K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tiếng gà trưa vàng ươm bên đống rạ cái nắng đốt người... không gió qua sân cây phượng đầu làng lửa rơi lả tả mưa không về nên đất thiêu thân Núi núi đồi đồi héo cỏ trâu ăn con châu chấu quỵ chân bên gốc ớt lũ ve réo mùa tiếng than đổ ngược từ cành khô rớt xuống râm ran Che ngày gian nan - tuổi thơ úp nón quên đời gieo neo - người lớn ra đồng uống ngụm nước sông mạnh tay cày cuốc cơn mưa chợt về...
Đọc tiếp

Tiếng gà trưa vàng ươm bên đống rạ
cái nắng đốt người... không gió qua sân
cây phượng đầu làng lửa rơi lả tả
mưa không về nên đất thiêu thân

Núi núi đồi đồi héo cỏ trâu ăn
con châu chấu quỵ chân bên gốc ớt
lũ ve réo mùa tiếng than đổ ngược
từ cành khô rớt xuống râm ran

Che ngày gian nan - tuổi thơ úp nón
quên đời gieo neo - người lớn ra đồng
uống ngụm nước sông mạnh tay cày cuốc
cơn mưa chợt về - cơn mưa mồ hôi...

C1 xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ trên

C2 tìm trong đoạn thơ ít nhất hai từ thuộc một trường từ vựng, gọi tên trường từ vựng đó

C3 trong khổ thơ 1 câu a tìm và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ em đã học

câu b xét về cấu tạo, dòng thơ mưa khoongb về nên đất thiêu thân thuộc kiểu câu gì

C4 nêu công dụng của hai dấu chấm (:) trong câu cơn mưa chợt về: cơn mưa mồ hôi

0
Câu 1: Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nói quá trong câu thơ sau ''Xách búa đánh tan năm bảy đống Ra tay đập bể mấy trăm hòn'' Câu 2: Nêu cảm nhận của em về 2 câu thơ sau ''Chiếc thuyền im, bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dàn trong thớ vỏ'' Câu 3: Viết đoạn văn 10 dòng giói thiệu về thơ ca cách mạng Câu 4: Cảm nhận của em về hình ảnh ông đồ trong bài thơ cùng tên của nhà thơ Vũ đình...
Đọc tiếp

Câu 1: Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nói quá trong câu thơ sau
''Xách búa đánh tan năm bảy đống
Ra tay đập bể mấy trăm hòn''
Câu 2: Nêu cảm nhận của em về 2 câu thơ sau
''Chiếc thuyền im, bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dàn trong thớ vỏ''
Câu 3: Viết đoạn văn 10 dòng giói thiệu về thơ ca cách mạng
Câu 4: Cảm nhận của em về hình ảnh ông đồ trong bài thơ cùng tên của nhà thơ Vũ đình liên
Câu 5: Tìm thán từ trong các câu sau và cho biết chúng được dùng làm gì?
a, Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn.
b, Khốn nạn! Nhà cháu đã không có, dẫu ông chửi mắng cũng đến thết thôi. Xin ông trông lại!
Câu 6: Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo trong những câu sau
a. Còn trời còn nước còn non
Còn cô bán rượu anh còn say sưa
b. Gươm mài đá, đá núi cũng mòn
Voi uống nước, nước sông phải cạn.

---Không cần làm hết, ai làm được bài nào thì giúp với ạ ---

6

2.Đây là 2 câu thơ được trích trong bải''Quê hương'' của Tế Hanh.. Qua đó , tác giả đã miêu tả về con thuyền của những người dân chài lưới.

''Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ''

Ta biết trên thực tế , sau mỗi chuyến ra khơi,thuyền được đưa vào bãi cát để phơi ,sửa chữa và chờ đợi một chuyến ra khơi mới.Nghệ thuật nhân hóa được sử dụng thành công qua các từ''im,mỏi''.Con thuyền giống như một người lao động sau một ngày lao động vất vả đang nghỉ ngơi , thư giãn.Câu thơ''Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ'', tác giả sử dụng nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác từ xúc giác thành thính giác. Con thuyền như đang lắng nghe sự biến chuyển trong chính cơ thể mình . Sau mỗi chuyến ra khơi là mỗi lần được tôi luyện để dày dặn và cứng cáp hơn. 2 câu thơ sử dụng nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ đặc sắc khiến con thuyền thêm sinh động và có hồn . Ta nhận ra tác giả là người yêu quê hương làng chài tha thiết , tâm hồn nhạy cảm với thiên nhiên. Lời thơ khép lại nhưng ý thơ còn vang vọn mãi trong lòng của đọc giả hôm nay và mai sau

24 tháng 1 2017

Câu 4:

Còn duyên kẻ đón người đưa
Hết duyên đi sớm, về trưa mặc lòng.

Không hiểu sao, đến với bài thơ ông đồ của Vũ Đình Liên tôi lại bị ám ảnh đến day dứt bởi câu hát xa xôi vùng quan họ. Nhưng câu chuyện còn duyên, hết duyên ở đây lại là chuyện khác, chuyện còn và mất của một lớp người một thời đã qua đi không trờ lợi, thông qua hình tượng trung tâm : ông đồ, nói như chính tác giả thì đó là di tích tiều tụy, đáng thương của một thời tàn.

Bài thơ ngũ ngôn gồm 5 khổ, khắc họa trọn vẹn một chỉnh thể nghệ thuật: ông đồ, trên trục thời gian tuyến tính, từ quá khứ đến hiện tại, từ còn đến mất, từ thời khắc hoàng kim cho đến khi chỉ còn vang bóng.

Nếu coi bài thơ là một bức họa về hình ảnh về chân dung ông đồ thì ở góc nhìn thứ nhất là ông đồ – người nghệ sỹ tài hoa thuở còn duyên.

Sự xuất hiện của ông đồ gắn liền với vòng quay đều đặn của thời gian, cứ thế không thể khác:

Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua.
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
“Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa, rồng bay”.

Thời gian được tính bằng hoa đào nở y tín hiệu báo xuân, sắc màu được dệt nên bởi sắc đào tươi thắm, giấy đỏ rực rỡ, nhịp sống được tính bằng phố đông người qua, tình cảm của người đời được biểu hiện bằng hình ảnh: Bao nhiều người thuê viết, tấm tắc ngợi khen tài.

Nổi bật trên phông nền rực rỡ, tươi vui đó là chân dung ông đồ, người nghệ sỹ trong niềm thán phục, ngưỡng mộ của mọi người:

Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa, rồng bay.

Hoa đào đến đây đã nhường chỗ cho hoa tay y bàn tay tài hoa của ông đồ đưa đến đâu mà như gấm hoa nở ra đến đó. Nét chữ từ bàn tay như có phép tiên của ông được so sánh như phượng múa rồng bay. Đây là hình ảnh so sánh đẹp, giàu giá trị tạo hình, nét thăng hoa trong ngôn ngữ của Vũ Đình Liên gợi tả nét chữ mềm mại mà linh thiêng, phóng khoáng mà cao nhã, có hồn như phượng múa, rồng bay. Nét chữ ấy dường như cũng chấp chới bay lên giữa hào quang của trời xuân, của sắc đào tươi thắm. Đây là một nét vẽ đẹp, ngợi ca ông đồ, một tài năng nghệ thuật.

Ta nhớ tới cây bút thần của Lê Mã Lương trong một câu chuyện cổ Trung Quốc, nét bút đưa đến đâu, vạn vật như có thần sống dậy, sinh sôi đến đó, vẽ chim, chim cất cánh bay, vẽ công, công xòe ra múa lượn… Bao nhiêu tài năng, tâm huyết của ông đồ được gửi gắm trong nét chữ tài hoa đó. Đây là thời kỳ đắc ý nhất của ông: cái đẹp lên ngôi, tài năng được trân trọng.

Nhưng thời kỳ hoàng kim đó của ông chỉ thoáng qua như một ảo ảnh, theo dòng hồi tưởng của nhà thơ, một hiện thực đau lòng đã xảy ra:

Nhưng mỗi năm, mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm!
Mực đọng trong nghiên sầu…
Ông đồ vẫn ngồi đấy,
Qua đường không ai hay,
Lá vàng rơi trên giấy!
Ngoài giời mưa bụi bay.

Góc nhìn thứ hai, ông đồ – người sinh bất phùng thời, lúc hết duyên.

Hai khổ ba, bốn với giọng kể và lời thơ miêu tả hiện lên ảnh hình ông đồ vẫn ngồi đấy nhưng cảnh vật quanh ông đã khác xưa:

Ngày xuân trước, là phố đông với bao nhiêu người thuê viết thì nay đã vắng, đông giờ đã vắng. Ngày trước, họ tấm tắc ngợi khen tài thì bây giờ vẫn những con người đó nhưng qua đường không ai hay; thân quen thành xa lạ. Ngày trước, họ trầm trồ thán phục nay họ dửng dựng lạnh nhạt, tình thế đã đảo ngược, tình đời đã đổi thay. Ông đồ bỗng trở nên đơn côi, lạc lõng đến tội nghiệp giữa cái xô bồ, ồn ào của nền văn minh lạnh lùng kiểu đô thị dù ông vẫn muôn có mặt với đời. Ông đồ vẫn ngồi đấy, ông vẫn kiên gan bám lấy cuộc đời, ông càng lẻ loi, lạc bước: nên đã trở thành người sinh bất phùng thời.

Xót xa thay, nét chữ như phượng múa, rồng bay ngày trước, giờ ngậm ngùi vì bị chôn vùi trong lãng quên nên:

Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu.

Giấy đỏ, nghiên mực, hành trang gắn liền với kẻ sĩ trên hành trình sáng tạo ra cái đẹp nhưng giờ đây cũng lặng lẽ, ủ ê trong nỗi buồn ế khách của ông đồ.

Giấy bẽ bàng, buồn tủi, đỏ mà cứ phai dần, nhạt nhẽo không thắm lên được, mực không được bút lòng chấm vào, mực cũng đọng lại như giọt lệ khóc.

Với thủ pháp nhân hóa giàu sức gợi, Vũ Đình Liên đã diễn tả thật tinh tế nỗi buồn không nói không cất lên được, từ lòng người đã thấm cả vào những vật vô tri khiến mực tàu, giấy đỏ cùng trĩu nặng nỗi buồn.

Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ

Người buồn, cảnh cũng buồn theo. Nỗi buồn của ông đồ không chỉ chiếu lên nghiên mực, giấy đỏ mà còn lan tỏa, mênh mang khắp không gian, khiến bức tranh xuân năm ấy mang gam màu xám lạnh, u buồn:

Lá vàng rơi trên giấy!
Ngoài trời mưa bụi bay.

Lá vàng rơi không nghe tiếng, mưa bụi bay không ướt áo ai, mà nghe như có từng thu chết, từng thu chết cuốn ra đi theo hình bóng một lớp người.
Quá khứ vàng son của ông đồ nay đâu còn nữa. Ông và những người như ông dường như đang lỡ nhịp, lậc bước giữa mênh mông, gió cuốn, sóng xô của cơn bão táp đô thị hóa.

Ông chỉ là cái bóng vô hồn, tiều tụy đáng thương của một thời tàn.

Góc nhìn thứ ba: ông đồ – người thiên cổ.

Năm nay đào lại nở,
Không thấy ông đồ xưa.
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?

Năm nay đào lại nở mùa xuân tuần hoàn trở lại hoa đào vẫn cười với gió đông như cũ nhưng không thấy ồng đồ xưa. Cảnh vẫn như cũ nhưng người dã không còn.

Ông đồ già đã thành ông đồ xưa ông đã nhập vào những người muôn năm cũ ông đã thuộc về những gì quá khứ xa xôi, chỉ còn vương vấn hồn ở đâu bây giờ .

Với kiểu kết cấu đầu cuối tương ứng mỗi năm hoa đào nở năm nay đào lại nở…9 bài thơ như sự nối kết hai mảng thời gian quá khứ và hiện tại. Hình ảnh ông đồ cứ mờ dần, mờ dần rồi mất hút trên con đường vô tận của thời gian. Cái bóng của ông không còn, địa chỉ của ông cũng không còn nữa bởi vì nhan nhản trên phố phường ngày ấy là lớp người hãnh tiến kiểu đô thị chẳng kỷ, không thông cũng cậu bồi.

Chính vì thế hai câu kết khép lại bài thơ giống như tiếng gọi hồn cất lên thăm thẳm, day dứt:

Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?

Ông đồ không còn nhưng hồn có nghĩa là linh hồn ông vẫn còn phảng phất đâu đây. Hồn, cách gọi đến chính xác lạ lùng những gì đã qua không thể mất, hồn là bất tử vì thác là thể phách, còn là tinh anh. Hồn có lẽ cũng cổ thể hiểu là vẻ đẹp tâm hồn Việt, văn hoá Việt chỉ có thăng trầm chứ không bao giờ mất.

Bài thơ đã chạm đến những rung cảm sâu xa nhất thuộc về tâm linh của giống nòi nên còn tha thiết mãi.

Bài 1: Phân tích giá trị nghệ thuật của 1 số biện pháp tu từ thời gian sử dụng trong đoạn văn sau đây: Hai cái sừng trăng đã mở to đã đầy dần, rồi vừng trăng tròn vẽ lên trời lần thì cái quầng, lần thì cái tán, thế rồi bó quyết ở đầu ngọn tre, những lúc gió sớm giục canh gà gọi nước bể dâng lên ( Nguyễn Tuân) Bài 2: Tìm các biện pháp nghệ thuật tu từ trong các câu thơ sau: a) Bàn tay ta làm nên tất...
Đọc tiếp

Bài 1: Phân tích giá trị nghệ thuật của 1 số biện pháp tu từ thời gian sử dụng trong đoạn văn sau đây:
Hai cái sừng trăng đã mở to đã đầy dần, rồi vừng trăng tròn vẽ lên trời lần thì cái quầng, lần thì cái tán, thế rồi bó quyết ở đầu ngọn tre, những lúc gió sớm giục canh gà gọi nước bể dâng lên ( Nguyễn Tuân)
Bài 2: Tìm các biện pháp nghệ thuật tu từ trong các câu thơ sau:
a) Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
b) Vì sao trái đất nặng ân tình
Nhớ mãi tên người Hồ Chí Minh.
c) Mồi hôi mà đổ xuống đồng
Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương.
d) Kháng chiến 3 ngàn ngày không nghỉ,
Bắp chân, đầu gối vẫn
Bài 3: Từ " hoa" trong các cau sau duối đây sử dụng biện pháp tu từ gì? Hãy giải thích sự khác biệt
a) Giá đành trong nguyệt trên mây
Hoa sao hoa khéo đạo đày bẫy hoa.
b) Người rằng khoảng vắng đên trường
Vì hoa, nên phải đánh đành tìm hoa.
c) Phương những tiết cao, diều bay liêng
Hoa thì hay héo, cỏ thường tươi
Bài 4: Đọc bài ca dao:
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Đeo thơm một hạt đắng cay muôn phần.
Em hãy phản tích biện pháp tu từ sử dụng trong bài ca dao trên.
Bài 5: Trog bài thơ 30 năm đời ta có đảng:
Những hồn Trần Phú vô dang
Sóng xanh biển cả cay xanh núi ngàn.
- Nhà thư đã dùng biện pháp tu từ gì?
- Nêu ý nghĩa biện pháp đó.
Bài 6:

0
26 tháng 12 2018

“Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa
Nước chúng ta, nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về”

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên

Biểu cảm

Câu 2: Tìm các từ thuộc trường từ vựng " phong cảnh đất nước" trong đoạn thơ.

Trời xanh, núi rừnh, cánh đồng, dòng sông

Câu 4: Đoạn thơ trên gợi cho em tình cảm gì ?

Tình cảm yêu, tự hào về quê hương, đất nước

5 tháng 11 2018

câu 1: mk vừa ms làm nhá

câu 2:

các từ thuộc trường từ vựng"phong cảnh đất nước" trong đoạn thơ:

-trời xanh

-núi rừng

-cánh đồng

-ngả đường

-dòng sông

câu 3:

cách nêu nd:

-Đoạn trích trên xoay quanh nvật...., bộc lộ cảm xúc của ai vs đối tượng nào

-đối tượng đó có đặc điểm gì?ntn?

-thái độ, tinh cảm của tác giả với đối tượng

-nhắc nhở ta bài học nào

câu 4

gợi lên tình yêu quê hương, đất nước, phong cảnh thiên nhiên phong phú của đât nước

Đợi mk trả lời câu 3 nhá

1. Viết đoạn văn diễn dịch 15 câu với chủ đề: Đoạn trích Trong lòng mẹ là bài ca về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt (Đoạn văn có 1 câu ghép) 2. Phân tích hình ảnh chị Dậu trong văn bản Tức nước vỡ bờ. (viết bài văn) 3. Hãy triển khai câu chủ đề sau thành đoạn văn tổng phân hợp 15 câu: Lão Hạc trước hết là câu chuyện cảm động về tình phụ tử thiêng liêng, giản dị.(đoạn văn có 1 câu phủ...
Đọc tiếp

1. Viết đoạn văn diễn dịch 15 câu với chủ đề: Đoạn trích Trong lòng mẹ là bài ca về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt (Đoạn văn có 1 câu ghép)
2. Phân tích hình ảnh chị Dậu trong văn bản Tức nước vỡ bờ. (viết bài văn)
3. Hãy triển khai câu chủ đề sau thành đoạn văn tổng phân hợp 15 câu: Lão Hạc trước hết là câu chuyện cảm động về tình phụ tử thiêng liêng, giản dị.(đoạn văn có 1 câu phủ định)
4. Nêu cảm nhận vẻ đẹp hình tượng người chiến sĩ cách mạng trong 2 câu cuối bài thơ Tức cảnh Pác Bó.(bài văn)
5. Bằng đoạn văn quy nạp 10 câu hãy phân tích cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về trong bài Quê hương.
6. Trong bài thơ Khi con tu hú, tiếng chim tu hú xuất hiện mấy lần.Hãy tìm hiểu ý nghĩa và giá trị liên tưởng mà âm thanh của tiếng tu hú gợi lên.
7. Cảm nhận về hình ảnh ông đồ trong bài thơ cùng tên của Vũ Đình Liên. (Bài văn)
8. Chọn 1 đoạn văn trong văn bản Hai cây phong mà em yêu thích. Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về đoạn văn đó.
9. Viết đoạn văn 1/2 trang giấy nêu cảm nhận của em về khổ thơ 3 bài thơ Nhớ rừng( Đv có 1 câu bị động)
10. Qua những lần mộng tưởng, em cảm nhận được gì về vẻ đẹp tâm hồn cô bé bán diêm trong truyện cùng tên? Cái chết của cô bé và kết thúc truyện gợi cho em suy nghĩ gì?
Giúp mình với

KHÔNG CHÉP MẠNG nha

1
27 tháng 1 2020

Tham khảo thôi nhé:

Bài 1:

Đoạn trích '' Trong lòng mẹ '' ( Nguyên Hồng ) là bài ca về tình mẫu tử thiêng liêng , bất diệt . Qua đoạn trích , chúng ta có thể thấy rõ hơn về lòng mẹ , bao la như biển cả , rộng lớn như bầu trời . Vì con , người mẹ có thể hy sinh bản thân mk , mặc kệ dòng đời có xô đẩy , có bị các hủ tục đày đọa đi chăn nx mà con mk đk sống vui vẻ là tốt rồi . Chao ôi ! Tình mẹ biết mấy bao la như thế ! Mà lại có mấy ai hiểu thấu đk như chú bé Hồng . Chú cx chẳng sung sướng hơn mẹ là bao , chú bị người cô cay nghiệt xỉa xói , chú căm ghét những hủ tục cổ hủ , chú muốn phá bỏ nó để mẹ chú có thể có 1 c/s bình thg như bao người khác ; để mẹ chú ko phải vất vả , đi tha hương cầu thực . Chú luôn ước mơ đk nhìn tấy mẹ , đk lao vào lòng mẹ và đk mẹ gãi rôm ở sống lưng cho , và ước mơ nhỏ bé ấy đã thành hiện thực ; chú nằm trong lòng mẹ để hít hà hơi ấm của mẹ , để chú cảm thấy dễ chịu hơn . Lòng mẹ bao la như trời như núi , dù chúng ta có làm j đến mấy cx thể = đk tình yêu thương mẹ dành chó ta , tình yêu của mẹ ko hề chấm dứt mà thậm chí nó sẽ còn to lớn hơn nx . Vì vậy , chúng ta cần phải biết yêu thương mẹ , hãy cố gắng là 1 đứa con hiếu thảo ngoan ngoãn , như vậy là chúng ta cx có thể bù đấp 1 phần yêu thương cho mẹ rồi .

Bài 2:

Trong giai đoạn 1936 - 1939, văn đàn Việt Nam xuất hiện nhiều tác phẩm có giá trí, hình thành một trào lưu văn học hiện thực phê phán mạnh mẽ xã hội và phản ánh sinh động cụ thể những nỗi đau khổ, lầm than của nhân dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Ngô Tất Tố là một cây bút hiện thực phê phán xuất sắc của dòng văn học này. Tắt đèn là một tác phẩm thành công nhất của Ngô Tất Tố. Đó là một bản cáo trạng lên án chế độ thối nát của bọn thực dân phong kiến, đồng thời Tắt đèn còn xây dựng hình tượng nhân vật chị Dậu, tiêu biểu cho phụ nữ nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám với những phẩm chất tốt đẹp: yêu thương chồng con sâu sắc và có tinh thần đấu tranh chống áp bức.

Đoạn trích Tức nước vỡ bờ kể lại sau khi anh Dậu bị ngất xỉu ở sân đình, sợ bị vạ lây, bọn tay sai đem anh Dậu trả về cho gia đình như một cái xác chết. Chị Dậu cùng bà con hàng xóm ra sức chăm sóc cho anh Dậu. Chị vô cùng đau đớn xót xa, lo lắng cho mạng sống của chồng. Chị ân cần chăm sóc từng giấc ngủ, từng bữa ăn cho anh Dậu.

Trong lúc anh Dậu đau nặng, chị đã rón rén bưng một bát cháo lớn đến chỗ chồng năm và dịu dàng nói "Thầy hãy cố dậy húp một ít cháo cho đỡ xót ruột". Rõ ràng chị đã tận tụy, hết lòng chăm sóc chồng. Việc làm của chị xuất phát từ lòng yêu thương chân thành sâu sắc của người vợ. Chị cố ngồi xem chồng có ăn ngon miệng không. Hình ảnh này khiến em liên tưởng đến bà Tú, vợ của Tú Xương cũng tần tảo, đảm đang lo lắng và hy sinh tất cả cho chồng con.

Lặn lội thân cò khi quãng vắng

Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

Những tình cảm cao đẹp đó chính là đặc điểm tiêu biểu nhất của người phụ nữ Việt Nam. Cũng chính vì tình cảm vợ chồng cao đẹp, chị Dậu đã dũng cảm đấu tranh chống lại bọn tay sai để bảo vệ người chồng yêu quý.

Khi anh Dậu đang run rẩy bê bát cháo lên thì bọn cai lệ và người nhà lí trưởng đã rầm rập tiến vào với những roi song, tay thước, dây thừng. Chúng chưa hành hung nhưng mồm vẫn còn chửi bới mỉa mai. Đối phó với hoàn cảnh bất ngờ đó, thái độ ban đầu của chị Dậu hoàn toàn bị động, chị run run van xin đến thiết tha nài nỉ: "Khốn nạn nhà cháu đã không có, dẫu ông có chửi mắng cũng thế thôi, xin ông trông lại". Chị đã hạ mình nhẫn nhục khi xưng hô ông cháu để bảo vệ tính mạng của chồng. Nhưng chúng nào có nghe, bọn tay sai vẫn hung hăng xông tới. Bọn chúng giật phắt dây thừng, đùng đùng chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu. Đến giờ phút này, trước sự ức hiếp tàn bạo của chúng, chị không còn nhẫn nhục được nữa, rõ ràng nước càng tức càng vỡ bờ, chị đã chủ động đấu tranh chống lại kẻ thù. Tinh thần phản kháng biểu hiện ở thái độ và hành động. Chị xám mặt lại và cách xưng hô cũng thay đổi. Lần cuối, chị không gọi chúng bằng ông và xưng con, cháu nữa, mà là mày với bà, chị đã tự đặt mình trên kẻ thù và giành thế chủ động: "Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem". Hành động của chị quyết liệt và nhanh như cắt, chị nắm ngay gậy của hắn, túm tóc lẳng cho một cái ngã nhào ra thềm.

Câu nói đầy vẻ thách thức cùng với hành động quyết liệt vừa là một câu biểu hiện của lòng thương yêu chồng, vừa cho thấy sự dũng cảm, tinh thần đấu tranh quyết liệt của chị. Rõ ràng là "tức nước bờ". Câu nói đầy khí phách của chị Dậu "Thà ngồi tù chứ để cho bọn chúng làm tình làm tội mãi thế tôi không chịu được" biểu hiện mãnh liệt sức phản kháng, lòng căm thù giai cấp chất chứa từ lâu. Bao nhiêu nỗi tủi nhục bấy lâu chị cam chịu, giờ đây không dằn được nữa, nhất là chúng đã cố tình hành hạ anh Dậu. Chị đã lấy thân che chở cho chồng mà cũng không yên, cuối cùng chị đã vùng lên đấu tranh chống lại áp bức với một sức mạnh quật khởi của lòng căm thù.

Hành động của chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ chứng minh rằng "Ở đâu có áp bức là ở đó có đấu tranh". Sự phản kháng của chị Dậu cũng là một biểu hiện tinh thần đấu tranh chống áp bức, dù mang tính cách tự phát, nhưng vẫn thể hiện một tiềm lực tốt của giai cấp nông dân. Khi có sự lãnh đạo của Đảng, giai cấp nông dân vùng lên đấu tranh với sức mạnh quật khởi bằng ý thức tự giác cách mạng. Với nghệ thuật miêu tả tính cách nhân vật qua các diễn biến căng thẳng của tình tiết. Ngô Tất Tố đã xây dựng thành công nhân vật chị Dậu. Đó là hình tượng chân thực, đẹp đẽ về người phụ nữ nông dân trước Cách mạng tháng Tám có lòng thương yêu chồng, có tinh thần đấu tranh dũng cảm chống mọi áp bức, bất công của chế độ thực dân phong kiến.



Bài 3:

Lão Hạc, trước hết là câu chuyện cảm động về tình phụ tử thiêng liêng, giản dị. Lão thương đứa con trai không đủ tiền lấy vợ mà phải bỏ nhà xa xứ. Ngày đêm lão mong nhớ đến con, lão ân hận, day dứt, buồn bã, đau đớn tuyệt vọng bởi lão không lo được hạnh phúc cho con để con lão phải phẫn chí đi làm đồn điền cao xu. Khi đến bước đường cùng, cuộc sống khó khăn, khốn khổ, vì lão muốn dành mảnh vườn, và tiền số tiền mà lão dành cho con, lão đã chọn đến cái chết, một cái chết đau đớn, dữ dội, ghê gớm như cái chết cậu Vàng – kỉ vật của người con trai. Qua đó ta càng thấm thía lòng thương yêu con sâu sắc của người cha nghèo khổ, xuất phát từ tình yêu thương con âm thầm tha thiết, mãnh liệt mà lớn lao của Lão Hạc, một tình thương đầy lòng vị tha, của đức tính cao cả, giàu lòng tự trọng đáng kính.

Đọc bài thơ mẹ và quả của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm: Mẹ và Quả - Nguyễn Khoa Điềm- Những mùa quả mẹ tôi hái được Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng Những mùa quả lặn rồi lại mọc Như mặt trời khi như mặt trăng Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên Còn những bí và bầu thì lớn xuống Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi Và chúng tôi, một thứ quả trên đời Bảy mươi...
Đọc tiếp

Đọc bài thơ mẹ và quả của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm:
Mẹ và Quả
- Nguyễn Khoa Điềm-

Những mùa quả mẹ tôi hái được
Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng
Những mùa quả lặn rồi lại mọc
Như mặt trời khi như mặt trăng


Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi


Và chúng tôi, một thứ quả trên đời
Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái
Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh.

a, Có nhà phê bình cho rằng: Bài thơ trên là một biện minh rất chân thực về luật nhân- quả trong cuộc sống con người. Em có đồng ý không? Tại sao?

b, Em hiểu thế nào về hình ảnh " quả lặn rồi lại mọc, bí bầu thì lớn xuống "

c, Phân tích và phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ trên, đặc biệt chú ý hai câu thơ cuối.

2
18 tháng 10 2017

Câu C :Mẹ và Quả
- Nguyễn Khoa Điềm -


Những mùa quả mẹ tôi hái được
Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng
Những mùa quả lặn rồi lại mọc
Như mặt trời khi như mặt trăng
Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi
Và chúng tôi, một thứ quả trên đời
Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái
Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh.


Bài thơ là một hiện minh thuyết phục về luật nhân - quả trong cuộc sống con người - thế giới khách quan với tính biện chứng sâu sắc của nó. Hình tượng Mẹ và Quả xuyên suốt toàn bài thơ làm sáng rõ thêm cho luật nhân - quả (nhân nào thì quả ấy...) đã tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm, tâm hồn mỗi chúng ta.

Những mùa quả mẹ tôi hái được
Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng

Hai câu thơ mở đầu là một sự khẳng định, định hướng tính biện chứng về luật nhân - quả. Vì sao như vậy? Vì:

"Những mùa quả mẹ tôi hái được
Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng"

chứ không trông chờ, cậy nhờ vào tay của ai khác. Dẫu tay của ai khác có thể khoẻ, chắc (!) hơn tay mẹ nhưng phẩm chất của mẹ là tự lực cánh sinh. Là người từng trải mẹ không thiếu kinh nghiệm về sự trả giá đó. Mẹ chỉ thu hoạch được, hái được những mùa quả từ tay mẹ vun trồng mà thôi. Những mùa quả với mẹ cần thiết biết bao, không thể thiếu nó được. Và nữa, những mùa quả không phải lúc nào cũng có, thậm chí có khi "thất bát" trắng tay nhưng thường là tuần tự theo một chu kỳ nhất định, lặn rồi lại mọc – như mặt trời khi như mặt trăng. Cho nên theo mẹ không thể “Đại Lãn chờ sung" mà được, phải có thời gian vun trồng, chăm sóc và chờ đợi. Sự “vun trồng” của mẹ phụ thuộc vào mẹ, vun trồng chu đáo kỹ lưỡng ắt sẽ được quả tốt, ngược lại, thì...

Thời gian chăm sóc - chờ đợi là thời gian quả lặn. Còn khi thu hoạch (quả chín, quả đến kỳ hái được), chính là thời gian quả mọc. Hai từ "lặn" và "mọc" thật ấn tượng. Đây là một ẩn dụ đầy tính sáng tạo của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm khi nói về luật nhân - quả trong chu kỳ trồng trọt của nhà nông.

Nhưng vấn đề không dừng lại ở quy luật trồng trọt của nhà nông. Điều chính yếu là trong bài thơ này là Nguyễn Khoa Điềm nói đến công lao dưỡng dục sinh thành của người mẹ đối với con cái. Tay mẹ như có phép thần nên "lũ chúng tôi" (là con của mẹ) cứ thế lớn lên qua sự chăm sóc nuôi dưỡng của mẹ.

"Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi".

Các câu thơ đọc lên nghe thật ấm áp, dân giã, tưởng như không có gì dân giã hơn, bởi đó là lời ăn tiếng nói hàng ngày gắn bó thân thiết của nhà nông. Nguyễn Khoa Điềm đã chọn quả bí, quả bầu với đặc trưng của nó là "lớn xuống", hình dáng lại "mang dáng giọt mô hôi mặn" nhằm diễn tả nỗi khổ nhọc, vất vả của mẹ. Biết bao giọt mồ hôi mặn của mẹ đã nhỏ xuống âm thầm, lặng lẽ để “kết nên” những quả bí, quả bầu.

Điều thiết thực là, chính những quả bí, quả bầu này (có thể còn nhiều loại hoa màu khác) lại là nguồn sống nuôi dưỡng cho "lũ chúng tôi" lớn lên. Hẳn là mẹ rất vui và tin tưởng vào sự "vun trồng" của mình sẽ được đền bù xứng đáng. Không có người mẹ nào nuôi con mà kể công lao. Trái lại, con cái nhiều khi... Thế nên, dân gian mới truyền đời

"Mẹ nuôi con biển hồ lai láng
Con nuôi mẹ tính tháng ngày công".

Ngẫm thật chạnh lòng phải không bạn?! Chính vậy mà cha ông vẫn luôn răn dạy con trẻ rằng:

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Như vậy, đủ thấy các bậc làm cha làm mẹ luôn mong muốn gì ở các con? Nguyễn Khoa Điềm đã lý giải điều đó một cách chân thành, mộc mạc và thấm thía qua khổ thơ cuối của bài. Từ chuyện quả thật do cây tạo ra đến quả - con người do dưỡng dục mà thành – là một chuyển ý bất ngờ độc đáo của nhà thơ:

Và chúng tôi, một thứ quả trên đời
Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái

Tứ của bài thơ chính là ở hai câu này. Đời của mẹ đã bao lần hái được quả nhưng điều để mẹ toại nguyện hơn cả là mong muốn các con trở thành một thứ "quả lành có ích" cho đời vì mẹ đã "thất thập cổ lai hy" rồi. Tưởng thế là đủ không cần phải nói gì thêm. Đọc tiếp hai câu cuối của bài thơ mới thấy chữ HIẾU của đứa con đặt ra vượt hẳn trên sự nghĩ bình thường của mẹ, của nhân gian:

Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh.

Thật là tài tình. Đứa con Nguyễn Khoa Điềm nghĩ được như vậy quả là đại hiếu đối với mẹ. Đằng sau nỗi day dứt thường niên đó là một tấm lòng "cho tròn chữ hiếu mới là đạo con" của nhà thơ. Rằng, bất cứ ai đọc Mẹ và Quả, hẳn đều cảm ơn mẹ - chính mẹ đã có công sinh thành, dưỡng dục nên một người con tuyệt vời là tác giả của bài thơ trên.
Dẫu không phải xếp lớp "tập này tập nọ" nhưng công chúng yêu thơ đã "đọc anh" là "bắt mắt" liền.

Âm hưởng sử thi và trữ tình công dân là hai cảm hứng chủ đạo, thông qua bút pháp tả thực và điển hình hoá cao độ trên cái nền cuộc sống đầy biến động được tinh lọc qua nhãn quan sáng suốt, nên Nguyễn Khoa Điềm luôn trụ vững với thời gian, tạo một vị thế xứng đáng trong nền thơ dân tộc. Mẹ và Quả trên đây là một trong rất nhiều bài thơ hay "không thể kể hết" của nhà thơ.

18 tháng 10 2017

Câu A : có Tại vì : Qua bài thơ “Mẹ và Quả” ta càng hiểu càng yêu và thấm thía sự hi sinh của mẹ dành cho các con, từ đó cần điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với đạo đức, đạo lý làm con của mình

Nhớ rừng Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ Thủa tung hoành hống hách những ngày xưa. Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già, Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi, Với khi thét khúc trường ca dữ dội, Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng, Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng, Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc. Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc, Là khiến cho mọi vật đều im hơi. Ta biết...
Đọc tiếp

Nhớ rừng

Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ
Thủa tung hoành hống hách những ngày xưa.
Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già,
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi,
Với khi thét khúc trường ca dữ dội,
Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,
Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,
Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc.
Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc,
Là khiến cho mọi vật đều im hơi.
Ta biết ta chúa tể cả muôn loài,
Giữa chốn thảo hoa không tên, không tuổi.

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới ?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng ?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật ?
- Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu ?Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ
Thủa tung hoành hống hách những ngày xưa.
Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già,
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi,
Với khi thét khúc trường ca dữ dội,
Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,
Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,
Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc.
Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc,
Là khiến cho mọi vật đều im hơi.
Ta biết ta chúa tể cả muôn loài,
Giữa chốn thảo hoa không tên, không tuổi.

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới ?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng ?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật ?
Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu ?

( Thế Lữ)

1. Phương thức biểu đạt chính ở đoạn trích trên là gì?

2.Trình bày nội dung của đoạn trích?

3. Ở đoạn trích trên tác giả sử dụng các cụm từ: "bóng cả, cây già, tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi, khúc trường ca dữ dội" đã thể hiện được cảnh núi rừng đại ngàn nơi hồ núi sống trước đây như thế nào?

4. Đoạn trích trên tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

5. Tìm câu cảm thán ở đoạn trích trên? Nêu tác dụng của câu cảm thán được sử dụng?

6. Đoạn trích trên có sử dụng bao nhiêu câu nghi vấn? Dựa vào dấu hiệu hình thức nào mà em biết đó là câu nghi vấn?

0
Câu 1: Tác giả dùng mấy trường từ vựng trong bài thơ sau? Đó là những trường từ vựng nào? "Áo đỏ em đi giữa phố đông Cây xanh như cũng ánh theo hồng. Em đi lửa cháy trong bao mắt Anh đứng thành tro em biết không?" Câu 2: Tìm từ tượng hình, từ tượng thanh trong những câu sau: a)" Dù ta có tới đây vào lúc nào, ban ngày hay ban đêm, chúng vẫn nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, không ngớt tiếng rì rào theo nhiều...
Đọc tiếp

Câu 1: Tác giả dùng mấy trường từ vựng trong bài thơ sau? Đó là những trường từ vựng nào?

"Áo đỏ em đi giữa phố đông

Cây xanh như cũng ánh theo hồng.

Em đi lửa cháy trong bao mắt

Anh đứng thành tro em biết không?"

Câu 2: Tìm từ tượng hình, từ tượng thanh trong những câu sau:

a)" Dù ta có tới đây vào lúc nào, ban ngày hay ban đêm, chúng vẫn nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, không ngớt tiếng rì rào theo nhiều cung bậc khác nhau. "

b)" Sáng hôm sau, Xiu thức giấc sau khi chợp mắt được một tiếng đồng hồ, cô bắt gặp cặp mắt mở to, vô cảm của Giôn-xi nhìn trân trân vào tấm rèm xanh nơi cửa sổ. "

Câu 3: Xác định và nêu giá trị nghệ thuật của việc sử dụng từ tượng hình, tượng thanh trong câu sau:

"Thân gầy guộc, lá mong manh

Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi"

Câu 4:Phân tích cái hay trong việc sử dụng biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:

"Bão bùng thân bọc lấy thân

Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm

Thương nhau tre không ở riêng

Lũy thành từ đó mà nên hỡi người"

3
6 tháng 11 2017

Câu 1 :


Tác giả sử dụng 2 trường từ vựng
+ Trường từ vựng về màu sắc :đỏ, hồng, xanh
+ Trường từ vựng về lửa :lưa , cháy, tro

6 tháng 11 2017

Bài 2
a, từ tượng hình: nghiêng ngả, lay động
từ tượng thanh: rì rào
b, từ tượng hình: vô cảm, xanh

Câu 1: Tác giả dùng mấy trường từ vựng trong bài thơ sau? Đó là những trường từ vựng nào? "Áo đỏ em đi giữa phố đông Cây xanh như cũng ánh theo hồng. Em đi lửa cháy trong bao mắt Anh đứng thành tro em biết không?" Câu 2: Tìm từ tượng hình, từ tượng thanh trong những câu sau: a)" Dù ta có tới đây vào lúc nào, ban ngày hay ban đêm, chúng vẫn nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, không ngớt tiếng rì rào theo nhiều...
Đọc tiếp

Câu 1: Tác giả dùng mấy trường từ vựng trong bài thơ sau? Đó là những trường từ vựng nào?

"Áo đỏ em đi giữa phố đông

Cây xanh như cũng ánh theo hồng.

Em đi lửa cháy trong bao mắt

Anh đứng thành tro em biết không?"

Câu 2: Tìm từ tượng hình, từ tượng thanh trong những câu sau:

a)" Dù ta có tới đây vào lúc nào, ban ngày hay ban đêm, chúng vẫn nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, không ngớt tiếng rì rào theo nhiều cung bậc khác nhau. "

b)" Sáng hôm sau, Xiu thức giấc sau khi chợp mắt được một tiếng đồng hồ, cô bắt gặp cặp mắt mở to, vô cảm của Giôn-xi nhìn trân trân vào tấm rèm xanh nơi cửa sổ. "

Câu 3: Xác định và nêu giá trị nghệ thuật của việc sử dụng từ tượng hình, tượng thanh trong câu sau:

"Thân gầy guộc, lá mong manh

Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi"

Câu 4:Phân tích cái hay trong việc sử dụng biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:

"Bão bùng thân bọc lấy thân

Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm

Thương nhau tre không ở riêng

Lũy thành từ đó mà nên hỡi người"

2
6 tháng 11 2017

Câu 1 :
tác giả sử dụng 2 trường từ vựng
+trường từ vựng về màu sắc :đỏ, hồng, xanh
+trường từ vựng về lửa :lửa , cháy, tro

6 tháng 11 2017

Bài 2
a, từ tượng hình: nghiêng ngả, lay động
từ tượng thanh: rì rào
b, từ tượng hình: vô cảm, xanh

21 tháng 4 2020

Câu 4:

1. Tác giả

- Phan Bội Châu: 1867 – 1940.

- Tên thật là Phan Văn San, hiệu là Sào Nam.

- Quê tại: Nam Đàn, Nghệ An.

- Ông từng đỗ đầu kì thi Hương nhưng trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp, chế độ phong kiến suy thoái nên ông trở thành nhà yêu nước, nỗ lực đấu tranh giải phóng dân tộc. Ông đi Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc mưu đồ nghiệp lớn nhưng không thành.

- Ông viết nhiều tác phẩm, nhiều thể loại bằng cả chữ Hán và chữ Nôm để thể hiện lòng yêu nước và tư tưởng lớn của mình.

- Các tác phẩm chính: Hải ngoại huyết thư, Sào Nam thi tập, Trùng Quang tâm sử, Văn tế Phan Châu Trinh,…

2. Tác phẩm

a. Vị trí, xuất xứ:

- Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác là bài thơ viết bằng chữ Nôm.

- Trích trong tập Ngục trung thư (Thư viết trong ngục) – tập thơ bằng chữ Hán. Đây là tập thơ đầu tay, có ý nghĩa như một bức thư tuyệt mệnh của Phan Bội Châu.

b. Hoàn cảnh sáng tác:

- Sáng tác đầu năm 1914.

- Khi Phan Bội Châu bị quân phiệt tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) bắt giam.

c. Thể thơ và bố cục:

- Thể thơ thất ngôn bát cú.

- Bố cục: Phân thành: Hai câu đề, hai câu thực, hai câu luận, hai câu kết.

21 tháng 4 2020

1. Câu hỏi tu từ -> không để hỏi mà bộc lộ cảm xúc đau xót của tác giả.