K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 5 2018

mk chỉ có dàn ý thui,bạn tự làm nhé:

6.Trong câu dưới đây, từ Mầm non được dùng với nghĩa gốc
"Trên cành cây có những mầm non mới nhú." PHÂN TÍCH

1.Mầm non ép mình nằm im trong mùa nào?
Đáp: Mùa đông

2.Trong bài thơ, mầm non được nhân hoá bằng cách nào?
Đáp: Dùng các động từ chỉ hành động của người để kể, tả về mầm non.

3.Nhờ đâu mầm non nhận ra mùa xuân về?
Đáp: Nhờ những âm thanh rộn ràng, náo nức của cảnh vật mùa xuân.

4."Rừng cây trồng thưa thớt, Như chỉ cội với cành" nghĩa là thế nào?
Đáp: Rừng thưa thớt vì cây không có lá.

5.ý chính của bài thơ là gì?
Đáp: Miêu tả sự chuyển mùa kỳ diệu của thiên nhiên

7.Hối hả có nghĩa là gì?
Đáp: Rất vội vã, muốn làm việc gì đó thật nhanh.

8.Từ "Thưa thớt" thuộc loại từ nào?
Đáp: Tính từ

9.Dòng dưới đây chỉ gồm các từ láy
Nho nhỏ, lim dim, hối hả, lất phất, thưa thớt, róc rách

29 tháng 5 2018

* Đoạn thơ tả cảnh sân trường vào mùa thu, những chiếc lá bắt đầu thay đổi màu sắc của mình và đoạn thơ nói lên sự trống trãi của sân trường khi không có các bạn học sinh.

(mùa thu thì mình không chắc đâu nhé!!)

Câu 1: Nêu cảm xúc suy nghĩ của em về nhân vật Phrăng trong "Buổi học cuối cùng" Câu 2: Xác định và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong câu thơ sau: Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng (Nhớ con sông quê hương - Tế Hanh) Câu 3: Tìm hình ảnh ẩn dụ trong câu sau và phân tích giá trị của nó Ngày ngày, mặt trời đi qua trên làng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ ...
Đọc tiếp

Câu 1: Nêu cảm xúc suy nghĩ của em về nhân vật Phrăng trong "Buổi học cuối cùng"

Câu 2: Xác định và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong câu thơ sau:

Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè

Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng

(Nhớ con sông quê hương - Tế Hanh)

Câu 3: Tìm hình ảnh ẩn dụ trong câu sau và phân tích giá trị của nó

Ngày ngày, mặt trời đi qua trên làng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

(Viếng lăng Bác - Viễn Phương)

Câu 4: Xác định phép nhân hóa trong đoạn văn sau. Cho biết đó là kiểu nhân hóa nào? Phân tích tác dụng của nó

Mầm non mắt lim dim

Cố nhìn qua kẽ lá

Thấy mây bay hối hả

Thấy lất phất mưa phùn

(Võ Quảng)

Câu 5: Viết 1 đoạn văn (khoảng 20 câu) kể về cuộc bàn luận của cây cối trong vườn khi mùa mưa bão sắp đến.

Câu 6: Trong bài thơ Lượm của Tố Hữu (Ngữ Văn 6 tập 2) là thể thơ 4 chữ gồm 15 khổ nhưng có khổ được cấu tạo đặc biệt:

Ra thế

Lượm ơi!

Và lại có khổ chỉ có 1 câu

Lượm ơi còn không?

Em hãy phân tích tác dụng của cách diễn đạt cảm xúc của tác giả.

Câu 7: Suy nghĩ của em về nội dung mẫu truyện sau:

Gia đình nọ rất quý mến ông lão mù nghèo khổ và rách với - người hàng tuần vẫn mang rau đến bán cho họ. Một hôm,ông lão khoe"không biết ai đã để trước cửa nhà tôi một thùng quần áo cũ" Gia đình biết ông lão cũng thiếu thốn nên rất vui "Chúc mừng ông! Thật là tuyệt! " Ông lão mù nói: "Tuyệt thật! Nhưng tuyệt nhất là vừa đúng tôi biết có gia đình thật sự cần quần áo đó

(Phỏng theo những tấm lòng cao cả)

Mik cần gấp bài 6,7 mấy bài kia để sau cx dc mik đag gấp mong các bn giúp mik nha thứ 7 mik hc r

0
19 tháng 7 2018

a,Nghệ thuật nhân hóa càng làm cho hình ảnh thơ thêm sống động, chứa chan bao ý nghĩa. Ánh sáng lung linh của vầng trăng khuya lấp lánh trên mặt nước cũng ùa về trong kí ức. Những hàng dừa ven sông cũng rung chuyển. Hẳn không gian đần đìa ánh trăng ấy phải rất tĩnh lặng thì mới có thể nghe thấy được “tiếng thở” của vầng trăng làm lay động tàu dừa đang vươn mình đón gió.
nghệ thuật điệp từ nghe =>nghe được cả tuổi thơ vọng về đầy kỉ niệm

19 tháng 7 2018

a/ Em nghe thầy đọc bao ngày
Tiếng thơ đỏ nắng, xanh cây quanh nhà
Mái chèo nghiêng mặt sông xa
Bâng khuâng nghe vọng tiếng bà năm xưa
Nghe trăng thở động tàu dừa
Rào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời.
BPTT :
+ Điệp từ ( nghe )
+ Nhấn mạnh cảm giác quan sát tinh tế xung quang qua một từ nghe mà Trần Đăng Khoa như cảm thấy mọi vật xung quanh hiện hữu một cách đầy đủ.
b/Hãy nhìn đời bằng đôi mắt xanh non
Mẹ bế đứa con như ôm tròn trái đất
Suối chạy tìm sông trăm vòng tươi mát
Con chim sổ lồng bát ngát xa bay
BPTT :
+ So sánh ( như )
+ Tác dụng : ( Thật sự thì mình chả hiểu nó nói cái gì nữa , bạn nên hỏi mấy anh chị giỏi văn trên đây nhé )

Chúc bạn học tốt !

Tả cảnh mặt trời mọc biển, trong bài kí Cô Tô, Nguyễn Tuân viết: Mặt trời lại rọi lên ngày thứ sáu của tôi trên đảo Thanh Luân một cách thật quá là đầy đủ. Tôi dậy từ canh tư. Còn tối đất, cố đi mãi trên đá đầu sư, ra thấu đầu mũi đảo. Và ngồi đó rình mặt trời lên. Điều tôi dự đoán, thật là không sai. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như một tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời...
Đọc tiếp

Tả cảnh mặt trời mọc biển, trong bài kí Cô Tô, Nguyễn Tuân viết:

Mặt trời lại rọi lên ngày thứ sáu của tôi trên đảo Thanh Luân một cách thật quá là đầy đủ. Tôi dậy từ canh tư. Còn tối đất, cố đi mãi trên đá đầu sư, ra thấu đầu mũi đảo. Và ngồi đó rình mặt trời lên. Điều tôi dự đoán, thật là không sai. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như một tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào, thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thủa biển Đông. Vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể sáng dần lên cái chất bạc nén. Một con hải âu bay ngang, là là nhịp cánh,...

a. Tác giả chọn vị trí quan sát cảnh mặt trời mọc ở đâu? Vị trí ấy có thuận lợi gì?

b. Tại sao tác giả lại dùng từ “ rình” mặt trời chứ không phải là “nhìn”, “ngắm”?

Qua đó, em có nhận xét gì về cách dùng từ của Nguyễn Tuân?

c. Viết đoạn văn khoảng 12 câu cảm nhận về cảnh mặt trời mọc trên đảo Cô Tô trong đoạn trích trên (Trong đoạn văn có sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa, gạch chân và chú thích rõ)

0
11, Trong đoạn thơ sau đây, tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ gì? TRình bày hiệu quả của biện pháp tu từ đó? Ôi Tổ quốc! Ta yêu như máu thịt Như mẹ cha, như vợ, như chồng Ôi Tổ quốc! Nếu cần ta chết Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông (Sao chiến thắng - Chế Lan Viên)\ 12, Đọc đonạ thơ sau và trả lời những câu hỏi sau: Tiếng dừa làm dịu nắng trưa Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo ...
Đọc tiếp

11, Trong đoạn thơ sau đây, tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ gì? TRình bày hiệu quả của biện pháp tu từ đó?

Ôi Tổ quốc! Ta yêu như máu thịt

Như mẹ cha, như vợ, như chồng

Ôi Tổ quốc! Nếu cần ta chết

Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông

(Sao chiến thắng - Chế Lan Viên)\

12, Đọc đonạ thơ sau và trả lời những câu hỏi sau:

Tiếng dừa làm dịu nắng trưa

Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo

Trời trong đầy tiếng rì rào

Đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra....

Đứng cạnh trời đất bao la

Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi

( Cây dừa - Trần Đăng Khoa)

a) Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?

b) Xác định cặp từ trái nghĩa trong đoạn thơ.

c)CHỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ trong hai câu cuối đoạn thơ

4
27 tháng 8 2017

11) so sánh +Điệp ngữ "Ôi tổ quốc !"

Tác dụng: So sánh Sự yêu nước như máu thịt là nhưng người quan trọng nhất + Điêph ngữ ôi tổ quốc ta thấy được tình yêu nước thật đặc biệt rất to lớn đến nôi ta sẵn sàng hi sinh vì nó

27 tháng 8 2017

12) a) Thể thơ: Lục Bát

b)Cặp từ: Bay vào >< bay ra

c)Qua hình ảnh "NHân hóa" Hình ảnh những rặng dừa che chở, bao bọc, mang lại sự yên bình cho làng quê yêu dấu đã trở thành hình ảnh quen thuộc trong văn học nói riêng và trong đời sống của người dân Việt Nam nói chung. Và hình ảnh đó lại một lần nữa được khắc sâu qua ngòi bút của một nhà thơ nhỏ tuổi, nhưng lại mang một tình yêu lớn với quê hương với thiên nhiên - nhà thơ Trần Đăng Khoa.Bài thơ “Cây dừa” được trần Đăng Khoa viết khi anh còn là một cậu bé, nhưng những gì tác giả nhỏ tuổi này gửi gắm qua hình ảnh cây dừa lại là sự đúc kết của một con người không chỉ có tình yêu thiên nhiên, quê hương tha thiết mà còn chứa đựng sự hiểu biết sâu sắc về văn hóa, về tính cách của con người Việt Nam. Qua ngòi bút của Khoa, cây dừa trở thành hiện thân của con người Việt Nam với đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp: nhân hậu, thân thiện, thích kết giao bè bạn; lam lũ, chịu thương, chịu khó; có tình yêu quê hương đất nước nồng nàn, luôn hiên ngang và dũng cảm…Đồng thời, bài thơ cũng là một minh chứng cho năng lực quan sát hết sức nhạy bén, tinh tế, đặc biệt là khả năng cảm nhận thiên nhiên bằng mọi giác quan, bằng sự mở rộng của tâm hồn và trí tưởng tượng phong phú, độc đáo.

28 tháng 5 2018

bptt : Nhân hóa,

láy : bối rối, lim dim, vội vã

tác dụng : làm nổi bật hình ảnh vẻ đẹp của một loài hoa dại có tên đặc trưng như tính chất của nó, nghệ thuật nhân hóa giúp ngươì đọc hình dung ra một cách sống động tinh tế vẻ đẹp của một loài cây : cây xấu hổ

30 tháng 5 2018

thank you nhieu nha!

Phiếu học tập số 1 Đọc kĩ đoạn văn sau trả lời các câu hỏi sau: Đêm nay Bác ngồi đó Đêm nay Bác không ngủ Vì một lẽ thường tình Bác là Hồ Chí Minh. (Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ) Câu 1: Phương thức biểu đạt của đoạn văn trên? Câu 2: Từ “đêm nay” được lặp lại có tác dụng gì? Câu 3: Từ “ đó”, “ nay”, “vì” thuộc loại từ gì? Câu 4: Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 6 - 8 câu) nêu cảm nghĩ về hình...
Đọc tiếp

Phiếu học tập số 1

Đọc kĩ đoạn văn sau trả lời các câu hỏi sau:

Đêm nay Bác ngồi đó
Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh.
(Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ)
Câu 1: Phương thức biểu đạt của đoạn văn trên?
Câu 2: Từ “đêm nay” được lặp lại có tác dụng gì?
Câu 3: Từ “ đó”, “ nay”, “vì” thuộc loại từ gì?
Câu 4: Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 6 - 8 câu) nêu cảm nghĩ về hình ảnh Bác Hồ qua khổ thơ?

Phiếu học tập số 2
Đọc đoạn thơ sau rồi thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
Ca lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng...’’

Câu 1: Trong đoạn thơ, tác giả đã sử dụng thành công biện pháp nghệ thuật tu từ nào? Chép lại những
dòng thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật ấy và nêu tác dụng.
Câu 2: Chỉ ra các từ láy và nêu tác dụng?
Câu 3: Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên.

Phiếu bài tập só 3

Đọc kĩ trích đoạn thơ dưới đây, sau đó trả lời các câu hỏi: Từ đoạn : “ Sắp mưa, sắp mưa” đến
“ Bụi bay” ( trích trong văn bản “Mưa”- Trần Đăng Khoa)
Câu 1. Bài thơ “Mưa” được trích trong tập thơ nào?
Câu 2. Bài thơ “Mưa” được viết theo thể thơ nào? Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên là
gì?
Câu 3. Bài thơ “Mưa” diễn tả cơn mưa diễn ra ở vùng nào?
Câu 4. Em có nhận xét gì về nhịp thơ?
Câu 5. Bài thơ viết về cơn mưa mùa nào trong năm?
Câu 6. Biện pháp nghệ thuật nào được tác giả sử dụng rộng rãi trong bài thơ? Nêu tác dụng?

Phiếu học tập số 4

Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi bên dưới:
&quot; .... Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần
dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả
trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái
chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để
mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông&quot;.
Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả đoạn văn trên là ai?
Câu 2: Tìm từ láy trong câu: “Tròn trĩnh phúc hậu .... nước biển ửng hồng” ?
Câu 3: Chỉ ra một hình ảnh so sánh trong đoạn văn sau và nêu tác dụng của hình ảnh so sánh ấy?
Câu 4: Em hãy viết một văn bản ngắn (khoảng 1 trang giấy ) nói về cái hay của đoạn trích trên.

0
Câu 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi "Sáng sớm hôm sau, tiếng chim kêu ríu rít trong vườn đã đánh thức tôi dậy. Mặt trời còn khuất sau quả đồi, ánh một vùng hồng lên nền trời xanh biếc. Bên kia sông, rừng cây từng lớp nhiều mầu còn mờ lẫn trong làn sương trắng. Dưới chân đồi, những mảnh ruộng mạ non như nhung, những thửa ruộng nước sáng lên như tấm gương. Con đường đất đỏ...
Đọc tiếp

Câu 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi

"Sáng sớm hôm sau, tiếng chim kêu ríu rít trong vườn đã đánh thức tôi dậy. Mặt trời còn khuất sau quả đồi, ánh một vùng hồng lên nền trời xanh biếc. Bên kia sông, rừng cây từng lớp nhiều mầu còn mờ lẫn trong làn sương trắng.

Dưới chân đồi, những mảnh ruộng mạ non như nhung, những thửa ruộng nước sáng lên như tấm gương. Con đường đất đỏ ngoằn ngoèo qua cánh đồng, người đi chợ trông nhỏ bé như một đám kiến. Tất cả trời đất trên cao nhìn xuống như cùng cả một bài ca vui vẻ và ham sống, khiến tôi thấy náo nức trong lòng".

a, xác định phương thức biểu đạt chính

Hãy đặt nhan đề cho bài trên

b, Xác định biện pháp tu từ và cho biết tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ đó dưới chân đồi ... tấm gương

c, Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về đoạn văn trên

0
Đọc 2 đoạn văn sau đây và trả lời câu hỏi: Đoạn 1: Mùa hè mới là mùa đầy sức quyến rũ của Sa Pa. Màn mây vén lên cùng với tiếng sấm động tháng tư, để hiện bộ mặt thiên nhiên như mới tinh khôi : sóng núi nhấp nhô vô tận, rừng sáng xanh lên trong nắng, suối rì rào, thác xối, chim mở dàn hợp xướng khắp các cánh rừng và hoa tưng bừng nở. Những ngày hè đổ lửa ở đồng bằng thì ở Sa Pa không khí trong lành...
Đọc tiếp

Đọc 2 đoạn văn sau đây và trả lời câu hỏi:

Đoạn 1: Mùa hè mới là mùa đầy sức quyến rũ của Sa Pa. Màn mây vén lên cùng với
tiếng sấm động tháng tư, để hiện bộ mặt thiên nhiên như mới tinh khôi : sóng núi nhấp
nhô vô tận, rừng sáng xanh lên trong nắng, suối rì rào, thác xối, chim mở dàn hợp
xướng khắp các cánh rừng và hoa tưng bừng nở. Những ngày hè đổ lửa ở đồng bằng
thì ở Sa Pa không khí trong lành mát rượi. Những cơn mưa rào thoắt đến, ồn ào một
chốc rồi đi, đủ cho núi rừng cỏ cây tắm gội, cho các suối dào dạt nước, cho các búp
hoa xòe nở, cho cảnh vật biếc xanh .
Đoạn 2: Những ngày nắng ráo như hôm nay, rừng khô hiện lên với tất cả vẻ uy nghi
tráng lệ của nó, trong ánh mặt trời vàng óng. Những thân cây trám vỏ trắng vươn lên
trời, chẳng khác gì những cây nến khổng lồ, đầu lá rũ phất phơ như những đầu lá liễu
bạt ngàn. Từ trong biển lá xanh rờn đã bắt đầu ngả sang màu úa, ngát dậy một mùi
hương lá tràm bị hun nóng dưới mặt trời, tiếng chim không ngớt vang ra, vọng mãi lên
trời cao xanh thẳm không cùng... Ta có thể nghe tiếng gió vù vù bất tận của hàng
nghìn loại côn trùng có cánh, không ngớt bay đi bay lại trên những bông hoa nhiệt đới
sặc sỡ...

(Đất rừng phương Nam, Đoàn Giỏi)

a. Hai đoạn văn trên tái hiện điều gì?
b. Tìm ra những đặc điểm tiêu biểu làm rõ đối tượng được tái hiện.

1
14 tháng 4 2020

Trả lời gấp giúp mình nhé