K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 11 2019

1)

1. Mở Bài

- Chế độ phong kiến hà khắc đã vùi dập thân phận người phụ nữ, khiến họ phải chịu nhiều đắng cay tủi nhục

- Chính vì thế, người phụ nữ chỉ biết gửi gắm những oán trách, hờn giận của mình vào những câu hát, câu ca dao than thân.

"Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai."

2. Thân Bài

- "Thân em" là phiếm chỉ người phụ nữ khi xưa

- "Tấm lụa đào" có hai ý nghĩa:

+ Vẻ đẹp của người phụ nữ, dịu dàng, mềm mại, uyển chuyển

+ Thân phận của người phụ nữ, mỏng manh, không có tiếng nói, vị trí trong xã hội, bị coi thường, rẻ rúng

- "Phất phơ giữa chợ" thể hiện thân phận người phụ nữ khi xưa chẳng khác gì món hàng, để mặc người ta ngã giá, lựa chọn, dù có đẹp đấy nhưng lại chẳng có kẻ biết trân trọng.

- "biết vào tay ai" là câu thể hiện sự bất lực trước số phận bị định đoạt, không được quyền lựa chọn hạnh phúc cho riêng mình, cam chịu kiếp làm lẽ, kiếp chồng chung. May phước lấy được người tốt còn không thì hỏng cả cuộc đời.

3. Kết Bài

- Câu ca dao tuy nghe phong tình, thi vị với hình ảnh tấm lụa, nhưng đọc kỹ mới thấm được nỗi xót xa chứa đựng trong những hình ảnh ẩn dụ sâu sắc.

- Là nỗi đau đớn tủi hờn trước thân phận của người phụ nữ trong chế độ phong kiến khi xưa gửi gắm.

- Cưới nàng, anh toan dẫn voi, Anh sợ quốc cấm, nên voi không bàn. Dẫn trâu, sợ họ máu hàn, Dẫn bò, sợ họ nhà nàng co gân. Miễn là có thú bốn chân, Dẫn con chuột béo, mời dân, mời làng. - Chàng dẫn thế, em lấy làm sang, Nỡ nào em lại phá ngang như là… Người ta thách lợn thách gà, Nhà em thách cưới một nhà khoai lang: Củ to thì để mời làng, Còn như củ nhỏ, họ hàng ăn chơi. Bao nhiêu củ mẻ, chàng ơi! Để...
Đọc tiếp

- Cưới nàng, anh toan dẫn voi,

Anh sợ quốc cấm, nên voi không bàn.

Dẫn trâu, sợ họ máu hàn,

Dẫn bò, sợ họ nhà nàng co gân.

Miễn là có thú bốn chân,

Dẫn con chuột béo, mời dân, mời làng.

- Chàng dẫn thế, em lấy làm sang,

Nỡ nào em lại phá ngang như là…

Người ta thách lợn thách gà,

Nhà em thách cưới một nhà khoai lang:

Củ to thì để mời làng,

Còn như củ nhỏ, họ hàng ăn chơi.

Bao nhiêu củ mẻ, chàng ơi!

Để cho con trẻ ăn chơi giữ nhà;

Bao nhiêu củ rím, củ hà,

Để cho con lợn, con gà nó ăn…

(Theo Ngữ Văn 10, tập 1, tr 90, NXBGD, năm 2015)

Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản.

Câu 2. Theo em, bài thơ mang đặc điểm ngôn ngữ nói hay ngôn ngữ viết? Cơ sở nào để nhận diện đặc điểm ngôn ngữ bài thơ?

Câu 3. Bài thơ trên thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, đúng hay sai? Hãy giải thích cách lựa chọn của em.

Câu 4. Em nhận xét gì về vẻ đẹp tâm hồn người bình dân xưa được thể hiện trong bài ca dao?

1
20 tháng 2 2020

1. Thể thơ của văn bản trên là lục bát.

2. Bài thơ mang đặc điểm của ngôn ngữ viết.

Giải thích: Mặc dù có là lời giao duyên đối đáp giữa chàng trai với cô gái nhưng bài ca dao có những biện pháp nghệ thuật độc đáo để chàng trai và cô gái thể hiện tình cảm của mình như tăng tiến, điệp, ngôn ngữ giàu cảm xúc.

3. Bài thơ thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật vì ngôn ngữ giàu hình ảnh, cảm xúc.

4. Người bình dân xưa lạc quan, tinh tế, có tình yêu thương sâu sắc.

20 tháng 2 2020

tks cô em cũng đang làm bài này yeu

- Cưới nàng, anh toan dẫn voi, Anh sợ quốc cấm, nên voi không bàn. Dẫn trâu, sợ họ máu hàn, Dẫn bò, sợ họ nhà nàng co gân. Miễn là có thú bốn chân, Dẫn con chuột béo, mời dân, mời làng. - Chàng dẫn thế, em lấy làm sang, Nỡ nào em lại phá ngang như là… Người ta thách lợn thách gà, Nhà em thách cưới một nhà khoai lang: Củ to thì để mời làng, Còn như củ nhỏ, họ hàng ăn chơi. Bao nhiêu củ mẻ, chàng ơi! Để...
Đọc tiếp

- Cưới nàng, anh toan dẫn voi,

Anh sợ quốc cấm, nên voi không bàn.

Dẫn trâu, sợ họ máu hàn,

Dẫn bò, sợ họ nhà nàng co gân.

Miễn là có thú bốn chân,

Dẫn con chuột béo, mời dân, mời làng.

- Chàng dẫn thế, em lấy làm sang,

Nỡ nào em lại phá ngang như là…

Người ta thách lợn thách gà,

Nhà em thách cưới một nhà khoai lang:

Củ to thì để mời làng,

Còn như củ nhỏ, họ hàng ăn chơi.

Bao nhiêu củ mẻ, chàng ơi!

Để cho con trẻ ăn chơi giữ nhà;

Bao nhiêu củ rím, củ hà,

Để cho con lợn, con gà nó ăn…

(Theo Ngữ Văn 10, tập 1, tr 90, NXBGD, năm 2015)

Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản.

Câu 2. Theo em, bài thơ mang đặc điểm ngôn ngữ nói hay ngôn ngữ viết? Cơ sở nào để nhận diện đặc điểm ngôn ngữ bài thơ?

Câu 3. Bài thơ trên thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, đúng hay sai? Hãy giải thích cách lựa chọn của em.

Câu 4. Em nhận xét gì về vẻ đẹp tâm hồn người bình dân xưa được thể hiện trong bài ca dao?

1
24 tháng 2 2020

Câu 1. Thể thơ của văn bản trên là lục bát.

Câu 2. Bài thơ mang đặc điểm của ngôn ngữ nói.

(Mk ko chắc lắm!)

- Sự đổi vai ngưòi nói và người nghe, sự chuyển đổi lượt lời.

- Dùng nhiều từ ngữ khẩu ngữ

- Nhiều câu tỉnh lược chủ ngữ, nhiều câu cảm thán, nhiều câu cầu khiến,…

Câu 3. Bài thơ thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật (ngôn ngữ giàu hình ảnh, cảm xúc) nhưng cũng mang một ít nét của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (hình thức đối thoại, nhiều từ ngữ khẩu ngữ,...).

(Ko chắc chắn)

Câu 4. Những người bình dân xưa họ thật bình dị mang những tình cảm yêu thương gần gũi dù trong khó khăn.

Good luck!

24 tháng 2 2020

Cảm ơn ạ :3

18 tháng 6 2019

Chọn đáp án: B

22 tháng 10 2021

Em tham khảo:

 Hình ảnh người phụ nữ đã đi vào ca dao dân ca Việt Nam. Đặc biệt, là những người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa - những người phải chịu nhiều thiệt thòi, áp bức bóc lột của giai cấp cường quyền, thậm chí cuộc đời họ vướng vào nhiều chông gai, sóng gió. Từ "thân em" được sử dụng nhiều lần trong các bài ca dao. Chỉ hai từ " thân em" nghe đã thấy vô cùng tội nghiệp và xót xa cho số phận. Những người nữ đó họ có nhan sắc, có phẩm hạnh nhưng số phận là chịu nhiều điều bất hạnh. Đúng như người xưa có nói là " hồng nhan bạc mệnh". Mà sống trong xã hội phong kiến họ đâu có quyền đinh đoạt quyền sống, quyền được hạnh phúc. Cúng giống " tấm lụa đào" " Phát phơ giữa chợ". Họ luôn khao khát hạnh phúc, khao khát một tình yêu thật sự. Nhưng số phận đã được định đoạt và như là một đồ vật không hề có giá trị để cho người khác chọn lựa. Thật sự chúng ta xót xa, thương cảm cho những số phận người phụ nữ trong xã hội phông kiến. Đồng thời cũng thấy rằng, người phụ nữ trong xã hội họ đã có quyền tự định đoạt hạnh phúc của bản thân. Và những người phụ nữ họ đã tự chủ về nhiều mặt nên sự sống hay hạnh phúc không hề phải phụ thuộc vào người khác. Nhưng dù ở thời đại nào thì vẻ đẹp của người phụ nữ cũng không bị vùi lấp và vẫn luôn sáng ngời.

7 tháng 12 2019

Chọn đáp án: B

12 tháng 3 2019

Lời thách cưới của cô gái “một nhà khoai lang” là sự ứng xử khôn khéo, thông minh.

- Cô gái không những không mặc cảm mà còn bằng lòng với cái nghèo, tỏ ra vui, thích thú trong lời thách cưới

- Lời thách cưới của cô gái chính là lời tự trào của những người lao động lạc quan, yêu đời.

24 tháng 4 2017

Học sinh lấy ví dụ có mô -típ: “Thân em như”

   “Thân em như củ ấu gai

Ruôt trong thì trắng vỏ ngoài thì đen .”

   “Thân em như quế giữa rừng

Ngát hương ai biết thơm lừng ai hay”.

31 tháng 1 2019

Nội dung giao tiếp: Ý thức về phẩm chất và số phận của người phụ nữ .