K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Vì khi chúng ta hít vào, cứ 500ml khí lưu thông thì có đến 120ml khí nằm trong đường dẫn khí (nơi không xảy ra trao đổi khí) - còn được gọi là khoảng chết, chỉ 350ml khí nằm trong phế nang mới tham gia sự trao đổi khí (từ C2 thành CO2) nên khi ta thở ra mà có thể thổi lên ngọn lửa là nhờ số O2 có trong 150ml khí nằm trong đường dẫn khí đó...

a) Khi nuốt ta có thở ko ? Vì sao ?

Không khí đi vào phổi, và thức ăn đi vào dạ dày đều đi theo một con đường chung là thực quản, trước khi chia thành hai nhánh khác nhau. ( đường khí quản tới phổi, và đường thực quản xuống dạ dày). Tại "ngã ba này" (chỗ giao nhau) có một chiếc van, giống như một cái nắp đậy. Khi nuốt thức ăn hay uống nước, thì "cái nắp" này sẽ tự động đậy khí quản lại, để cho thức ăn, nước tiếp tục đi theo thực quản, xuống dạ dày , không bị lọt vào khí quản, vào phổi -> nên không thể thở. Nếu khi chúng ta nuốt thức ăn, uống nước mà thở, chẳng hạn lúc ăn uống mà cười đùa, thì sẽ bị "sặc", đó là một phản xạ của cơ thể, ngăn cho thức ăn không vào đường khí quản, vì lúc cười, vui chúng ta cũng cần không khí, đường khí quản vẫn mở, ngoài ra sặc cũng dễ xảy ra ở người già, và trẻ con, vì khi ấy phản xạ đậy mở của chiếc van không được nhanh nhạy.

b) Tại sao khi ăn vừa c` , ns lại bj sặc

 

Ở phía dưới cổ họng của người có hai đường ống, một ống là thực quản chuyên để nuốt thức ăn, ống kia là khí quản chuyên để hít thở. Miệng của hai ống này đều nằm ở đầu cuống họng. khi chúng ta ăn, có một miếng xương sụn ở cổ họng, gọi là xương sụn nắp khí quản, có thể tự động đậy miệng khí quản lại, làm cho thức ăn chui vào trong thực quản một cách thuận lợi. Nếu vừa ăn vừa cười nói luyên thuyên, khí quản chuyên hít thở phải làm việc, miếng xương sụn đó phải mở ra, thức ăn sẽ rất dễ dàng sặc vào trong khí quản. Muối cho thức ăn từ trong khí quản văng ra, chúng ta phải ho liên tục, ho không ra được thì sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, trong khi ăn cơm, chung ta không nên cười nói ầm ĩ.

15 tháng 5 2017

Các mạch máu có dạng ống, hợp thành một hệ thống kín, dẫn máu từ tim đến các cơ quan trong cơ thể và rồi trở về lại tim. Cùng với tim mạch máu là một phần của hệ tuần hoàn. Có ba loại mạch máu chính: động mạch mang máu đi từ trái tim, các mao mạch (Capillary) giúp việc trao đổi nước và các chất giữa máu và các mô, và các tĩnh mạch mang máu từ các mao mạch trở về tim.

27 tháng 2 2017

- Khi rượu theo máu lên tới não, nó ức chế các xung thần kinh khiến người say rượu khó tiếp nhận thông tin từ bên ngoài, khó điều khiển hành vi...

- Do cảm nhận của não về sự duy chuyển nó khác với việc nhìn thấy của mắt , nên tạo cảm giác buồn nôn thôi.

27 tháng 2 2017

Người say rượu đi lảo đảo là do rượu đã ngăn cản, ức chế sự dẫn truyền qua xináp giữa các tế bào có liên quan đến tiểu não. Tiểu não không điều khiển được các hoạt động phức tạp và giữ thăng bằng cơ thể một cách chính xác, nên người say rượu bước đi không vững.

Nguyên nhân của chứng say xe là do bộ phận nhạy cảm giữ thăng bằng trong tai bị kích thích khác thường, hoặc do não bộ nhận tín hiệu từ mắt nhưng không đồng nhất với tín hiệu từ tai (thí dụ đi xe mà không có cửa sổ: tai cho biết đang di chuyển, trong khi mắt thì cho cảm giác là không di chuyển).

Chúc bạn học tốt !~

12 tháng 3 2023

tham khảo

Khi bạn đứng tại chỗ và quay nhanh, dung dịch trong một ống tai sẽ chuyển động theo cùng một hướng giống như bạn có một cái lắc đầu khi muốn nói "không". Nếu bạn tiếp tục quay thật nhanh, dung dịch trong tai cũng chuyển động rất nhanh. Đó là khi bạn bắt đầu cảm thấy chóng mặt.

19 tháng 12 2017

Chúng ta không nên chạy nhảy, nô đùa sau khi ăn no vì: sau khi ăn no, cơ thể cần được nghỉ ngơi để dạ dày làm việc tiêu hóa thức ăn. Nếu ta chạy nhảy nô đùa ngay, bụng và dạ dày rất khó chịu , gây ra cảm giác đau đớn, làm giảm tác dụng tiêu hóa thức ăn ở dạ dày, lâu ngày sẽ mắc bệnh về dạ dày.

27 tháng 4 2016

Sau khi dừng lại, tim cần bơm lại lượng máu đã chuyển hoá thành năng lượng để ta vận động. Một thời gian sau, lượng máu đã được bơm tới lượng định mức trong cơ thể hô hấp sẽ trở lại bình thường.

2 tháng 2 2017

khi dừng chạy rồi mà chumgs ta vẫn phải thở gấp thêm 1 thời gian nx rồ ms hô hấp bình thường trở lại ,vì: Khi chạy cơ thể trao đổi chất mạnh để sinh năng lượng , đồng thời thải ra nhiều khí cacbonic . Do khí cacbonic tích tụ nhiều trong máu nên đã kích thích trung khu hô hấp hoạt động mạnh để thai loại bớt khí cacbonic ra khỏi cơ thể. Chừng nào lượng cacbonic trong máu trở lại bình thường thì nhịp hô hấp ms trở lại bình thường

9 tháng 12 2021

sau khi dừng lại, tim cần bơm lại lượng máu đã chuyển hoá thành năng lượng để ta vận động. Một thời gian sau, lượng máu đã được bơm tới lượng định mức trong cơ thể hô hấp sẽ trở lại bình thường.

9 tháng 12 2021

thanks nhìu nha

26 tháng 7 2016

a) Khi ta hít thở sâu, chậm thì lượng không khí đi vào sẽ được phổi hấp thụ sẽ nhiều hơn, và giải phóng những khí cặn trong phổi. Từ đó dẫn tói hô hấp hiệu quả hơn.

b)   Sau khi dừng lại, tim cần bơm lại lượng máu đã chuyển hoá thành năng lượng để ta vận động. Một thời gian sau, lượng máu đã được bơm tới lượng định mức trong cơ thể hô hấp sẽ trở lại bình thường.

26 tháng 7 2016

  a) Khi ta hít thở sâu, chậm thì lượng không khí đi vào sẽ được phổi hấp thụ sẽ nhiều hơn, và giải phóng những khí cặn trong phổi. Từ đó dẫn tói hô hấp hiệu quả hơn.

b) Sau khi dừng lại, tim cần bơm lại lượng máu đã chuyển hoá thành năng lượng để ta vận động. Một thời gian sau, lượng máu đã được bơm tới lượng định mức trong cơ thể hô hấp sẽ trở lại bình thường.

 

20 tháng 9 2021

Tham khảo:

Sau khi dừng lại, tim cần bơm lại lượng máu đã chuyển hoá thành năng lượng để ta vận động. Một thời gian sau, lượng máu đã được bơm tới lượng định mức trong cơ thể hô hấp sẽ trở lại bình thường.