K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 11 2021

Tham khảo:

dong dỏng

loắt choắt

mũm mĩm

loạng xoạng

thanh mảnh

mảnh khảnh

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi                                                        Lá bàngCó những cây mùa nào cũng đẹp như cây bàng. Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông như những ngọn lửa xanh. Sang hè, lá lên thật dày, ảnh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích. Khi lá bàng ngả sang màu lục, ấy là mùa thu. Sang đến những ngày cuối đông, mùa của lá rụng, nó lại có vẻ đẹp riêng. Những lá bàng mùa đông đỏ như đồng...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi

                                                        Lá bàng

Có những cây mùa nào cũng đẹp như cây bàng. Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông như những ngọn lửa xanh. Sang hè, lá lên thật dày, ảnh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích. Khi lá bàng ngả sang màu lục, ấy là mùa thu. Sang đến những ngày cuối đông, mùa của lá rụng, nó lại có vẻ đẹp riêng. Những lá bàng mùa đông đỏ như đồng ấy, tôi có thể nhìn cả ngày không chán. Năm nào tôi cũng chọn lấy mấy lá thật đẹp về phủ một lớp dầu mỏng, bày lên bàn viết. Bạn có biết nó gợi lên chất liệu gì không? Chất sơn mài.

                                                                                                      Đoàn Giỏi

a. Tác giả tả lá cây bàng theo trình tự nào?

b. Theo em, trình tự miêu tả ấy có phù hợp để tả lá cây bàng không? Vì sao?

2
18 tháng 10 2023

a. Tác giả tả lá cây bàng theo trình tự thời kỳ phát triển của lá bàng.

b. Trình tự miêu tả ấy phù hợp để tả lá cây bàng vì nó cho ta biết các giai đoạn phát triển của lá bàng: lá bàng mới nhú, lá bàng mọc dày, lá bàng ngả vàng, lá bàng rụng. 

Hôm kia

gv đi hỏi hs??

 

27 tháng 10 2023

2. Con chim sơn ca mẹ đã đi kiếm thức ăn về. Nghe hơi mẹ, chim non nhích nhích dần ra, cố vươn cao cái mỏ hồng hồng, há thật rộng để chờ mồi như đứa trẻ đói lòng đang chờ bầu sữa mẹ. Chim mẹ đứng phía trên, cẩn thận mớm mồi cho con. Chú chim non nuốt lấy, nuốt để, vừa hết miếng này lại há họng chờ miếng khác. Đến lúc hết thức ăn rồi mà chú vẫn còn đòi mẹ mớm mồi. Chim mẹ rỉa lông cho con như người mẹ âu yếm con mình.
3. HS tự thực hiện
4. HS tự thực hiện

Sau khi đọc xong bài "Ai tài giỏi nhất?" ở rang 96, 97 (Tiếng Việt 4, tập một), một bạn nhỏ đã tưởng tượng và viết thêm đoạn kết cho câu chuyện. Đọc đoạn văn bạn nhỏ đã viết dưới đây và trả lời :Sau khi nghe cừu nói, các bạn quyết định đi gặp người để cảm ơn. Đến một cánh đồng rộng, chúng nhìn thấy bác nông dân đang thu hoạch quảchín. Cừu nói:– Chào bác. Chúng tôi đến đây để cảm ơn bác...
Đọc tiếp

Sau khi đọc xong bài "Ai tài giỏi nhất?" ở rang 96, 97 (Tiếng Việt 4, tập một), một bạn nhỏ đã tưởng tượng và viết thêm đoạn kết cho câu chuyện. Đọc đoạn văn bạn nhỏ đã viết dưới đây và trả lời :

Sau khi nghe cừu nói, các bạn quyết định đi gặp người để cảm ơn. Đến một cánh đồng rộng, chúng nhìn thấy bác nông dân đang thu hoạch quả

chín. Cừu nói:

– Chào bác. Chúng tôi đến đây để cảm ơn bác đã luôn che chở cho chúng tôi.

Bác nông dân mỉm cười thân thiện:

– Chính các bạn đã đồng hành cùng chúng tôi. Gà đánh thức chúng tôi dậy mỗi sớm. Cây toả bóng mát. Mưa gió giúp mùa màng tốt tươi. Bò, cừu cho chúng tôi sữa... Nhờ có các bạn, cuộc sống của chúng tôi thật tươi đẹp. Cảm ơn các bạn!

Nghe bác nông dân nói, các bạn nhận ra mọi người, mọi vật đều có ích. Từ đó, chúng luôn cố gắng làm tốt công việc của mình để cuộc sống bên con người mỗi ngày thêm vui vẻ, hoà thuận.

(Anh Thảo)

a. Câu đầu tiên của đoạn văn giới thiệu điều gì?

b. Các câu văn tiếp theo kể về điều gì? Điều đó diễn ra như thế nào?

c. Câu cuối đoạn văn nói về điều gì?

3
15 tháng 10 2023

a. Câu đầu tiên đoạn văn giới thiệu về nội dung của đoạn văn tưởng tượng.

b. Các câu tiếp theo kể về diễn biến của câu chuyện tưởng tượng.

Đầu tiên: cừu cảm ơn bác nông dân

Tiếp theo: Bác nông dân cảm ơn cừu và các bạn, bác giải thích vai trò của mỗi con vật đối với con người.

Tiếp theo: Sau khi nghe bác nông dân nói các bạn nhận ra mọi người, mọi vật đều có ích

Cuối cùng: Các con vật và con người sống vui vẻ, hòa thuận.

c. Câu cuối đoạn văn nói về kết thúc câu chuyện.

23 tháng 10 2023

- Những con cá song khoẻ, vớt lên hàng giờ vẫn giãy đành đạch, vảy sáng hoa đen lốm đốm.

- Những con cá chim mình dẹt như hình con chim lúc sải cánh bay, thịt ngon vào loại nhất nhì.

- Những con cá nhụ béo núc, trắng lốp, bóng mượt như được quét một lớp mỡ ngoài vảy.

- Những con tôm he tròn, thịt căng lên từng ngắn như cổ tay của trẻ lên ba, da xanh ánh, hàng chân choi choi như muốn bơi.

Sáng mồng một Tết Đinh Mùi (09/02/1967), Bác Hồ về Tam Sơn gặp mặt đại biểu các dân tộc tỉnh Hà Bắc họp ở chùa Cảm Ứng.

Xe Bác vừa tiến vào đến nơi, Nguyễn Thế Hải học sinh lớp một đang nô đùa cùng bạn, bỗng reo lên:

- Bác Hồ! Bác Hồ!

- Bác Hồ về thăm quê hương nghìn việc tốt.

Cả nhóm thiếu nhi dừng chơi, xúm lại quây quanh xe Bác.

Đồng chí cần vụ từ trong xe bước ra nhắc nhở các em rồi mở cửa, mời Bác xuống.

Bác tươi cười nhìn các em rồi hỏi:

- Các cháu đang chơi Tết?

- Thưa Bác, vâng ạ!

- Thưa Bác, năm mới, chúng cháu kính chúc Bác mạnh khoẻ, sống lâu!…

Các em đua nhau nói những điều từ lâu mong được thưa với Bác, nhưng hồi hộp quá, nói không được nhiều…

Bác Hồ rất vui. Nghe các em nói xong, Bác bảo:

- Các cháu làm nghìn việc tốt, có nhớ và làm theo những điều Bác dặn không?

- Thưa Bác có ạ! - Nguyễn Thế Hải đứng nghiêm đọc liên hồi 5 điều Bác Hồ dạy như đọc đồng thanh ở lớp.

Tất cả đều cười nhưng ai cũng vui vì Hải đã trả lời đúng.

Khi Bác cùng các đồng chí lãnh đạo bước lên chùa. Đội thiếu nhi danh dự đã dâng hoa tặng Bác, Bác nhận bó hoa từ tay Liên đội trưởng Nguyễn Toàn Thắng rồi trao cho đồng chí cần vụ.

Bác hỏi Thắng:

- Cháu học có giỏi không? Có được phần thưởng của Bác không?

- Thưa Bác có ạ. Cháu được nhận phần thưởng của Bác hai lần: Một lần một cuốn sổ, một lần hai quả cam.

Cháu đã được phần thưởng của Bác, cháu phải giúp đỡ các bạn học thật giỏi, lao động thật giỏi… để nhiều người cùng được phần thưởng của Bác, thế mới tốt.

- Thưa Bác vâng ạ!

Đến thăm trường thiếu nhi miền Nam Nghe tin Bác đến thăm trường thiếu nhi miền Nam, các cô chú phụ trách trường tíu tít chuẩn bị, trang hoàng hội trường đón Bác.

Khi Bác đến, tất cả mọi người ùa ra đón Bác và đưa Bác đến hội trường đã được chuẩn bị cờ, hoa lộng lẫy.

Nhưng Bác đề nghị, dẫn Bác đến nhà bếp và phòng ngủ xem các cháu có được ăn no, ngủ ấm và chăm sóc chu đáo không. Sau đó, Bác lấy ra một gói kẹo lớn chia đều cho các cháu. Đang nhìn các cháu ăn kẹo, Bác chợt nhận ra có 1 cháu đang đứng ở góc phòng, nét mặt buồn xo. Bác gọi lại hỏi:

- Cháu tên là gì? Vì sao lại đứng ở đây?

- Cháu tên là Tộ. Vì cháu phạm lỗi, tay bẩn không rửa nên các cô chú phạt, không cho nhận kẹo của Bác.

Bác cười bảo bạn Tộ đi rửa tay rồi chia kẹo cho Tộ, sau đó Bác dạy:

- Từ nay, cháu phải luôn giữ gìn đôi tay cho sạch nhé. Bàn tay con người rất đáng quý.

Bạn Tộ rất cảm động trước sự chăm sóc ân cần của Bác. Từ đấy, bạn luôn giữ đôi tay sạch sẽ và rửa tay sạch trước khi ăn.

Ngọn gió và cây sồi Một ngọn gió dữ dội băng qua  khu rừng già.Nó ngạo nghễ thổi tung tất cả các sinh vật trong rừng.Nó muốn mọi cây đều phải ngã rạp trước sức mạnh của mình. Riêng một cây sồi già vẫn đứng hiên ngang trước ngọn gió hung hăng.Như bị thách thức, ngọn gió lồng lộn,điên cuồng là tung khu rừng một lần nữa.Cây rồi vẫn bám chặt đất,im lặng chịu đựng cơm tức giận của ngọn...
Đọc tiếp

Ngọn gió và cây sồi

Một ngọn gió dữ dội băng qua  khu rừng già.Nó ngạo nghễ thổi tung tất cả các sinh vật trong rừng.Nó muốn mọi cây đều phải ngã rạp trước sức mạnh của mình.
Riêng một cây sồi già vẫn đứng hiên ngang trước ngọn gió hung hăng.Như bị thách thức, ngọn gió lồng lộn,điên cuồng là tung khu rừng một lần nữa.Cây rồi vẫn bám chặt đất,im lặng chịu đựng cơm tức giận của ngọn gió, không hề gục ngã.Ngọn gió mệt mỏi,đành đầu hàng và hỏi:
- Cây sồi kia!Làm sao ngươi có thể đứng vững như thế?
Cây sồi từ tốn trả lời:
- Tôi biết sức mạnh của ông có thể bẻ gãy hết nhánh cây của tôi, cuốn sách đám lá của tôi và làm thân tôi lay động.Nhưng ông sẽ không bao giờ quật ngã được tôi. Bởi tôi có những nhánh rễ vươn dài,bám sâu vào lòng đất.Càng ngày chúng sẽ càng phát triển mạnh mẽ, giúp tôi vững vàng hơn trước mọi sức mạnh của kẻ thù.
Nhưng tôi phải cảm ơn ông,ngọn gió ạ!Chính những cơn điên cuồng của ông đã giúp tôi chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh của mình.
                                                                   Theo Hạt giống tâm hồn

Nêu cảm nghĩ của em về cây sồi?

1
18 tháng 2

Cây sồi trong bài "Ngọn gió và cây sồi" là biểu tượng cho sự mạnh mẽ, kiên cường và bền bỉ. Em cảm nhận rằng cây sồi trong bài thơ thể hiện sự đồng hành và sự ủng hộ vững chắc của một người bạn đối với con người. Dù có bão giông hay gió lớn, cây sồi vẫn đứng vững, tượng trưng cho sự kiên nhẫn và sự vượt qua khó khăn. Cây sồi cũng mang ý nghĩa về sự trường tồn và sự phát triển bền vững. Đó là những cảm nhận của em về cây sồi trong bài thơ "Ngọn gió và cây sồi".

mình biết mỗi chuyện NÀNG TIÊN ỐC  thôi à

28 tháng 1

1. Truyện "Chú Cuội" - kể về chàng trai nghèo Chú Cuội, người đã hiến dâng cây đa để cứu một người lạ.

 

2. Truyện "Sơn Tinh - Thủy Tinh" - một câu chuyện về tình yêu và lòng nhân hậu giữa hai vị thần Sơn Tinh và Thủy Tinh.

 

3. Truyện "Thạch Sanh" - kể về một chàng trai thông minh, giúp đỡ người nghèo và chống lại sự ác.

 

4. Truyện "Lọ Lem" - một câu chuyện về lòng nhân hậu và sự giúp đỡ của cô gái Lọ Lem đối với các loài động vật và sự báo đáp của chúng.

 

5. Truyện "Tấm Cám" - một câu chuyện về lòng nhân hậu và lòng hiếu thảo của cô gái Tấm Cám đối với mẹ kế và sự báo đáp của một con cá.

 

6. Truyện "Thầy Ba Cây" - kể về sự tốt bụng và lòng nhân hậu của ông Thầy Ba Cây giúp đỡ người nghèo và trẻ em.

 

7. Truyện "Lưu Bình - Dương Lễ" - một câu chuyện về tình bạn và lòng nhân hậu giữa hai anh em trai.

21 tháng 10 2023

Vì mỗi mùa nước nổi, cá linh lại "trôi" về sông Mê Kông rất nhiều và người dân miền Tây có thể dễ dàng bắt được rất nhiều cá linh. Cá linh có thể chế biến được nhiều món ngon.

Đọc bài văn và thực hiện yêu cầu:                                                                     Hoa xanhTháng Ba, tháng Tư, mùa hạ còn mang nhiều hương vị của xuân. Vườn na dịu mát bóng xanh non.Cây na mảnh dẻ, phóng khoáng. Lá không lớn, cành chẳng um tùm lắm, nhưng toàn thân nó toát ra không khí mát dịu, êm ả, khiến ta chìm ngợp giữa một điệu ru thấp thoáng mơ hồ.Cây na ra hoa, thứ hoa đặc biệt mang màu xanh của lá non....
Đọc tiếp

Đọc bài văn và thực hiện yêu cầu:

                                                                     Hoa xanh

Tháng Ba, tháng Tư, mùa hạ còn mang nhiều hương vị của xuân. Vườn na dịu mát bóng xanh non.

Cây na mảnh dẻ, phóng khoáng. Lá không lớn, cành chẳng um tùm lắm, nhưng toàn thân nó toát ra không khí mát dịu, êm ả, khiến ta chìm ngợp giữa một điệu ru thấp thoáng mơ hồ.

Cây na ra hoa, thứ hoa đặc biệt mang màu xanh của lá non. Hoa lẫn trong lá cành, thả vào vườn hương thơm dịu ngọt, ấm cúng.

Từ màu hoa xanh ẩn náu đó, những quả na nhỏ bé, tròn vo, cứ mỗi ngày mỗi lớn. Quả na mở biết bao nhiêu là mắt để ngắm nhìn mảnh đất sinh trưởng, để thấy hết họ hàng, để nhận biết nắng từng chùm lấp lánh treo từ ngọn cây rọi xuống mặt đất.

                                                                                                       Theo Phạm Đức

a. Xác định các đoạn văn và nội dung của từng đoạn.

b. Tác giả miêu tả những bộ phận nào của cây na?

c. Theo em, tác giả có thể viết thêm vào bài văn điều gì?

1
18 tháng 10 2023

a.

1) Từ đầu đến "xanh non": Giới thiệu vườn na.

2) Từ "Cây na mảnh dẻ" đến "thấp thoáng mơ hồ": Miêu tả cây na và bóng mát của cây na.

3) Từ "Cây na ra hoa" đến "ấm cúng": Miêu tả hoa na.

4) Từ "Từ màu hoa xanh" đến hết: Miêu tả quả na.

b. Tác giả miêu tả những bộ phận: thân cây, hoa na, quả na.

c. Theo em, tác giả có thể viết thêm vào bài văn tình cảm, cảm xúc của mình với cây na.