu vô trách nhiệm, mải mê bài bạc trong khi đi hộ đê. - Đoạn 3 (còn lại): Đê bị vỡ, nhân dân lâm vào cảnh thảm sầu.

d) Sự kết hợp của nghệ thuật tương phản và tăng cấp đã tố cáo và phê phán hành động ham mê bài bạc và vô trách nhiệm của viên quan. Nếu viên quan chỉ ham đánh bạc thì đó là thói xấu trong sinh hoạt của cá nhân . Nhưng đánh bạc khi làm công vụ, cụ thể là khi đi hộ đê, liên quan đến tính mạng và tài sản của dân chúng thì đó là sự vô trách nhiệm. Thắng ván bài đã chờ thì sung sướng là lẽ thường tình. Nhưng thắng bài khi đê vỡ, sung sướng khi bao người dân khổ sở, cùng cực thì sự vui mừng là một hành động phi nhân tính của kẻ lòng lang dạ thú. Chính sự kết hợp này đã làm cho tính chất tố cáo và phê phán thêm sâu sắc.

e) Giá trị hiện thực: Phản ánh sự đối lập hoàn toàn giữa cuộc sống của nhân dân với cuộc sống của bọn quan lại mà kẻ đứng đầu ở đây là tên quan phủ trước sinh mạng của người dân.

Giá trị nhân đạo: Thể hiện niềm cảm thương của tác giả trước cuộc sống lầm than cơ cực của người dân do thiên tai và thái độ vô trách nhiệm của bọn cầm quyền đưa đến.

Chỗ kẻ bảng đang nghĩ ạ !

1 tháng 4 2019
Cảnh dân hộ đê Cảnh quan lại đánh bài
- Thời gian: gần 1h đêm - Thời gian: gần 1h đêm
- Địa điểm: nơi khúc đê sắp vỡ - Địa điểm: trong đình
- Người tham gia: dân nghèo - Người tham gia: các quan lại
- Cảnh tượng: khẩn trương, ồn ào, vội vã, sức ng khó chống nổi sức trời - Cảnh tượng: tĩnh mịch, trang nghiêm, kẻ hầu ng hạ
-> Cảnh lao động cực nhọc, vất vả -> Cảnh ăn chơi, hưởng thụ