K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 7 2018

●   Có hai lời ru của hai người ru em cu Tai, một là lời ru của tác giả, một lời ru khác là của mẹ em “Lưng đưa nôi và tim hát thành lời”.

●   Hai lời ru này hoà quyện vào nhau trong suốt bài thơ, tạo thành khúc hát ru độc đáo. Hai lời ru trong một khúc hát.

●   Mỗi lời ru gồm hai phần: Lời ru của tác giả và lời ru của mẹ em. Lời ru của tác giả kể ra những công việc mẹ em làm. Lời ru của mẹ em mong ước về em và về kết quả công việc. Âm điệu có phần lặp lại nhưng vẫn có phần phát triển làm cho lời ru vừa du dương lại vừa biến hoá. Không phải là lời ru buồn quen thuộc với những “sung chát đào chua”, với những “con cò” và “cơn mưa mù mịt”.

●   Nội dung bài thơ là những công việc của một bà mẹ kháng chiến: giã gạo nuôi bộ đội; phát rẫy tỉa bắp, lấy lương thực cho làng kháng chiến; chuyển lán, đạp rừng đánh Mĩ. Tình cảm của mẹ không chỉ dành cho con trai bé bỏng, mà còn dành cho bộ đội, cho dân làng, cho lãnh tụ và đất nước. Đấy chính là những nét mới mẻ, độc đáo của bài hát ru.

21 tháng 1 2017

Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ vừa trò chuyện với đối tượng (những em bé Tà-ôi trên lưng mẹ) với giọng điệu gần như lời ru, lại có những lời ru trực tiếp từ người mẹ, thống nhất tình yêu con với tình yêu cách mạng. Bài thơ Con cò gợi lại điệu hát ru để nói về ý nghĩa lời ru và ngợi ca tình mẹ.

15 tháng 3 2017

●   Chỉ có một em cu Tai, nhưng tác giả lại viết là “những em bé”. Đây là cách khái quát trong thơ. Em cu Tai là một hình ảnh cụ thể, nhưng có bao nhiêu em bé đã lớn trên lưng của những bà mẹ người dân tộc Tà Ôi. Cũng có bao nhiêu bà mẹ ngoài đời nhưng nhà thơ lại chỉ viết một bà mẹ mà thôi. Một em bé để nói rất nhiều em bé. Nhiều bà mẹ, nhưng chỉ để nói về một người mẹ.

●   Nhan đề của bài thơ do đó cũng là một ý thơ. Bài thơ ca ngợi người mẹ miền núi, cũng là người mẹ Việt Nam, kết hợp lòng thương con, yêu con với yêu thương bộ đội, yêu thương dân làng, yêu nước. Hình ảnh người mẹ là hình ảnh tượng trưng đã nuôi lớn những người con của mình để hiến dâng cho cuộc kháng chiến giành độc lập tự do cho Tổ Quốc.

 

25 tháng 2 2018

- Tác phẩm thể hiện tình yêu con và ước vọng của người mẹ dân tộc qua đó bày tỏ lòng yêu quê hương đất nước và khát vọng tự do của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.

31 tháng 5 2019

Tình yêu nước và sự gắn bó của người mẹ Tà ôi, biểu hiện tinh tế và thấm nhuần trong lời hát ru đứa con.

    + Tình thương con gắn với tình thương bộ đội, buôn làng, quê hương đang bị giặc xâm lược

    + Mẹ mong có gạo, bắp, mong con lớn khôn để trở thành chàng trai giỏi lao động

    + Tình yêu thương con của người mẹ còn gắn liền với tình yêu buôn làng, đất nước kháng chiến

    + Người mẹ kiên cường chiến đấu vì độc lập, tự do, vì bản thân là người kiên cường

27 tháng 5 2018

Bài thơ có 3 khúc, mỗi khúc có hai khổ thơ đều mở đầu bằng lời ru của tác giả, kết thúc bằng lời ru của mẹ

- Sự lặp đi lặp lại, cách ngắt nhịp tạo âm điệu dìu dắt vấn vương của lời ru, gợi vẻ nhịp nhàng của cánh nôi đưa.

- Giọng điệu thể hiện tình cảm tha thiết, trìu mến của người mẹ dành cho đứa con, mong con lớn khôn, khỏe mạnh, thành công dân tự do của nước nhà thống nhất, độc lập

31 tháng 5 2018

Hai bài thơ: " Khúc hát ru" và " Con cò" đều đề cặp đến tình mẹ con: ca ngợi tình mẫu tử, thông qua điệu hát ru, mỗi bài thơ lại có nội dung độc đáo riêng

   + "Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ" : Tình mẫu tử gắn liền với tình yêu đất nước, dân tộc

   + "Con cò" : khai thác và phát triển hình tượng con cò trong ca dao, dân ca để thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng, cao đẹp, sự trở che của người mẹ đối với con

   + Hai bài thơ trên với bài thơ "Mây và sóng" của Ta-go: cuộc trò chuyện cùng mây và sóng, thể hiện được sự ngây thơ, hồn nhiên và tình yêu thương mẹ thắm thiết.

23 tháng 11 2019

●    Tác giả: Nguyễn Khoa Điềm

●    Sinh năm 1943, quê ở Thừa Thiên – Huế trong một gia đình trí thức cách mạng. Sau khi tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm năm 1964, ông về lại quê hương tham gia cuộc chiến đấu chống Mĩ.

●    Ông bắt đầu làm thơ từ năm 1968, và là một nhà thơ tiêu biểu của thế hệ nhà thơ trẻ những năm kháng chiến chóng Mĩ. Thơ ông giàu chất suy tư, dồn nén xúc cảm thể hiện tâm tư của người trí thức tham gia vào cuộc chiến đấu của nhân dân. Tác phẩm chính: tập thơ : Đất ngoại ô (1972); Trường ca Mặt đường khát vọng (được hoàn thành ở Bình Trị Thiên 1971, in lần đầu 1974)

18 tháng 7 2019

Cách 1:

Bài thơ giúp ta hiểu rõ tấm lòng hi sinh cao quý của những bà mẹ dân tộc Tà Ôi.

- Người mẹ rất vất vả trong công việc, trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh. Thế nhưng tấm lòng của mẹ chan chứa, dung hoà hai tình cảm thiêng liêng cao đẹp. Mẹ thương con gắn liền với tình thương bộ đội, dân làng, đất nước. Những ước mơ của mẹ thể hiện trong việc mẹ làm. Mẹ làm việc hết sức mình cho con, cho đất nước. Những ước mơ ấy được nâng cao dần trong từng lời ru. Những tình cảm và ước mơ ấy được gửi gắm trong khúc ca giàu nhạc điệu dân tộc – đó là khúc hát ru với những hình ảnh độc đáo, sự so sánh, đối sánh trong mỗi câu thơ và bình diện toàn bài. Tất cả đã làm người đọc xúc động trước hình ảnh của người mẹ : đáng kính trọng, đáng tự hào và đáng ca ngợi.

Cách 2:

Hình ảnh người mẹ bao giờ cũng gợi nhiều cảm xúc cho nhà thơ. Chúng ta gặp bà má Hậu Giang trong thơ Tố Hữu, bà mẹ “nắng cháy lưng, địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô” cũng của Tố Hữu. Rồi người mẹ đào hầm từ khi “tóc còn xanh đến khi phơ phơ đầu bạc” của Dương Hương Ly, người mẹ “không có yếm đào, nón mê thay nón quai thao đội đầu” của Nguyễn Duy. Nguyễn Khoa Điềm đã đóng góp hình ảnh người mẹ dân tộc Tà ôi địu con tham gia kháng chiến chống Mĩ. Người mẹ làm những việc vất vả: giã gạo, phát rẫy tỉa bắp, chuyển lán, đạp rừng. Mẹ thương con, tình thương ấy hoà quyện trong tình thương bộ đội, thương dân làng, thương đất nước. Chính tình thương ấy làm cho mẹ có sức mạnh bền bỉ, dẻo dai, nuôi những đứa con kháng chiến. Người mẹ Tà ôi vô danh là tiêu biểu cho người mẹ VN anh hùng trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do, thống nhất đất nước.