K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 8 2022

- Phân bố dân cư tiền sử: Các di tích văn hóa của cư dân hậu kỳ Đá mới - Kim khí Đắk Lắk phân bố chủ yếu trên các cao nguyên M'Đrắk, Buôn Ma Thuột. Ngoài ra còn cư trú ở các vùng trũng như Krông Pắk - Lắk; ở vùng đồi núi thấp Ea H'Leo hoặc vùng bán bình nguyên Ea Súp. 

- Hoạt động kinh tế: Chủ yếu thời tiền sử Đăk Lắk là các hoạt động săn bắt, hái lượm, thủ công chế tác đồ đá, làm gốm, làm nông, trao đổi sản phẩm và bước đầu luyện kim.

- Kinh tế sản xuất: Khảo cổ học không có nhiều bằng chứng trực tiếp về các hoạt động trồng trọt và chăn nuôi trong thời Đá mới và thời Kim khí ở Đắk Lăk. Tổ hợp công cụ làm nông nghiệp như cuốc đá, rìu và bôn đá... Trong các di chỉ tiền sử Đắk Lắk giống di vật cùng loại ở Lung Leng (Kon Tum), nơi đã tìm thấy những hạt thóc cháy đựng trong một nồi gốm, có niên đại tuyệt đối là 3.000 năm cách ngày nay.

- Thủ công đúc đồng: Cồng chiêng làm từ đồng là nhạc khí không thể thiếu được trong đời sống cộng đồng các dân tộc hiện nay ở Đắk Lắk. Do chưa có bằng chứng về nguồn nguyên liệu, lò đúc đồng thủ công truyền thống nên có người cho rằng, đồng bào Tây Nguyên không biết đến luyện kim. Tất cả cồng chiêng của họ là do trao đổi voi và vàng bạc đá quý với các dân tộc người xung quanh.

- Tổ chức xã hội: Từ phương thức sống như đã trình bày ở trên có thể giúp ta hình dung xã hội của cư dân tiền sử Đăk Lắk  là một cộng đồng gồm nhiều bộ lạc sống dàn trải trên các địa hình khác nhau của vùng đất Đắk Lắk. Tuy nhiên mức độ tập trung, liên kết trong một địa bàn bằng một tổ chức xã hội nhất định đã xuất hiện, mặc dù có phần lỏng lẻo hơn so với cư dân cùng thời ở miền đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam. 

Câu 1

Việc phát minh ra thuật luyện kim có ý nghĩa quan trọng :
- Tạo ra nguyên liệu làm công cụ, vật dụng mới khá cứng, có thể thay thế đồ đá.
- Đúc được nhiều loại hình công cụ, dụng cụ khác nhau.
- Công cụ sắc bén hơn, đạt năng suất lao động cao hơn nhiều so với công cụ đá.
—> Việc phát minh ra thuật luyện kim đã làm thay đổi sức sản xuất, tạo nên những chuyển biến mạnh mẽ trong đời sống kinh tế - xã hội, đưa con người ra khỏi thời nguyên thủy, bước sang thời đại văn minh.

Câu 2

Nhà ở phổ biến là nhà sàn mái cong hình thuyền hay mái tròn hình mui thuyền, làm bằng gỗ, tre, nứa, lá, có cầu thang tre (hay gỗ) để lên xuống.
Làng, chạ thường gồm vài chục gia đình, sống quây quần ở ven đồi hoặc ở vùng đất cao ven sông, ven biển, ở một vài làng, chạ, người ta đã biết dùng tre rào quanh làng để ngăn thú dữ. Việc đi lại giữa các làng, chạ chủ yếu bằng thuyền.
Thức ăn chính hằng ngày là cơm nếp, cơm tẻ, rau, cà, thịt, cá. Trong bữa ăn, người ta đã biết dùng mâm, bát, muôi. Họ còn biết làm muối, mắm cá và dùng gừng làm gia vị.
Ngày thường, nam thì đóng khố, mình trần, đi chân đất ; còn nữ thì mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực. Mái tóc có nhiều kiểu : hoặc cắt ngắn bó xõa, hoặc búi tó, hoặc tết đuôi sam thả sau lưng. Ngày lễ, họ thích đeo các đồ trang sức như vòng tay, hạt chuỗi, khuyên tai. Phụ nữ mặc váy xòe kết bằng lông chim, đội mũ cắm lông chim hay bông lau.
Câu 3

Những điểm giống và khác nhau của nhà nước Văn Lang và nhà nước Âu Lạc :
- Giống nhau :
+ Có tổ chức từ trên xuống dưới, lấy làng, chạ làm cơ sở (đơn vị hành chính).
+ Tuy còn đơn giản nhưng đã là tổ chức chính quyền cai quản cả nước
(quản lí).
- Khác nhau :
Thời Âu Lạc, quyền hành của nhà nước đã cao hơn và chặt chẽ hơn. Vua có quyền thế hơn trong việc trị nước. Sự phân biệt giữa tầng lớp thống trị và nhân dân sâu sắc hơn.
Câu 4

Thời gian cách đâu 40-30 vạn năm trước

Địa điểm Thẩm Khuyên , Thẩm Hai ( Lạng Sơn) Núi Đọ , Quan Yên ( Thanh Hóa ) Xuân Lộc ( Đồng Nai )

Hiện vật : chiếc răng hóa thạch , rìu đá ghè đẽo thô sơ

6 tháng 12 2017

thank you bạn nha

27 tháng 1 2020

4. Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh:

- Vào khoảng các thế kỉ VIII - VII TCN, ở vùng đồng bằng ven các sông lớn thuộc Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay, đã dần dần hình thành những bộ lạc lớn, gần gũi nhau về tiếng nói và phương thức hoạt động kinh tế, sản xuất phát triển.

- Trong các chiềng, chạ, một số người giàu lên, được bầu làm người đứng đầu để trông coi mọi việc; một số ít nghèo khổ, phải rơi vào cảnh nô tì. Mâu thuẫn giữa người giàu và người nghèo đã nảy sinh và ngày càng tăng thêm.

- Việc mở rộng nghề nông trồng lúa nước ở vùng đồng bằng ven các con sông lớn gặp nhiều khó khăn.

⇒ Vì vậy, cần phải có người chỉ huy đứng ra tập hợp nhân dân các làng bản chống lại lụt lội, bảo vệ mùa màng (làm thủy lợi).

- Cần có thủ lĩnh chỉ đạo các cuộc đấu tranh chống xung đột.

⇒ Nhà nước Văn Lang đã ra đời trong hoàn cảnh phức tạp trên.

27 tháng 1 2020

5. Nhà nước Văn Lang được tổ chức:

- Hùng Vương lên ngôi, đặt tên nước là Văn Lang, chia nước làm 15 bộ, đóng đô ở Bạch Hạc (Việt Trì - Phú Thọ).

- Vua giữ mọi quyền hành trong nước, các bộ đều thần thuộc. Đặt tướng văn là Lạc hầu, tướng võ là Lạc tướng. Con trai vua là Quan lang, con gái vua là Mị nương.

- Đứng đầu các bộ là Lạc tướng. Đứng đầu các chiềng, chạ là Bồ chính. Trong chiềng, chạ, những người già được tôn trọng, thường giúp Bồ chính giải quyết việc sản xuất, chia phần ruộng cày cấy, giải quyết các mối bất hòa của dân làng.

⇒ Tổ chức còn đơn giản, sơ khai.

- Nhà nước Văn Lang chưa có luật pháp và quân đội. Khi có chiến tranh, các vua Hùng và các Lạc tướng huy động thanh niên trai tráng ở các chiềng, chạ tập hợp lại, cùng chiến đấu.

*Sơ đồ bộ máy nhà nước thời Văn Lang:

undefined

23 tháng 10 2018

Câu 1 :Trồng trọt và chăn nuôi là những phát minh quan trọng của người nguyên thủy, có ý nghĩa to lớn:

- Con người chủ động tạo ra lượng lương thực, thực phẩm cần thiết, vượt qua được thời kì hoàn toàn dựa vào thiên nhiên (hái lượm, săn bắt) để bước sang thời kì mới - chủ động sản xuất nâng cao chất lượng cuộc sống.

- Là điều kiện cơ bản để định cư lâu dài.

Câu 2: Ý nghĩa của việc chôn công cụ sản xuất theo người chết

Việc chôn công cụ theo người chết có ý nghĩa:
Thứ nhất: Người nguyên thủy quan niệm chết là chuyển sang thế giới khác và con người vẫn phải lao động (trần sao âm vậy).
Thứ hai: Thể hiện sự phát triển trong đời sống văn hóa - tinh thần của người nguyên thủy: tôn trọng người chết
Việc chôn công cụ sản xuất theo người chết đã giúp chúng ta hiểu đươc các giai đoạn phát triển của người nguyên thủy từ đó xác định được dấu tích và niên đại của người nguyên thủy trên đất nước ta.


23 tháng 10 2018

1.Trồng trọt và chăn nuôi là những phát minh quan trọng của người nguyên thủy, có ý nghĩa to lớn:

- Con người chủ động tạo ra lượng lương thực, thực phẩm cần thiết, vượt qua được thời kì hoàn toàn dựa vào thiên nhiên (hái lượm, săn bắt) để bước sang thời kì mới - chủ động sản xuất nâng cao chất lượng cuộc sống.

- Là điều kiện cơ bản để định cư lâu dài.

2.Việc chôn công cụ theo người chết có ý nghĩa:
Thứ nhất: Người nguyên thủy quan niệm chết là chuyển sang thế giới khác và con người vẫn phải lao động (trần sao âm vậy).
Thứ hai: Thể hiện sự phát triển trong đời sống văn hóa - tinh thần của người nguyên thủy: tôn trọng người chết
Việc chôn công cụ sản xuất theo người chết đã giúp chúng ta hiểu đươc các giai đoạn phát triển của người nguyên thủy từ đó xác định được dấu tích và niên đại của người nguyên thủy trên đất nước ta.


25 tháng 11 2017

Bài 1:

Đời sống vật chất:

- Luôn cải tiến công cụ để nâng cao năng suất

- Sống trong hang động, mái đá, biết làm lều để ở.

- Biết trồng trọt, chăn nuôi.

Tổ chức xã hội:

- Sống thành từng nhóm, cùng huyết thống. Định cư lâu dài ở một nơi. tôn người mẹ lớn tuổi lên đứng đầu. Đó là chế độ thị tộc mẫu hệ.

Đời sống tinh thần:

- Biết làm đồ trang sức, vẽ trang trí, có tục chôn cất người chết.

Bài 2:

Chế độ chuyên chế cổ đại phương Đông là : Là một trong hai mô hình nhà nước của xã hội loài người thời cổ đại, trong đó vua đứng đầu nhà nước, có quyền lực tối cao và một bộ máy quan liêu giúp việc thừa hành. Các nước phương Đông cổ đại như Ai Cập, các quốc gia ở Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc là điển hình cùa chế độ chuyên chế cổ đại.

Bài 3:

Sự ra đời của Lịch pháp và Thiên văn học:

Những tri thức Thiên văn học và Lịch pháp học ra đời vào loại sớm nhất ở các quốc gia cổ đại phương Đông. Nó gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp. Để cày cấy đúng thời vụ, những người nông dân luôn phải “trông trời, trông đất”. Dần dần, họ biết đến sự chuyển động của Mặt Trời, Mặt Trăng. Đó là những tri thức đầu tiên về thiên văn. Từ tri thức đó, người phương Đông sáng tạo ra lịch. Vì vậy, lịch của họ là nông lịch, một năm có 365 ngày được chia thành 12 tháng.

Đây cũng là cơ sở để người ta tính chu kì thời gian và mùa. Thời gian được tính bằng năm, tháng, tuần, ngày. Năm lại có mùa ; mùa mưa là mùa nước lên, mùa khô là mùa nước xuống, mùa gieo trồng đất bãi. Thời đó, con người còn biết đo thời gian bằng ánh sáng mặt trời và tính được mỗi ngày có 24 giờ.

Thiên văn học sơ khai và lịch đã ra đời như thế.

b) Chữ viết

Sự phát triển của đời sống làm cho quan hệ của xã hội loài người trở nên phong phú và đa dạng ; người ta cần ghi chép và lưu giữ những gì đã diễn ra. Chữ viết ra đời bắt nguồn từ nhu cầu đó. Chữ viết là một phát minh lớn của loài người.

Các cư dân phương Đông là người đầu tiên phát minh ra chữ viết. Vào khoảng thiên niên kỉ IV TCN, chữ viết đã xuất hiện ở Ai Cập và Lưỡng Hà.

Lúc đầu, chữ viết chỉ là hình vẽ những gì mà họ muốn nói, sau đó họ sáng tạo thêm những kí hiệu biểu hiện khái niệm trừu tượng. Chữ viết theo cách đó gọi là chữ tượng hình. Người Trung Hoa xưa vẽ để chỉ ruộng, vẽ để chỉ cây và vẽ để chỉ rừng.

Người Ai Cập xưa vẽ để chỉ nhà, vẽ chỉ móm, vẽ để chỉ Mặt Trời...

Sau này, người ta cách điệu hoá chữ tượng hình thành nét và ghép các nét theo quy ước để phản ánh ý nghĩ của con người một cách phong phú hơn gọi là chữ tượng ý. Chữ tượng ý chưa tách khỏi chữ tượng hình mà thường được ghép với một thanh để phản ánh tiếng nói, tiếng gọi có âm sắc, thanh điệu của con người.

Nguyên liệu được dùng để viết của người Ai Cập là giấy làm bằng vỏ cây papirút. Người Su-me ở Lưỡng Hà dùng một loại cây sậy vót nhọn làm bút viết lên trên những tấm đất sét còn ướt rồi đem phơi nắng hoặc nung khô. Người Trung Quốc lúc đầu khắc chữ trên xương thú hoặc mai rùa, về sau họ đã biết kết hợp một số nét thành chữ và viết trên thẻ tre hay trên lụa.

c) Toán học

Do nhu cầu tính toán lại diện tích ruộng đất sau khi ngập nước, tính toán trong xây dựng, nên Toán học xuất hiện rất sớm ở phương Đông.

Lúc đầu, cư dân phương Đông biết viết chữ số từ 1 đến 1 triệu bằng những kí hiệu đơn giản. Người Ai Cập cổ đại rất giỏi về hình học. Họ tính được số Pi (71) bằng 3,16 ; tính được diện tích hình tròn, hình tam giác, thể tích hình cầu v.v... Còn người Lưỡng Hà giỏi về số học. Họ có thể làm các phép cộng, trừ, nhân, chia cho tới một triệu. Chữ số mà ta dùng ngày nay, quen gọi là chữ số A-rập, kể cả số 0, là thành tựu lớn do người Ấn Độ tạo nên.

Những hiểu biết về toán học của người xưa đã để lại nhiều kinh nghiệm quý, chuẩn bị cho bước phát triển cao hơn ở thời sau.

d) Kiến trúc

Trong nền văn minh cổ đại phương Đông, nghệ thuật kiến trúc phát triển rất phong phú.

Nhiều di tích kiến trúc cách đây hàng nghìn năm vẫn còn lưu lại như Kim tự tháp ở Ai Cập, những khu đền tháp ở Ấn Độ, thành Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà ...

Những công trình cổ xưa này là những kì tích về sức lao động và tài năng sáng tạo của con người.

Bài 4:

Người nguyên thủy thời Hòa Bình - Bắc Sơn - Hạ Long không chỉ biết lao động mà còn làm nhiều đồ trang sức. Những vỏ ốc được xuyên lỗ, những vòng tay đá, những hạt chuỗi bằng đất nung ... được tìm thấy trong các di chỉ khảo cổ đã khẳng định điều đó. 

Người nguyên thủy đã biết vẽ trên vách hang động những hình mô tả cuộc sống tinh thần của mình. Trong quan hệ thị tộc, tình mẹ con, anh em ngày càng gắn bó. Trong nhiều hang động ở Bắc Sơn, nhiều địa điểm ở Quỳnh Văn, Hạ Long, người ta phát hiện được những bộ xương người được chôn cất, thậm chí như ở Quỳnh Văn, bên cạnh xương người chết, còn có một, hai lưỡi cuốc đá được chôn cất theo.

Cuộc sống của người nguyên thủy ở Bắc Sơn - Hạ Long đã phát triển khá cao về tất cả các mặt.

11 tháng 5 2021

Đắk Lắk từ thời nguyên thủy đến thế kỉ XV

- Phân bố dân cư tiền sử: Các di tích văn hóa của cư dân hậu kỳ Đá mới - Kim khí Đắk Lắk phân bố chủ yếu trên các cao nguyên M'Đrắk, Buôn Ma Thuột. Ngoài ra còn cư trú ở các vùng trũng như Krông Pắk - Lắk; ở vùng đồi núi thấp Ea H'Leo hoặc vùng bán bình nguyên Ea Súp. 

- Hoạt động kinh tế: Chủ yếu thời tiền sử Đăk Lắk là các hoạt động săn bắt, hái lượm, thủ công chế tác đồ đá, làm gốm, làm nông, trao đổi sản phẩm và bước đầu luyện kim.

- Kinh tế sản xuất: Khảo cổ học không có nhiều bằng chứng trực tiếp về các hoạt động trồng trọt và chăn nuôi trong thời Đá mới và thời Kim khí ở Đắk Lăk. Tổ hợp công cụ làm nông nghiệp như cuốc đá, rìu và bôn đá... Trong các di chỉ tiền sử Đắk Lắk giống di vật cùng loại ở Lung Leng (Kon Tum), nơi đã tìm thấy những hạt thóc cháy đựng trong một nồi gốm, có niên đại tuyệt đối là 3.000 năm cách ngày nay.

- Thủ công đúc đồng: Cồng chiêng làm từ đồng là nhạc khí không thể thiếu được trong đời sống cộng đồng các dân tộc hiện nay ở Đắk Lắk. Do chưa có bằng chứng về nguồn nguyên liệu, lò đúc đồng thủ công truyền thống nên có người cho rằng, đồng bào Tây Nguyên không biết đến luyện kim. Tất cả cồng chiêng của họ là do trao đổi voi và vàng bạc đá quý với các dân tộc người xung quanh.

- Tổ chức xã hội: Từ phương thức sống như đã trình bày ở trên có thể giúp ta hình dung xã hội của cư dân tiền sử Đăk Lắk  là một cộng đồng gồm nhiều bộ lạc sống dàn trải trên các địa hình khác nhau của vùng đất Đắk Lắk. Tuy nhiên mức độ tập trung, liên kết trong một địa bàn bằng một tổ chức xã hội nhất định đã xuất hiện, mặc dù có phần lỏng lẻo hơn so với cư dân cùng thời ở miền đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam. 

Đắk Lắk từ thế kỉ XV đến năm 1905

- Từ trước khi thực dân Pháp chính thức xâm lược Việt Nam (1858), vùng đất Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng, do vị trí địa lí, đặc điểm cư dân và các đặc điểm truyền thống nên hầu như cách biệt với vùng đất duyên hải ven biển miền Trung Việt Nam và các nước láng giềng về mặt văn hóa.

- Về mặt địa giới hành chính, do vị trí nằm ở ngã ba quốc gia vùng Đông Dương, luôn chịu sự tranh chấp giữa các thế lực bên ngoài với các tộc người bản địa, giữa các thế lực đó với nhau, nên vùng đất này chịu sự xáo trộn về ranh giới địa lý.

- Năm 1471, khi vua lê Thánh Tông vào phương Nam đánh bại Champa, nhà vua đặt vùng đất Tây Nguyên là nước Nam Bàn, một phiên quốc của Đại Việt. Tuy nhiên trên thực tế, cho dên lúc ấy và nhiều thế kỷ sau đó vẫn chưa có sự lệ thuộc nào giữa các bộ phận dân cư trong khu vực Tây Nguyên với quốc gia Đại Việt.

- Năm 1540, Bùi Tá Hán được bổ nhiệm vào trấn thủ Quảng Nam. Sau khi dẹp được loạn "Đá Vách", ông đã đưa ra nhiều chính sách nhằm thắt chặt hơn nữa mối quan hệ giữa Đại Việt với các tộc người trên vùng cao nguyên. 

- Đén thé kỷ XVII, mối quan hệ giữa các chúa Nguyễn và các tộc người Thượng tại Tây Nguyên vẫn được duy trì chặt chẽ. Trong cuộc khởi nghĩa của nghĩa quân Tây Sơn, đồng bào Tây Nguyên đã ủng hộ nghĩa quân rất tích cực, góp phần không nhỏ vào những chiến thắng lịch sử của nghĩa quân. Đến Triều Nguyễn, do chính sách sai lầm trong việc cai quản vùng này, triều Nguyễn đã để vùng Tây Nguyên rơi vào sự cai trị của quân Xiêm.

- Giữa thế kỷ XIX, thực dân Pháp tiến hành xâm lược nước ta, nhà Nguyễn đã lùi dần từng bước, rồi chức thức đầu hàng với hiệp ước Pa- tơ - nốt năm 1884, công nhận sự thống trị của thực dân Pháp đối với nước ta. Tuy nhiên, sự đầu hàng của triều Nguyễn không đồng nghĩa với sự đầu hàng của cả dân tộc , nhân dân cả nước đã không ngừng đấu tranh bằng nhiều hình thức . Đến cuối những năm 90 của thế kỉ XIX, thực dân Pháp mới cơ bản bình định vùng đồng bằng và bắt đầu tiến quân xâm lược ra các vùng cao nguyên, miền núi.

- Năm 1984, hai toán quân Pháp theo thung lũng sông Ba và sông Krong H'Năng tiến lên Đắk Lắk nhưng bị đồng bào Mdhur, Êđê dưới sự lãnh đạo của N'Trang Guh đánh phải rút lui.

- Ngày 16/10/1898, Khâm sứ Trung Kỳ Boulloche buộc triều đình Huế sắp đặt vùng Tây Nguyên dưới sự đặc trách của người Pháp. Năm 1899, thực đân Pháp từ CamPuChia sang xây dựng căn cứ Buôn Đôn. Ngày 02/11/1899, viên quan cai trị Bourgeois lập ra hạt điah lý Bản Đôn với mục đích làm thí điểm cho công cuộc bình định cao guyên Trung phần. Năm 1900, chúng tiến quân xuống phái Nam xâm chiếm vùng đất nơi đồng bào dân tộc Bih sinh sống. Năm 1905, thực dân pháp đặt địa lí tại M'Đrắk và khi tỉnh Đắk Lắk chính thức thành lập thì những tòa đại lí được phân bố khắp nơi, bộ máy cai trị của thực dân Pháp cũng được dần hoàn chỉnh.

- Ngày 22/01/1904, theo Nghị định của toàn quyền Đông Dương, Tỉnh Đắk Lắk chính thức thành lập, tách ra khỏi Lào, được quyền cai trị của khâm sứ Trung Kỳ. Lúc mới thành lập, Đắk Lắk chưa chia huyện, tổng mà chỉ có đơn vị làng (còn gọi là Buôn): người Êđê có 151 làng, người Bih có 24 làng, người Gia Rai có 11 làng, người Krung có 28 làng, người Mdhur có 120 làng, người Mnong có 117 làng, người Xiêm có 1 làng. Tên gọi và địa giới của tỉnh Đắk Lắk qua các thời kỳ lịch sử có nhiều đặc điểm khác nhau, nhưng địa bàn của các cư dân sinh sống trên cao nguyên Đắk Lắk  vẫn chủ yếu là các dân tộc Êđê, Gia Rai, Mnong, Xơ Đăng. Đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây chịu ảnh hưởng của các dân tộc khác trong vùng phía Nam dãy Trường Sơn - Tây Nguyên như người Chăm, người Lào, người Khmer, đồng thời có quan hệ mật thiết với cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

bạn tự lọc nha 

nếu đúng thì like nhahihi

11 tháng 5 2021

Đắk Lắk từ thời nguyên thủy đến thế kỉ XV

- Phân bố dân cư tiền sử: Các di tích văn hóa của cư dân hậu kỳ Đá mới - Kim khí Đắk Lắk phân bố chủ yếu trên các cao nguyên M'Đrắk, Buôn Ma Thuột. Ngoài ra còn cư trú ở các vùng trũng như Krông Pắk - Lắk; ở vùng đồi núi thấp Ea H'Leo hoặc vùng bán bình nguyên Ea Súp. 

- Hoạt động kinh tế: Chủ yếu thời tiền sử Đăk Lắk là các hoạt động săn bắt, hái lượm, thủ công chế tác đồ đá, làm gốm, làm nông, trao đổi sản phẩm và bước đầu luyện kim.

- Kinh tế sản xuất: Khảo cổ học không có nhiều bằng chứng trực tiếp về các hoạt động trồng trọt và chăn nuôi trong thời Đá mới và thời Kim khí ở Đắk Lăk. Tổ hợp công cụ làm nông nghiệp như cuốc đá, rìu và bôn đá... Trong các di chỉ tiền sử Đắk Lắk giống di vật cùng loại ở Lung Leng (Kon Tum), nơi đã tìm thấy những hạt thóc cháy đựng trong một nồi gốm, có niên đại tuyệt đối là 3.000 năm cách ngày nay.

- Thủ công đúc đồng: Cồng chiêng làm từ đồng là nhạc khí không thể thiếu được trong đời sống cộng đồng các dân tộc hiện nay ở Đắk Lắk. Do chưa có bằng chứng về nguồn nguyên liệu, lò đúc đồng thủ công truyền thống nên có người cho rằng, đồng bào Tây Nguyên không biết đến luyện kim. Tất cả cồng chiêng của họ là do trao đổi voi và vàng bạc đá quý với các dân tộc người xung quanh.

- Tổ chức xã hội: Từ phương thức sống như đã trình bày ở trên có thể giúp ta hình dung xã hội của cư dân tiền sử Đăk Lắk  là một cộng đồng gồm nhiều bộ lạc sống dàn trải trên các địa hình khác nhau của vùng đất Đắk Lắk. Tuy nhiên mức độ tập trung, liên kết trong một địa bàn bằng một tổ chức xã hội nhất định đã xuất hiện, mặc dù có phần lỏng lẻo hơn so với cư dân cùng thời ở miền đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam. 

Đắk Lắk từ thế kỉ XV đến năm 1905

- Từ trước khi thực dân Pháp chính thức xâm lược Việt Nam (1858), vùng đất Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng, do vị trí địa lí, đặc điểm cư dân và các đặc điểm truyền thống nên hầu như cách biệt với vùng đất duyên hải ven biển miền Trung Việt Nam và các nước láng giềng về mặt văn hóa.

- Về mặt địa giới hành chính, do vị trí nằm ở ngã ba quốc gia vùng Đông Dương, luôn chịu sự tranh chấp giữa các thế lực bên ngoài với các tộc người bản địa, giữa các thế lực đó với nhau, nên vùng đất này chịu sự xáo trộn về ranh giới địa lý.

- Năm 1471, khi vua lê Thánh Tông vào phương Nam đánh bại Champa, nhà vua đặt vùng đất Tây Nguyên là nước Nam Bàn, một phiên quốc của Đại Việt. Tuy nhiên trên thực tế, cho dên lúc ấy và nhiều thế kỷ sau đó vẫn chưa có sự lệ thuộc nào giữa các bộ phận dân cư trong khu vực Tây Nguyên với quốc gia Đại Việt.

- Năm 1540, Bùi Tá Hán được bổ nhiệm vào trấn thủ Quảng Nam. Sau khi dẹp được loạn "Đá Vách", ông đã đưa ra nhiều chính sách nhằm thắt chặt hơn nữa mối quan hệ giữa Đại Việt với các tộc người trên vùng cao nguyên. 

- Đén thé kỷ XVII, mối quan hệ giữa các chúa Nguyễn và các tộc người Thượng tại Tây Nguyên vẫn được duy trì chặt chẽ. Trong cuộc khởi nghĩa của nghĩa quân Tây Sơn, đồng bào Tây Nguyên đã ủng hộ nghĩa quân rất tích cực, góp phần không nhỏ vào những chiến thắng lịch sử của nghĩa quân. Đến Triều Nguyễn, do chính sách sai lầm trong việc cai quản vùng này, triều Nguyễn đã để vùng Tây Nguyên rơi vào sự cai trị của quân Xiêm.

- Giữa thế kỷ XIX, thực dân Pháp tiến hành xâm lược nước ta, nhà Nguyễn đã lùi dần từng bước, rồi chức thức đầu hàng với hiệp ước Pa- tơ - nốt năm 1884, công nhận sự thống trị của thực dân Pháp đối với nước ta. Tuy nhiên, sự đầu hàng của triều Nguyễn không đồng nghĩa với sự đầu hàng của cả dân tộc , nhân dân cả nước đã không ngừng đấu tranh bằng nhiều hình thức . Đến cuối những năm 90 của thế kỉ XIX, thực dân Pháp mới cơ bản bình định vùng đồng bằng và bắt đầu tiến quân xâm lược ra các vùng cao nguyên, miền núi.

- Năm 1984, hai toán quân Pháp theo thung lũng sông Ba và sông Krong H'Năng tiến lên Đắk Lắk nhưng bị đồng bào Mdhur, Êđê dưới sự lãnh đạo của N'Trang Guh đánh phải rút lui.

- Ngày 16/10/1898, Khâm sứ Trung Kỳ Boulloche buộc triều đình Huế sắp đặt vùng Tây Nguyên dưới sự đặc trách của người Pháp. Năm 1899, thực đân Pháp từ CamPuChia sang xây dựng căn cứ Buôn Đôn. Ngày 02/11/1899, viên quan cai trị Bourgeois lập ra hạt điah lý Bản Đôn với mục đích làm thí điểm cho công cuộc bình định cao guyên Trung phần. Năm 1900, chúng tiến quân xuống phái Nam xâm chiếm vùng đất nơi đồng bào dân tộc Bih sinh sống. Năm 1905, thực dân pháp đặt địa lí tại M'Đrắk và khi tỉnh Đắk Lắk chính thức thành lập thì những tòa đại lí được phân bố khắp nơi, bộ máy cai trị của thực dân Pháp cũng được dần hoàn chỉnh.

- Ngày 22/01/1904, theo Nghị định của toàn quyền Đông Dương, Tỉnh Đắk Lắk chính thức thành lập, tách ra khỏi Lào, được quyền cai trị của khâm sứ Trung Kỳ. Lúc mới thành lập, Đắk Lắk chưa chia huyện, tổng mà chỉ có đơn vị làng (còn gọi là Buôn): người Êđê có 151 làng, người Bih có 24 làng, người Gia Rai có 11 làng, người Krung có 28 làng, người Mdhur có 120 làng, người Mnong có 117 làng, người Xiêm có 1 làng. Tên gọi và địa giới của tỉnh Đắk Lắk qua các thời kỳ lịch sử có nhiều đặc điểm khác nhau, nhưng địa bàn của các cư dân sinh sống trên cao nguyên Đắk Lắk  vẫn chủ yếu là các dân tộc Êđê, Gia Rai, Mnong, Xơ Đăng. Đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây chịu ảnh hưởng của các dân tộc khác trong vùng phía Nam dãy Trường Sơn - Tây Nguyên như người Chăm, người Lào, người Khmer, đồng thời có quan hệ mật thiết với cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

5 tháng 12 2018

2) Từ sự ra đời của nghề nông tròng lúa nước, thuật luyện kim ra đời. Từ khi hai nghành này phát triển, năng suất lao động của con người tốt hơn dẫn đến cuộc sống của họ trở nên tốt đẹp.

1) "Nguyên tắc vàng " trong xã hội nguyên thủy là gì ?

A. Đề cao vai trò vcuar phụ nữ

B. Có tài sản riêng

C. Cùng lao động

D. Mọi người cùng làm cùng ăn cùng ở bình đẳng

2) Giai cấp thống trị trong xã hội phương Tây cổ đại là :

A: nô lệ B: Chủ nô C: Vua D: Quý tộc

3) Tầng lớp thấp nhất trong xã hội cổ đại phương Tây là gì ?

A: nông dân B: Nô lệ C: nông dân công xã D; Quý tộc

4) Bộ phận đông đảo nhất và có vai trò to lớn trong sản xuất ở Phương Đông cổ đại là :

A. Quý tộc B. nô lệ C. Xã viên D. nông dân

30 tháng 12 2016

1A 2B 3B 4D

21 tháng 4 2020

* Bảng các giai đoạn phát triển của xã hội nguyên thủy ở Việt Nam

Thời gian

Địa điểm

Công cụ sản xuất

Người tối cổ

Cách ngày nay 40 - 30 vạn năm.

Hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn), núi Đọ, Quan Yên (Thanh Hóa), Xuân Lộc (Đồng Nai),…

Công cụ được ghè đẽo thô sơ, không có hình thù rõ ràng.

Người tinh khôn

Cách ngày nay 3 - 2 vạn năm.

Mái đá Ngườm (Thái Nguyên), Sơn Vi (Phú Thọ) và nhiều nơi khác thuộc Sơn La, Bắc Giang, Thanh Hóa, Nghệ An,…

Rìu bằng hòn cuội, được ghè đẽo thô sơ, có hình thù rõ ràng.

Người tinh khôn trong giai đoạn phát triển

Cách ngày nay 12.000 - 4.000 năm.

Hoà Bình, Bắc Sơn (Lạng Sơn), Quỳnh Văn (Nghệ An), Hạ Long (Quảng Ninh), Bàu Tró (Quảng Bình).

Rìu đá, rìu có vai.

21 tháng 4 2020

Thời gian

Địa điểm

Công cụ sản xuất

Người tối cổ

Cách ngày nay 40 - 30 vạn năm.

Hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn), núi Đọ, Quan Yên (Thanh Hóa), Xuân Lộc (Đồng Nai),…

Công cụ được ghè đẽo thô sơ, không có hình thù rõ ràng.

Người tinh khôn

Cách ngày nay 3 - 2 vạn năm.

Mái đá Ngườm (Thái Nguyên), Sơn Vi (Phú Thọ) và nhiều nơi khác thuộc Sơn La, Bắc Giang, Thanh Hóa, Nghệ An,…

Rìu bằng hòn cuội, được ghè đẽo thô sơ, có hình thù rõ ràng.

Người tinh khôn trong giai đoạn phát triển

Cách ngày nay 12.000 - 4.000 năm.

Hoà Bình, Bắc Sơn (Lạng Sơn), Quỳnh Văn (Nghệ An), Hạ Long (Quảng Ninh), Bàu Tró (Quảng Bình).

Rìu đá, rìu có vai.