K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 7 2018

b, Sự khác nhau trong các đề bài trên thể hiện ở hai từ phân tích và suy nghĩ

- Phân tích: làm rõ những khía cạnh của vấn đề

- Suy nghĩ: đưa nhận định, đánh giá về tác phẩm theo khía cạnh, góc nhìn, vấn đề nào đó

- Trình bày suy nghĩ về tác phẩm, nên sử dụng nhiều thao tác, trong đó có phân tích

20 tháng 2 2016

1. Nhà thơ Hữu Thỉnh sinh năm 1942, quê ở huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. Ông đã từng nhập ngũ, vào binh chủng Tăng - Thiết giáp rồi trở thành cán bộ văn hoá tuyên truyền của quân đội. Từ năm 2000, Hữu Thỉnh được bầu làm Tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam.

Hữu Thỉnh rất gắn bó với cuộc sống nông thôn. Ông có nhiều bài thơ hay về con người và cuộc sống nông thôn.

2. Bài thơ Sang thu được tác giả sáng tác năm 1977.

3. Sự biến đổi của đất trời sang thu được nhà thơ cảm nhận bắt đầu từ những tín hiệu chuyển mùa: ngọn gió se mang theo hương ổi. Những sự biến đổi đó mang đến tâm trạng ngỡ ngàng, bâng khuâng được thể hiện qua các từ bỗng, hình như...

4. Sự biến chuyển của trời đất lúc thu sang được nhà thơ cảm nhận qua nhiều yếu tố, bằng nhiều giác quan và sự rung động tinh tế:

- Hương ổi phả vào trong gió se.

- Gió thu giăng mắc chầm chậm.

- Dòng sông dềnh dàng trôi.

- Những cánh chim bắt đầu vội vã (chuẩn bị cho chuyến đi tránh rét).

- Đám mây mùa hạ đã "vắt nửa mình sang thu".

- Nắng cuối hạ vẫn còn nhiều nhưng đã vơi dần những cơn mưa...

Những từ ngữ diễn tả cảm giác, trạng thái (bỗng, phải vào, chùng chình, dềnh dàng, vắt nửa mình...) được nhà thơ sử dụng rất tinh tế. Một mặt, chúng cho thấy trạng thái biến đổi của sự vật, mặt khác, chúng diễn tả tâm trạng bâng khuâng, xôn xao của tâm hồn trong thời khắc biến chuyển của đất trời.

5. Hai câu thơ cuối có cách diễn tả thật độc đáo:

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi.

Xét về ý nghĩa tả thực, hai câu thơ này có thể được hiểu rằng: Những tiếng sấm không còn bất ngờ nữa, thực chất là đã ít đi những tiếng sấm gắn liền với những cơn mưa mùa hạ quen thuộc. Một hiện tượng không có gì đặc biệt, thậm chí có thể coi là hiển nhiên nhưng cái hay của câu thơ nằm ở cách diễn đạt. Có cái gì đó thật ngộ nghĩnh, hồn nhiên trong cách cảm nhận và quan sát nhưng lại cũng rất già dặn, từng trải trong cách miêu tả và biểu hiện. Sấm là một hiện tượng thiên nhiên có tính bất thường. Trong hai câu này, dường như sấm còn là biểu tượng cho những vang động của cuộc sống sôi nổi. Mùa hè vốn đầy ắp âm thanh và màu sắc, mùa thu, trái lại, yên tĩnh và sâu lắng hơn. Chi tiết "sấm cũng bớt bất ngờ" cũng là một tín hiệu cho thấy mùa thu đang đến.

20 tháng 2 2016

1. Y Phương là một nhà thơ dân tộc Tày. Ông sinh năm 1948, quê ở huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Y Phương từng có thời gian trong quân ngũ từ 1968 - 1981. Từ năm 1993, Y Phương là Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Cao Bằng. Hiện ông sống tại Hà Nội.

2. Thơ Y Phương là tiếng lòng của một tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng.

3. Mượn lời một người cha nói với con, bài thơ gợi về cội nguồn của mỗi con người, đồng thời bộc lộ niềm tự hào trước sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương mình. Bố cục của bài thơ thể hiện ý tưởng đó theo hai đoạn:

- Đoạn 1 (từ đầu đến câu "Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời"): con lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ và quê hương.

- Đoạn 2 (còn lại): lòng tự hào với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, với truyền thống cao đẹp của quê hương.

Theo bố cục, nhất là theo diễn biến tâm trạng của nhà thơ, có thể thấy nhà thơ đã mở rộng từ tình cảm gia đình đến tình cảm quê hương, từ những kỷ niệm gần gũi, thiết tha mà nâng lên thành lẽ sống.

4. Trong bốn câu thơ đầu, bằng những hình ảnh cụ thể, Y Phương đã tạo được không khí gia đình đầm ấm, quấn quýt. Từng bước đi, từng tiếng nói tiếng cười của con được cha mẹ mừng vui đón nhận:

Chân phải bước tới cha

Chân trái bước tới mẹ

Một bước chạm tiếng nói

Hai bước tới tiếng cười.

Những câu thơ có cách diễn đạt thật độc đáo đã cho thấy tình yêu thương của cha mẹ đối với con. Con lớn lên hàng ngày trong tình yêu thương ấy, trong sự nâng niu, mong chờ của cha mẹ.

Không chỉ có tình yêu thương của cha mẹ. Thời gian trôi qua, con trưởng thành trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình của quê hương. Đó là cuộc sống của những "người đồng mình", rất cần cù và tươi vui. Những từ ngữ giàu sắc thái biểu hiện (cài nan hoa, ken câu hát) đã miêu tả cụ thể cuộc sống ấy đồng thời thể hiện tình cảm gắn bó, quấn quýt của con người quê hương.

Rừng núi quê hương thơ mộng và trữ tình cũng là một trong những yếu tố nuôi con khôn lớn, nâng đỡ tâm hồn con. Thiên nhiên với những sông, suối, ghềnh, thác... đã nuôi dưỡng con người cả về tâm hồn và lối sống: "Rừng cho hoa, con đường cho những tấm lòng".

5. Người cha nói với con về những đức tính cao đẹp của "người đồng mình": không lo cực nhọc, sống vất vả mà gần gũi, khoáng đạt, gắn bó với quê hương dẫu còn cực nhọc, đói nghèo... Từ những phẩm chất ấy, có thể thấy "người đồng mình" (người quê mình) thật đẹp, thật đáng ca ngợi. Đó cũng chính là vẻ đẹp của quê hương. Là một thành viên của quê hương, con cần phải biết kế tục, phát huy một cách xứng đáng truyền thống ấy.

6. Qua những lời người cha nói với con, có thể thấy tình cảm của người cha đối với con thật trìu mến, thiết tha và tin tưởng. Điều lớn lao nhất mà người cha muốn nói với con chính là niềm tự hào với sức sống mạnh mẽ bền bỉ của quê hương và niềm tin khi bước vào đời.

7. Bài thơ có nhiều nét đặc sắc về nghệ thuật, tuy nhiên, độc đáo nhất và đặc sắc nhất là cách thể hiện, diễn tả tình cảm. Những từ ngữ, hình ảnh trong bài rất mộc mạc nhưng đồng thời cũng rất giàu hình ảnh gợi tả, vừa cụ thể vừa có sức khái quát cao.

 Ngoài ra, còn có thể kể đến bố cục chặt chẽ, cách dẫn dắt rất tự nhiên của tác giả.

23 tháng 2 2016

batngo mik nói thiệt chưa học

21 tháng 8 2018

I. Phương châm về chất

câu 1:

câu trả lời của Ba " ở dưới nước" ko đáp ứng yêu cầu mà An muốn biết. Cần trả lời về địa điểm như bể nào, sông nào?

=> Bài học: khi giao tiếp, cần có nội dung, nội dung lời nói pk đáp ứng đúng yêu cầu giao tiếp.

câu 2:

- truyện gây cười vì các nhân vật nói nhiều hơn nhũng gì cần nói lẽ ra anh có " lợn cưới" chỉ cần hỏi " Bác có thấy con lợn nào chạy qua đây ko?" và anh có "áo mới" cần trả lời " Tôi ko thấy con lợn nào chạy qua đây cả".

- yêu câu giao tiếp: nội dung lời nói pk đáp ứng đúng yêu cầu giao tiếp.

II. phương châm về chất

câu 1:

tiếng cười trong truyện cười có tác dụng lên án, phê phán những cái xấu. Ở mẩu truyện trên, tình tiết gây cười nằm ở lời đối đáp giữa hai nhân vat, đặc biệt là ở lời đối thoại cuối. Cái xấu ở đây là tính nói khoác, nói ko đúng sự thật.

câu 2:

Câu chuyện trên nhắc nhở chúng ta: khi nói pk nói đúng sự thật. Không nói những gì mình ko tin là đúng, không có căn cứ chính xác. Đây cx là phương châm về lượng mà người giao tiếp cần tuân thủ.

III. Luyện tập

21 tháng 8 2018

C.ơn nha hehekhocroi

GIÚP MÌNH VỚI MÌNH ĐANG CẦN GẤPĐọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:Vào đêm 19/9/2011, trên địa bàn thị trấn Con Cuông, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An trời mưa rất to, kéo dài nhiều giờ đồng hồ, gây nên sạt lở đất và lũ lụt ở nhiều khu vực. Không quản ngại mưa to, lũ lớn, đồng chí Nguyễn Tất Chương, Công an viên Khối 5, thị trấn Con Cuông cùng đồng đội lao mình trong mưa lũ cứu giúp...
Đọc tiếp

GIÚP MÌNH VỚI MÌNH ĐANG CẦN GẤP
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Vào đêm 19/9/2011, trên địa bàn thị trấn Con Cuông, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An trời mưa rất to, kéo dài nhiều giờ đồng hồ, gây nên sạt lở đất và lũ lụt ở nhiều khu vực. Không quản ngại mưa to, lũ lớn, đồng chí Nguyễn Tất Chương, Công an viên Khối 5, thị trấn Con Cuông cùng đồng đội lao mình trong mưa lũ cứu giúp người và tài sản của nhân dân. Trước tình hình nước dâng lên quá nhanh, thấy Công ty Lâm nghiệp Con Cuông đang có nguy cơ dìm trong biển nước, đồng chí Nguyễn Tất Chương đã cùng đồng đội và cán bộ, nhân viên Công ty lâm nghiệp Con Cuông lao vào cứu giúp, vận chuyển nhiều tài sản của cơ quan đến khu vực an toàn. Trong lúc đang di dời tài sản thì bất ngờ bức tường rào của Công ty đổ sập xuống đè lên người đồng chí Nguyễn Tất Chương làm đồng chí bị thương nặng ở chân trái. Lực lượng cứu hộ đã kịp thời đưa đồng chí đi cấp cứu tại Bệnh viện. Song do vết thương quá nặng, đồng chí đã phải 2 lần phẫu thuật cắt bỏ chân trái từ đầu gối. Hành động dũng cảm trong thực hiện nhiệm vụ phòng chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn của đồng chí Nguyễn Tất Chương là tấm gương sáng tiêu biểu về tinh thần tận tụy Vì nước quên thân, vì dân phục vụ, bảo vệ tài sản của Nhà nước, tài sản của nhân dân, góp phần giữ vững an ninh, trật tự ở địa phương, được quần chúng nhân dân mến phục. Ngày 29/12/2011, thừa uỷ quyền của Lãnh đạo Bộ Công an, Cục Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ đã phối hợp với Công an tỉnh Nghệ An tổ chức trao Bằng khen của Bộ Công an và số tiền 5.000.000đ (Năm triệu đồng) từ quỹ Nghĩa tình đồng đội cho đồng chí Nguyễn Tất Chương./.

Câu 1: Xác định nội dung của câu chuyện trên ?

Câu 2: Nêu tác dụng của một phép tu từ tiêu biểu có trong đoạn văn sau :"Hành động dũng cảm trong thực hiện nhiệm vụ phòng chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn của đồng chí Nguyễn Tất Chương là tấm gương sáng tiêu biểu về tinh thần tận tụy Vì nước quên thân, vì dân phục vụ, bảo vệ tài sản của Nhà nước, tài sản của nhân dân, góp phần giữ vững an ninh, trật tự ở địa phương, được quần chúng nhân dân mến phục".

Câu 3: Thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc từ câu chuyện trên là gì?

Câu 4: Viết đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy thi) nêu suy nghĩ của em về hành động của anh Nguyễn Tất Chương trong đoạn truyện trên.

0