K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1. Trong các biện pháp sau:(1) Phơi ải đất, cày sâu, bừa kĩ.(2) Tưới nước đầy đủ và bón phân hữu cơ cho đất.(3) Giảm bón phân vô cơ và hữu cơ cho đất.(4) Vun gốc và xới đất cho cây.Có bao nhiêu biện pháp giúp cho bộ rễ cây phát triển?A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.Câu 2.Trong các nguyên nhân sau:(1) Các phân tử muối ngay sát bề mặt đất gây khó khăn cho các cây con xuyên qua mặt đất.(2) Cân bằng...
Đọc tiếp

Câu 1. Trong các biện pháp sau:

(1) Phơi ải đất, cày sâu, bừa kĩ.

(2) Tưới nước đầy đủ và bón phân hữu cơ cho đất.

(3) Giảm bón phân vô cơ và hữu cơ cho đất.

(4) Vun gốc và xới đất cho cây.

Có bao nhiêu biện pháp giúp cho bộ rễ cây phát triển?

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 2.Trong các nguyên nhân sau:

(1) Các phân tử muối ngay sát bề mặt đất gây khó khăn cho các cây con xuyên qua mặt đất.

(2) Cân bằng nước trong cây bị phá hủy.

(3) Thế năng nước của đất là quá thấp.

(4) Hàm lượng oxi trong đất quá thấp.

(5) Các ion khoáng độc hại đối với cây.

(6) Rễ cây thiếu oxi nên cây hô hấp không bình thường.

(7) Lông hút bị chết.

Cây trên cạn ngập úng lâu sẽ chết do những nguyên nhân:

A. (1), (2) và (6) B. (2), (6) và (7) C. (3), (4) và (5) D. (3), (5) và (7)

Câu 3. Sự xâm nhập của nước vào tế bào lông hút theo cơ chế

A. thẩm thấu. B. cần tiêu tốn năng lượng.

C. nhờ các bơm ion. D. chủ động.

Câu 4. Cho các đặc điểm sau:

(1) Thành tế bào mỏng, không có lớp cutin → dễ thấm nước.

(2) Không bào trung tâm nhỏ → tạo áp suất thẩm thấu cao.

(3) Không bào trung tâm lớn → tạo áp suất thẩm thấu cao.

(4) Có nhiều ti thể → hoạt động hô hấp mạnh → tạo áp suất thẩm thấu lớn.

Những đặc điểm cấu tạo của lông hút phù hợp với chức năng hút nước là:

A. (1), (3) và (4) B. (1), (2) và (3)

C. (2), (3) và (4) D. (1), (2), (3) và (4)

Câu 5. Các ion khoáng:

(1) Khuếch tán theo sự chênh lệch nồng độ từ cao đến thấp.

(2) Hòa tan trong nước và vào rễ theo dòng nước.

(3) Hút bám trên bề mặt các keo đất và trên bề mặt rễ, trao đổi với nhau khi có sự tiếp xúc rễ và dung dịch đất (hút bám trao đổi).

(4) Được hấp thụ mang tính chọn lọc và ngược với građien nồng độ nên cần thiết phải tiêu tốn năng lượng.

Những đặc điểm của quá trình hấp thụ thụ động là:

A. (1), (2) và (3) B. (1), (3) và (4) C. (2), (3) và (4) D. (1), (2) và (4)

Câu 6. Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu

A. qua mạch rây theo chiều từ trên xuống.

B. từ mạch gỗ sang mạch rây

C. từ mạch rây sang mạch gỗ

D. qua mạch gỗ

Câu 7. Chất tan được vận chuyển chủ yếu trong hệ mạch rây là

A. fructôzơ. B. glucôzơ.

C. saccarôzơ. D. ion khoáng.

Câu 8. Trong các đặc điểm sau :

(1) Các tế bào nối đầu với nhau thành ống dài đi từ lá xuống rễ.

(2) Gồm những tế bào chết.

(3) Thành tế bào được linhin hóa.

(4) Đầu của tế bào này gắn với đầu của tế bào kia thành những ống dài từ rễ lên lá.

(5) Gồm những tế bào sống.

Mạch gỗ có bao nhiêu đặc điểm đã nói ở trên?

A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

Câu 9. Khi tế bào khí khổng mất nước thì

A. thành mỏng hết căng ra làm cho thành dày duỗi thẳng, khí khổng đóng lại.

B. thành dày căng ra làm cho thành mỏng cong theo, khí khổng đóng lại.

C. thành dảy căng ra làm cho thành mỏng co lại, khí khổng đóng lại.

D. thành mỏng căng ra làm cho thành dày duỗi thẳng, khí khổng khép lại.

Câu 10. Vai trò của kali trong cơ thể thực vật :

A. Là thành phần của protein và axit nucleic.

B. Hoạt hóa enzim, cân bằng nước và ion, mở khí khổng.

C. Là thành phần của axit nucleic, ATP, photpholipit, coenzim; cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ.

D. Là thành phần của thành tế bào và màng tế bào, hoạt hóa enzim.

 

Câu 11. Con đường thoát hơi nước qua khí khổng có đặc điểm là

A. vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng.

B. vận tốc nhỏ, được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng.

C. vận tốc lớn, không được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng.

D. vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh.

Câu 12. Thoát hơi nước có những vai trò nào trong các vai trò sau đây ?

(1) Tạo lực hút đầu trên.

(2) Giúp hạ nhiệt độ của lá cây vào nhưng ngày nắng nóng.

(3) Khí khổng mở cho CO2 khuếch tán vào lá cung cấp cho quá trình quang hợp.

(4) Giải phóng O2 giúp điều hòa không khí.

Phương án trả lời đúng là :

A. (1), (3) và (4). B. (1), (2) và (3).

C. (2), (3) và (4). D. (1), (2) và (4).

Câu 13. Vai trò chủ yếu của magie trong cơ thể thực vật :

A. Chủ yếu giữ cân bằng nước và ion trong tế bào, hoạt hóa enzim, mở khí khổng.

B. Là thành phần của axit nucleic, ATP, photpholipit, coenzim ; cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ.

C. Là thành phần của thành tế bào, màng tế bào, hoạt hóa enzim.

D. Là thành phần của diệp lục, hoạt hóa enzim.

Câu 14. Cho các đặc điểm sau:

(1) Được điều chỉnh (2) Vận tốc lớn.

(3) Không được điều chỉnh (4) Vận tốc nhỏ.

Con đường thoát hơi nước qua cutin có bao nhiêu đặc điểm trên?

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 15. Khi xét về ảnh hưởng của độ ẩm không khí đến sự thoát hơi nước, điều nào sau đây đúng?

A. Độ ẩm không khí càng cao, sự thoát hơi nước không diễn ra.

B. Độ ẩm không khí càng thấp, sự thoát hơi nước càng yếu.

C. Độ ẩm không khí càng thấp, sự thoát hơi nước càng mạnh.

D. Độ ẩm không khí càng cao, sự thoát hơi nước càng mạnh.

0
3 tháng 2 2017

Đáp án: B

30 tháng 3 2017

Đáp án A

Nguyên tố có chức năng là thành phần của protein, axit nuclêic, chất diệp lục, photpholipit, ATP, một số enzim, hoocmon sinh trưởng và vitamin là Nito.

2 tháng 1 2020

Đáp án : C

11 tháng 5 2017

Trình tự các giai đoạn của quá trình tiêu hóa nội bào:

X 2 → 3 → 1
Xét các phát biểu sau về bơm Na - K ⦁ Bơm Na - K là các chất vận chuyển (bản chất là protein) có ở trên màng tế bào ⦁ Có nhiệm vụ chuyển K+ từ phía ngoài trả vào phía trong màng tế bào làm cho nồng độ K+ ở bên trong tế bào luôn cao hơn bên ngoài tế bào, vì vậy duy trì được điện thế nghỉ ⦁ Hoạt động của bơm Na - K đôi khi không cần năng lượng ⦁ Hoạt động của bơm Na - K tiêu tốn...
Đọc tiếp

Xét các phát biểu sau về bơm Na - K

⦁ Bơm Na - K là các chất vận chuyển (bản chất là protein) có ở trên màng tế bào

⦁ Có nhiệm vụ chuyển Ktừ phía ngoài trả vào phía trong màng tế bào làm cho nồng độ Kở bên trong tế bào luôn cao hơn bên ngoài tế bào, vì vậy duy trì được điện thế nghỉ

⦁ Hoạt động của bơm Na - K đôi khi không cần năng lượng

⦁ Hoạt động của bơm Na - K tiêu tốn năng lượng. Năng lượng do ATP cung cấp

⦁ Bơm Na - K có vai trò trong cơ chế hình thành điện thế hoạt động. Bơm này chuyển Natừ phía trong trả ra phía ngoài màng tế bào trong trường hợp điện thế hoạt động xuất hiện

⦁ Chuyển Ktừ phía trong trả ra phía ngoài màng tế bào trong trường hợp điện thế hoạt động xuất hiện

Có bao nhiêu phát biểu trên không đúng về vai trò của bơm Na - K?

A. 2       

B. 3       

C. 4       

D. 5

1
27 tháng 7 2018

Đáp án: A

Xét các đặc điểm sau (1) là các hợp chất hữu cơ được tạo nên trong một thành phần của cơ thể và di chuyển đến các thành phần khác, tại đó chúng kích thích hay ức chế sinh trưởng (2) với nồng độ rất thấp có thể gây ra những biến đổi lớn trong cơ thể (3) kích thích cây phát triển nhanh (4) trong cây,  hoocmôn thực vật di chuyển trong mạch gỗ và mạch libe (5) khác biệt về enzim là...
Đọc tiếp

Xét các đặc điểm sau

(1) là các hợp chất hữu cơ được tạo nên trong một thành phần của cơ thể và di chuyển đến các thành phần khác, tại đó chúng kích thích hay ức chế sinh trưởng

(2) với nồng độ rất thấp có thể gây ra những biến đổi lớn trong cơ thể

(3) kích thích cây phát triển nhanh

(4) trong cây,  hoocmôn thực vật di chuyển trong mạch gỗ và mạch libe

(5) khác biệt về enzim là chất xúc tác cho một phản ứng sinh hóa, hoocmôn hoạt hóa cả một chương trình phát sinh hình thái như kích thích hạt và chồi nảy mầm bao gồm rất nhiều quá trình và nhiều phản ứng hóa sinh

Đặc điểm chung của hoocmôn thực vật là những đặc điểm?

A. (1), (2), (3) và (4)        

B. (1), (2), (3) và (5)

C. (1), (2), (4) và (5)        

D. (1), (3), (4) và (5)

1
6 tháng 10 2018

Đáp án: C

22 tháng 4 2017

Câu 3 (SGK trang 70)

Câu 3: Khoanh tròn vào câu trả lời đúng về tiêu hóa xellulose.

Trong ống tiêu hóa của động vật nhai lại, thành xellulose của tế bào thực vật

A. Không được tiêu hóa nhưng được phá vỡ ra nhờ co bóp mạnh của dạ dày

B. Được nước bọt thủy phân thành các thành phần đơn giản

C. Được tiêu hóa nhờ vi sinh vật cộng sinh trong manh tràng và dạ dày

D. Được tiêu hóa nhờ các enzim tiết ra từ ống tiêu hóa

22 tháng 4 2017

C. Được tiêu hóa nhờ vi sinh vật cộng sinh trong manh tràng và dạ dày

15 tháng 3 2018

Đáp án đúng : D

14 tháng 7 2023

a. Các tế bào T nhớ hoạt động sau khi cơ thể đã bị nhiễm tác nhân gây bệnh, lúc này các tế bào T nhớ đã tiếp xúc với kháng nguyên ít nhất một lần. Khi các tác nhân gây bệnh tái xâm nhập, cơ thể sẽ tạo đáp ứng miễn dịch thứ phát nhanh hơn và mạnh hơn.

b. Sau khi kháng nguyên đã bị loại trừ hoặc sau khi khỏi bệnh, tế bào T nhớ vẫn tiếp tục tồn tại trong cơ thể để khi các kháng nguyên tái xâm nhập, chúng sẽ hoạt hóa quá trình đáp ứng miễn dịch đặc hiệu để tiêu diệt các tác nhân gây hại. Nhờ đó, cơ thể thường không mắc lại các bệnh đã từng mắc phải.