K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 10 2021

*Tham khảo :

Như chúng ta đa biết,tuổi trẻ tượng trưng cho sức sống mãnh liệt,sôi nổi. Tuổi trẻ của chúng ta đương nhiên là cần phải có lối sống khác biệt .Thực ra cái khác ở đây không phải là sống độc nhất mà là khác so với các lứa tuổi còn lại . Khi đang trong độ tuổi thanh xuân thì ai mà chẳng có những ước mơ lớn lao,không phải đi vòng quanh thế giới thì ít nhất ta cũng phải đi một nước nào đó chẳng hạn. Mỗi lứa tuổi đều có một sự khác biệt riêng,một cái thú vị riêng của nó. Trong đó tuổi trẻ là độ tuổi thú vị nhất,chúng ta có thể làm được những việc mà khi ta còn nhỏ hay khi ta già đi ta không thể nghĩ đến.Trong cuộc sống này,mọi thứ đều cái thú vị riêng của nó,quan trọng là bn có tìm ra được không thôi.

26 tháng 4 2019
Tuổi trẻ cần sống có lí tưởng.Khi xã hội càng ngày càng phát triển, sự du nhập của văn hóa Phương Tây ngày càng rõ nét. Cách sống của người dân Việt cũng thay đổi rõ rệt. Đặc biệt là tầng lớp thanh niên, tầng lớp được coi là tương lai của một đất nước. Lý tưởng sống của thanh niên bây giờ phải đánh giá là kém hơn thời trước rất nhiều. Khi gia đình có điều kiện hơn, chăm lo cho các em được tốt hơn. Các em không thấy hiểu lỗi khổ của sự thiếu thốn nên nếp sống rất buông thả, trí cầu tiên tương đối kém. Mặt khác, do có điều kiện từ nhỏ nên các em thường thiếu lý tưởng về sống lành mạnh, thay vào đó là ăn chơi buông thả: đầu tóc nhuộm xanh đỏ, quần áo hở hàng, ăn chơi xa đọa, nghiện ngập... Có thể kết luận chung, đa số bộ phận thanh niên Việt Nam hiện nay chưa có một lý tưởng sống đích thực, chưa có một đường lối chuẩn chỉ, giúp các em định hướng cho tương lại. Điều này cần được chấn chỉnh ngay, từ cha mẹ, cộng đồng và Đảng nhà nước. Vì tầng lớp này chính là tương lai của một đất nước.
26 tháng 4 2019

Tuổi trẻ cần sống có lí tưởng.Thanh niên rất cần phải sống đẹp, sống bản lĩnh, sống có ý nghĩa đối với bản thân,gia đình và xã hội. Đó không những là bổn phận cao cả mà còn trách nhiệm thiêng liêng thể hiện mối gắn kết của thanh niên và đất nước.Lý tưởng sống dẫn dắt cuộc đời, tăng cho ta thêm sức mạnh vượt qua khó khăn, thử thách trong cuộc sống, đạt đến thành công.Sống có lý tưởng cao đẹp không những tạo động lực để thành công mà còn được người hác tôn trọng, yêu mến và giúp đỡ trong công việc và trong đời sống. Bởi thế, xây dựng lý tưởng sống cao đẹp, sống có mục đích, làm việc có kế hoạch, không ngừng rèn luyện và hoàn thiện bản thân là nhiệm vụ cần phải làm ngay của thế hệ thành niên ngày nay.Trước hết, là phải ra sức học tập cho thật tốt. Không có gì làm đẹp con người bằng tri thức. Tri thức là sức mạnh. Biết chiếm lĩnh tri thức và làm cho mình mạnh mẽ hơn, sáng suốt hơn. Học tập phải biết chọn lọc. Học cái hay, cái tốt, cái tiến bộ, cái cần thiết nhất và tránh xa cái xấu, cái ác, cái có hại đối với bản thân và cuộc sống. Vừa học tập vừa rèn luyện mình, biết vận dụng tri thức vào trong thực tiễn để kiểm chứng và tích lũy kinh nghiệm, sẵn sàng cho năng lực làm việc sau này. Bằng học tập, thanh niên phải rèn luyện tình yêu tổ quốc, yêu nhân dân, yêu xã hội chủ nghĩa, yêu lao động và yêu kỉ luật, trở thành con người hữu ích cho đát nước.Bác Hồ kính yêu đã từng nhắc nhở: “Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh, một phần lớn là do các thanh niên”. Điều đó chứng tỏ rằng thanh niên là động lực cốt yếu của phát triển xã hội, bảo vệ đất nước. Bởi thế, là thanh niên, chúng ta phải ý thức rõ bổn phận, trách nhiệm và nghĩa vụ thiêng liêng của mình, đồng thời phát huy vai trò đối với nền kinh tế, độc lập, chủ quyền và vị thế đất nước trong thời đại ngày nay.

8 tháng 4 2021

em chỉ biết vt thế này thôi ạ( lớp 7 nhưng em muốn thử sức 1 tí)

như ta đa biết,tuổi trẻ tượng trưng cho sức sống mãnh liệt,sôi nổi.tuổi trẻ đươn g nhiên là cần sống khác biệt.thực ra cái khác ở đây ko phải là sống độc nhất mà là khác so với các lứa tuổi còn lại.đang trong độ tuổi thanh xuân thì ai mà chẳng có những ước mơ lớn lao,ko phải đi vòng quanh thế giới thì ít nnhất cũn phải đi một nước ngoài nào đó chẳng hạn......mỗi lứa tuổi đều có một sự khác biệt riêng,một cái thú vị riêng của nó.trong đó tuổ trẻ là độ tuổi thú vị nhất,cúng ta có thể làm được những việc mà khi ta còn nhỏ hay khi ta già đi ta ko thể nghĩ đến.trong cuộc sống này,mọi thứ đều cái thú vị riêng của nó,quan trọng là bn có tìm ra đc ko thôi.

hơi ngắn,thông cảm ạ

9 tháng 4 2021

a. Giới thiệu vấn đề: Để hình thành một lối sống hoàn hảo và đúng đắn là một vấn đề vô cùng khó khăn và phức tạp. "Phải tôn trọng sự khác biệt", đó là lời khuyên của các nhà tâm lý và giáo dục. Câu hỏi :"Tuổi trẻ có cần sống khác biệt?" Đó là một câu hỏi đơn giản nhưng rất khó trả lời. Sau đây là những ý kiến của em về câu hỏi trên.

b. Sự khác biệt là bản chất của đời sống đa dạng, phong phú và muôn màu muôn vẻ. Tuy nhiên, bên cạnh sự đa dạng và khác biệt, xã hội con người có rất nhiều điểm chung tốt đẹp cũng như xấu xa. Những truyền thống văn hóa tốt đẹp, những thuần phong mỹ tục cần phải được duy trì và tôn trọng. Bên cạnh đó, chúng ta cần đấu tranh chống lại sự a dua đầy tội lỗi của đám đông.

c. "Đáo giang tùy khúc, nhập gia tùy tục". Biết hòa đồng với hoàn cảnh xã hội hiện tại là một kỹ năng cần thiết. "Đồng phục trong cách sống, trong cách suy nghĩ, trong cách ăn mặc" là một nét đẹp thể hiện sự hòa đồng của con người với tập thể. Khi sống hòa đồng với mọi người, tuổi trẻ chắc chắn có được niềm vui, sự đoàn kết, sự chia sẻ và bình yên trong sinh hoạt cũng như làm việc.

   Sống khác biệt chắc chắn không phải là mục đích sống của người trẻ tuổi bởi vì phần lớn họ là những người có khao khát tạo dựng cho mình một sự nghiệp, một cuộc sống vững vàng và hạnh phúc. Sống khác biệt dễ trở nên lập dị, dễ xung đột với tập thể, do đó người khác biệt dễ vấp phải sự chống đối của đa số, dễ trở thành kẻ cô đơn lạc lõng. Chỉ có sống hòa đồng, quân bình hài hòa với mọi người, người trẻ tuổi mới có được hạnh phúc và thành công. Do đó tuổi trẻ không cần phải sống khác biệt, nhất là trong hoàn cảnh bình thường.

d. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh đặc biệt, cần dám sống khác biệt với số đông bởi vì số đông và tư duy số đông không phải luôn luôn đúng. Có nhiều bằng chứng của lịch sử đã cho thấy điều đó, ví dụ như Galiler. Khi đó, dám sống khác biệt chính là sự khẳng định giá trị và nhân cách của một con người. Đôi khi phải có can đảm bảo vệ và sống chết bảo vệ sự khác biệt của mình nếu đó là đúng đắn và tốt đẹp. Khuất Nguyên ngày xưa đã dám một mình trong khi cả đời đục. Tuổi trẻ là tương lai, là vận mệnh của quốc gia, cho nên trong những tình huống thử thách khắc nghiệt của Tổ quốc, họ cần dám sống khác biệt với số đông để dấn thân vào sự hiểm nguy đấu tranh cho sự tồn vong của đất nước, như những chiến sĩ cách mạng Việt Nam trong thời kì trước 1945.

e. Tuổi trẻ cần phải có nhận thức đúng về sự khác biệt và hòa đồng, cần nhận thấy hòa đồng khác với a dua, về hùa, cũng như khác biệt không phải là lập dị, để từ đó biết sống hòa đồng và can đảm khác biệt khi cần thiết. Phải biết phát huy bản lĩnh của bản thân trong suy nghĩ, cũng như hành động để thể hiện bản chất tốt đẹp của tuổi trẻ là tương lai, là rường cột của nước nhà.\

ok nha cô

13 tháng 1 2019

2)Văn hóa đọc là yếu tố vô cùng quan trọng trong đời sống của chúng ta. Văn hóa đọc chính là thái độ, là cách ứng xử của chúng ta với tri thức sách vở. Trước khi có các phương tiện nghe nhìn, sách là con đường lớn nhất để con người tiếp cận thông tin, văn hóa, tri thức. Đọc sách là một trong những cách thức giúp con người thư giãn, tích lũy kiến thức tăng cường khả năng tư duy cũng như hướng con người đến gần hơn với “chân-thiện-mĩ”. Vì vậy, có thể nói, quốc gia nào đẩy mạnh được văn hóa đọc, trình độ dân trí sẽ cao và tỉ lệ tội phạm sẽ thấp hơn rất nhiều. Nhật Bản, quốc gia hiếm hoi trên thế giới có số lượng sách xuất bản hằng năm tăng, là một ví dụ điển hình. Thế nhưng, giới trẻ Việt Nam ngày nay có vẻ thờ ơ, lãnh cảm với văn hóa đọc sách, để lại những hệ quả tiêu cực cho mỗi cá nhân cũng như sự phát triển của toàn dân tộc. Nguyên nhân có lẽ xuất phát từ sự bùng nổ của công nghệ thông tin với sự xuất hiện của mạng xã hội, game online hay vô số các chương trình truyền hình. Vậy, giải pháp nào để phát triển văn hóa đọc ở nước ta? Thiết nghĩ, ta nên tổ chức thêm nhiều ngày hội sách, phát động phong trào đọc sách trong trường học cũng như các cơ quan, tổ chức, tận dụng công nghệ để đa dạng hóa các loại hình phục vụ, tạo thêm hứng thú cho người đọc. Tóm lại, tất cả chúng ta cần hiểu và trân trọng hơn văn hóa đọc, biến đọc sách trở thành một sở thích hàng ngày. Bởi đúng như Cựu Tổng thống Hoa Kì Barack Obama từng nói: “Việc đọc rất quan trọng. Nếu bạn biết cách đọc, cả thế giới sẽ mở ra cho bạn.”

13 tháng 1 2019

Câu 2:

Ngày nay với sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã tác động không nhỏ tới giới trẻ. Tích cực cũng nhiều mà tiêu cực cũng không ít. Một trong những vấn đề đó nổi lên là văn hóa đọc sách của giới trẻ hiện nay- Vấn đề đáng để chung ta cùng suy nghĩ. Bạn hiểu gì về văn hóa đọc? Văn hóa đọc ở đây chính là thái độ, là cách ứng xử của chúng ta với tri thức sách vở. Phải biết đọc sách sao cho hợp lý và bổ ích. Đọc sao cho hợp với quy luật tiếp cận tri thức (Theo nhà ngôn ngữ học Phạm Văn Tình). Chúng ta đều biết trước khi có các phương tiện nghe nhìn, sách là con đường lớn nhất để con người tiếp cận thông tin, văn hóa, tri thức. Đọc sách là một trong những cách thức giúp con người thư giãn, tích lũy kiến thức, tăng cường khả năng tư duy. Thế nhưng giới trẻ ngày nay có vẻ thờ ơ, lãnh cảm với văn hóa đọc sách. Phải chăng họ nghĩ với những thong tin hiện đại họ không cần tới sách nữa? Nhà văn hóa Hữu Ngọc đã có một lần nêu câu hỏi: “Thế kỷ XXI liệu có cần đến thơ nữa không? Đến văn hóa đọc nữa không?” Và ông tự trả lời rằng: “có, dù cho ca nhạc trữ tình có làm được ít phần việc của thơ ca thì thơ ca vẫn sẽ mãi mãi được người đời ua chuộng”. Còn đối với văn hóa đọc thì ông khẳng định: “bản thân hình ảnh thì thoảng qua, từ ngữ mới đọng lại lâu bền”. Văn hóa đọc sách đang đứng trước một cơ hội và một nguy cơ. Cơ hội bởi mỗi người chúng ta đều được tiếp cận với một khối lượng tri thức khổng lồ. Nhưng nó lại tiềm ẩn một nguy cơ làm mai một thói quen đọc vốn có bởi sự lấn át của các phương tiện nghe nhìn quá nhiều, quá hấp đẫn. Vậy sẽ có tương lai nào cho văn hóa đọc sách trong thời đại bùng nổ thông tin? Khác với vài chục năm về trước, thị trường sách hiện nay vô cùng phong phú về nội dung cũng như hình thức. Giới trẻ ngay nay lười đọc hay họ không biết chọn sách? Có những bạn chạy theo phong trào để đọc sách. Có một thời gian những cuốn sách như “mãi mãi tuổi 20”, “Lê Vân yêu và sống” làm mư gió trên thị trường. Rồi có khi họ đọc theo mốt: “Thế Giới Phẳng” là tên một cuốn sách rất thành công của nhà kinh tế- xã hội học Thomas Friedman. Cuốn sách trình bày những quan điểm mới lạ đối với bạn đọc trong nước về xu thế toàn cầu hóa, “Thế Giới Phẳng” không phải là một cuốn sách dễ đọc, phần lớn người đọc không hiểu hết tư tưởng của tác giả. Thế là dù không thích, không hiểu nhưng các bạn trẻ vẫn chạy đi mua những cuốn sách mà mọi nguời vẫn đọc để mình không trở thành người lạc hậu. Đó là chưa kể tới việc hiện nay thị trường sách vô cùng phong phú về nội dung và hình thức, có nhiều sách được coi là “sách đen” vẫn được giới trẻ truyền tay nhau đọc hăng say. Thật đáng lo ngại! Rồi có những bạn trẻ lại cho rang đọc sách là lạc hậu- Đây là thời đại CNTT thì phải lên mạng đọc vừa nhanh, vừa dễ, vừa đỡ tốn kém. Xin thưa đây là lối suy nghĩ sai lầm. Internet có khối lượng thong tin phong phú, nhanh và cập nhật nhưng liệu các bạn đọc xong còn đọng laii trong đầu được bao nhiêu? Bạn có thể “gậm nhấm”, “nhâm nhi” từng câu văn, từng linh hồn mà tác giả gửi gắm vào đó không? Với thực trạng như thế, mỗi chúng ta ai không phải suy nghĩ nhìn nhận lại chính bản thân mình? Văn hóa đọc đã xuống cấp tới mức báo động chưa? Có thể chưa đến “đèn đỏ” nhưng đèn vàng đã cảnh báo một nguy cơ có thể đến. Đó là việc thiếu nghiêm túc trong việc đọc, không thấy rõ được vai trò quan trọng của đọc sách. Thời đại thong tin dạy chúng ta phải biết tận dụng cơ hội và nắm bắt thời cơ. Vì vậy các bạn hãy tự tìm và trau dồi cho mình một thói quen đọc nhé.

12 tháng 12 2019

bạn nào thấy thì giúp mình với TT