K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 2 2022

Do cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm

Hoạt động kinh tế ở nông thôn chủ yếu gắn với nông nghiệp đặc biệt trồng lúa mang tính mùa vụ cao.

S đất nông nghiệp thu hẹp, bình quân đất/người thấp trong khi sản xuất nông nghiẹp chủ yếu sử dụng máy móc, cơ giới hóa,giảm thời gian lao động.

Khác: trình độ lđ thấp, tác dộng của thiên tai, dịch bệnh...

8 tháng 5 2018

- Sự phân bố dân cư nước ta không đều giữa các vùng:

+ Vùng có mật độ dân số cao nhất là vùng Đồng bằng sông Hồng, tiếp đến là Đông Nam Bộ, sau đó là Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ và thấp nhất là Tây Nguyên. Chênh lệch giữa vùng có mật độ dân số cao nhất và thấp nhất lên đến 9,8 lần (năm 2012).

+ Các vùng có mật độ dân số cao hơn trung bình của cả nước là: Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long. Các vùng còn lại đều có mật độ dân số thấp hơn mức trung bình cả nước.

Giải thích: Sự phân bố dân cư nước ta chịu tác động của nhiều nhân tố:

• Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.

• Lịch sử khai thác lãnh thổ.

• Trình độ phát triển kinh tế và khả năng khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên của mỗi vùng.

- Sự thay đổi mật độ dân số của các vùng: từ năm 1989 đến năm 2012, mật độ dân số của các vùng nước ta đều tăng, nhưng tốc độ tăng có sự khác nhau.

+ Tây Nguyên có tốc độ tăng nhanh nhất, tiếp đốn là vùng Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ,... ; Trung du và miền núi Bắc Bộ có tốc độ tăng trưởng thấp nhất trong  vùng.

+ Các vùng có tốc độ tăng cao hơn mức trung hình cả nước: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. Các vùng còn lại thấp hơn.

Giải thích: Do sự tác động của nhiều yếu lố:

• Quy mô dân số, tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số.

• Chuyển cư.

• Sự phát triển của nền kinh tế

2 tháng 3 2016

Đồng bằng sông Hồng là vùng đông dân nhưng vẫn là vùng có trình độ phát triển cao so với mức trung bình của cả nước là nhờ:

- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số thấp hơn so với cả nước (1,1%/ 1,4%).

- Tỉ  lệ người lớn biết chữ cao so với cả nước (94,5%/ 90,3%).

- Tuổi thọ trung bình cao  hơn so với cả nước (73,7%/ 70,9%).

- Là vùng có kết cấu hạ tầng nông thôn hoàn thiện nhất cả nước.

 

23 tháng 11 2021

1.

- Nước ta có số dân đông-> thị trường tiêu thụ rộng lớn. Thu nhập và chất lượng cuộc sống của người ngày càng tăng -> sức mua tăng, thị hiếu có nhiều thay đổi.

- Nguồn lao động dồi dào và có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật-> điều kiện phát triển các ngành cần nhiều lao động và công nghệ cao, thu hút đầu tư nước ngoài.


 

23 tháng 11 2021

THAM KHẢO 

2.

Thế mạnh

- Nguồn lao động dồi dào: dân số hoạt động kinh tế chiếm tỉ lệ lớn (có tới 45,0 triệu lao động năm 2008). Mỗi năm nước ta có thêm hơn 1 triệu lao động, đây là nguồn nhân lực vô cùng quan trọng để phát triển kinh tế.

- Chất lượng nguồn lao động tăng lên:

+  Lao động qua đào tạo tăng lên từ 12,3% (1996) lên 25% (2005).

+ Người lao động cần cù, sáng tạo, tiếp thu nhanh các thành tựu khoa học kĩ thuật, có kinh nghiệm sản xuất phong phú được tích lũy qua nhiều thế hệ (về sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp...).

- Tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm đang giảm.

- Cơ cấu lao động đang có sự chuyển dịch theo hướng tích cực trong cơ cấu lao động theo khu vực và thành phần kinh tế.

 Hạn chế :

- So với yêu cầu hiện nay lực lượng lao động có trình độ vẫn còn mỏng, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lí, công nhân kĩ thuật lành nghề còn thiếu nhiều.

- Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn cao.

- Cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế còn chuyển dịch chậm.

 

 

 

24 tháng 3 2022

<#>Vùng nuôi trồng thủy sản lớn nhất cả nước.

24 tháng 3 2022

Chón đáp án <#>

1 tháng 9 2018

a) Nhận xét và giải thích về sự thay đổi cơ cấu theo nhóm tuổi

* Nhận xét

- Tỉ lệ nhóm tuổi từ 0 - 14 tuổi ngày càng giảm từ 42,5% (năm 1979) xuống còn 39,0% (năm 1989) và 33,5% (năm 1999).

- Tỉ lệ nhóm tuổi từ 15 - 59 tuổi ngày càng tăng từ 50,4% (năm 1979) lên 53,8% (năm 1989) và đạt 58,4% (năm 1999).

- Tỉ lệ nhóm tuổi từ 60 tuổi trở lên cũng ngày càng tăng từ 7,1% (năm 1979) lên 7,2% (năm 1989) và đạt 8,1% (năm 1999).

Kết luận: Nước ta có cơ cấu dân số trẻ và đang có xu hướng già hoá.

* Nguyên nhân

- Tỉ lệ nhóm tuổi từ 0 - 14 tuổi ngày càng giảm do tỉ lệ sinh giảm, nhờ vào việc thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình, cùng với sự nhận thức của người dân về kế hoạch hoá gia đình ngày càng được nâng cao.

- Tỉ lệ nhóm tuổi từ 15 - 59 tuổi tăng là do hậu quả của sự bùng nổ dân số ở giai đoạn trước đó.

- Tỉ lệ nhóm tuổi từ 60 tuổi trở lên tăng do chất lượng cuộc sống được cải thiện, cùng với sự tiến bộ của ngành y tế đã làm giảm tỉ lệ tử, tuổi thọ trung bình tăng.

* Ảnh hưởng

- Giảm tỉ lệ dân số phụ thuộc, giảm gánh nặng dân số. Tuy nhiên, tỉ lệ dân số phụ thuộc ở nước ta vẫn còn cao nên các vấn đề giáo dục, y tế, văn hoá,... cũng cần được quan tâm giải quyết.

- Cơ cấu dân số trẻ nên có lực lượng lao động dồi dào, năng động, có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật cao, nguồn dự trữ lao động lớn.

- Sự gia tăng nguồn lao động gây sức ép lên vấn đề giải quyết việc làm.

b) Nhận xét về cơ cấu giới tính và sự thay đổi cơ cấu giới tính

- Ở nhóm tuổi từ 0 - 14 tuổi: tỉ lệ nam nhiều hơn nữ.

- Ở nhóm tuổi từ 15 - 59 tuổi và từ 60 tuổi trở lên: tỉ lệ nam ít hơn nữ.

- Tỉ lệ giới tính nước ta luôn có sự mất cân đối và đang tiến tới cân bằng hơn.

+ Tỉ lệ nữ nhìn chung cao hơn tỉ lệ nam. Năm 1979, tỉ lệ nam: 48,5%, tỉ lệ nữ: 51,5%; năm 1999, tỉ lệ nam: 49,2%, tỉ lệ nữ: 50,8%.

+ Tỉ lệ nam giới có xu hướng ngày càng tăng, tỉ lệ nữ giảm (dẫn chứng).

Câu 1: Đâu không phải nguyên nhân khiến vùng Đông Nam Bộ phát triển mạnh về kinh tế?A. Do là trung tâm kinh tế phía Nam B. Gần nhiều vùng giàu tiềm năngC. Trung tâm các nước Đông Nam Á D. Do có nguồn lao động dồi dào, trình độ cao.Câu 2: Quy mô công nghiệp theo thứ tự thấp dần ở vùng Đông Nam Bộ là:A. HCM, Biên Hòa, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một, Tây Ninh.B. HCM, Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Vũng Tàu, Tây Ninh.C. HCM, Thủ Dầu Một, Biên...
Đọc tiếp

Câu 1: Đâu không phải nguyên nhân khiến vùng Đông Nam Bộ phát triển mạnh về kinh tế?

A. Do là trung tâm kinh tế phía Nam B. Gần nhiều vùng giàu tiềm năng

C. Trung tâm các nước Đông Nam Á D. Do có nguồn lao động dồi dào, trình độ cao.

Câu 2: Quy mô công nghiệp theo thứ tự thấp dần ở vùng Đông Nam Bộ là:

A. HCM, Biên Hòa, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một, Tây Ninh.

B. HCM, Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Vũng Tàu, Tây Ninh.

C. HCM, Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Vũng Tàu, Tây Ninh.

D. HCM, Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Tây Ninh, Vũng Tàu.

Câu 3: Nhà máy thủy điện Trị An nằm trên dòng sông nào?

A. Sông Sài Gòn B. sông Bé C. sông Đồng Nai D. sông Vàm Cỏ

Câu 4: Vườn quốc gia Cát Tiên thuộc tỉnh, thành phố nào?

A. Hồ Chí Minh. B. Đồng Nai C. Bình Phước. D. Tây Ninh

Câu 5: Khu kinh tế cửa khẩu nào sau đây không thuộc vùng Đông Nam Bộ?

A. Hoa Lư. B. Xa Mát. C. Đồng Tháp. D. Mộc Bài.

Câu 6: Trong bảng số liệu: CƠ CẤU KINH TẾ CỦA ĐÔNG NAM BỘ VÀ CẢ NƯỚC, NĂM 2002 (%), em hãy cho biết trong cơ cấu GDP của Đông Nam Bộ, chiếm tỉ trọng lớn nhất là ngành:

A. Nông, lâm, ngư nghiệp B. Dịch vụ

C. Công nghiệp xây dựng D. Khai thác dầu khí

Câu 7: Các ngành công nghiệp hiện đại đã hình thành và phát triển ở Đông Nam Bộ là:

A. Dệt – may, da- giầy, gốm sứ. B. Dầu khí, phân bón, năng lượng.

C. Chế biến lương thực- thực phẩm, cơ khí. D. Dầu khí, điện tử, công nghệ cao.

Câu 8: Cây công nghiệp lâu năm được trồng nhiều nhất ở Đông Nam Bộ là:

A. Điều B. Cà phê C. Cao su D. Hồ tiêu

Câu 9: Vấn đề quan trọng hàng đầu trong việc đẩy mạnh thâm canh cây trồng ở Đông Nam Bộ là:

A. Thủy lợi B. Phân bón

C. Bảo vệ rừng đầu nguồn D. Phòng chống sâu bệnh

Câu 10: Tỷ lệ dầu thô khai thác ở Đông Nam Bộ so với cả nước chiếm:

A. 30 % B. 45 % C. 90 % D. 100 %

* Phần tự luận:

Câu 1: Vì sao nói Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp trọng điểm lớn của cả nước?

Câu 2: Cho bảng số liệu sau

Cơ cấu kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh (năm 2002, %)

Tổng số           Nông nghiệp          Công nghiệp            Dịch vụ

                              1,7                        46,7                        51,6

Em hãy vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh và rút ra nhận xét.

0