K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 11 2016

Ca dao dân ca, xét về góc độ tư duy của dân tộc, là tấm gương bức xạ hiện thực khách quan của mỗi dân tộc với lối sống, điều kiện sống và những phong tục tập quán riêng. Hình ảnh về thiên nhiên, cuộc sống, về truyền thống dân tộc, quan hệ xã hội được phạm trù hóa theo những cách khác nhau, bằng những hình thức ngôn ngữ khác nhau. Nghiên cứu về ca dao dân ca không chỉ cho thấy những nét đẹp văn hóa của người Việt Nam mà còn làm nổi bật lên tinh thần lạc quan, yêu đời, yêu người thiết tha. Ca dao dân ca là kết tinh thuần tuý của tinh thần dân tộc, là nét đẹp trong văn hóa dân gian Việt Nam. Với cội nguồn lịch sử và chữ viết rất phong phú đa dạng nên ca dao và dân ca có mặt ở Việt Nam từ rất sớm. Các công trình nghiên cứu về văn hóa dân gian, cũng như các nhà khoa học có liên quan đã khẳng định một trong những dấu tích của ca dao cách chúng ta khoảng trên dưới 2.500 năm. Điều này được thể hiện rất rõ qua các hoa văn trên trống đồng và các hiện vật khảo cổ cùng niên đại. Phân tích các họa tiết hoa văn trên trống đồng, nhiều người đã tìm thấy ở đây hình ảnh lễ thờ nữ thần Mặt Trời cũng là nữ thần Nông nghiệp. Trong lễ hội này đã sử dụng các hình thức âm nhạc, thanh nhạc múa hát và các nhạc khí.

Phó Giáo sư, Tiến sỹ Đặng Văn Lung, Trưởng Ban Văn học dân gian, Viện Văn học phát biểu: "Tất cả các dân tộc trên thế giới suốt mấy nghìn năm chỗ nào cũng có dân ca và ca dao. Vì thế nói về ca dao dân ca của một dân tộc hay ca dao dân ca nói chung là vấn đề rất lớn. Nó tồn tại rất lâu, từ hàng ngàn năm trước và như các nhà khoa học nghiên cứu trước đây, các học giả đã nói ca dao ra đời khi trong lòng mình có những điều muốn thể hiện ra, muốn nói lên. Những điều đó được gọi là ca dao".

Câu nói, làn điệu, giọng hát là những đòi hỏi bức thiết nảy sinh trong đời sống xã hội, qua thời gian, những câu nói hay, những làn điệu hấp dẫn đã được nhân dân sưu tập và gìn giữ. Cùng xuất phát từ hoàn cảnh thực tế của đời sống xã hội và trí tuệ của nhân dân đúc kết nên. Qua lời ca, câu hát, ca dao và dân ca Việt Nam là những câu nói đúc kết những kinh nghiệm sống, những quan niệm về nhân cách, nhân đức ở mỗi con người. Càng đi sâu vào tìm hiểu ca dao dân ca, chúng ta sẽ thấy được những nét tài hoa, óc sáng tạo đầy tinh thần thẩm mỹ. Tuy nhiên ở mỗi loại hình lại có những đặc điểm riêng biệt.

Phó Giáo sư, Tiến sỹ Đặng Văn Lung, Trưởng Ban Văn học dân gian, Viện Văn học phát biểu: "Các cụ ngày xưa có nói bỏ ca đi thì còn lại dao, có nghĩa là ca dao và dân ca ra đời cùng một lúc. Nhưng cũng không phải tất cả câu hát của dân ca là ca dao. Đi sâu vào nghiên cứu thì thấy dân ca phát triển rất nhiều, còn ca dao chỉ có một số chức năng nhất định".

Ca dao dân ca là loại hình văn nghệ truyền miệng, là một hình thức văn hóa dân gian đã có từ rất lâu. Nó có thể là một câu nói triết lý bao hàm một nội dung giáo dục của ai đó. Trải qua thời gian, mọi người thấy đúng và nghe theo, thậm chí họ có thể thêm vào hoặc bớt đi để đúng với từng hoàn cảnh cụ thể. Vì vậy, có thể nói ca dao dân ca là của quần chúng nhân dân sáng tác nên và họ có thể sáng tác trong bất cứ hoàn cảnh nào, trong lễ hội, trong lao động sản xuất. Như Giáo sư Vũ Ngọc Phan đã viết: "Nó xuất hiện trong lao động từ thời cổ xưa và hình thức thô sơ của nó đã được sửa đổi qua các thế hệ của loài người". Có một câu ca dao rất ý nghĩa, không chỉ nói lên quan niệm triết lý của người Việt Nam mà đó còn là một câu nói thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn bó với nhau, thể hiện sức mạnh của tập thể.

"Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại thành hòn núi cao".

Chất trí tuệ, giàu tư tưởng tình cảm trong ca dao dân ca là những nguồn nhựa sống bổ sung cho văn hóa dân gian thêm phong phú và đậm đà bản sắc. Tuy cũng là câu nói, giọng điệu cùng với một cái nôi xuất phát nhưng không phải câu ca dao nào cũng có thể trở thành dân ca và ngược lại, ở mỗi thể loại lại có thêm những ưu thế bổ sung ứng dụng trong từng hoàn cảnh của thực tế đời sống. Theo cách hiểu thông thường, ca dao là lời của các bài dân ca đã tước bỏ đi những tiếng đệm, tiếng láy hoặc ngược lại là những câu thơ có thể bẻ thành những làn điệu dân ca. Như vậy giữa ca dao và dân ca không có ranh giới rõ ràng. Ca dao là những câu nói phổ thông trong dân gian. Ca dao người Việt thường được cấu tạo bằng hai câu lục bát, một thể thơ rất âm điệu tiếng Việt. Khi có nhiều câu kết thành một đoạn ngắn thì gọi là dân ca, vì vậy ranh giới giữa ca dao và dân ca là một sợi chỉ rất mỏng manh. Ca dao là lối văn truyền khẩu, trước tiên là do một người vì xúc cảm mà phát hiện ra, rồi vì lời hay, ý đẹp mà lan truyền trong dân gian và truyền mãi từ đời này qua đời khác. Tuy ca dao xuất phát trong giới bình dân nhưng nhiều câu rất nên thơ và ý nghĩa đậm đà, dễ xúc cảm người nghe nên được nhiều người để tâm sưu tầm.

"Có cha, có mẹ có hơn
Không cha, không mẹ như đàn không dây.
Mẹ cha như nước, như mây,
Làm con phải ở cho tầy lòng con".

Câu thơ không chỉ nói về công đức sinh thành, giáo dưỡng của cha mẹ mà còn khuyên nhủ, răn dạy mọi người phải ăn ở sao cho đúng đạo làm con. Âu đó cũng là triết lý, quan điểm sống của mỗi con người chúng ta. Hoặc đó cũng có thể là những câu nói khuyên răn về quan hệ giữa anh em, bạn bè.

"Anh em như chân, như tay
Như chim liền cánh, như cây liền cành".

Hoặc là những câu ngợi ca tình yêu lao động, trân trọng những giá trị của sự lao động.

"Ai ơi bưng bát cơm đầy,
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần".

Chính vì khả năng dễ nói, dễ tiếp thu, ca dao đã đi vào đời sống của nhân dân một cách rất tự nhiên và trong mọi hoàn cảnh.

Trong mỗi chúng ta ai cũng có một miền quê, quê hương là cánh đồng lúa thơm ngát, luỹ tre xanh trải dài dọc bờ đê, là những hình ảnh thân thương nhất đối với cuộc sống mỗi con người. Hai tiếng quê hương nghe gần gũi và thân thương, đó là nơi chôn nhau cắt rốn, nơi đã nuôi dưỡng ta trưởng thành. Qua ca dao dân ca những hình ảnh của miền quê như trở nên gần gũi hơn, lung linh hơn nhờ những ca từ đầy hình ảnh. Khi nói đến dân ca, chúng ta không thể quên những lời ru con thiết tha trìu mến, qua tiếng ầu ơ mẹ ru con, những hình ảnh của miền quê yêu dấu của biển rộng non cao, của gió Lào cát cháy, những người mẹ năm tháng tảo tần một nắng hai sương nuôi dậy con khôn lớn. Những lời hát ru của mẹ đã hòa đồng với tâm hồn trẻ thơ, vừa đằm thắm nhẹ nhàng nhưng cũng không kém phần trầm tư sâu lắng. Trong câu hát của mẹ có ánh trăng soi rọi như đưa con vào giấc ngủ êm đềm, có áng mây trôi bồng bềnh trên đỉnh núi, có dòng sông bên lở bên bồi, có mặt biển long lanh ánh bạc và những con thuyền thấp thoáng ngoài khơi xa. Nghe lời ru của mẹ, trẻ thơ như được tiếp thêm nguồn dự trữ lớn lao về lòng yêu quê hương, đất nước, chắp cánh cho tuổi thơ của con thêm vững bước và sáng ngời niềm tin.

Lấy nguồn cảm hứng từ thực tế cuộc sống, ca dao dân ca được sáng tạo nên, đó là lời ăn, tiếng nói của ông cha ta tích lũy từ ngàn đời. Đó là những câu nói đúc kết từ những kinh nghiệm sản xuất răn dậy con cháu, bao hàm những nội dung mang ý nghĩa triết lý dậy bảo rất sâu sa. Đó là những câu hát được truyền tải bằng âm thanh giọng điệu ngôn ngữ với nội dung nghệ thuật phong phú, đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc. Giống như đại thi hào Macxingocki đã nhận định: "con người không thể sống mà không vui sướng được. Họ phải biết cười đùa, họ sáng tạo nên những bài hát vui tươi, họ thích nhẩy múa". Bởi vậy, ca dao dân ca là sản phẩm văn hoá tinh thần và cần thiết đối với mỗi dân tộc, con người.

Trong câu hát ru của người mẹ Thanh Hoá, câu ca dao: "Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau" như một lời nhắn nhủ của người mẹ với đứa con thơ về tình nghĩa đạo lý ở đời, phải ăn ở thuỷ chung trước sau như một, đầy ắp tình thương và tình người. Từ thực tế cuộc sống những câu hát dân gian, những lối nói chân thành chất phác nhưng cũng không kém phần triết lý sâu sẵc, thực tế là những cái hay, cái tinh tuý của dân tộc được kết tinh từ cuộc sống hàng ngày. Trong ứng xử giao tiếp ông cha ta đã có vô vàn những câu nói đúc kết về những lối nói, những hành vi ứng xử khéo léo, lịch sự và duyên dáng.

Phó Giáo sư, Phó Tiến sỹ Mai Ngọc Chừ, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia phát biểu: "Trước hết tôi xin nói về lời chào, người Việt Nam rất coi trọng lời chào. Người ta thường nói:"Tiếng chào cao hơn mâm cỗ". Trong ca dao thì tiếng chào không chỉ nói lên phép lịch sự của con người Việt Nam mà tiếng chào còn là cái cớ để những đôi trai gái làm quen với nhau, đó là những lời chào bắt duyên trong văn học dân gian. Ví dụ:

"Gặp nhau ăn một miếng trầu
Mai ra đường cái gặp nhau ta chào"
Hoặc: "Đôi ta như đá với dao,
Năng liếc thì sắc, năng chào thì quen".

Nhưng năng chào cũng chưa đủ, chào phải đúng lúc, đúng chỗ:

"Gặp nhau đường vắng thì chào
Gặp nhau giữa chợ lao xao xin đừng".

Câu thơ, giọng hát với cái đích là phục vụ nhân sinh. Con người luôn có hoài bão vươn tới cái hay, cái đẹp, cái thanh tao của cuộc sống là chân, thiện, mỹ, cho nên ca dao dân ca không chỉ là những bài hát ngắn dài, vần, vè về câu chữ, nhịp điệu trầm bổng du dương để quên nguôi cảnh buồn tẻ, trống trải mà thực tế nội dung ý nghĩa còn mang tính nhân văn sâu sắc.

"Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ, kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con".

Bên cạnh ý nghĩa là công nuôi dưỡng, sinh thành như trời bể của cha mẹ, câu ca dao này còn được hiểu rộng ra với những nét nghĩa rất phong phú.

Phó Giáo sư, Tiến sỹ Đặng Văn Lung, Trưởng Ban Văn học dân gian, Viện Văn học phát biểu: "Để hiểu câu ca dao như thế nó vừa lớn, vừa rộng, vừa có tính dân tộc, bởi vì núi được công nhận là cao, rộng, công cha đối với con là không phải bàn. Mình có đặc điểm khác các nước là làm nông nghiệp, việc bám vào quê hương, đất tổ, bám vào đất, nước là truyền thống của người Việt Nam. Người Việt Nam luôn bám vào quê hương và trong quê hương đó là do cha mẹ mình, tổ tiên mình sáng tạo ra, do vậy tấm lòng của mình phải hướng về cha mẹ, không thể xa rời được. Nghĩa đấy cũng như nước trong nguồn, chảy mãi. Công cha, nghĩa mẹ để lại mãi mãi cho mình, con cháu. Tình cảm con người đối với cha mẹ đều được công nhận trên thế giới, nhưng ở Việt Nam có đặc điểm riêng là làm lúa nước, phải bám đất, bám làng nên tình làng nghĩa nước, tình cha, nghĩa mẹ luôn đi với nhau rất trọn vẹn. Từ tình cha mẹ rồi mới đến tình làng nghĩa nước, tình yêu tổ quốc, 3 cái đó quyện chặt với nhau. Vì vậy công cha như núi Thái Sơn có thể hiểu là cha cụ thể nhưng cũng có thể là cha Tổ quốc, mẹ cũng thế, có thể hiểu là đất nước. Vì vậy đất nước mình cũng là cha mẹ mình, tổ tiên mình. Tổ tiên, đất nước, cha mẹ, tất cả hòa làm một trong câu ca dao đó".

Ca dao dân ca là sản phẩm được sáng tạo bởi quần chúng nhân dân, nội dung mang tính chất chung cũng lại rất riêng, gần gũi với tập quán sinh hoạt của con người. Ngay từ thủa lọt lòng, ca dao dân ca đã giành cho trẻ những bài hát đơn sơ, mộc mạc nhưng du dương, ngọt ngào để đưa trẻ vào giấc ngủ êm đềm. Chuyển sang tuổi ấu thơ, các em lại được cất lên nhưng bài hát đồng dao để vui chơi giải trí, luyện cho trẻ quen với tiếng nói, tiếp cận với thiên nhiên, tìm hiểu những vấn đề xã hội nảy sinh trong đời sống hàng ngày. Khi trưởng thành, trai gái lại tụ họp nhau lại thi hát đố, hát giao duyên và các bài hát vui chơi trong đời sống. Đó là những tập tục rất phong phú, làm nảy nở thêm tinh thần lạc quan, yêu đời, yêu người thiết tha.

Với nội dung truyền tải rất đa dạng và phong phú đời sống xã hội cho nên ở mỗi chủ đề, mỗi một lĩnh vực chúng ta có thể thấy vô vàn những câu nói, lối nói rất mộc mạc, dễ hiểu. Nhà văn Nguyễn Đình Thi đã nhận xét rằng: ca dao Việt Nam bắt nguồn từ tinh thần ham sống, ham đấu tranh, vui vẻ, tế nhị, có duyên nhưng cũng không kém phần dồi dào tình cảm, mạnh mẽ sức lực, nảy nở tự do để đón ánh sáng trời hòa hợp với cỏ cây, hoa lá. Nó như một nguồn nhựa sống để nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ, chắp cánh cho thế hệ tương lai những hoài bão lớn lao về cuộc sống, thiên nhiên và con người. Như vậy có thể nói ca dao và dân ca Việt Nam là kho tàng văn hóa, tri thức dân gian, phản ánh những phong tục, tạp quán, tâm tư nguyện vọng của con người Việt Nam, tạo thành một hệ thống hình ảnh thiên nhiên, con người và lao động cùng hoà quyện vào nhau, tạo dựng nên cách nghĩ, cách cảm về cuộc sống, thiên nhiên và con người rất Việt Nam.

Bạn tham khảo nha! CHúc bn hc tốt!

1 tháng 6 2017

Chọn đáp án: C

9 tháng 11 2019

Bài làm

Bao đời nay, ca dao vẫn là tiếng hát thân thương, gần gũi nhất của mỗi tâm hồn người dân Việt Nam. Tự thuở nằm nôi, ai cũng được bà, được mẹ hát ru hàng những lời ca đầy yêu thương, tình nghĩa. Và cũng chính từ thuở đó, vẻ đẹp tâm hồn của người lao động xưa đã in dấu trong tâm khảm mỗi chúng ta.

Ca dao là tiếng hát được cất lên từ thâm sâu tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của nhân dân trong các quan hệ lứa đôi, gia đình, quê hương, đất nước… Trong đó những tiếng hát than thân, những lời ca yêu thương tình nghĩa luôn bắt nguồn từ cuộc đời còn nhiều xót xa. Cay đắng nhưng đằm thắm ân tình của người bình dân Việt Nam. Bao thiếu nữ thôn quê đã giãi bày về chính con người, cuộc đời, số phận của mình bằng những câu ca như

Vị cay của gừng và vị mặn của muối trong bài ca trên thực chất là hương vị mặn nồng của tình người trong cuộc sống. Nó biểu trưng cho sự gắn bó thủy chung của con người. Các số từ ước lệ ba năm, chín tháng kết hợp với sự lặp lại hai chữ hãy còn khẳng định sự vĩnh hằng của tình nghĩa con người. Ba vạn sáu ngàn ngày mới xa tức là một trăm năm - một đời người – nghĩa là không bao giờ cách xa cả. Tình nghĩa thủy chung giữa người với người (có thể hiểu đôi ta là vợ chồng) dường như là vô tận.

Sáu bài ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa mỗi bài lấp lánh một vẻ đẹp riêng nhưng tất cả đều thể hiện những nét đẹp nổi bật trong tâm hồn người bình dân Việt Nam. Đó là sự ý thức về giá trị bản thân, là tình nghĩa thủy chung, là tình yêu đôi lứa với những cung bậc, sắc màu phong phú. Hòa mình vào mỗi bài ca đó, mỗi chúng ta sẽ tìm được tâm hồn của chính mình, sẽ thấy tâm hồn mình đồng điệu với tác giả mỗi lời ca ấy.

10 tháng 11 2019

Sơ đồ tư duy vẻ đẹp người lao động qua ca dao than thân yêu thương tình nghĩa

Về bộ phận văn học dân gian, có các trọng tâm kiến thức: – Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. – Hệ thống thể loại văn học dân gian Việt Nam. – Những giá trị của văn học dân gian Việt Nam. Để nắm được những trọng tâm kiến thức nói trên, có thể ôn tập theo các gợi‎ ý‎ sau: a) Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. Văn học dân gian bao...
Đọc tiếp

Về bộ phận văn học dân gian, có các trọng tâm kiến thức:

– Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. – Hệ thống thể loại văn học dân gian Việt Nam. – Những giá trị của văn học dân gian Việt Nam. Để nắm được những trọng tâm kiến thức nói trên, có thể ôn tập theo các gợi‎ ý‎ sau: a) Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. Văn học dân gian bao gồm những thể loại nào? Chỉ ra những đặc trưng chủ yếu nhất của từng thể loại. b) Chọn phân tích một số tác phẩm (hoặc trích đoạn tác phẩm) văn học dân gian đã học (hoặc đã đọc) để làm nổi bật đặc điểm nội dung và nghệ thuật của sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện thơ, truyện cười, ca dao, tục ngữ. c) Kể lại một số truyện dân gian, đọc thuộc một số câu ca dao, tục ngữ mà anh (chị) thích.
1
27 tháng 12 2017

a, Những đặc điểm cơ bản của nền văn học dân gian. Các thể loại, đặc trưng chủ yếu của từng thể loại

- Các thể loại chủ yếu của văn học dân gian là: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười, ca dao, tục ngữ...

    + Truyền thuyết thuộc thể loại văn học dân gian nhằm lí giải các hiện tượng tự nhiên, lịch sử, xã hội. Sử dụng các yếu tố hoang đường kì ảo để kể chuyện.

    + Truyện cổ tích: kể về các kiểu nhân vật thông minh, ngốc nghếch, bất hạnh... nhằm thể hiện ước mơ cái thiện thắng ác, sự công bằng xã hội... Truyện cũng sử dụng các yếu tố hoang đường, kì ảo.

...

b, Phân tích truyện cổ tích Sọ Dừa:

- Kiểu nhân vật bất hạnh

- Thể hiện ước mơ cái thiện thắng cái ác, ước mơ về hạnh phúc

- Các yếu tố hoang đường kì ảo:

    + Bà mẹ uống nước trong một chiếc sọ dừa về mang thai

    + Sinh ra Sọ Dừa tròn lông lốc, không tay chân

    + So Dừa thoát khỏi lốt trở thành chàng trai khôi ngô tuấn tú

    + Vợ Sọ Dừa bị cá kình nuốt vào bụng, tự mổ bụng cá, trôi dạt vào đảo và sống sót.

c, Một số tác phẩm văn học dân gian đã học: truyện truyền thuyết Con rồng cháu tiên, Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh, truyện cổ tích Tấm Cám, Đẽo cày giữa đường, Sọ Dừa, truyện cười Treo biển, lợn cưới áo mới...

11 tháng 8 2016
 Không hiểu vì sao cứ mỗi lần nghĩ đến đất nước và con người VN ,chúng ta lại nghe vang vọng trong tâm trí mình những câu thơ của Huy Cận :

“ Sống vững chãi bốn ngàn năm sừng sững
Lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa
Trong và thực , sang hai bờ suy tưởng
Sống hiên ngang mà nhân ái, bao dung.”

 Sảng khoái biết bao! Tự hào biết bao! Trong tâm trí ta bỗng cuồn cuộn đổ về dòng lịch sử hang ngàn năm của dân tộc. Bừng sang trong tâm hồn của cha ông ta là công cuộc lao động , là chiến công xây dựng và bảo vệ Tổ quốc , là trời bể ân tình thủy chung như nhất , yêu thương đùm bọc lẫn nhau của những người quen đứng đầu song ngọn gió , chống mọi thế lực thù địch. Qua bao phong ba của lịch sử , dân tộc ta đã thể hiện một sức sống mãnh liệt “ Lưng đeo gươm , tay mềm mại bút hoa” .Quả thật văn học dtộc là một thứ máu của Tổ quốc . Dòng máu văn học ấy chảy và thắm vào tâm hồn chúng ta hôm nay với một sức sống rạo rực mãnh liệt . Yêu biết bao nền văn học ấy , nền văn học mà nội dung cũng như hình thức đều phản ánh chân thực , sâu sắc tư tưởng , tình cảm và sức sống , sự vươn lên của con người VN trong nhiều mối quan hệ đa dạng. Sức sống ấy bắt đầu bằng mối quan hệ gần gũi,gắn bó với thế giới tự nhiên vô cùng chân thực , sinh động và độc đáo.Mỗi mảnh đất quê hương chúng ta đều mang hơi thở cuộc sống của những ngày cha ông gian khổ khẩn hoang vỡ đất để xây dựng non sông đất nước tươi đẹp và tích lũy nhiều hiểu biết phong phú , sâu sắc về thiên nhiên. Dưới hình thức của tư duy huyền thoại , các tác phẩm dân gian đã vô tình trở thành cây đàn muôn điệu của tâm hồn nhân dân , nhất là những người lao động VN. Con người VN đổ mồ hôi , xương máu gắn chặt tâm hồn mình với mảnh đất thiêng liêng ấy. Thiên nhiên đất nước giàu đẹp nhưng cũng lắm thử thách , hăm họa rình rập theo mỗi bước đi lên của con người VN . Mặc dù vậy , cái tình ta yêu đời , cái tình ta yêu cuộc sống , gian khổ mấy cũng vui được , cái vui vừa ngời chói , vừa trong sang lạ lùng .Với quy mô hoành tráng , sử thi thần thoại “Đẻ đất đẻ nước” của người Mường đã tái hiện lại những hồi ức thô sơ nhưng hấp dẫn về một cộng đồng người trong quá khứ xa xưa vật lộn với thiên nhiên khắc nghiệt để tồn tại và phát triển . Hay câu chuyện truyền thuyết “ Sơn Tinh- Thủy Tinh” ngàn năm rồi vẫn sống trong long dân tộc , âm vang dữ dội , phản ánh những cố gắng không mệt mỏi của người Việt cổ để chiến thắng nạn lũ lụt ở đồng bằng Bắc Bộ . Truyện đề cao sức sống mạnh mẽ của loài người và phần nào giải thích hiện tượng lũ lụt hang năm. Ngoài ra , nhân dân lao động cũng tích lũy được khá sâu sắc về tự nhiên , thiên nhiên dưới hình thức những câu nói cô đúc . Những triết lí , trí tuệ trong tục ngữ bắt rễ từ cuộc sống sinh động phong phú nên nội dung cũng như hình thức của tục ngữ không khô khan mà nó vẫn như cây đời xanh tươi . Tục ngữ VN có rất nhiều chủ đề trong đó nổi bật là những câu tục ngữ về thiên nhiên , lao động sản xuất , về con người và xã hội :“ Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất , tấc vàng bấy nhiêu.”
Hay“ Nhất nước , nhì phân , tam cần , tứ giống” Do điều kiện nền kinh tế nông nghiệp trồng cây lúa nước nên nhân dân ta hiểu rõ được giá trị của đất . Nói “tấc đất , tấc vàng” là vì sao? Vì đất là nơi ta ở , nơi ta sản xuất. Qua bàn tay và trí tuệ , tinh thần lao động , từ một mảnh đất cỏn con , chúng ta có thể làm ra lúa gạo , làm ra của cải , đem lại cuộc sống ấm no . Do đó , đất chính là vàng , một loại vàng sinh sôi và phát triển . Cùng với cách nhìn nhận , đánh giá giá trị của đất , cha ông ta cũng đã đúc kết bốn khâu quan trọng nhất trong quá trình làm ra cây lúa , hạt gạo trên đồng ruộng VN .Với con người Vn từ thuở xa xưa , thiên nhiên còn là người bạn thân thiết , Tình yêu thiên nhiên là một nội dung quan trọng của văn học VN . Trong ca dao , dân ca hiện lên những hình ảnh tươi đẹp , đáng yêu của thiên nhiên VN với đồng lúa , cánh cò , cây đa , bến nước , ánh trăng…… “ Hỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi.”
 Dưới hình thức ca dao tỏ tình , ví ghẹo , con người giãi bày tâm sự của mình với quê hương , đất nước .Vẻ đẹp của thiên nhiên , vẻ đẹp của lòng người quyện vào nhau trong câu ca dao mượt mà , khơi lên và chảy đằm thắm trong long ta một sức sống vừa bền bỉ ,vừa rạo rực ,mãnh liệt . Con người VN yêu lao động , biết quý vô cùng những giot mồ hôi mình đổ ra để chắt chịu xây dựng cuộc sống . Hình ảnh ấy ở mỗi miền quê lại có vẻ đẹp riêng say đắm long người . Nó không phải là riêng của ai mà nó là tiếng hát của tất cả mọi người đang sống ,đang ngày đêm lao động. Đến với văn thơ thời trung đại (từ thế kỉ 10 đến hết thế kỉ 19) , hình ảnh thiên nhiên đã có bước phát triển mới , nó không chỉ gắn liền với những gì gần gũi , thân thuộc của thế giới xung quanh mà còn gắn với lí tưởng đạo đức , thẩm mĩ . Hình tượng những cây tùng , trúc , cúc,mai tượng trưng cho khí tiết thanh cao của nhà nho chân chính .Còn với những bậc hiền nhân đó là: “ Trong ghềnh thông mọc như nêm,
Tìm nơi bong mát ta lên ta nằm.
Trong rừng có bóng trúc râm,
Dưới màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn .
( Côn Sơn ca – Nguyễn Trãi)
 Hình ảnh những am mây , rừng cây , suối vắng (chốn lâm tuyền) ,rừng thông , núi trúc……thể hiện lí tưởng ẩn dật , thoát khỏi vòng danh lợi tầm thường . Trong văn học hiện đại , tình yêu thiên nhiên thể hiện ở sự gắn bó với quê hương ,đất nước , ở tình yêu cuộc sống đặc biệt ở tình yêu lứa đôi . Tình yêu thiên nhiên trong VH có ý nghĩa biểu hiện nhân cách , thấm nhuần một tinh thần nhân văn cao quý. Rồi cũng bước qua những ngày tháng chống thiên nhiên hung dữ , văn học cùng cha ông ta bước vào thời kì bảo vệ Tổ quốc , chống giặc ngoại xâm . Lịch sử dân tộc ta là lịch sử của những năm tháng con người VN đem xương máu của mình bảo vệ độc lập của dân tộc . Con người VN được tôi luyện và lớn lên không ngừng với cuộc chiến đấu chống ngoại xâm dai dẳng và quyết liệt . Buổi cha ông dựng nước cũng chính là buổi cha ông giữ nước . Những bàn tay biết cầm quốc , cái cày vỡ đất ấy cũng chính là những bàn tay vô cùng kiên quyết , dữ dội biết cầm vũ khí đánh giặc để bảo vệ vững chắc thành quả lao động của mình . Câu chuyện “ Thánh Gióng “ làm sống mãi trong tâm tư mỗi con người VN ý chí quyết chiến , quyết thắng quân xâm lược . Từ lòng yêu nước , con người VN này sinh long căm thù , giặc cướp nước . Đến một độ nào đó long căm thù ấy bùng lên , con người VN vụt trở mình lớn dậy cùng với hình tượng Thánh Gióng , cùng cây tre quê hương xung phong diệt giặt . Sức mạnh của long yêu nước , của ý chí căm thù là sức mạnh vô địch . Sức mạnh ấy bắt nguồn từ Thánh Gióng xa xưa và đã cuồn cuộn chảy trong mạch nguồn dân tộc ,làm nên một sức mạnh nội tại mãnh liệt không ngừng tăng lên , lớn lên mãi . Lịch sử những cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc đã sớm hình thành trong tâm trí con người VN một sự thống nhất tuyệt đẹp. Thống nhất là sự sống , là sức sống của Tổ quốc ta . Truyền thuyết đẹp về chín mươi chín voi quay đầu về mộ tổ vua Hùng , một con không chịu chầu liền bị chém cụt đầu đã chứng minh hung hồn chân lí đó. VH dân gian chúng ta có một ngạn ngữ được coi là phương châm sống : “ Giặc đến nhà ,đàn bà cũng đánh”. Ý chí đánh giặc đã sớm nhập tâm và dường như đã trở thành cái phần bẩm sinh trong mỗi con người VN.Cha ông chúng ta mỗi khi thấy vó ngựa của quân thù khua ngoài biên ải thì “ tới bữa quên ăn , nửa đêm vỗ gối , ruột đau như cắt , nước mắt đầm đìa ,chỉ căm tức rằng chưa xã thịt lột da nuốt gan , uống máu quân thù” ( Hịch tướng sĩ- Trần Quốc Tuấn) ngày đêm canh cánh ý chí giết giặc. Núi sông ta cũng đã từng rung chuyển bởi tiếng hô “ quyết đánh” của hội nghị Diên Hồng và ý chí “ Sát Thát” của hào khí Đông A vang động chiều dài lịch sử dân tộc . Tiếp đó là hình ảnh những nghĩa sĩ trong những ngày đầu tiên chiến đấu chống Pháp ở đất Nam Bộ được nhà thơ mù lòa ,thiết tha yêu nước Nguyễn Đình Chiểu khắc họa thành công trong tác phẩm nổi tiếng là “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”:“Ngoài cật có một manh áo vải , nào đợi mang bao tấu ,bầu ngòi
Trong tay cầm một ngọn tầm vông ,chi nài sắm dao tu , nón gõ
Hỏa mai đánh bằng rơm con cúi , cũng đất xong nhà dạy đạo kia
Gươm đeo dung bằng lưỡi dao phay , cũng chém rớt đầu hai nọ.”
Qua VH , sức sống người Việt còn rung lên mãnh liệt ,sảng khoái .Từ trong đêm đen nô lệ ,Đảng đã ra đời chói ngời ánh sang chân lí với một sức mạnh mới mẻ .Chủ nghĩa yêu nước trong VH hiện đại cũng ra đời trong hoàn cảnh đó. Khi gặp được chủ nghĩa Mác-Lê-nin ,Bác đã thắp lên triệu triệu niềm tin cho đồng bào . Bác đã chiến thắng mọi gian nguy , “ mặt trời chân lí chói qua tim” đốt nóng long người cuồn cuộn sinh lực vào ngày Cách mạng tháng 8 thành công. “ Tuyên ngôn độc lập “của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực sự trở thành lời tuyên bố dõng dạc của dân tộc VN kiêu hãnh.
Tình yêu lớn ấy đối với đất nước , những đồng cam cộng khổ vất vả hang ngày cũng như chiến đấu đã sớm gắn bó con người VN thành một khối yêu thương đùm bọc lẫn nhau trong tình nhân ái cao cả . Cha ông ta đã tự dặn mình và dạy con cháu :
 “ Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.”
 Tình thương ấy là một trong những cội nguồn của sức sống con người VN .VH dân tộc đã ghi chép lại thật cụ thể khát vọng nhân đạo của con người qua hai khía cạnh chủ yếu . Một là văn học cật lực tố cáo , phê phán các thế lực áp bức , chà đạp lên quyền sống chính đáng của con người và bày tỏ lòng thương cảm với những con người bị áp bức , đau khổ . Trước hết là trong VH dân gian : “ Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày.”
Hay“ Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.”
 Trong xã hội phong kiến , người phụ nữ không được tự quyết định cuộc đời mình mà hoàn toàn phụ thuộc vào người khác. Họ dù xinh đẹp , tài hoa đến mấy thì cuộc đời vẫn xô đẩy , chà đạp không thương tiếc . Còn đối với Hồ Xuân Hương , tính đả kích XH lại được đẩy lên thật mạnh mẽ khi mà hang ngàn năm trôi qua mà người phụ nữ vẫn vậy . Đặc biệt , văn học hiện thực giai đoạn 1930-1945 cũng đã lên tiếng phê phán gay gắt , quyết liệt chế độ thực dân nửa PK , phản ánh cuộc sống tối tăm , thê thảm của người dân cày xứ thuộc địa . Ta bắt gặp chị Dậu trong cảnh sưu thuế đè nặng lên đôi vai làng Đông Xá , cái ngột ngạt trong tiếng mõ , tiếng tù và , tiếng quát tháo , đánh đập của bọn tay sai PK . Cúng giống như chị Dậu , anh Pha và Chí Phèo cũng vấp phải hoàn cảnh tương tự mặc dù trước đó họ lương thiện và tốt bụng biết bao. Liệu trong đời thực sẽ còn bao nhiêu Nghị lịa , Bá Kiến ức hiếp dành nữa? Song song với việc tốt cáo XH tàn nhẫn bất công , VH hiện thực VN đã khẳng định mạnh mẽ những phẩm chất tốt đẹp từ ngàn xưa . Ngay trong giờ phút khó khăn đen tối nhất của cuộc sống , những phẩm chất đó lại càng sáng ngời hơn bao giờ hết , Hai là , VH thể hiện ước mơ tha thiết về một XH công bằng , nhân đạo đối với con người . Trong VH dân gian , mỗi truyện cổ tích là một giấc mơ đẹp , người xưa mơ ước ở hiền gặp lành , ước mơ đổi đời , điều đó làm cho truyện cổ tích kết thúc có hậu . Ca dao ca ngợi tình nghĩa giữa con người với người . Các tác giả trung đại như Nguyễn Du lại hướng đến tư tưởng nhân đạo cao cả . Những vần thơ lục bát của dân tộc VN vượt qua mọi phong ba của lịch sử , vượt qua mọi sự tấn công của các thể thơ Trung Quốc vẫn giữ được nét uyển chuyển đáng yêu của con người VN . Kiều là một nạn nhân song Từ Hải lại là người anh hung chiến đấu cho chính nghĩa . Chính nghĩa đi từ nước này sang nước khác không có giấy thông hành , VH chân chính không có biên giới . Nhiều nhân vật trong VH chống Pháp , chống Mĩ xâm lược tiêu biểu cho lí tưởng anh hung CM . Ta tìm về với mẹ Tơm , mẹ Suốt , người mẹ giành cơm nuôi đồng chí , nuôi dưỡng và bảo vệ Đảng bằng buồng tim mình . Phản ánh con người và cuộc sống trong các mỗi quan hệ XH đã hình thành chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa nhân đạo trong VHVN. Trong lịch sử và thực tiễn cuộc sống , con người luôn phải giải quyết mối quan hệ giữa tư tưởng vị kỉ và tư tưởng vị tha giữa ý thức cá nhân và ý thức cộng đồng . Không phải bằng nguyên lí triết học mà bằng con đường riêng của nghệ thuật , VHVN đã phản ánh quá trình lựa chọn , đấu tranh để khẳng định đạo lí làm người quý báu của dân tộc VN trong sự kết hợp hài hòa hai phương diện đó. Trong những hoàn cảnh nghiệt ngã quyết liệt như đấu tranh chống giặc ngoại xâm , đấu tranh với thiên nhiên khắc nghiệt , con người VN buộc phải đề cao ý thức cộng đồng hơn ý thức cá nhân . Vì thế đôi khi con người ta phải hi sinh “ cái tôi “ cá nhân , coi thường mọi cám dỗ để bảo vệ đạo nghĩa và lí tưởng:   “Nếu mai đây có chết một thân lôiHai mươi tuổi tim đang dào dạt máuHai mươi tuổi hồn quay trong gió bão.”  Cái chết đó là cái chết cho cách mạng . Một cái chết mà như một du kích Pháp trước khi bị phát xít treo cổ nói : “ Tôi chết đi như chiếc lá rơi xuống , cho đất thêm màu , cho cây thêm tốt .” Đọc , ngta suy nghĩ . Một chân trời mới hiện ra , lí tưởng cộng sản chủ nghĩa vĩ đại . Ngta hiểu được long một người cộng sản . Nhưng trong hoàn cảnh khác ,như giai đoạn 1930-1945 hoặc từ sau 1986 đến nay , con người cá nhân thức tỉnh và được đề cao . Con người trong văn học các giai đoạn này đã suy ngẫm ý nghĩa cuộc sống trần thế , nghĩ đến quyền sống cá nhân , quyền hưởng tình yêu , hạnh phúc.Thể hiện “cái tôi” cá nhân cần khẳng định và Xuân Diệu đã làm được điều đó : “Ta là Một , là Riêng , là thứ NhấtKhông có chi bè bạn nổi cùng ta.” Nhìn chung , trong quá trình phát triển , VHVN cố gắng vun đắp xây dựng một đạo lí làm người với nhiều phẩm chất tốt đẹp như nhân ái , thủy chung , tình nghĩa , vị tha , giáu đức hi sinh vì sự nghiệp chính nghĩa , đấu tranh chống chủ nghĩa khắc kỉ đề cao quyền sống của con người cá nhân nhưng không chấp nhận chủ nghĩa cá nhân cực đoan. Cuộc sống lên men ngây ngất . Những con người cầm sung “xung kích” dành giật từng mảnh đất với giặc lại lao vào cuộc chiến công hòa bình và văn học lại là chiếc máy quay nhỏ quay lại toàn cảnh xã hội . Văn học là nhân học , là tiếng nói của con người , là tấm gương phản chiếu thời đại . Đảng ta rất coi trọng văn học , cói nó như là một vũ khí đấu tranh sắc bén vì nó “ đã thể hiện chân thực , sâu sắc đời sống tư tưởng , tình cảm của con người VN trong nhiều mối quan hệ đa dạng “. VH có khả năng mang chính trị vào nhân dân như sức mạnh vật chất vậy . Chúng ta yêu cuộc sống của chúng ta , chúng ta yêu VH của chúng ta , một nền VH vì dân , do dân . Chúng ta không tiếc sức lực nhỏ bé của mình góp phần vào lực lượng mạnh mẽ đó . VH là sông mà mỗi người chúng ta phải là làn sóng nhỏ . Chúng ta vô cùng tán đồng với M.Gorki : “ Văn học là nhân học” . Một nền khoa học về con người thúc đẩy con người đi lên.
11 tháng 8 2016

bài văn ạ

 

10 tháng 12 2016

Đến với ca dao là đến với tâm hồn Viêt Nam, với trái tim Viêt Nam. Mốt quê hương Việt Nam với những cánh cò bay, dòng sông lặng lờ trôi, hoa bưởi trắng những đêm soi bóng nước, hay chiếc đò như khúc nước, chiếc cầu tre lắt lẻo chênh vênh. Dường như mọi cảnh đẹp mà bình dị. Nhưng văn học khác với hội họa hay âm nhạc nhờ ngôn ngữ rất riêng và độc đáo. Văn học còn thể hiện những khía cạnh khác, lột tả một chiều sâu, chiều rộng trong cuộc sống mà các nghệ thuật khác không thể thay thế. Chính vì vậy mà sức tồn tại của Văn học luôn được ví như một tòa nhà vững chắc cùng với thơ ca, ca dao cũng góp phần không nhỏ trong việc khẳng định sự giàu đẹp của quê hương. Nó không chỉ khái quát một vẻ đẹp đơn thuần mà từ đó đi sâu vào cuộc sống, đến với tâm hồn của mỗi con người. Chẳng khó hiểu nếu như nói ca dao chính là cái nền vững chắc cho Văn học từ đó đi lên, cuộc sống đời thường và cuộc sống tình cảm của con người luôn hòa quyện sóng đôi. Đến với cuộc sống là câu ca dao đã đi đến với con người. Câu hát của người lao động luôn vang lên qua từng câu tha thiết.Ca dao truyền tải đa dạng về nội dung, và phong phú về đời sống xã hội cho nên ở mỗi chủ đề, mỗi lĩnh vực chúng ta có thể thấy vô vàn những câu nói, lời nói mộc mạc, dễ hiểu. Nguyễn Đình Thi đã nhận xét rằng : “ Ca dao Việt Nam bắt nguồn từ tinh thần ham sống, ham đấu tranh, vui vẻ, tế nhị, có duyên nhưng cũng không kém phần dồi dào tình cảm, mạnh mẽ sức lực, nảy nở tự do để đón ánh sáng trời hoà hợp với cỏ cây, hoa lá. Nó như một nguồn nhựa sống để nuôi dưõng tâm hồn trẻ thơ, chắp cánh cho thế hệ tương lai những hoài bão lớn lao về cuộc sống, thiên nhiên và con người ”. Như vậy có thể nói ca dao và dân ca Việt Nam là kho tàng văn hoá, tri thức dân gian, phản ánh những phong tục tập quán, tâm tư nguyện vọng của con người Việt Nam, tạo thành một hệ thống hình ảnh thiên nhiên, con người và lao động cùng hoà quyện với nhau, tạo dựng nên cách nghĩ, cách cảm về cuộc sống, thiên nhiên và con người Việt Nam.

10 tháng 12 2016

Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.

Bài ca dao vẻn vẹn chỉ có bốn câu nhưng đã miêu tả sinh động nỗi cực nhọc, vất vả của người nông dân quanh năm một nắng hai sương làm ra hạt gạo nuôi đời. Đồng thời nó cũng là lời khuyên nhủ chân tình về lòng biết ơn, thái độ trân trọng người lao động. Theo em, đây chính là biểu hiện đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta.

Mở đầu bài ca dao, nỗi vất vả của người nông dân như hiện lên rõ ràng trước mắt ta:

Cày đồng đang buổi ban trưa,
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.

Trong những công việc của nhà nông thì cày ruộng là công việc nặng nhọc nhất. Sáng tinh mơ, người nông dân đã vác cày, giong trâu ra đồng. Cái cảnh con trâu đi trước, cái cày đi sau quá quen thuộc ở nông thôn. Người nông dân cặm cụi cày từng luống đất. Mồ hôi thấm ướt lưng áo bạc màu. Lúc thời vụ gấp gáp, họ phải cày quên trưa, quên tối để kịp làm đất gieo mạ, cấy lúa. Người xưa khéo chọn thời điểm tiêu biểu: Cày đồng đang buổi ban trưa, giúp người đọc hình dung ra một cách cụ thể và rõ ràng về nỗi vất vả của người nông dân. Nhưng chỉ có thế thì chưa đủ. Phải cụ thể hóa nó ra bằng hình ảnh so sánh: Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày. Câu ca dao trên gợi nhớ đến câu: Bát mồ hôi đổi lấy bát cơm. Trong không gian tĩnh lặng của buổi trưa hè êm ả, dường như ta nghe rõ tiếng từng giọt mồ hôi rơi thánh thót. Muôn ngàn giọt đổ xuống như mưa ruộng cày. Đây là cách nói cường điệu nhưng ẩn chứa đằng sau mỗi câu, mỗi chữ là nỗi xót xa, thương cảm vô cùng sâu sắc của những người cùng cảnh ngộ.

Nỗi vất vả được nhấn mạnh và tô đậm. Trước mắt chúng va là người nông dân đang gò lưng, ấn sâu lưỡi cày vào đất. Trước mặt, con trâu lầm lùi bước. Cả người lẫn trâu đều ướt đẫm mồ hôi dưới ánh nắng trưa hè gay gắt. Câu ca dao tả ít mà gợi nhiều đến thế!
Câu thứ ba, thứ tư là lời nhắc nhở chân thành:

Ai ơi bưng bát cơm đầy,
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.

Tại sao lại nhắc nhở đúng vào lúc bưng bát cơm đầy. Đây là chủ ý của người xưa, bởi lúc bưng chén cơm thơm dẻo, mấy ai nghĩ đến nỗi cực nhọc của người làm ra nó? Vì vậy nhắc nhở vào lúc này là nên, là đúng. Có được bát cơm đầy phải đổi bằng bao bát mồ hôi, có khi cả nước mắt. Nào chống hạn, chống úng, nào tai trời ách đất… Từ lúc cày đồng đến lúc gánh lúa về sân, biết bao lo âu, cực khổ. Tất cả những cái đó dồn vào trong một câu với hai vế đối rất chỉnh: Dẻo thơm một hạt / đắng cay muôn phần. Một lần nữa, nỗi vất vả của người nông dân được nhắc lại và khắc sâu trong tâm khảm mọi người.

Hai câu ca dao trên còn là lời khuyên nhủ: đã là người thì phải sống sao cho thủy chung, ân nghĩa. Phải biết cảm thông, chia sẻ và trân trọng, biết ơn người lao động. Bưng bát cơm đầy mà không nhớ người làm ra nó là vong ơn, bội nghĩa. Những kẻ vô ơn như thế thật đáng chê trách và lên án.

 Bài ca dao Cày đồng đang buổi ban trưa nằm trong chủ đề Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Người xưa mượn những chuyện cụ thể, gần gũi để nói đến những chuyện lớn lao: thái độ của người hưởng thụ đối với người làm ra thành quả như thế nào cho đúng? Trân trọng và biết ơn sâu sắc người làm ra của cải tinh thần và vật chất cho xã hội, biết bảo vệ và phát huy thành quả đó là thái độ đúng đắn nhất. Em cho rằng, dù ở trong bất cứ xã hội nào, hoàn cảnh nào thì lòng biết ơn cũng là biểu hiện của đạo đức, là cội nguồn của mọi điều tốt đẹp. Bài ca dao trên tuy ra đời đã lâu nhưng ý nghĩa giáo dục của nó luôn luôn mới mẻ và sâu sắc.