K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 7 2018

Tác giả lí giải những đặc trưng cơ bản của thơ khi biểu hiện tâm hồn con người

- Quan hệ giữa thơ và tâm hồn con người: thơ – con người tác động qua lại

   + Ta nói trời hôm nay… muốn làm thơ

   + Lời thơ “làm sống ngay lên một tình cảm, một nỗi niềm trong lòng người đọc

   + Thơ là tiếng nói đầu tiên, đụng chạm với cuộc sống

→ Tác giả nhấn mạnh mối quan hệ giữa thơ với tâm hồn con người, có sự tác động qua lại, đặc điểm của thơ khẳng định diễn tả tâm hồn con người. Thơ là phương thức biểu hiện tình cảm của con người

[TÌM HIỂU NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ LÍ LUẬN VĂN HỌC CHO VĂN CHUYÊN - PART 3]“Con người với tất cả đời sống tự nhiên và xã hội của nó chính là đối tượng và cũng là đặc trưng cơ bản nhất của văn học".(Lê Ngọc Trà)~ CON NGƯỜI LÀ HÌNH TƯỢNG TRUNG TÂM CỦA VĂN HỌC ~     - Con người chính là đối tượng phản ánh đặc thù của các tác phẩm văn học. Con người bao giờ cũng sẽ được nhà văn ưu ái đặt vào vị trí...
Đọc tiếp

[TÌM HIỂU NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ LÍ LUẬN VĂN HỌC CHO VĂN CHUYÊN - PART 3]
“Con người với tất cả đời sống tự nhiên và xã hội của nó chính là đối tượng và cũng là đặc trưng cơ bản nhất của văn học".
(Lê Ngọc Trà)
~ CON NGƯỜI LÀ HÌNH TƯỢNG TRUNG TÂM CỦA VĂN HỌC ~
     - Con người chính là đối tượng phản ánh đặc thù của các tác phẩm văn học. Con người bao giờ cũng sẽ được nhà văn ưu ái đặt vào vị trí trung tâm, làm đối tượng chủ yếu của sự phản ảnh bởi đây là hiện thân của mọi sự việc trong văn học, là hạt châu quy chiếu tất cả mọi vẻ đẹp, mọi giá trị tinh túy của đời sống mà những ngòi bút sắc sảo hướng tới. 
     - Con người trong văn chương không phải là kiểu con người trừu tượng mà họ là những con người cụ thể, sinh động, mỗi nhân vật đều mang một hình tượng riêng biệt, tiêu biểu cho từng tầng lớp xã hội hay thời đại mà họ đang sống. Nhưng cũng có những nhà văn như Nguyễn Thành Long, những nhân vật trong tác phẩm “Lặng lẽ Sapa" không phải là hình tượng con người cụ thể, đó chỉ là những hình mẫu đại diện cho những người thanh niên xung phong, yêu nước, yêu nghề thời bấy giờ.
     - Con người của văn chương là con người sự toàn vẹn, hoàn mỹ với tất cả đời sống và xã hội. Con người trong văn học là con người của hạnh phúc và đau khổ, vui sướng và buồn bã, yếu đuối và mạnh mẽ, chống trả và cam chịu, … Tất cả những thứ ấy đều là những điều muôn vẻ, muôn màu đã được thấu hiểu từ lăng kính tinh tế của nhà văn đưa vào trang sách.
     - Văn học không chỉ đơn giản là miêu tả ngoại hình hay hành động của nhân vật mà còn phải chau chuốt, đặc tả một cách chân thật nhất những tính cách, thân phận hay những suy tư của họ trước cuộc đời. Đó là những con người luôn trăn trở, đi tìm lý tưởng sống của đời mình, của những giá trị tốt đẹp bị che lấp bởi những “chùng chình, vòng vèo" của đời và xã hội.
     - Vấn đề của văn chương là những hiện tượng, sự vật. Nhưng cái mà người nghệ sĩ quan tâm nhất lại là những gì thuộc về con người với những mối liên hệ, chứa đựng trong những thứ xoay quanh sự vật hiện tượng đó. Cho nên, sự vật trong văn học thường mang những vẻ đẹp man mác, như hạt cát mang theo thân phận một đời người, như giợt sương mai mang theo hơi thở tươi trẻ của thanh xuân và sức sống mãnh liệt, … hay như những con nai nhỏ mang theo trái tim nhỏ bé với những rung động đầu đời. Chính những giá trị đích thực ấy đã tạo nên vẻ đẹp và những giá trị thẩm mỹ của sự vật trong văn học.

     - Như chúng ta có thể thấy, Văn đàn Văn học Việt Nam phát triển khá mạnh mẽ trong thời kỳ "Phong trào Thơ mới" với sự xuất hiện của những nhà văn có lối văn chương riêng biệt nhưng đều thể hiện được hình tượng con người trong tác phẩm của mình vô cùng hoàn chỉnh và đặc sắc như một Nguyễn Bính "mộc mạc", một Xuân Diệu "rạo rực, tha thiết", một Huy Cận "sắc sảo mà tinh tế", ... hay như một Lưu Trọng Lư "mơ màng". Họ đã bắt được những cái tế vi nhất của cuộc đời để sinh ra những tác phẩm mang những tư tưởng lớn về đời sống và đời người.
___________________________________________________________________________

MỘT SỐ CÂU LÝ LUẬN VĂN HỌC HAY
1. “Con người, tiếng ấy thật tuyệt diệu, nó vang lên kiêu hãnh và hùng tráng xiết bao.”
(Maksym Gorky)
2. “Thơ là một điệu hồn đi tìm những tâm hồn đồng điệu.”
(Tố Hữu)
3. “Thiên chức của nhà văn là đi tìm những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người.”
(Nguyễn Minh Châu)
4. “Thơ khởi phát ở trong lòng người."
(Lê Quý Đôn)
5. “Hãy hát lên khi mỗi tâm hồn anh là một sợi dây đàn.”
(Platon)

4
29 tháng 3 2023

đăng muộn zợ chị :q

29 tháng 3 2023

21h30 mới nhớ ra tuần nay chưa up bài nên lôi ra viết, viết xong là đăng liền cho nóng :vv

12 tháng 2 2018

- Ngôn ngữ thơ khác với ngôn ngữ các thể loại văn học khác ở chỗ: có nhịp điệu, có nhạc tính, ý ở ngoài lời

   + Ngôn ngữ khác (truyện kí: ngôn ngữ kể chuyện, kịch- ngôn ngữ đối thoại)

   + Ngôn ngữ thơ: cảm xúc, nhịp điệu, ngắt nghỉ, bằng trắc, trầm bổng, hình ảnh…

- Nguyễn Đình Thi trực tiếp bàu tỏ quan điểm về thơ tự do và thơ vần:

   + “Luật lệ thơ từ âm điệu đến vần đều là vũ khí rất mạnh trong tay người làm thơ”

   + “Tôi nghĩ rằng không có vấn đề thơ tự do, thơ có vần và thơ không vần”

   + Định hướng cách hiểu thơ:

   + Với bất cứ hình thức nào, thơ phải diễn đạt được tâm hồn của con người hiện đại

6 tháng 10 2017
  • Giữa lúc đang lâm vào tâm trạng buồn đau, bế tắc, Xô-cô-lốp đã gặp bé Va-ni-a cũng là nạn nhân đáng thương của chiến tranh. Tác giả tả việc Xô-cô-lốp nhận Va-ni-a làm con nuôi rất sâu sắc và xúc động. Việc làm đó đã tác động sâu sắc đến cả hai người: một đứa trẻ mồ côi không nơi nương tựa và người lính già đã mất hết người thân vì chiến tranh.
  • Tâm hồn ngây thơ của bé Va-ni-a và lòng nhân hậu của An-đrây Xô-cô-lốp được biểu hiện một cách tương hợp hết sức cảm động:
    • Xô-cô-lốp:
      • Xô-cô-lốp cảm thương cho tình cảnh của chú bé, anh lập tức quyết định nhận bé làm con nuôi → đây là quyết định có tính chất bộc phát, hồn nhiên, không có một chút suy tính hay tư lợi nào, một quyết định xuất phát từ tình yêu thương thật sự.
      • Xô-cô-lốp yêu thương bé Va-ni-a rất mực: anh luôn tận tâm chăm sóc đứa con một cách vụng về nhưng rất đáng yêu → tình thương bộc trực của người cha đau khổ và hạnh phúc.
      • Có bé Va-ni-a, anh thấy mình như được hồi sinh: anh thấy mọi thứ như bắt đầu “trở nên êm dịu hơn” → chính lòng nhân ái đã giúp anh vượt qua cô đơn.
    • Va-ni-a
      • Khi được Xô-cô-lốp nhận làm con, Va-ni-a vô cùng sung sướng và xúc động:
        • “Nhảy chồm lên cổ tôi, hôn vào má, vào môi, vào trán”.
        • “Nó áp sát vào người tôi, toàn thân cứ run lên như ngọn cỏ trước gió”.
        • Cậu vô cùng vui vẻ, hồn nhiên, gắn bó, quyến luyến chẳng rời người bố: áp sát vào người, ôm chặt lấy cổ, áp chặt má, bố đi vắng thì “khóc suốt từ sáng đến tối”.
  • Tình cảm giữa họ là tình cảm chân thành thắm thiết của hai con người đều phải chịu nhiều mất mát lớn lao trong chiến tranh. Họ gặp nhau một cách ngẫu nhiên nhưng khi gặp nhau rồi thì gắn bó khăng khít với nhau, bù đắp cho nhau.
  • Điểm nhìn của tác giả và nhân vật Xô-cô-lốp hoàn toàn trùng khớp nhau:
    • “Cái chính ở đây là phải biết kịp thời quay mặt đi. Cái chính ở đây là đừng làm tổn thương em bé, đừng để cho em thấy những giọt nước mắt đàn ông hiếm hoi nóng bỏng lăn trên má anh” → đó là một điểm nhìn chan chứa yêu thương, hướng tới cuộc sống bình yên, tâm hồn trong sáng của trẻ thơ, đậm đà giá trị nhân đạo.
26 tháng 2 2019

Những yếu tố đặc trưng của thơ:

- Hình ảnh: hình ảnh thực nẩy lên trong tâm hồn trong một cảnh huống

- Tư tưởng “dính liền vớ cuộc sống, ở trong cuộc sống”, “nằm trong cảm xúc, tình tự”

- Cảm xúc trong thơ: “phần xương thịt hơn cả đời sống tâm hồn”. “dính liền với suy nghĩ”

- Cái thực trong thơ “hình ảnh sống, có sức lôi cuốn và thuyết phục người đọc”

9 tháng 6 2017

Xô-cô-lốp nhận Va-ni-a làm con nuôi tạo ra sự thay đổi lớn trong cuộc đời hai cha con:

    + Bé Va-ni-la được bảo vệ, có nơi nương tựa

    + An-đrây có thể tìm lại được ý nghĩa sống, tình yêu thương xoa đi nỗi đau chiến tranh

- Tâm hồn ngây thơ của Va-na-a

    + Mặt mũi lấm lem, quần áo bẩn thỉu, đôi mắt sáng

    + Được cha gọi lên xe, hỏi, chờ trả lời

    + Ngồi trên xe lặng thinh, tư lự, thỉnh thoảng nhìn cha

    + Thể hiện niềm hạnh phúc, ước ao, hi vọng khi được nhận làm con

- Lòng nhân hậu của An-đrây:

    + Luôn yêu thương, nhớ đứa con nuôi Va-ni-la

    + Quyết định nhận nuôi Va-ni-la vì tình yêu thương từ tận đáy lòng

    + Âm thầm gánh mọi đau khổ,không muốn cho Va-ni-a biết

→ Người từng trải, giàu tình yêu thương, trách nhiệm

- Điểm nhìn nhân vật trùng với điểm nhìn tác giả, chứa tình yêu thương, hướng tới cuộc sống bình yêu

16 tháng 3 2018

Bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, dữ dội là biểu tượng của chặng đường hành quân đầy gian khổ:

   + Sông Mã và Tây Tiến là hình ảnh kết tinh nỗi nhớ của tác giả: nhớ miền Tây và nhớ lính Tây Tiến

   + Địa danh được nhắc tới như Sài Khao, Mường Lát, Mường Hịch, Mai Châu

   + Đặc điểm hiểm trở, gập ghềnh trong cuộc hành quân: mây, mưa, thác, cọp…

   + Bức tranh thiên nhiên núi rừng Tây Bắc mở ra cuộc hành quân giữa núi cao, vực sâu, rừng thẳm… liên tục xuất hiện trong bài

- Vẻ hoang sơ, dữ dội, ác liệt của Tây Tiến thể hiện rõ bằng thủ pháp nhân hóa, cường điệu ( Chiều chiều oai linh thác gầm thét/ Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người)

   + Bức tranh thiên nhiên làm nổi bật vẻ đẹp kiêu hùng, vượt lên mọi khó khăn, mất mát đau thương của người lính Tất Tiến

- Hình ảnh đoàn quân Tây Tiến hùng dũng trên nền thiên nhiên:

   + Sự tinh nghịch, dí dỏm của các chàng trai Hà Nội, chiến thắng thiên nhiên, chạm tới đỉnh cao của chiến trường miền Tây

   + Dũng cảm, gan góc, kiên cường của những người lính trên sự dữ dội và bí ẩn của thiên nhiên

   + Hình ảnh bi tráng của người lính Tây Tiến trên chiến trường, coi cái chết nhẹ tựa giấc ngủ

-> Những người lính Tây Tiến giữa núi rừng hiểm trở làm nổi bật lên sự dũng cảm, kiên trung của thế hệ trẻ thời kì kháng chiến

8 tháng 8 2019

A. Mở bài

Trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình thực sự đã có một dòng chảy của truyền thống gia đình. Dòng sông ấy đã thực sự chảy từ các thế hệ cha anh đến thế hệ của những chiến sĩ trẻ anh dũng thời kỳ chống Mĩ cứu nước. Trong quan niệm của Nguyễn Thi, mỗi con người mỗi đời người trong một gia đình phải là khúc sông trong một dòng sông truyền thống: "chuyện gia đình cũng dài như sông, mỗi thế hệ phải ghi vào một khúc. Rồi trăm con sông của gia đình lại cùng đổ về một biển, "mà biển thì rộng lắm [...], rộng bằng cả nước ta và ra ngoài cả nước ta".

B. Thân bài

1. Khúc thượng nguồn của dòng sông hiện ra qua hình tượng chú Năm và má Việt

Truyền thống ấy chảy từ các thế hệ ông bà, cha mẹ, cô chú đến những đứa con mà kết tinh là ở hình tượng chú Năm.

a. Chú Năm

Chú Năm không chỉ là người ham sông nước mà còn ham đạo nghĩa. Trong con người chú Năm phảng phất cái tinh thần Nguyễn Đình Chiểu xa xưa.

- Chú Năm là một cuốn gia phả sống luôn hướng về truyền thống, sống với truyền thống, đại diện cho truyền thống và lưu giữ truyền thống (Qua những câu hò, cuốn sổ gia đình).

b. Má Việt: Hình tượng người mẹ cũng là hiện thân của truyền thống.

- Một con người sinh ra để chống chọi với gian nguy, khó nhọc "Cái gáy đo đỏ, đôi vai lực lưỡng, tấm áo bà ba đẫm mồ hôi, người sực mùi lúa gạo- thứ mùi của đồng áng của cần cù mưa nắng".

- Ấn tượng sâu đậm nhất là khả năng ghìm nén đau thương để sống, để che chở cho đàn con và để tranh đấu.

- Người mẹ ấy không biết sợ, không chùn bước, kiên cường và cao cả.

2. Khúc sông sau của dòng sông hiện ra qua hình tượng Chiến, Việt

- So với thế hệ mẹ thì Chiến là khúc sông sau. Khúc sông sau bao giờ cũng chảy xa hơn khúc sông trước. Người mẹ mang nỗi đau mất chồng nhưng chưa kịp cầm súng còn Chiến mạnh mẽ quyết liệt, ghi tên đi bộ đội trả thù cho ba má.

- Việt là chàng trai mới lớn lộc ngộ, vô tư

- Chất anh hùng ở Việt: Không bao giờ biết khuất phục; bị thương chỉ có một mình vẫn quyết tâm sống mái với kẻ thù.

- Việt đi xa hơn dòng sông truyền thống: Không chỉ lập chiến công mà ngay cả khi bị thương vẫn là người đi tìm giặc. Việt chính là hiện thân của sức trẻ.

"Rồi trăm sông ......... nước ta"

=> Điều đó có nghĩa là, từ một dòng sông của gia đình nhà văn muốn ta nghĩ đến biển cả, đến đại dương của nhân dân và nhân loại.

=> Chuyện gia đình cũng là chuyện của cả dân tộc đang hào hùng chiến đấu bằng sức mạnh sinh ra từ những đau thương.

C. Kết bài

Nêu ý kiến của bản thân về câu nói của Nguyễn Thi.

27 tháng 9 2019

Sóng và em có quan hệ tương đồng, sóng ẩn dụ cho tình yêu cũng như tâm hồn nhân vật “em”

    + Sóng và em lúc hòa hợp, lúc tách rời

    + Kết cấu song hành làm tăng hiệu quả của nhận thức, khám phá chủ thể trữ tình, tình yêu thủy chung, bất diệt

- Kết cấu bài thơ là kết cấu liền mạch của suy nghĩ, cảm xúc: cô gái nhìn ra biển cả, quan sát và suy ngẫm về tình yêu, những biến chuyển tinh tế

Người phụ nữ đang yêu tìm thấy sự tương đồng giữa các trạng thái tâm hồn, với những con sóng

    + Sự đa dạng muôn màu sắc, trạng thái: dữ dội và dịu êm/ Ồn ào và lặng lẽ

    + Không rõ cội nguồn, không thể định nghĩa, lý giải được

    + Sự mãnh liệt, sâu sắc trong khát khao sống, yêu thương

    + Sự chung thủy, gắn bó bền chặt

→ Sóng và em là sự cộng hưởng trọn vẹn trong suốt bài thơ, trải qua nhiều cung bậc tình yêu để hòa quyện vào nhau

→ Hình tượng sóng là ước vọng đời thường trong tình yêu của người phụ nữ