K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 12 2018

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Nhật Bản bị suy sụp nghiêm trọng, nhưng đến năm 1952, kinh tế đã khôi phục ngang mức trước chiến tranh và phát triển với tốc độ cao trong giai đoạn 1955 - 1973.

Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn trên là do một số nguyên nhân chủ yếu sau :

- Chú trọng đầu tư hiện đại hóa công nghiệp, tăng vốn, gắn liền với áp dụng kĩ thuật mới.

- Tập trung cao độ vào phát triển các ngành then chốt, có trọng điểm theo từng giai đoạn (ví dụ : thập niên 50 của thế kỉ XX, tập trung vốn cho ngành điện lực, thập niên 60 - cho các ngành luyện kim, thập niên 70 - cho giao thông vận tải,...)

- Duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng, vừa phát triển các xí nghiệp lớn, vừa duy trì những cơ sở sản xuất nhỏ, thủ công.

Những năm 1973 - 1974 và 1979 - 1980, do khủng hoảng dầu mỏ, tốc độ tăng trưởng nền kinh tế giảm xuống (còn 2,6%, năm 1980). Nhờ điều chỉnh chiến lược phát triển nên đến những năm 1986 - 1990, tốc độ tăng GDP trung bình đã đạt 5,3%. Từ năm 1991, tốc độ tăng trưởng kinh tế Nhật Bản đã chậm lại.

Hiện nay, Nhật Bản là nước đứng thứ hai thế giới về kinh tế, tài chính. GDP năm 2005 của Nhật Bản đạt khoảng 4800 tỉ USD, đứng thứ hai thế giới sau Hoa Kì.



6 tháng 1 2019

Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn trên là do một số nguyên nhân chủ yếu sau :

- Chú trọng đầu tư hiện đại hóa công nghiệp, tăng vốn, gắn liền với áp dụng kĩ thuật mới.

- Tập trung cao độ vào phát triển các ngành then chốt, có trọng điểm theo từng giai đoạn (ví dụ : thập niên 50 của thế kỉ XX, tập trung vốn cho ngành điện lực, thập niên 60 - cho các ngành luyện kim, thập niên 70 - cho giao thông vận tải,...)

- Duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng, vừa phát triển các xí nghiệp lớn, vừa duy trì những cơ sở sản xuất nhỏ, thủ công.

Những năm 1973 - 1974 và 1979 - 1980, do khủng hoảng dầu mỏ, tốc độ tăng trưởng nền kinh tế giảm xuống (còn 2,6%, năm 1980). Nhờ điều chỉnh chiến lược phát triển nên đến những năm 1986 - 1990, tốc độ tăng GDP trung bình đã đạt 5,3%. Từ năm 1991, tốc độ tăng trưởng kinh tế Nhật Bản đã chậm lại.

Hiện nay, Nhật Bản là nước đứng thứ hai thế giới về kinh tế, tài chính. GDP năm 2005 của Nhật Bản đạt khoảng 4800 tỉ USD, đứng thứ hai thế giới sau Hoa Kì.

21 tháng 11 2016

sau chiến tranh thế giới T2 nền kinh tế của các nước châu á có nhiều chuyển biến mạnh

xuất hiện cường quốc kinh tế Nhật Bản và 1 số nước công nghiệp mới

sự phát triển KT-XH giữa các nước và các vùng KT không đều và nhiều nước đang phát triển có thu nhập thấp

8 tháng 1 2022

Dưới chế độ thực dân và phong kiến, nhiều nước châu Á thành nơi cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ hàng hoá của đế quốc, ... Vì vậy đã làm cho nền kinh tế châu Á rơi vào tình trạng chậm phát triển kéo dài. - Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhiều nước đã giành được độc lập nhưng nền kinh tế đã kiệt quệ, đời sống người dân khó khăn. Mãi đến nửa cuối thế kỉ XX nền kinh tế mới có những chuyển biến mạnh mẽ, song sự phát triển giữa các nước và vùng lãnh thổ không đều. Nhiều nước có nền kinh tế phát triển vượt bậc, nhưng số lượng các quốc gia nghèo khó vẫn chiếm tỉ lệ cao

21 tháng 1 2022

câu 1 

hiểu biết của e về nước Mĩ hiện nay

về chính trị: Joe Biden đã lên tổng thống.

kinh tế: do dịch bệnh nên Mĩ đang có xu hướng giảm dần và đã mở các đường dây mua bán với trung quốc.

xã hội: an ninh trật tự vẫn tốt, người dân hầu như đã tiêm phòng bệnh.

20 tháng 12 2016

au Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản thoát khỏi cuộc chiến, các nước thuộc địa dần dần giành độc lập. Nền kinh tế các nước đều bị kiệt quệ. đời sống nhân dân vô cùng cực khó. Hầu hết các nước đều thiếu lương thực, thực phẩm, thiếu hàng hóa tiêu dùng, thiếu các công cụ và phương tiện sản xuất... Trong nửa cuối thế kỉ XX, nền kinh tế các nước và vùng lãnh thổ đã có nhiều chuyển biến.

Bảng 7.2. Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội ở một số nước châu Á.


Đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội của các nước và vùng lãnh thổ ở châu Á vào cuối thế kỉ XX, người ta nhận thấy :
- Trình độ phát triển giữa các nước và vùng lãnh thổ rất khác nhau. Có thể phân biệt :
+ Nhật Bản là nước phát triển cao nhất châu Á, đứng hàng thứ hai thế giới, sau Hoa Ki và là nước có nền kinh tế - xã hội phát triển toàn diện.
+ Một số nước và vùng lãnh thổ có mức độ công nghiệp hóa khá cao và nhanh như Xin-ga-po, Hàn Quốc, Đài Loan... được gọi là những nước công nghiệp mới.
+ Một số nước đang phát triển có tốc độ công nghiệp hóa nhanh, song nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng như Trung Quốc, Ấn Độ. Ma-lai-xi-a, Thái Lan... Các nước này tập trung phát triển dịch vụ và công nghiệp chế biến để xuất khẩu, nhờ đó tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao.
+ Một số nước đang phát triển, nền kinh tế dựa chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp như Mi-an-ma. Lào, Băng-la-đét, Nê-pan Cam-pu-chia...
+ Ngoài ra, còn một số nước như Bru-nây, Cô-oét, A-rập Xê-Út... nhờ có nguồn dầu khí phong phú được nhiều nước công nghiệp đầu tư khai thác, chế biến, trở :hành những nước giàu nhưng trình độ kinh tế - xã hội chưa phát triển cao.
- Một số quốc gia tùy thuộc loại nước nông - công nghiệp nhưng lại có các ngành công nghiệp rất hiện đại như các ngành điện tử, nguyên tử, hàng không vũ trụ... Đó là các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Pa-ki-xtan...
- Hiện nay, ở châu Á số lượng các quốc gia có thu nhập thấp, đời sống nhân dân nghèo khổ... còn chiếm tỉ lệ cao.

 

20 tháng 12 2016

thanks

Giúp Em Với Ạ !!Chủ đề: Đặc điểm phát triển kinh tế-xã hội các nước châu ÁCâu 1. Ở châu Á, nền kinh tế nước nào phát triển sớm nhất?A. Trung Quốc.       B. Ấn Độ.          C. Nhật Bản.            D. Hàn Quốc.Câu 2. Khoảng thời gian nào đánh dấu nền kinh tế châu Á có nhiều chuyển biến tích cực?A. Cuối thế kỉ XIX.      B. Đầu thế kỉ XX.        C. Nửa cuối thế kỉ XX.      C. Đầu thế kỉ XXI.Câu 3....
Đọc tiếp

Giúp Em Với Ạ !!

Chủ đề: Đặc điểm phát triển kinh tế-xã hội các nước châu Á

Câu 1. Ở châu Á, nền kinh tế nước nào phát triển sớm nhất?

A. Trung Quốc.       B. Ấn Độ.          C. Nhật Bản.            D. Hàn Quốc.

Câu 2. Khoảng thời gian nào đánh dấu nền kinh tế châu Á có nhiều chuyển biến tích cực?

A. Cuối thế kỉ XIX.      B. Đầu thế kỉ XX.        C. Nửa cuối thế kỉ XX.      C. Đầu thế kỉ XXI.

Câu 3. Đánh giá về các nền kinh tế châu Á người ta thấy đặc điểm nổi bật là

A. các nền kinh tế phát triển đồng đều nhau.           

B. các nền kinh tế đang có sự tăng trưởng mạnh nhưng trình độ không đồng đều nhau.

C. các nền kinh tế phát triển mạnh ở khu vực Đông Nam Á.  

D. các nền kinh tế kém phát triển tập trung nhiều ở khu vực Đông Á.

Câu 4. Trong nhiều năm qua, nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất ở Châu Á là

A. Trung Quốc.          B. Ấn Độ.          C. Nhật Bản.            D. Hàn Quốc.

Câu 5. Ý nào dưới đây không đúng khi nói về nền kinh tế châu Á?

A. Còn đang phát triển với trình độ thấp.           B. Phát triển nhanh với trình độ cao.

C. Chủ yếu còn dựa vào nông nghiệp.                D. Phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu.

1
15 tháng 11 2021

1C 

3C

4A

5B

8 tháng 5 2021

Vị trí và giới hạn lãnh thổ.

 a. Đất liền: diện tích 331.212 km2

- Lãnh thổ Việt Nam nằm hoàn toàn ở bán cầu Bắc và Đông.

- Tiếp giáp:

          + Điểm cực Bắc : vĩ độ 23023’B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang,

            + Điểm cực Nam : vĩ độ 80 34’B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.

            + Điểm cực Tây : kinh độ 102009’Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.

            + Điểm cực Đông : kinh độ 1090 24’Đ tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.

  - Nằm trong khu vực múi giờ số 7.

  - Nằm hoàn toàn trong khu vực nhiệt đới.

 

 b. Phần biển:

- Diện tích trên 1 triệu km2 trên biển Đông.

- Có 2 quần đảo lớn là: Hoàng Sa và Trường Sa.

c. Đặc điểm của vị trí địa lí Việt Nam về mặt tự nhiên:

- Vị trí nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến.

 - Nằm gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.

 - Cầu nối giữa đất liền – đại dương, giữa lục địa và hải đảo, giữa các đại dương lớn.

 - Nằm trong khu vực gió mùa và nơi di cư của các luồng sinh vật.

Ý nghĩa:
Lãnh thổ VN gồm 2 bộ phận :
- Đất liền : 330991 km2, hình chữ S.
- Biển rộng gấp nhiều lần so với đất liền, thuận lợi phát triển các ngành kinh tế biển.

- Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và địa trung hải, trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động thực vật nên có nhiều tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật vô cùng phong phú.
- Vị trí và hình thể nước ta đã tạo nên sự phân hóa đa dạng của tự nhiên thành các vùng tự nhiên khác nhau giữa miền Bắc với miền Nam, giữa miền núi và đồng vằng, ven biển, hải đảo.
- Việt Nam nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới.
- Nước ta còn là cửa ngõ mở lối ra biển thuận lợi cho các nước Lào, Đông bắc Thái Lan, Campuchia và khu vực Tây Nam Trung Quốc.
Vị trí địa lí thuận lợi như vậy có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ, tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới, thu hút vốn đầu tư của nước ngoài.
- Vị trí địa lí tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước, đặc biệt là với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á.